Đề tài Phân tích chiến lược của doanh nghiệp Pico Plaza

Để cụ thể hóa cho tầm nhìn mới đây Pico đã thay đổi sứ mạng kinh doanh của mình từ tiên phong trong sứ mệnh phục vụ trở thành quy mô lớn hơn-giá rẻ hơn-chuyên nghiệp hơn - Pico không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Tháng 10/2010 Pico đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc khai trương thêm siêu thị quy mô lớn tại 173 Xuân thủy –Cầu giấy. Trong thời gian sắp tới Pico con tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án lớn để tăng cường và mở rộng quy mô kinh doanh. - Để thu hút khách hàng Pico đưa ra những mức giá hợp lý nhất cho từng sản phẩm của mình.với việc mở rộng quy mô Pico co thể bán các sản phẩm của mình với mức giá rẻ hơn, do đạt được tính kinh tế theo quy mô. - Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Pico ngày càng chuyên nghiệp hơn.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược của doanh nghiệp Pico Plaza, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Thương Mại Khoa Thương Mại Điện Tử BÀI THẢO LUẬN Quản Trị Chiến Lược Nhóm thực hiện : Nhóm 7 Lớp HP 1108SMGM0111 Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2011 Đề tài thảo luận : Phân tích chiến lược của Doanh Nghiệp PicoPlaza Danh sách nhóm Nguyễn Thành Long (NT )   Vũ Thành Long (TK) Vũ Hoàng Nam Nguyễn Danh Minh Phan Thanh Nga Nguyễn Thị Nga Phạm Thị Quỳnh Mai Lương Thị Miền Khuất Tiến Minh Phạm Hồng My I .GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY Tên đầy đủ DN: Công ty cổ phần Pico Tên viết tắt DN: Picoplaza Trụ sở: trụ sở chính : 229 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội Ngày tháng năm thành lập: 01/07/2007 Loại hình DN: Công ty cổ phần Tel: 04.3557.5822/23 hoặc 1900.6699s Website: Ngành nghề kinh doanh của DN (theo giấy chứng nhận đăng ký số …): Theo giấy phép hoạt động kinh doanh số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 2007 do bộ tài chính cấp.Với các ngành nghề kinh doanh chính là phân phối các sản phẩm điện tử - điện lạnh - Viễn thông - IT - Kỹ thuật số. Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU): 1- Nhà bán lẻ chuyên nghiệp: Các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Viễn thông - IT - Kỹ thuật số - Gia dụng 2- Kinh doanh đồ nội thất. 3- Trung tâm thương mại: gồm các tổ hợp mua sắm, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, khu vui chơi trẻ em. Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của DN * Tầm nhìn chiến lược: Trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Tham gia thị trường bán lẻ điện máy với những bước đi mạnh dạn ,táo bạo nhưng không liều lĩnh, ngay từ những ngày đầu ra nhập thị trường pico đã xây dựng tầm nhìn cho mình ,từ tầm nhìn là: Trở thành nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á Pico không ngừng lỗ lực để biến tầm nhìn chiến lược này thành sự thật, không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất,vốn và đội ngũ nhân sự để nhằm thực hiện muc tiêu trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp. Để thực hiện mục tiêu xây dựng thương hiệu kinh doanh hàng điện máy hàng đầu trong nước và khu vực Đông Nam Á, đội ngũ lãnh đạo của Pico đã hiện thực hóa ý tưởng bằng việc đưa ra chiến lược kinh doanh bài bản. Với phương châm chỉ phân phối những sản phẩm có xuất xứ, tạo lập mối quan hệ với các đối tác để nhận được hỗ trợ tốt nhất từ các nhà cung cấp có uy tín * Sứ mạng kinh doanh: Quy mô lớn hơn-Gía rẻ hơn-Chuyên nghiệp hơn. Để cụ thể hóa cho tầm nhìn mới đây Pico đã thay đổi sứ mạng kinh doanh của mình từ tiên phong trong sứ mệnh phục vụ trở thành quy mô lớn hơn-giá rẻ hơn-chuyên nghiệp hơn Pico không ngừng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh. Tháng 10/2010 Pico đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình bằng việc khai trương thêm siêu thị quy mô lớn tại 173 Xuân thủy –Cầu giấy. Trong thời gian sắp tới Pico con tiếp tục triển khai thêm nhiều dự án lớn để tăng cường và mở rộng quy mô kinh doanh. Để thu hút khách hàng Pico đưa ra những mức giá hợp lý nhất cho từng sản phẩm của mình.với việc mở rộng quy mô Pico co thể bán các sản phẩm của mình với mức giá rẻ hơn, do đạt được tính kinh tế theo quy mô. Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Pico ngày càng chuyên nghiệp hơn. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản (tỷ đồng) Năm  2007  2008  2009   Tổng doanh thu  896  1200  1884   Doanh thu thuần  279,2  358  538,3   Lợi nhuận trước thuế  105,8  185.6  284   Lợi nhuận sau thuế  77,23  107,28  207,3   Tổng tài sản  14336  29467  42379   Tổng nguồn vốn  8754  15673  34561   Tỷ  suất sinh lời  15.43%  20%  21%   PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Các ngành kinh doanh của DN Pico (tiền thân là Pico Plaza) là một trong những siêu thị điện máy có quy mô hàng đầu Việt Nam hiện nay. Pico là nhà bán lẻ chuyên nghiệp các sản phẩm Điện tử - Điện lạnh - Viễn thông - IT - Kỹ thuật số - Gia dụng của các thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như Sony, Samsung, Panasonic, LG, JVC, Philips, Sharp, Sanyo, Electrolux, Fagor, Nokia, Motorola, Lenovo, HP, Acer, Asus, Compart, Canon, Nikon… Tốc độ tăng trưởng kinh doanh của DN Sau 3 năm tham gia thị trường điện máy, Pico đã vươn lên giữ vị trí dẫn đầu. Mức doanh thu là thực tế năm 2008, Pico đã đạt trên 1.200 tỷ đồng và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009 đã đạt 900 tỷ đồng Doanh thu năm 2009 tăng 57% so với năm 2008; lợi nhuận tăng 20% so với 2008; 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu tăng 50% so với cùng kỳ năm 2009 Năm 2010 công ty đặt ra kế hoạch tăng trưởng 150% và đã đạt 148%. . Sơ đồ tăng trưởng của DN Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành Sau gần 4 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là đầy triển vọng, có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Năm 2007 : 30 –  40%/năm - Năm 2008: xấp xỉ khoảng 10% - Năm 2009: 12 % Theo báo cáo của Bộ Công Thương, doanh thu hàng năm từ ngành bán lẻ của Việt Nam đã tăng trung bình 20% trong những năm gần đây, và dự báo là sẽ tiếp tục duy trì mức gia tăng này trong thời gian tới. - Năm2010 :dự báo tăng trưởng từ 20- 25% Ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đang phát triển nhanh. Mức tăng trưởng đạt 20% hàng năm. Theo Bộ Công Thương thì mức tăng trưởng của ngành bán lẻ dẫn đầu năm 2009 đạt 26,9%, và mức tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2010 ước đạt 39,34 tỷ USD. Theo ước tính ngành dịch vụ bán lẻ sẽ đạt doanh thu 75,8 tỷ USD vào năm 2010 và tăng lên 85 tỷ USD vào năm 2012. Trong những năm gần đây , khi nền kinh tế ngày càng phát triển hơn , thị trường Việt Nam đã xuất hiện ngày càng nhiều các siêu thị điện máy lớn với quy mô lớn .Mức doanh thu thị trường điện máy Việt Nam có thể đạt khoảng 3 tỷ USD/năm, tuy nhiên doanh số bán lẻ hiện tại chỉ đạt khoảng 1,2-1,3 tỷ USD/năm, tương đương 40%. Như vậy, còn đến 60% thị trường chưa được khai thác đúng mức. Tại Hà Nội, từ chỗ chỉ có 1, 2 siêu thị điện máy thì chỉ trong vòng 2 năm (2008 - 2009), số lượng này đã lên con số hàng chục. Năm 2008, doanh số bán lẻ của Việt nam đã đạt con số tỷ USD và trở thành nước có chỉ số bán lẻ đứng đầu trên toàn thế giới, trong đó doanh số của ngành bán lẻ điện máy chiếm không nhỏ. Công ty CP Pico được thành lập tháng 7-2007, tức là tính đến thời điểm này , công ty đã tồn tại trên thị trường đc gần 4 năm , 1 thời gian đã qua những bước đi chập chững, giờ đây thương hiệu Pico đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Thủ đô và là đối tác hàng đầu của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới. Đạt được kết quả trên là do ban lãnh đạo Pico đã xác định đầu tư mạnh, toàn diện cả về cơ sở vật chất, vốn và đội ngũ nhân sự. Đây là chiến lược táo bạo, bởi lúc đó thị trường điện máy còn manh mún, các siêu thị điện máy lớn không nhiều , người dân lại quen với việc mua đồ điện tử tại các cửa hàng bán lẻ quen biết , vừa tiện gần nhà cộng thêm việc được tư vấn khá chi tiết về sản phẩm của chủ cửa hàng .Chu kỳ phát triển của ngành cũng đi cùng chu kì kinh tế, kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục, ngành dịch vụ bán lẻ có chiều hướng tăng, nhưng mức độ tăng không cao như ngành hàng lâu bền   Giai đoạn phát triển trong chu kỳ Do vậy chứng ta có thể kết luận rằng ngành bán lẻ điện máy đang tăng trưởng trên thị trường hiện nay Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô khuyến khích tiêu dùng nên ngành cũng được hỗ trợ phát triển. Hiện tại Việt Nam đã là thành viên của WTO 4 năm, nên các chính sách kinh tế càng ngày mở rộng hơn, Ngành dịch vụ bán lẻ cạnh tranh mạnh với các công ty lớn, các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ( như Lotte, Metro, và sắp tới là Wal Mart). Và tình hình M&A diễn ra trong ngành bán lẻ sẽ điều chỉnh cơ cấu, cũng như thị phần của ngành. A .Nhân tố chính trị luật pháp Các nhân tố chính trị luật pháp cũng ảnh hưởng lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường . Ở trong nền kinh tế nào thì các yếu tố liên quan đến chính trị - luật pháp đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Hành lang pháp lý vừa là rào cản vừa là cơ hội cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhân tố pháp luật tác động đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thời điểm hiện tại mà cả trong dài hạn Việt Nam với sự ổn định về chính trị, chính sách mở cửa thị trường và sau khi gia nhâp WTO, làm cho việc kinh doanh ,nhập khẩu của ngành bán lẻ IT được thuận lợi hơn, nguồn cung ứng hàng hóa của công ty cũng đa dạng hơn. Tuy nhiên cũng có thách thức là gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt bởi sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào nên các nhà quản trị chiến lược của các công ty trong ngành bán lẻ IT muốn phát triển thị trường cấn phải nhạy cảm với tình hình chính trị, dự báo những diễn biến về chính trị quốc gia, khu vực và trong nước để có những biện pháp kịp thời Bên cạnh đó , sự thay đổi về hiến pháp và pháp luật cũng tác động ko nhỏ tới nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng .Trước trào lưu hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn. Một trong những yếu tố nan giải nhất là pháp luật. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu các chính sách, các luật lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng của hệ thống luật pháp và các chính sách của chính phủ nước đó.Thất bại trong việc nghiên cứu yếu tố môi trường pháp luật và các ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh doanh của mình sẽ dẫn đến những hậu quả không lường trên thị trường quốc tế. Theo cam kết gia nhập WTO, từ 1/1/2009, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ mở cửa, khi đó các DN bán lẻ nước ngoài sẽ được phép đầu tư thành lập các kênh phân phối, siêu thị 100% vốn nước ngoài. Và nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đang chuẩn bị cho kế hoạch thâm nhập thị trường. Chính sách này có ảnh hưởng tạo ra những cơ hội thách thức cho hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn. B .Nhân tố công nghệ Nhân tố đóng vai trò cực kì quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và sự phát triển của Doanh nghiệp ,đặc biệt là với các Doanh nghiệp bán lẻ điện tử đồ Hitech Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn IBM, thách thức lớn nhất mà ngành bán lẻ VN đang phải đối mặt là sự xuất hiện của nhật kí điện tử (blog), diễn đàn trực tuyến và thế giới ảo…với sự xuất hiện của blog, diễn đàn trực tuyến, internet… đã làm cho phạm vi và cách thức tiếp xúc khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ trở nên đa dạng và rộng hơn. Hay nói cách khác, sự thuận tiện mọi lúc mọi nơi và công nghệ ảo hóa đã và đang tác động mạnh đến ngành bán lẻ VN, tương lai của ngành nằm ở khả năng hợp nhất thực tế và môi trường ảo của DN để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức mới của DN, bởi đối thủ cạnh tranh bây giờ có thể là bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu. Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin, đòi hỏi cao hơn và có sức mạnh lớn hơn Công nghệ trên thế giới đang thay đổi từng ngày đặc biệt với các thiết bị điện máy và đồ Hitech . Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật, cung cấp các mặt hàng mới nhất tốt nhất, để thảo mãn nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó sự xuất hiện các chuỗi cửa hàng chuyên biệt và sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu tại thị trường VN cũng góp phần thay đổi diện mạo thị trường. Các doanh nghiệp VN muốn cạnh tranh buộc phải cải tiến dây chuyền cung ứng, cải tiến qui trình kinh doanh để nâng cao năng suất, hiệu quả. Nói về tác động của internet tới ngành bán lẻ hiện tại trên thế giới đã có nhiều DN áp dụng công nghệ ảo hóa vào kinh doanh, tiến hành tạo mẫu và phát triển sản phẩm trên nền sản phẩm Cuộc sống thứ hai (Second Life) như thiết lập mạng internet 3 chiều, khởi động mạng internet 3D, kinh doanh ảo EBO và các môi trường ảo khác. Hiện nay Pico Plaza đã khai trương hoạt động mua hàng trực tuyến qua website Trang web này giới thiệu hàng chục nghìn mặt hàng sản phẩm của nhiều nhóm ngành hàng như điện tử điện lạnh, gia dụng, thiết bị tin học, thiết bị giải trí, viễn thông... của các hãng nổi tiếng như Sony, LG, Panasonic, Toshiba, Samsung, Sanyo, Hitachi, Nokia... Theo đánh giá của các chuyên gia, website thương mại điện tử của Pico Plaza là một trong những trang web bán hàng trực tuyến có tính năng ưu việt với mô hình B2C hàng đầu tại Việt Nam trong thời điểm hiện nay.   C .Nhân tố kinh tế : Thực trạng nền kinh tế và xu hướng trong tương lai có ảnh hưởng rất lớn đến thành công và chiến lược của doanh nghiệp.Nếu như một trong những yếu tố đó thay đổi cũng sẻ có tác đông rất lớn đến hoạt đông chung của doanh nghiệp. Đó là những yếu tố về :Cán cân thương mại, đầu tư nước ngoài, định hướng thị trường, hệ thống tiền tệ, phân phối thu nhập và sức mua, tỷ lệ lạm phát, trình độ phát triển kinh tế…Những yếu tố của môi trường kinh tế như : Tăng trưởng kinh tế, lạm phát ….nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nhập ,thanh toán ,chi tiêu và tiêu dùng . Môi trường kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng các sản phẩm ,dịch vụ của ngành bán lẻ các sản phẩm có giá trị điện tử,điện máy. Do vậy nó chi phối rất mạnh đến hoạt động của ngành bán lẻ đặc biệt là bán lẻ IT & Hitech .Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngành bán lẻ điện tử,điện máy những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng tạo ra cả những thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ngành . Sự thành công hay thất bại của một chiến lược hay chương trình marketing của ngành này phụ thuộc rất nhiều vào tình hình của một nền kinh tế trong nước , khu vực , và toàn cầu như phát triển ,suy thoái hay khủng hoảng Tăng trưởng kinh tế : Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mới nổi , một thị trường đầy tiềm năng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định. Trong năm 2009 cho dù chịu sự tác động của khủng khoảng kinh tế toàn cầu nhưng tăng trưởng kinh tế ở nước ta vẫn tăng trưởng dương cụ thể là 5.32%, dự báo năm 2010 sẽ đạt trên 6%. Hiện nay có thể nói nền kinh tế nước ta và trên thế giới đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, kinh tế đang phục hồi. Do vậy cuộc sống của người dân sẽ khả quan hơn , nhu cầu tiêu dùng cũng cao hơn Tỷ giá hối đoái : từ cuối năm 2007 và đặc biệt là năm 2008, với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, việc tăng và giảm giá trị của đồng Đôla không theo 1 quy luật rõ ràng và sự mất giá của VNĐ, tình hình đó đã gây khó khăn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị điện tử điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ngành kinh doanh các mặt hàng điện tử ,điện lạnh Lãi suất : Tác động mạnh tới nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp .Với các sản phẩm về công nghệ , IT thường có mệnh giá lớn ở siêu thị Pico thì người tiêu dùng luôn phải cân nhắc để vay mượn cho các hoạt động mua sắm của họ Lạm phát : Đây cũng là một vấn đề mà không chỉ ngành bán lẻ mà hầu hết các ngành cần phải quan tâm. Khi lạm phát quá cao sẽ gây ra những rủi ro lớn cho doanh nghiệp, không khuyến khích tiêu dùng, khi lạm phát quá thấp cũng sẽ làm cho nền kinh tế trì trệ D .Nhân tố về văn hóa – xã hội Là 1 quốc gia với dân số đông ,dân số trung bình cả nước năm 2010 ước tính 86,93 triệu người , được coi là đất nước năng động và trẻ trung ,các mặt hàng liên quan đến các yếu tố Hitech luôn được quan tâm đặc biệt . Tuy nhiên người dân Việt Nam ngoài các vấn đề về độ bền , sự tiện dụng thì giá cả cũng quyết định về sự lựa chọn của họ Cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa-xã hội cũng ngày càng phát triển hơn. Những cái mới, cái tiên tiến hoạt động hiệu quả hơn ,các sản phẩm mới hiện đại có khả nằng đáp ứng nhu cầu của con người sẽ được người tiêu dùng chú ý và chấp nhận. Cũng với sự phát triển của công nghệ thông tin các thiết bị tin học điện tử các sản phẩm điện tử, điện lạnh thay thế và hỗ trợ nhiều hoạt động của con người trở nên cần thiết. Điều này tạo tiềm năng cho sự phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ điện máy nói chung là Pico nói riêng Đánh giá cường độ cạnh tranh - Rào cản gia nhập ngành : Chính thức hoạt động trên thị trường điện máy chưa lâu nhưng những thành công mà doanh nghiệp đã đạt được đủ để thị trường ghi nhận cái tên Pico Plaza như một thương hiệu uy tín trong số ít doanh nghiệp bán lẻ chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. Mặc dù sinh sau đẻ muộn so với các thương hiệu bán lẻ điện tử khá uy tín nhưng nhờ các chiến lược phát triển phù hợp , chi tiêu đáng kể cho R&D và Quảng cáo đã tạo ra được niềm tin cho người tiêu dùng - Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng : Với các thiết bị điện máy đều được nhập khẩu hoặc cung cấp từ các nhà sản xuất. Các siêu thị điện máy nói chung cần tìm kiếm cho mình một nguồn cung cấp sản phù hợp đảm bảo chất lượng độ tin cậy, đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường. Picoplaza với kinh nghiệm, uy tín và chỗ đứng trên thị trường luôn có được những bản hợp đồng , thỏa thuận và hợp tác làm ăn với các nhà cung ứng lớn về sản phẩm điện máy và IT lớn ở VN .Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng trong lĩnh vực này rất lớn Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng : Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày phong phú hơn. Hiện nay người tiêu dùng Việt đã làm quen và bước đầu chấp nhận mua hàng qua Internet, điện thoại, TV ,kể cả kênh bán hàng đa cấp... chính vì vậy mà người tiêu dùng chủ động và có rất nhiêu thông tin về sản phẩm, giá cả, nhà cung cấp… Hiện nay có rất nhiều các đại gia lớn hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm điện máy ở VN. Hàng loạt các chương trình khuyến mại của các trung tâm và các siêu thị hàng ngày hàng tuần. Đồng thời với nó là rất nhiều các dịch vụ sau bán đi kèm theo sau khi khách hàng mua sản phẩm. Với hàng loạt các chiến dịch cụ thể mong muốn thu hút nhiều nhất sự quan tâm của người tiêu dùng .Quyền lực thương lượng của khách hàng ngày càng lớn hơn Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành Theo kết quả khảo sát và nghiên cứu thị trường, tiềm năng thị trường bán lẻ, đặc biệt là thị trường điện máy Việt Nam là rất lớn. Các tên tuổi như: MediaMart, Nguyễn Kim, HC, Việt Long, Topcare, Trần Anh… được hầu hết người tiêu dùng biết đến, không chỉ bởi các doanh nghiệp này chuyên phân phối những mặt hàng điện máy thiết yếu đối với mỗi gia đình, mà còn vì các thương hiệu này có trung tâm bán hàng lớn, chuyên nghiệp tại những vị trí quan trọng của Thủ đô. Hầu hết các công ty trong ngành đều mong muốn tạo cho mình một vị thế riêng, thu hút được nhiều khách hàng nhất để nhằm mục đích bán được sản phẩm nhiều nhất.Tại ngành bán lẻ điện máy các cuộc đua cạnh tranh giữa các siêu thị diễn ra chủ yếu thông qua các chương trình khuyến mại, tuyên truyền quảng cáo cho các sản phẩm. Người tiêu dùng được biết tới hàng loạt các hoạt động, chương trình khuyến mãi của các siêu thị với các chính sách, thời gian và địa điểm khác nhau. Các siêu thị điện máy cũng tự tạo cho mình một hình ảnh trong con mắt người tiêu dùng với các vị trí khác nhau của các siêu thị, mỗi siêu thị xây dựng cho mình một hệ thống hoạt động trên thành phố Hà Nội tập trung trên các khu vực đông dân cư, nơi có nhu cầu mua sắm các sản phẩm nhiều nhất vừa tạo được thuận lợi cho người tiêu dùng vừa mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp. Ngoài ra các siêu thị cũng có các chính sách hoạt động bán hàng cũng như chăm sóc khách hàng để mang lại sự thỏa mãn tốt nhất cho người tiêu dùng tạo nên sự tín nhiệm của người tiêu dùng với siêu thị, cũng như các chương trình tư vấn hướng dẫn tạo thuận lợi cho khách hàng trong quá trinh tìm hiểu và mua sản phẩm tại siêu thị Đe dọa từ các sản phẩm thay thế Với ngành bán lẻ điện máy tại Việt Nam hiện nay thì vẫn chưa có sản phẩm nào có thể thay thế tương đương, chỉ có sự cập nhật và thay thế bởi các sản phẩm sáng tạo hơn chất lượng hơn. Đe dọa từ các gia nhập mới * Doanh nghiệp nước ngoài Lĩnh vực bán lẻ điện máy cũng đang nằm trong "tầm ngắm" của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Theo các DN, hiện nay tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Nhật Bản là Best Denky đã có mặt tại Việt Nam. Tập đoàn bán lẻ GS Retail lớn nhất Hàn Quốc đã ký kết với Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Bình Dương (Becamex IDC)
Luận văn liên quan