Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Sứ mạng kinh doanh :
- Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội. góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần giũ với cộng đồng. Để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6184 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược doanh nghiệp tại công ty cổ phần may Việt Tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Giáo viên hướng dẫn : Ths Đinh Tiên Minh
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Như Hoàng Oanh
PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP
Tên đầy đủ DN : Công ty cổ phần may Việt Tiến.
Tên viết tắt DN : VTEC.
Trụ sở : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình - TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Ngày tháng năm thành lập : 1976.
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần.
Tel : 84-8-38640800.
Website :
Ngành kinh doanh của doanh nghiệp (Theo giấy chứng nhận đăng ký số 214/CNN-TCLĐ) :
Sản xuất quần áo các loại.
Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa.
Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may; máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp; thiết bị điện âm thanh và ánh sáng.
Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính; các thiết bị, phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ; điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn; hệ thống điều hoà không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp.
Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp.
Đầu tư và kinh doanh tài chính.
Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) (Chỉ đề cập đến Ngành dệt may):
Việt Tiến.
Vee Sendy.
TT-up.
San Sciaro.
Manhattan.
Smart Casual.
Tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp :
Tầm nhìn chiến lược :
Công ty cổ phần may Việt Tiến định hướng sẽ trở thành Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Sứ mạng kinh doanh :
Việt Tiến xác định nhiệm vụ chính là xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội... góp phần ổn định đời sống của người lao động, tạo sự gần giũ với cộng đồng. Để các thương hiệu có chỗ đứng vững chắc trên thị trường cũng như được người tiêu dùng tín nhiệm.
Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho các lứa tuổi từ thanh niên đến những đối tượng công sở và những đối tượng có thu nhập cao.
Mở rộng thị trường, khẳng định tên tuổi ở các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, Khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu.
Với lợi thế cạnh tranh về công nghệ là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty, Việt Tiến sẽ luôn đưa ra những mẫu sản phẩm ngày một tốt hơn, phong phú hơn và làm hài lòng hơn các đối tượng khách hàng của Việt Tiến.
Việt Tiến không chỉ quan tâm đến qu tâm đến sự phát triển và khả năng sinh lợi của mình mà còn đồng thời là mối quan tâm đến đội ngũ nhân viên, giúp nhân viên được đào tạo và tạo môi trường sáng tạo khiến các nhân viên năng động hơn.
Một số chỉ tiêu cơ bản :
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
2004
2005
2006
Tổng tài sản
595.843.377.832
729.282.974.305
821.829.648.881
Vốn nhà nước
161.827.850.017
167.880.643.138
227.022.549.578
Doanh thu thuần
1.055.415.171.603
1.051.996.870.637
1.229.030.308.296
Lợi nhuận trước thuế
30.706.533.258
39.708.606.589
48.795.847.812
Lợi nhuận sau thuế
24.578.079.817
32.063.506.889
40.000.734.405
Nộp ngân sách (đã nộp)
13.579.876.235
22.605.688.833
24.352.716.808
Nợ phải trả
430.363.411.400
557.904.651.115
591.265.641.717
Nợ phải thu
220.856.806.876
281.429.836.724
342.167.466.996
Lao động (người)
9.090
7.255
7.334
Thu nhập bình quân (đồng/ng/tháng)
1.825.523
1.974.406
2.389.405
* Số liệu năm 2006 đã điều chỉnh theo Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Các chỉ tiêu tài chính này bao gồm số liệu toàn bộ hoạt động của Công ty nhưng không gồm số liệu của các đơn vị hợp tác kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
LNST/Doanh thu
2.33 %
3.05 %
3.25 %
LNST/VCSH
15.19 %
19.10 %
17.62 %
Tình hình tài chính
Nợ phải trả/Tổng TS
72 %
77 %
72 %
Khả năng thanh toán
Tiền/Nợ ngắn hạn
0.33
0.19
0.10
Tổng doanh thu năm 2007: doanh thu của Việt Tiến đạt 1.911 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2006, là đơn vị đạt hiệu quả cao nhất trong ngành Dệt May. Theo lãnh đạo TCty, có được kết quả này chính là nhờ Việt Tiến đã sử dụng thành công quyền sở hữu trí tuệ, áp dụng nhiều sáng kiến cải tiến, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.
Phân tích môi trường bên ngoài
(Các) ngành kinh doanh của doanh nghiệp :
Tốc độ tăng trưởng năm 2004: 20%
Tốc độ tăng trưởng năm 2005: 15%
Tốc độ tăng trưởng năm 2006: 30%
Giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành :
Ngành dệt may VIỆT NAM đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển. Nếu năm 2001, VN chưa có tên trong danh sách 25 nước XK hàng may mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002, sau khi quy chế quan hệ bình thường Việt - Mỹ được thông qua, VN đã vươn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 vào năm 2003 khi đạt kim ngạch XK vào Hoa Kỳ 3,6 tỉ USD. Khi Hoa Kỳ áp dụng quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc của VN, hàng dệt may VN tụt xuống vị trí thứ 7. Nhưng đến năm 2006, hàng dệt may VN đã trở lại vị trí thứ 5, và sau đó 3 năm khi trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may VN vào thị trường Hoa Kỳ đã đứng vị trí thứ 3 - chỉ sau Trung Quốc và Mexico.
Doanh nghiệp
Nhân tố văn hóa xã hội
Nhân tố công nghệ
Nhân tố chính trị
Nhân tố Kinh tế
Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô :
1.Nhân tố chính trị pháp luật:
Việt nam có sự ổn định về chính trị, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể yên tâm làm ăn.nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế giới, thông qua việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006. Vì ngành dệt may là ngành mang lại nhiều việc làm, là ngành mà Việt nam có lợi thế cạnh tranh, có nhiều tiềm năng xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước nên chính phủ có nhiều hỗ trợ và luôn khuyến khích phát triển đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may, hạn chế những rào cản. Đây cũng là tác động tích cực tới Tổng công ty may Việt Tiến nói riêng là con chim đầu đàn của ngành may mặc Việt nam.
2.Nhân tố công nghệ:
Theo Bà Đới Thị Thu Thủy, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam, đầu tư cho công nghệ là một hướng đi đúng đắn và rất cần thiết của ngành dệt may. Để thực hiện được mục tiêu cung ứng 50-60% nguyên phụ liệu trong nước theo Chiến lược Tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010, thì việc trước tiên là các doanh nghiệp VN phải chủ động nhập khẩu thiết bị và đổi mới công nghệ. Thực trạng của ngành trong những năm gần đây đã cho thấy, những doanh nghiệp có mức đầu tư lớn về thiết bị và công nghệ thì việc cung ứng nguyên phụ liệu đã có được một bước chuyển biến tốt, ít nhất là đã đảm bảo được cho việc cung ứng nội bộ. Đặc biệt, qua mỗi lần triển lãm công nghệ dệt may, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có dịp tiếp cận những công nghệ mới và ký kết được các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ cho chiến lược phát triển ngành. Trong 10 năm qua, các doanh nghiệp dệt may đã đầu tư và đổi mới công nghệ khá nhiều. 50% thiết bị chế biến bông đã được nhập mới từ Mỹ. Khâu kéo sợi đã tăng tới gần 2 triệu cọc sợi, nhờ sử dụng các thiết bị có xuất xứ từ Tây Âu, trong đó có những dây chuyền vào loại hiện đại nhất thế giới hiện nay, như dây chuyền 12.000 cọc sợi kéo chỉ khâu của Công ty Dệt Phong Phú. Đánh giá về triển vọng phát triển công nghệ của ngành dệt Việt Nam, bà Judy Wang, Chủ tịch Công ty Yorkers Trade & Marketing Service (Hồng Kông) cho rằng, trong những năm vừa qua, thị trường thiết bị và công nghệ dệt may của Việt Nam đã phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghệ may, nên thị trường cho ngành dệt còn tương đối nhỏ. Tuy vậy, với chiến lược phát triển và chủ động trong việc cung cấp nguyên phụ liệu, trong vài năm tới, thị trường công nghệ và thiết bị ngành dệt sẽ thực sự bùng nổ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp nước ngoài tham gia vào hoạt động kinh doanh. Khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội để mua được các loại thiết bị phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ.Như vây cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành dệt may thì Việt tiến chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự thay đổi của công nghệ dệt may.
3.Nhân tố kinh tế:
Ngày 18/11, tại hội thảo “Đánh giá tác động sau 2 năm gia nhập WTO đối với ngành dệt may” do Bộ Công Thương tổ chức diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu tham dự đã thống nhất nhận định: ngành dệt may đã có sự tăng trưởng vượt bậc sau 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, cho dù bị cạnh tranh gay gắt Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ (thuộc Bộ Công Thương) Phan Chí Dũng cho biết: thành công đáng ghi nhận của ngành dệt may trong thời gian này là đã nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 lên trên 7,8 tỷ USD, gấp 2,2 lần so với năm 2004 và chiếm tới 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kết quả này đã đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ 9 trong các nước xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới. Đà tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong 10 tháng của năm nay với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,64 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm trước; dự kiến cả năm sẽ đạt khoảng 9,5 tỷ USD. Hiện Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tới 57% thị phần xuất khẩu, vượt xa so với thị trường tiềm năng khác là EU chiếm 18%, Nhật Bản 9%.Gia nhập WTO từ 11/1/2007, Việt Nam có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng đổi lại, Việt Nam phải cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế và các hàng rào bảo hộ khác, minh bạch hóa chính sách. Và thực tế đó đã khiến cho các doanh nghiệp dệt may trong nước gặp không ít khó khăn. Tại hội thảo “Phát triển ngành dệt may Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO và những giải pháp để tăng tốc”, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết: “Do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 5 - 20%, trong khi chúng ta chưa nhận thức hết được những thách thức, áp lực cạnh tranh khi hội nhập, dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án khi sản xuất kinh doanh khó khăn”. Đặc biệt từ 1/1/2009, khi Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các DN nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ ngày càng lớn. Khó khăn lớn nhất đối với các DN xuất khẩu hàng dệt may hiện nay là cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và nguy cơ tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá.
Đây là thị trường chiếm tỷ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng đều hàng năm. “Dù đã hai lần công bố kết quả là không tìm thấy Việt Nam chống bán phá giá vào Mỹ song có khả năng cơ chế này tiếp tục được thực hiện thêm ít nhất 1 năm nữa gây lo ngại cho các nhà nhập khẩu bán lẻ Hoa Kỳ cũng như các nhà sản xuất Việt Nam do rủi ro cao” - đại diện Hiệp hội dệt may cho hay.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, bước vào quý 1/2009, do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam càng gặp khó khăn. Xu hướng thị trường xuất khẩu dệt may bị thu hẹp ngày càng rõ nét, các đơn hàng xuất khẩu bắt đầu bị cắt giảm và dự kiến sẽ có thể tiếp tục giảm tới đầu năm 2010. Ðến nay, thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may hơn 20%, Nhật Bản giảm 15%. Giá bán hàng hóa tại các thị trường xuất khẩu chính cũng sẽ giảm khoảng 20%. Sức tiêu thụ hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh mà đây lại chính là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhiều ưu thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, nhiều hệ thống phân phối, siêu thị tại các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản đóng cửa, gây khó khăn cho việc đẩy mạnh hàng hóa Việt Nam ra thị trường ngoài nước. Không chỉ vậy, sản phẩm dệt may của Việt Nam còn bị cạnh tranh ngày càng gay gắt với các sản phẩm của các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bangladesh, Indonesia.
Thu nhập của người dân Việt nam ngày một nâng cao,thu nhập bình quân đầu người gia tăng, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế cao, Với 80 triệu dân thị trường nội địa là một thị trường có sức tiêu thụ hàng may mặc lớn,đầy tiềm năng,mà các DN dệt may Việt nam do mải xuất khẩu đã lãng quên trong thời gian qua.
4.Nhân tố Văn hóa - xã hội:
Việt Nam có hơn 80 triệu dân , mỗi năm tăng lên khoảng 1 triệu người, mật độ dân số cao nhất là ở các thành phố lớn, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn tất cả các yếu tố trên làm cho Việt nam trở thành thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ.và cũng là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy hứa hẹn và màu mỡ đối với các loại hàng hóa tiêu dùng và hàng may mặc nói riêng.nhận thức được điều này Việt tiến trong vài năm qua đã chú trọng hơn đến thị trường trong nước vói hệ thống phân phối khá rộng khắp có mặt ở hầu khắp các địa phương.
Đánh giá cường độ cạnh tranh :
1.Tồn tại các rào cản ra nhập ngành.
Sự trung thành nhãn hiệu: sự ưa thích sản phẩm của công ty hiện tại.
VD : Công ty có thể tạo ra sự trung thành nhãn hiệu nhờ:
Việc quảng cáo liên tục nhãn hiệu.
Bảo vệ bản quyền của các sản phẩm.
Cải tiến sản phẩm thông qua các chương trình R&D.
Nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi.
=> Sự trung thành nhãn hiệu sẽ gây khó khăn cho những người mới nhập cuộc muốn chiếm lĩnh thị phần của các công ty hiện tại.
Lợi thế chi phí tuyệt đối : được sinh ra từ :
Vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm quá khứ.
Kiểm soát các đầu vào dặc biệt cho sản xuất.
Tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn.
=> Nếu các công ty hiện tại có lợi thế chi phí tuyệt đối thì đe dọa từ những người nhập cuộc giảm xuống.
Chi phí chuyển đổi liên quan đến :
Chi phí mua sắm các thiết bị phụ.
Chi phí huấn luyện nhân viên.
Chi phí hao phí tinh thần khi phải chấm dứt một mối liên hệ.
=> Nếu chi phí chuyển đổi cao, khách hàng như bị kìm giữ vào những sản phẩm của công ty hiện tại, ngay cả khi sản phẩm của người mới gia nhập tốt hơn.
Sự trả đũa :
Tốc độ và sự mãnh liệt của việc trả đũa của đối thủ sẽ làm nhụt chí của các đối thủ muốn thâm nhập ngành.
Sự trả đũa sẽ mãnh liệt khi các doanh nghiệp hiện tại trong ngành có dự phần đáng kể, (ví dụ: nó có các tài sản cố định với ít khả năng chuyển đổi), cam kết nguồn lực đáng kể hay khi ngành tăng trưởng chậm.
2.Quyền lực thương lượng từ phía nhà cung ứng.
Đe dọa khi họ có thể thúc ép nâng giá đối hoặc phải giảm yêu cầu chất lượng đầu vào.
Cơ hội khi có thể thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao.
Các nhà cung cấp có quyền lực nhất khi:
Sản phẩm của nhà cung cấp bán ít có khả năng thay thế và quan trọng đối với công ty.
Công ty không phải là một khách hang quan trọng với các nhà cung cấp.
Sản phẩm của nhà cung cấp khác biệt đến mức có thể gây ra tốn kém cho công ty khi chuyển đổi.
Đe dọa hội nhập xuôi chiều về phía khách ngành và cạnh tranh trực tiếp với công ty.
3.Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng.
Khi người mua yếu, công ty có thể tăng giá và có được lợi nhuận cao.
Người mua có quyền lực nhất trong các trường hợp sau :
Ngành gồm nhiều công ty nhỏ và người mua là một số ít và lớn
Người mua thực hiện mua sắm khối lượng lớn.
Ngành phụ thuộc vào người.
Người mua có thể chuyển đổi cung cấp với chi phí thấp.
Người mua đạt tính kinh tế khi mua săm từ một vài công ty cùng một lúc.
Người mua có khả năng hội nhập dọc.
Quyền lực tương đối của người mua và nhà cung cấp có khuynh hướng thay đổi theo thời gian.
4.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
Cùng lệ thuộc lẫn nhau, diễn ra các hành động tấn công và đáp trả.
Sự ganh đua mãnh liệt khi :
Bị thách thức bởi các hành động của các doanh nghiệp khác.
Doanh nghiệp nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường.
Mức độ ganh đua trong ngành phụ thuộc vào:
Cấu trúc cạnh tranh ngành.
Phân bố số lượng và quy mô ngành.
Cấu trúc ngành biến thiên từ phân tán sang ngành tập trung có liên quan đến sự ganh đua.
Các điều kiện nhu cầu. Tác động đến mức độ ganh đua trong các công ty hiện hành.
Sự tăng trưởng nhu cầu có khuynh hướng làm dịu sự cạnh tranh.
Sự suy giảm nhu cầu sẽ đẩy sự ganh đua mạnh hơn.
Rào cản rời khỏi ngành.
Là những nhân tố xúc cảm, chiến lược và kinh tế giữ công ty ở lại trong ngành.
Rào cản rời ngành cao khi nhu cầu không đổi hay suy giảm.
Đe doạ từ sản phẩm thay thế.
Là những sản phẩm của các ngành phục vụ nhu cầu tương tự.
Giới hạn khả năng đặt giá cao nhằm giới hạn khả năng sinh lời.
Đánh giá:
Cường độ cạnh tranh mạnh.
Ngành không hấp dẫn.
Nói chung với các doanh nghiệp trong ngành:
Các lực lượng cạnh tranh trong ngành càng mạnh thì càng giảm tiềm năng thu lợi nhuận.
Một ngành thiếu hấp dẫn thì:
Rào cản nhập cuộc thấp.
Các nhà cung cấp cũng như người mua có vị thế thương lượng mạnh.
Đe doạ mạnh mẽ từ sự cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.
Cường độ cạnh tranh trong ngành cao.
Xác định các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS).
Nguồn vốn lớn, tiềm lực tài chính mạnh để có khả năng đầu tư công nghệ hiện đại, thực hiện các chiến lược marketing…
Ứng dụng công nghệ dệt may hiện đại, tiên tiến.
Con người, nguồn nhân lực có tay nghề cao, làm việc năng suất hiệu quả.
Hệ thống phân phối rộng khắp, tới tay người tiêu dùng dễ dàng.
Xây dựng được thương hiệu, danh tiếng tốt, được người tiêu dùng biết đến.
Phân tích môi trường bên trong
Sản phẩn chủ yếu: Thời trang công sở (veston nam - nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi…).
Thị trường: Trong và ngoài nước bên cạnh đó tập trung một số thị trường chính như: thị trường nội địa, Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Canada…
Các hoạt động cơ bản
Cơ sở hạ tầng của tổ chức
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển kỹ năng/ công nghệ
Quản trị thu mua
Hậu cần nhập
Sản xuất
Hậu cần xuất
Marketing và Bán hàng
Dịch vụ
Các hoạt động
phụ trợ
Đánh giá các nguồn lực , năng lực dưa trên chuỗi giá trị của DN :
Hoạt động cơ bản :
Hậu cần nhập: May Việt Tiến cũng sẽ gặp không ít những khó khăn và thách thức, do Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Do đó, công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc tăng giá nguyên vật liệu đầu vào.Yếu tố tác động mạnh nhất tới rủi ro về thị trường chính là sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Sự thay đổi này buộc công ty phải có những nghiên cứu kịp thời để thay đổi sản phẩm, tìm hiểu, thâm nhập thị trường mới, phải đối mặt với những khó khăn mới trên thị trường, với các đối thủ cạnh tranh. Công ty Tungshing Sewing Machine Co. Ltd (Hongkong) là đối tác hợp tác kinh doanh với Tổng công ty May Việt Tiến nhiều năm nay, Công ty Tungshing chuyên cung ứng thiết bị, phụ tùng ngành may, thực hiện dịch vụ bảo hành thiết bị may, tư vấn các giải pháp kỹ thuật, biện pháp sử dụng an toàn thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng tối ưu các loại thiết bị ngành may.
Sản xuất:
Năng lực sản xuất:
Áo jacket, áo khoác, bộ thể thao
Áo sơ mi, áo nữ
Quần áo các loại
Veston
Các mặt hàng khác
13.100.000
15.130.000
12.370.000
300.000
1.000.000
sản phẩm /năm
sản phẩm /năm
sản phẩm /năm
sản phẩm /năm
sản phẩm /năm
Tổng diện tích nhà xưởng là:55.709.32 m2. với 5.668 bộ may thiết bị. lao đông là gần 20.000 lđ.May Việt Tiến có tổng diện tích đất thuộc quyền quản lý của công ty (tại Tân Bình Tp.HCM và Bình Dương) là 39.019 m2 và 16.592 m2 nhà xưởng thuê. Ngoài ra, công ty còn có 8.959 m2 đất đang sử dụng lại liên doanh và hợp tác kinh doanh. Hiện nay Doanh nghiệp có 21 đơn vị sản xuất trực thuộc, nhiều nhà máy liên doanh trong nước. Việt Tiến cũng đã đầu tư hàng loạt hệ thống Hanger tự động điều chuyển, nhận chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản,... trên các sản phẩm chính như veston nam - nữ, quần kaki, quần âu, áo sơ mi.... Thông qua các phần mềm này, Cty đã quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian chuẩn cho từng công việc, kiểm soát được chất lượng sản phẩm của từng công đoạn làm cơ sở quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 nên chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Công ty cũng chú ý đến việc trang bị những