Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua nền kinh tếViệt Nam đã đạt
những thành tựu nổi bật, tạo ra những tiền đềquan trọng đểbước vào thời kỳcông nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của EIU, tốc độtăng trưởng kinh tếcủa Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2010 đạt 7% , và dựbáo sẽduy trì tăng trưởng cao trong tương
lai.
Sựtăng trưởng nhanh của nền kinh tếquốc gia đồng thời với sựcải thiện rõ ràng về
chất lượng cuộc sống của đại bộphận dân sốlà những nhân tốdẫn đến sựtăng đột biến nhu
cầu về điện hiện nay ởViệt Nam. Vào thời điểm hiện tại, công suất cung cấp của ngành điện
Việt Nam là 12000 MW, tương đương với sản lượng điện thành phẩm hàng năm đạt 58
TWh, sản lượng này không đáp ứng đủnhu cầu sửdụng điện đang tăng mạnh nhưhiện nay.
Vềdựbáo năm 2011, Phó Thủtướng Hoàng Trung Hải cho biết sẽthiếu khoảng 1,4 tỷ
kWh.
Tăng trưởng điện năng là yêu cầu tất yếu đểphục vụcho tăng trưởng kinh tế, thực tế
cho thấy tăng trưởng điện năng luôn phải đi trước một bước so tăng trưởng kinh tế. Đáp ứng
cấp độtăng trưởng và hàng hóa có thểcạnh tranh chiếm lĩnh thịtrường, thì nguồn năng
lượng giá rẻ, hợp lý đáp ứng được nhu cầu đã và đang được Chính phủViệt nam xem là vấn
đềquan trọng hàng đầu và được xem là vấn đềan ninh năng lượng quốc gia.
Xuất phát từnhu cầu phát triển của nghành điện ởViệt Nam, tác giảchọn đềtài :
“Phân tích chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam –
(PVPOWER) ”làm luận văn tốt nghiệp lớp Thạc sỹquản trịkinh doanh.
36 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam – (PVPOWER), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
1/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
September Intake, 2009
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song ngữ)
Nhập học: 09/2009
Subject code (Mã môn học) : MGT 510
Subject name (Tên môn học) : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Student Name (Họ tên học viên) : LÊ THỊ VÂN
TP.HỒ CHÍ MINH – 2010
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
2/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
BẢN TÓM TẮT
Với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế quốc gia, đồng thời với sự cải thiện rõ ràng
về chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân số, là những nhân tố dẫn đến sự tăng đột biến
nhu cầu về điện hiện nay ở Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại, công suất cung cấp của ngành
điện Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện đang tăng mạnh. Bên cạnh đó, sự
tăng trưởng nhanh của nền kinh tế quốc gia, đồng thời với sự cải thiện rõ rệt về chất lượng
cuộc sống của đại bộ phận dân số, là những nhân tố dẫn đến sự tăng đột biến nhu cầu về
điện hiện nay ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, tăng trưởng điện năng luôn phải đi trước một
bước so tăng trưởng kinh tế. Đáp ứng cấp độ tăng trưởng và có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường điện, thì nguồn năng lượng giá rẻ, hợp lý đáp ứng được nhu cầu đã và đang được
Chính phủ Việt nam xem là vấn đề quan trọng hàng đầu và được xem là vấn đề an ninh
năng lượng quốc gia.
Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược mô hình Delta và mô hình cạnh tranh của
Michael Poster, với phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu thông qua phỏng vấn các
chuyên gia hàng đầu về ngành điện, các chuyên gia hoạch định chiến lược, các nhà quản lý
vĩ mô của nghành dầu khí, tài liệu lấy từ các phòng ban của EVN, PVN, PVPower, cục
thống kê, sách báo, internet, tác giả nghiên cứu thực trạng của thị trường điện tại Việt Nam
hiện nay và phân tích những tác động môi trường từ bên ngoài, những nội lực từ bên trong,
nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đối với chiến lược sản
xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2011-2015, từ đó
đưa ra một số những ý kiến như sau :
Với nhu cầu về điện tại Việt Nam hiện nay, thì việc đầu tư vào ngành sản xuất điện là
rất hợp lý, tuy nhiên với quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 về quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến năm 2025, thì chiến lược phát
triển kinh doanh của PVPower trong giai đoạn 2011-2015 là chưa phù hợp, do EVN vẫn còn
độc quyền trong lĩnh vực mua bán, truyền tải, huy động điện dẫn đến những hạn chế trong
việc huy động sản lượng điện từ các nhà máy điện, bên cạnh đó, giá bán điện cho EVN hiện
vẫn còn nhiều bất cập do chưa thỏa thuận được về một số chi phí trong giá bán điện, việc
đầu tư vào thủy điện, phong điện lợi nhuận không cao, chưa được quy hoạch đồng bộ, do đó
cần từng bước đầu tư vào các nhà máy thủy điện và phong điện, tiếp tục đầu tư vào các nhà
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
3/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
máy nhiệt điện và khai thác những sản phẩm được hình thành từ quá trình khai thác điện
như nước khử khoáng và khí CO2.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
4/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tất cả sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin cảm ơn Tiến sỹ Trần Đình Hiền,
Thầy đã hướng dẫn và giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trường Đại học HELP – Malaysia, và các Thầy
giáo, Cô giáo của các trường đại học đã tham gia quá trình giảng dạy trong khóa học vừa
qua lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong quá trình giảng dạy
của nhà trường, sách báo, tài liệu, các trang Web, Internet mà tôi đã sử dụng trong quá trình
học vừa qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia trong nghành điện, các phòng ban, nghành
thuộc PVPower đã đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi suốt trong thời gian học tập, công tác và
quá trình thu thập tài liệu thực hiện Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn học viên lớp Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh khóa 3,
đã đồng hành cùng tôi suốt trong quá trình học lớp Thạc sỹ vừa qua.
Học viên
Lê Thị Vân
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
5/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Vân, học viên khóa 3 lớp Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Tôi
xin cam đoan luận văn môn Quản trị chiến lược - MGT510 do chính tôi làm, không
sao chép của ai. Tôi có sử dụng một số tài liệu tham khảo được trình bày trong mục
tài liệu tham khảo.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 01 năm 2010
Học viên
Lê Thị Vân
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
6/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU................................................................................................5
1.1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................5
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................6
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................7
1.4. Bố cục .............................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT.......................................................................8
2.1. Lý thuyết mô hình Delta .................................................................................................8
2.2. Lý thuyết bản đồ chiến lược ...........................................................................................12
2.3. Lý thuyết về năm lực lượng cạnh tranh ..........................................................................15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................16
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH PVPOWER ....................17
4.1. Giới thiệu về PVPower ...................................................................................................17
4.2. Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ........................................................................21
4.3. Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài.................................................................23
4.3. Phân tích ma trận SWOT ................................................................................................26
CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA PVPOWER..............28
5.1. Sứ mệnh và mục tiêu chiến lược ....................................................................................28
5.2. Đánh giá về chiến lược ..................................................................................................30
5.2.1. Phân tích về thị trường và giá cả .................................................................................30
5.2.2. Phân tích về sản lượng .................................................................................................31
5.2.3. Phân tích về kinh doanh dịch vụ tư vấn và thương mại...............................................32
5.3. Phân tích lượng khí thài Carbone dioxin ra môi trường .................................................33
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP................................................................................33
6.1. Chiến lược về thị trường ................................................................................................33
6.2. Chiến lược về sản phẩm..................................................................................................33
6.3. Chiến lược về cạnh tranh ...............................................................................................33
6.4. Chiến lược về tài chính ...................................................................................................34
6.5. Chiến lược về nội bộ hệ thống và nguồn nhân lực ........................................................34
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN ...................................................................................................35
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..………..36
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
7/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt
những thành tựu nổi bật, tạo ra những tiền đề quan trọng để bước vào thời kỳ công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước. Theo báo cáo của EIU, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong giai đoạn 2006-2010 đạt 7% , và dự báo sẽ duy trì tăng trưởng cao trong tương
lai.
Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế quốc gia đồng thời với sự cải thiện rõ ràng về
chất lượng cuộc sống của đại bộ phận dân số là những nhân tố dẫn đến sự tăng đột biến nhu
cầu về điện hiện nay ở Việt Nam. Vào thời điểm hiện tại, công suất cung cấp của ngành điện
Việt Nam là 12000 MW, tương đương với sản lượng điện thành phẩm hàng năm đạt 58
TWh, sản lượng này không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện đang tăng mạnh như hiện nay.
Về dự báo năm 2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết sẽ thiếu khoảng 1,4 tỷ
kWh.
Tăng trưởng điện năng là yêu cầu tất yếu để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế, thực tế
cho thấy tăng trưởng điện năng luôn phải đi trước một bước so tăng trưởng kinh tế. Đáp ứng
cấp độ tăng trưởng và hàng hóa có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, thì nguồn năng
lượng giá rẻ, hợp lý đáp ứng được nhu cầu đã và đang được Chính phủ Việt nam xem là vấn
đề quan trọng hàng đầu và được xem là vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.
Xuất phát từ nhu cầu phát triển của nghành điện ở Việt Nam, tác giả chọn đề tài :
“ Phân tích chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Dầu Khí Việt Nam –
(PVPOWER) ” làm luận văn tốt nghiệp lớp Thạc sỹ quản trị kinh doanh.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cơ sở lý thuyết về quản trị chiến lược, tác giả đã nghiên cứu thực trạng của thị
trường điện tại Việt Nam hiện nay, phân tích những tác động môi trường từ bên ngoài,
những nội lực từ bên trong, nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách
thức đối với sự phát triển của thị trường điện. Từ đó đưa ra một số những nhận xét về “
Chiến lược kinh doanh của PVPower giai đoạn 2011-2015” nhằm hoàn thiện chiến lược
kinh doanh trong giai đoạn 2011- 2015.
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
8/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
1.3.Phạm vi nghiên cứu :
Tác giả nghiên cứu chiến lược sản xuất kinh doanh của PVPower trong giai đoạn 2011đến
2015, phạm vi nghiên cứu của tác giả chủ yếu là PVPower và các công ty con trực thuộc
Tổng công ty .
1.4. Bố cục đồ án :
Nội dung của luận văn bao gồm bảy chương:
Chương 1 : Giới thiệu
Chương 2 : Tổng quan về lý thuyết
Chương này nêu ra một số lý thuyết của các học giả; lý thuyế về mô hình mô hình Delta
(DPM); năm lực lượng cạnh tranh của Michael Porter.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của PVPower
Chương này giới thiệu về PVPower, quá trình hình thành và phát triển, thong qua các chỉ
tiêu cơ bản của mô hình DPM, phân tích các yếu tố ảnh hưởng trong mô hình SWOT.
Chương 5 : Đánh giá các chiến lược hiện tại của PVPower
Gắn kết các sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược của PVPower, tính hiệu quả của chiến
lược, những khó khăn trong quá trình thực hiện chiến lược.
Chương 6: Đề xuất
Xuất phát từ phân tích và đánh giá về chiến lược, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện
chiến lược kinh doanh của PVPower .
Chương 7: Kết luận.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ LÝ THUẾT
2.1 Lý thuyết về mô hình Delta
Mô hình Delta là một chiến lược tổng quát, được phát triển bởi Dean Wilde, cùng các
thành viên khác của Dean& company và giáo sư Arnoldo C.Hax, nhằm mục đích giúp các
nhà quản lý trong việc lập và thực hiện các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Mô
hình Delta có cái nhìn tích hợp của các loại hình doanh nghiệp, phù hợp với cả các chiến
lược ngắn hạn và dài hạn, và các biện pháp tiếp cận một trong việc thi hành cần thiết để thực
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
9/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
hiện chiến lược hiệu quả. Ba chiến lược cơ bản nhất được chọn trong mô hình Delta đó là :
“Sản phẩm tốt nhất, giải pháp khách hàng và hệ thống tối ưu”.
Như phát biểu của Ông Iain Anderson, cựu giám đốc, Unilever thì "Mô hình Delta là
một công cụ mạnh mẽ cho bất kỳ doanh nghiệp mà là ở bất kỳ giai đoạn phát triển thể chế.
Bất kể nó là một công ty thương hiệu mới hoặc đơn vị kinh doanh, hoặc doanh nghiệp một
thành lập với một nhu cầu cải tạo hoặc tinh chỉnh mô hình kinh doanh của mình, mô hình
Delta là công cụ mà tôi đã tìm thấy có yếu tố tích hợp trong một cách rất có hệ thống và
hiệu quả, để hoàn thành nhiệm vụ. Khi đội ngũ quản lý của một tổ chức phát triển phương
pháp tiếp cận chiến lược và thực hiện thông qua việc sử dụng mô hình này, …, mục đích
của nó, và các chiến lược trong kế hoạch hành động sẽ đảm bảo rằng các nhiệm vụ và tầm
nhìn của tổ chức được thực hiện. "
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
10/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
Hệ thống tối ưu
1.2.1 Sản phẩm tốt nhất.
Trong bất cứ một nền kinh tế thị trường nào, nhân tố được coi là nhân tố quyết định
cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp chính là khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so
với sản phẩm cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị trường. Lại có quan
điểm cho rằng, sức cạnh tranh của sản phẩm chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần
của loại sản phẩm đó so với sản phẩm cùng loại và cung ứng tiêu thụ ở cùng một thị trường
vào thời gian nhất định. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa trên đều thiếu một yếu tố cơ bản
mà người tiêu dùng quan tâm nhất, đó là, tương quan giữa chất lượng và giá cả. Có nghĩa là,
Cơ cấu ngành:
Các yếu tố ngọai cảnh quyết định tính hấp
dẫn ngành
Sứ mệnh của Doanh nghiệp:
- Phạm vi kinh doanh
- Các năng lực chính
Hiệu quả hoạt động
Chọn khách hàng mục tiêu
Giải pháp Sản phẩm tốt nhất Các giải pháp khách hàng
Lịch họat động chiến lược
Thử nghiệm và Phản hồi
Ma trận kết hợp và ma trận hình cột
Lịch trình chiến lược cho quá trình thích ứng
Đổi mới, cải tiến
Xác định vị trí cạnh tranh:
Các họat động tác động khả năng sinh lãi
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
11/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
những sản phẩm mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả là những sản phẩm
có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Trong mô hình Delta, nó được gọi là giải pháp về sản phẩm, chiến lược sản phẩm tốt
nhất cũng có nghĩa là sự khác biệt và chi phí thấp, đây là cách để thu hút, đáp ứng, và giữ
chân những khách hàng là thông qua đặc tính của sản phẩm.
Với cách tiếp cận trên, sức cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là sự vượt trội so với
các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm tham gia cạnh
tranh đều đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh sự đáp ứng về chất lượng, giá
cả thì vấn đề về sự khác biệt đó là một lợi thế, tuy nhiên với công nghệ hiện đại hiện nay
thường cho phép một sự bắt chước nhanh chóng dẫn đến việc vô hiệu hóa các lợi thế cạnh
tranh do sự khác biệt mang lại .
Từ đó cho thấy, việc đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm là hết sức cần thiết, giúp
nhà sản xuất biết rõ sản phẩm của ta đang đứng ở đâu; sức cạnh tranh như thế nào so với đối
thủ. Từ đó, có chiến lược phát triển phù hợp, đầu tư vào các sản phẩm có khả năng cạnh
tranh thì mới đảm bảo thị phần bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trong đó, việc lựa chọn đúng phương pháp đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm có ý
nghĩa thực tiễn rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiêu chuẩn hóa sản
phẩm của mình.
1.2.2 Giải pháp khách hàng
Ngày nay, tất cả các công ty luôn phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh khốc
liệt và các đối thủ cạnh tranh liên tục thay đổi chính sách nhằm thu hút khách hàng về phía
mình. Do đó, giải pháp khách hàng được coi là một trong những những yếu tố quyết định
thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Để có những giải pháp khách hàng toàn diện, nhà sản xuất phải phân khúc khách
hàng theo từng nhóm sản phẩm, có những cách tiếp cận riêng, trong từng giai đoạn, từng
thời điểm. Tạo ra những kênh phân phối bán buôn, bán lẻ hay trực tiếp đến người tiêu dung
loại bỏ những rào cản trong quá trình phân phối hàng hóa, liên kết với các nghành kinh
doanh khác như ngân hàng, vay tài chính nhằm hỗ trợ khách hàng về tài chính. Thường
xuyên có những chính sách về khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài và thân thiện. Áp dụng
những tiến bộ trong công nghệ thông tin để tiếp cận khách hàng, nắm bắt được nhưng thông
Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS. Trần Đình Hiền
=======================================================================
12/36 Lê Thị Vân - Khóa 3
tin từ khách hàng, qua đó có thể hiểu được những gì khách hàng thực sự mong đợi, qua đó
sẽ giúp bạn có được những khách hàng trung thành.
Nói chung, nếu bạn tạo ra cho khách hàng một cảm giác thật thoại mái, yên tâm và
ấn tượng, thì chính là bạn đang đi đúng hướng cho một trong những giải pháp về khách
hàng của bạn.
1.2.3 Nội bộ hệ thống.
Đây chính là đại diện cho các hình thức liên kết mạnh nhất, nó chính là giải pháp dựa
trên kiến trúc của công ty để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Giải pháp sản phẩm tốt nhất
không đủ để duy trì sự thành công của công ty, sự kết hợp giữa các giải pháp này với giải
pháp về hệ thống nội bộ sẽ đem đến cho doanh nghiệp sự thành công bền vững. Một công ty
thành công không nhất thiết vì đã phát triển những sản phẩm tốt nhất hoặc vượt trội, mà vì
đã có một hệ thống nội bộ hoàn hảo.
Tóm lại, ba giải pháp trong mô hình chiến lược Delta tạo nên một tầm nhìn mạnh mẽ,
một giải pháp mang tính tích hợp, tạo ra một chuỗi kết hợp, tạo sự phát triển bền vững, tạo
ra những hiệu ứng tích cực mà không dễ bị vô hiệu hóa khả năng cạnh tranh với các nhà sản
xuất khác.
2.2. Lý thuyết Bản đồ chiến lược:
Tác giả của lý thuyết bản đồ chiến lược là tiến sĩ Robert Kaplan tại trường kinh doanh
Harvard và David Norton. Theo tác giả thì bản đồ chiến lược là hệ thống xây dựng kế hoạch
và quản trị chiến lược, được sử dụng tại các tổ chức kinh doanh nhằm định hướng hoạt động
kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của tổ chức, nâng cao hiệu quả truyền thông nội bộ
và bên ngoài, theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với mục tiêu đề ra.
Lý do các doanh nghiệp phải dùng Bản đồ chiến lược? Đó là vì sự hình thành giá trị cổ
đông, quản lý hiệu quả quan hệ khách hàng, điều hành và quản lý chất lượng hiệu quả hơn,
cải tiến nhân sự, khoa học công nghệ, cơ cấu tổ chức trên một Bản đồ chiến lược sẽ được
hình dung cụ thể hơn và giúp việc thực thi chiến lược dễ dàng hơn.
Chúng ta có thể mô tả Bản đồ chiến lược như là công cụ triển khai chiến lược củ