Đề tài Phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top - Down

Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trong giai đoạn khó khăn, mỗi doanh nghiệp đứng trước rất nhiều thách thức, rủi ro là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải kĩ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, họ cần phải cân nhắc giữa cơ hội đầu tư đó với các cơ hội đầu tư khác. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu về phương pháp phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down và phân tích kỹ thuật, hai phương pháp này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, cần phải kết hợp cả hai phương pháp để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Phân tích theo cách tiếp cận Top-down bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty. Phân tích kỹ thuật dựa vào các chỉ báo để dự báo giá chứng khoán trong tương lai. Việc phân tích sẽ giúp các nhà đầu tư trả lời các câu hỏi, đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường, đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp với mục tiêu đề ra và giá cả. Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về phương pháp và cơ sở ứng dụng của phân tích và đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là ứng dụng thực tiễn vào phân tích để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán trên TTCK hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích theo cách tiếp cận Top-down, phân tích kỹ thuật và xác định lợi ích kỳ vọng, rủi ro của cổ phiếu VNM và OPC dựa trên dữ liệu quá khứ. Phạm vi nghiên cứu là tình hình vĩ mô, phân tích ngành, công ty, tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu VNM và OPC trong giai đoạn 2010-quí 1/2013. Đề tài của nhóm đứng trên quan điểm của một nhà đầu tư dài hạn và ngại rủi ro. Nội dung đề tài chia làm 3 phần: Phần 1: Phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down Phần 2: Phân tích kỹ thuật Phần 3: Diễn giải, tính toán số liệu

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top - Down, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG gõh BT NHÓM MÔN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH Đề tài: ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN GVHD : THS. NGUYỄN THANH HƯƠNG LỚP : DTTCH_5 Sinh viên : NHÓM 7 1. Trần Thị Minh Toàn 36K15.2 2. Nguyễn Văn Tài 36K15.2 3. Đặng Văn Vũ 36K15.2 4. Đặng Huỳnh Minh Sang 36K15.2 ĐÀ NẴNG , THÁNG 4 – 2013 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 5 Phần 1: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU THEO CÁCH TIẾP CẬN TOP-DOWN 6 1. PHÂN TÍCH VĨ MÔ 6 1.1. KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI 6 1.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM 9 2. PHÂN TÍCH NGÀNH 15 2.1. Những nhận định chung về một số ngành kinh tế 15 2.2. Phân ngành sữa-ngành thực phẩm 16 2.3. Ngành dược 17 3. PHÂN TÍCH CÔNG TY 19 3.1. Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk 19 3.2. Công ty cổ phần dược OPC 22 Phần 2: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 26 1. Một số chỉ báo được sử dụng 26 1.1. Đường xu thế-Trendline 26 1.2. Đường MA 26 1.3. Dải băng Bolliger 26 1.4. Đường MACD 26 1.5. Chỉ số sức mạnh tương đối RSI 27 2. Dự báo giá cổ phiếu 27 2.1. Dự báo giá VNM 27 2.2. Dự báo giá OPC 28 Phần 3: DIỄN GIẢI TÍNH TOÁN SỐ LIỆU 31 1. Các ký hiệu công thức 31 2. Xử lý số liệu 31 2.1. Tỷ suất lợi tức hàng ngày 31 2.2. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng E(R) 31 2.3. Độ lệch chuẩn 32 2.4. Ước lượng tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn 33 2.5. Hiệp phương sai 33 2.6. Hệ số tương quan 33 2.7. Xây dựng đường biên phương sai bé nhất và đường biên hiệu quả 34 2.8. Đường biên hiệu quả: 36 2.9. Phân bổ vốn đầu tư giữa danh mục (P) với danh mục (F) 37 2.10. So sánh danh mục đầu tư rủi ro (P) với danh mục thị trường (M) 38 2.11. Phí tối đa thu được từ khách hàng 39 KẾT LUẬN 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 41 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang trong giai đoạn khó khăn, mỗi doanh nghiệp đứng trước rất nhiều thách thức, rủi ro là điều rất dễ xảy ra. Vì vậy, các nhà đầu tư cần phải kĩ lưỡng hơn khi quyết định đầu tư vào bất kì chứng khoán nào, họ cần phải cân nhắc giữa cơ hội đầu tư đó với các cơ hội đầu tư khác. Do đó, cần phải tiến hành phân tích chứng khoán. Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu về phương pháp phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down và phân tích kỹ thuật, hai phương pháp này sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình ra quyết định. Vì vậy, cần phải kết hợp cả hai phương pháp để đưa ra một quyết định sáng suốt nhất. Phân tích theo cách tiếp cận Top-down bao gồm: đánh giá môi trường vĩ mô, phân tích ngành, phân tích công ty. Phân tích kỹ thuật dựa vào các chỉ báo để dự báo giá chứng khoán trong tương lai. Việc phân tích sẽ giúp các nhà đầu tư trả lời các câu hỏi, đưa ra các quyết định đầu tư bao gồm: khi nào là thời điểm thuận lợi để đầu tư, khi nào cần phải rút ra khỏi thị trường, đầu tư vào loại chứng khoán nào để phù hợp với mục tiêu đề ra và giá cả. Đề tài nghiên cứu với mục đích là nhằm hiểu rõ hơn, nắm vững hơn về phương pháp và cơ sở ứng dụng của phân tích và đầu tư chứng khoán. Đặc biệt là ứng dụng thực tiễn vào phân tích để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán trên TTCK hiện nay. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương pháp phân tích theo cách tiếp cận Top-down, phân tích kỹ thuật và xác định lợi ích kỳ vọng, rủi ro của cổ phiếu VNM và OPC dựa trên dữ liệu quá khứ. Phạm vi nghiên cứu là tình hình vĩ mô, phân tích ngành, công ty, tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu VNM và OPC trong giai đoạn 2010-quí 1/2013. Đề tài của nhóm đứng trên quan điểm của một nhà đầu tư dài hạn và ngại rủi ro. Nội dung đề tài chia làm 3 phần: Phần 1: Phân tích cổ phiếu theo cách tiếp cận Top-down Phần 2: Phân tích kỹ thuật Phần 3: Diễn giải, tính toán số liệu Với nguyện vọng hoàn thành đề tài thật tốt, song với thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên mặc dù đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu dưới sự hướng dẫn của cô giáo cùng với sự hiểu biết của mình nhưng chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm rất mong nhận được sự chỉ dạy của cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, nhóm 7 chúng em xin chân thành cảm ơn sự tận tình quan tâm, giúp đỡ của cô giáo ThS.Nguyễn Thanh Hương đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, tháng 4 năm 2013 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế Biểu đồ 2: Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh té lớn 2010-quí 1/2013 Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát châu Âu 2011-quí 2/2012 Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP đến quí 4/2012 và tỷ lệ lạm phát đến quí 1/2013 của Mỹ Biểu đồ 5: Tăng trưởng GDP của Nhật Bản từ năm 2008 đến quí 1/2013 Biểu đồ 6: Tăng trưởng GDP các nước BRICs từ quí 1/2011 đến quí 1/2013 Biểu đồ 7 : Phần trăm thay đổi giá trị chỉ số chứng khoán tại các quốc gia năm 2012 Biểu đồ 8: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2010 đến quí 1/2013 Biểu đồ 9: Biến động chỉ số CPI so với tháng trước liền kề năm 2012 Biểu đồ 10: Tình hình cán cân thương mại Việt Nam năm 2012 Biểu đồ 11: Chỉ số quản lí mua hàng PMI từ 4/2011 đến tháng 2/2013 Biểu đồ 12: Diễn biến TTCK năm 2012 và những thông tin quan trọng Biểu đồ 13: Tăng trưởng giá cổ phiếu của ngành sữa năm 2012 Biểu đồ 14: Diễn biến giao dịch cổ phiếu ngành dược năm 2012 Biểu đồ 15: Tốc độ tăng trưởng ngành dược 2007-2011 Biểu đồ 16: Diễn biến giá sữa trong nước 8 tháng đầu năm 2012 Biểu đồ 17: Đồ thị phân tích kỹ thuật VNM SMA(20) và EMA(25) Biểu đồ 18: Đồ thị phân tích kỹ thuật VNM SMA(20) và SMA(200) Biểu đồ 19: Đồ thị phân tích kỹ thuật OPC SMA(20) và EMA(25) Biểu đồ 20: Đồ thị phân tích kỹ thuật OPC SMA(20) và SMA(200) Bảng Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến quí I năm 2013 Bảng 2: Một số dự báo chỉ tiêu kinh tế Việt Nam của BSC và mục tiêu của chính phủ năm 2013 Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính của Vinamilk giai đoạn 2010 – 2012 Bảng 4: Kế hoạch doanh thu, lợi nhuận Vinamilk giai đoạn 2013 - 2016 Bảng 5: Một số chỉ tiêu tài chính của OPC giai đoạn 2010-2012 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VNM : Mã cổ phiếu Vinamilk OPC : Mã cổ phiếu OPC TTCK : Thị trường chứng khoán DMĐT : Danh mục đầu tư IMF : Quĩ tiền tệ thế giới Eurostat : Cơ quan thống kê châu Âu Phần 1: PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU THEO CÁCH TIẾP CẬN TOP-DOWN PHÂN TÍCH VĨ MÔ KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI Bước sang năm 2013, nền kinh tế thế giới bắt đầu le lói phục hồi, mặc dù chưa thật vững chắc sau 5 năm vật lộn với cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái trầm trọng nhất từ trước đến nay. Mỹ và các nước châu Âu tiếp tục phải đối mặt với khó khăn tài chính. Những tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp và mất cân đối, thương mại sụt giảm, tăng trưởng toàn cầu thấp. Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu và một số nền kinh tế Tình hình kinh tế thế giới Tốc độ tăng trưởng kịnh tế toàn cầu có phần khởi sắc, IMF dự đoán năm 2013 tăng so với năm 2012 là 3.6%. Qua số liệu thống kê của IMF thì dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế là Trung Quốc và các nước đang phát triển ở châu Á trong khi các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU có tốc độ tăng trưởng thấp hơn cả mức trung bình thế giới và cũng là những khu vực có mức tăng trưởng thấp nhất. Biểu đồ 2: Tỷ lệ thất nghiệp tại các nền kinh tế lớn 2000-quí I/2013 Nguồn: Eurostat Châu Âu suy thoái do khủng hoảng nợ công Biểu đồ 3: Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ lạm phát châu Âu Châu Âu-nền kinh tế lớn phải đối mặt với khủng hoảng nợ công trầm trọng và kéo dài kéo theo hàng loạt hệ lụy. Biểu đồ 4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp USA Theo số liệu của Eurostat, GDP của EU27 trong quý IV năm 2012 đã giảm 0,5% so với quý trước. So với cùng kỳ năm trước, GDP của EU27 đã giảm 0,6%. Đầu năm nay, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) đã tăng cao ở mức kỷ lục 12%. Tính đến tháng 2/2013, tỷ lệ thất nghiệp khu vực EU27 là 10.9%, tăng 0,1% so với tháng 1, trong đó dẫn đầu là Hy Lạp (26.4%), tiếp đến là Tây Ban Nha (26,3%). Mỹ Q4/2012, tốc độ tăng trưởng GDP bất ngờ nhận giá trị -0,1% nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho thấp và chi tiêu quốc phòng sụt giảm. Bước sang quí 1/ 2013, GDP được kỳ vọng là tăng trưởng 1,9%. Tốc độ tăng giá tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp có dấu hiệu giảm dần nhưng mức thất nghiệp vẫn còn khá cao, 7,6 % vào tháng 3/2013 cùng với thâm hụt ngân sách, nợ công khổng lồ của Mỹ sẽ gây áp lực đối với sự phát triển kinh tế. Nhật bản Kinh tế Nhật đang đã có sức bật tốt sau thảm họa kép động đất và sóng thần năm 2011. Từ năm 2012, tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu bất ổn, suy thoái kinh tế hiện hữu. Xuất khẩu phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự sụt giảm trong nhu cầu toàn cầu và đồng yên tăng giá, thâm hụt thương mại đi đối với thâm hụt ngân sách, tình hình giảm phát vẫn bao trùm nền kinh tế. Tốc đố tăng trưởng GDP bị âm, quí 4/2012, tăng trưởng GDP là -0,9%, bước sang quí 1/2013, tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 0%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản trong quí 4 năm 2012 duy trì ở mức 4,2% nhưng bước sang quí 1 năm 2013, con số này đã tăng lên 4,27%. Biểu đồ 6 Các nước BRICs Các nước trong nhóm BRICs không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của sự suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới, các nước này đã kết thúc năm 2012 với mức tăng trưởng chững lại. Tốc độ tăng GDP (so với quý trước) nhìn chung có xu hướng tăng nhẹ. Trong đó, riêng Trung Quốc tăng trưởng GDP giảm từ 2,2% quí 4/2012 còn 2 ở quí 1/2013. Tình hình chính trị thế giới Tình hình chính trị thế giới những tháng cuối năm 2012 đầu năm 2013 nổi bật nhất là những cuộc chuyển giao quyền lực lớn tại Mỹ và Trung Quốc. Triển vọng kinh tế Châu Âu tiếp tục bị đe dọa do sự bế tắc về chính trị của Italia. Bên cạnh đó, Trung Đông-điểm nóng về an ninh, chính trị toàn cầu vẫn căng thẳng và không có lối thoát. Xung đột chính trị đang leo thang ở Đông Á và Đông Nam Á, quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản sẽ tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề quần đảo Điếu Ngư. Tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á về vấn đề Biển Đông vẫn còn rất căng thẳng. Bên cạnh đó, xung đột trên bán đảo Triều Tiên cũng tồn tại nhiều nguy cơ về chính trị. Thị trường hàng hóa thế giới Giá dầu giảm chạm đáy vào tháng 2 năm 2013 do nhu cầu hàng hóa giảm và lo ngại ngân hàng trung ương Mỹ có thể giảm quy mô chương trình mua trái phiếu, gây áp lực lên các thị trường tài chính. Giá vàng trên thế giới có xu hướng giảm do sự le lói hồi phục của nền kinh tế làm giảm nhu cầu an toàn đối với vàng. Biểu đồ 7 Nhìn chung, giá các loại hàng hóa khác tăng liên tiếp trong những tháng đầu năm 2013, chuỗi tăng lâu nhất kể từ năm 1996. Thị trường chứng khoán thế giới Bất chấp những khó khăn của nền kinh tế thế giới suy thoái, thị trường chứng khoán thế giới hầu hết đều tăng điểm, trong đó có một số nước có mức tăng rất mạnh. Các nước có mức tăng mạnh nhất gồm Venezuela tăng hơn 300%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 53,3%, Pakistan tăng 49,3%,… Một số nước Đông Nam Á có mức tăng mạnh như Thái Lan tăng 35,8%, Lào tăng 35,1. Thị trường chứng khoán thế giới có khả năng sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn trong năm 2013 khi các nước đã bắt đầu hành động quyết liệt với những chính sách hợp lý hơn. Triển vọng kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng 2013. Kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục, theo dự báo của IMF, GDP của Mỹ sẽ tăng khoảng 2,3-3% trong năm 2013. Khu vực châu Âu vẫn chưa thoát khỏi nợ công, mặc dù được cứu trợ từ nhiều phía. IMF dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực này sẽ là 0,4% trong năm 2013. Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng chậm với dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ có 1%. Khả năng suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc rất lớn bởi sự bất ổn của thị trường bên ngoài và nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản. IMF dự báo GDP nước này sẽ giảm xuống ở mức 7% trong năm 2013. Căng thẳng chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi có thể tạo ra cú sốc giá dầu. Kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn quyết liệt với nhiều biện pháp mạnh được áp dụng. Nền kinh tế Thế giới nói chung sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2013. Tuy vậy, đây là thời điểm bản lề để các chính sách ngấm dần hiệu quả, mở ra thời kỳ tăng trưởng mạnh hơn so với năm 2012. Những ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam Tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự biến động đó. Khó khăn của những nền kinh tế lớn đặc biệt là Mỹ và Châu Âu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngoại thương, du lịch cũng như thị trường tài chính của nước ta. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước đang phát triển, có tình hình chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao... Bên cạnh đó, dự báo sự phát triển trung tâm của thế giới sẽ nhằm vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dòng tiền nhàn rỗi trên thế giới với số vốn được rút ra khỏi thị trường Âu, Mỹ sẽ mở ra cơ hội cho nước ta. TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2010 tháng đầu năm 2013 cũng đầy những biến động Bảng 1: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến quí I năm 2013 Chỉ tiêu (so với cùng kỳ năm liền kề) 2010 2011 2012 Quý I năm 2013 1. Tăng trưởng GDP (%) 6.78 5.89 5,03 4,89 Khu vực nông, lâm, thủy sản (%) 4.7 5.2 2,72 0,31 Khu vực công nghiệp và xây dựng (%) 14 6.8 4,52 1,98 Khu vực dịch vụ (%) - - 6,42 2,6 2. Lạm phát (%) 11,8 18.13 6,81 6,64 Thâm hụt cán cân thương mại (tỷ USD) 12.4 9.5 -0,3 -0,5 Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD) - Tăng trưởng (%) 71.6 96.3 114,6 29,7 25.5 33.3 18,3 19,7 b. Kim ngạch nhập khẩu (tỷ USD) 84 105.8 114,3 29,2 Tăng trưởng (%) 20.1 24.7 7,1 17 4. Vốn đầu tư toàn xã hội (nghìn tỷ đồng) - Tăng trưởng (%) 830.3 877.9 989,3 202,6 17.1 5.7 7 5,5 Nhà nước (nghìn tỷ đồng) 316.3 341.6 374,3 74,8 Tăng trưởng (%) 29.1 8 9,6 24,5 Ngoài nhà nước (nghìn tỷ đồng) 299.5 309.4 385 74,8 Tăng trưởng (%) 7.73 3.3 8,1 11,6 Đầu tư trực tiếp NN (nghìn tỷ đồng) 214.5 226.9 230 53 Tăng trưởng (%) 18.37 5.78 1,4 1,9 Thâm hụt NSNN (nghìn tỷ đồng) 121.5 162,6 35,6 - Thu ngân sách (nghìn tỷ đồng) - 674.5 658,6 136,3 - Chi ngân sách (Nghìn tỷ đồng) - 796 821,2 171,9 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 2: Một số chỉ tiêu dự báo của BSC và mục tiêu của chính phủ năm 2013 Biểu đồ 8 Tăng trưởng kinh tế Biểu đồ 9 Tăng trưởng GDP quí 1/2013 là 4,89% cao hơn cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu là do khu vực dịch vụ tăng cao hơn ở mức 5,65%. Trong quí 1, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng thấp nhất do gặp nhiều khó khăn. Mặc dù, GDP quí 1 đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn còn ở mức thấp, nền kinh tế vẫn còn rất khó khăn. Lạm phát Kết thúc tháng 3, lạm phát cả nước là 6,64%, thấp hơn mục tiêu cả năm và có xu hướng giảm so với 2 tháng trước. Biểu đồ 10 Đáng chú ý, sau khi tăng mạnh vào tháng 1 và tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 đã quay đầu giảm 0,19% so với tháng 2 -lần giảm thấp nhất kể từ tháng 8/2012. Sau khi con số CPI tháng 3 được công bố, các định chế tài chính lớn như ANZ, JP Morgan đã điều chỉnh dự báo lạm phát cả năm 2013 của Việt Nam. Trong đó, ANZ hạ dự báo lạm phát từ 8-10% xuống còn 6-8%, và nhận định nhiều khả năng ở 6%. JP Morgan cũng dự báo lạm phát Việt Nam cả năm 2013 khoảng 6,6% Cán cân thương mại Năm 2012 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2011, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011. Như vậy, cán cân thương mại năm 2012 thặng dư 284 triệu USD, bằng 0,26% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, với 9 tháng suất siêu và 3 tháng nhập siêu. Đây là năm đầu tiên kể từ năm 1993, Việt Nam xuất siêu hàng hóa. Nhờ cán cân thương mại thặng dư, tỷ giá ổn định, lãi suất gửi nội tệ cao hơn nhiều so với ngoại tệ, nên cán cân thanh toán tổng thể 2012 đã được cải thiện rõ nét. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế. Tình hình sản xuất Biểu đồ 11: Chỉ số quản lý mua hàng PMI 4/2011-2/2013 Tình hình sản xuất trong nước tiếp tục ở trong trạng thái trì trệ được thể hiện rõ qua chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của HSBC. Chỉ số này thường xuyên nằm dưới đường 50 (là ngưỡng để đo sự thay đổi về quy mô sản xuất so với tháng trước) cho thấy quy mô sản xuất vẫn tiếp tục bị thu hẹp. Theo tính toán của HSBC bước sang tháng 3, chỉ số ngành sản xuất Việt Nam PMI đã vượt mức trung bình 50 điểm, đạt 50,8 điểm và cao nhất trong vòng 23 tháng trở lại đây. Với mức điểm vượt trên ngưỡng 50, hoạt động sản xuất kinh doanh được cho là có những dấu hiệu tích cực trở lại. Vốn đầu tư vào nền kinh tế Vốn đầu tư toàn xã hội quý I năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 202,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 29,6% GDP. Qua bảng số liệu có thể thấy là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội đang có xu hướng giảm dần kể từ năm 2010. Điều này có thể xuất phát từ ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Thâm hụt ngân sách nhà nước Trong năm 2012, ngân sách Nhà nước tiếp tục thâm hụt mặc dù đã cắt giảm khá mạnh đầu tư công. Bội chi năm 2012 lên mức 239,5 nghìn tỷ đồng, bằng 170% dự toán. Thu – chi NSNN đang mất cân đối nghiêm trọng và ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách năm sau. Tỷ lệ thâm hụt ngân sách/GDP năm đã lên tới mức 8,1%, vượt xa kế hoạch 4,8% mà Chính phủ đề ra. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Lãi suất Biểu đồ 11 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tục giảm lãi suất nhằm khai thông dòng tiền giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Trong năm 2012, trần lãi suất huy động được giảm từ 14% về còn 8% ở thời điểm cuối năm. Lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng giảm xuống mức thấp nhất trong vòng nhiều năm gần đây ở hầu hết các kỳ hạn. Lãi suất này giảm và ổn định kể từ khi Thông tư 21 có hiệu lực, NHNN điều tiết thông qua phát hành tín phiếu và nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất tín phiếu trên thị trường mở (OMO) đang có xu hướng giảm tạo điều kiện giảm lãi suất TPCP qua đó góp phần định hướng giảm lãi suất chung trên thị trường. Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục giảm trong năm 2013 về 7%. Tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 có dấu hiệu chậm lại ở hầu hết các tổ chức tín dụng do nhu cầu vay vốn không có dấu hiệu tăng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 22,4% so với năm 2011, tăng trưởng tín dụng đạt 8,91%, hoàn thành kế hoạch tăng 8-9% của Chính phủ. NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 12% trong năm 2013. NHNN vẫn sẽ kiểm soát tăng trưởng tín dụng với các TCTD để đảm bảo mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả và hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Tỷ giá Tỷ giá VND/USD duy trì ổn định kể từ đầu năm đến nay tại mốc 20.828 nhờ các chính sách tài khóa được điều hành hợp lý của NHNN. Tỷ giá được giữ ổn định theo đúng kế hoạch không để biến động quá 1%. Định hướng chung cho năm 2013 là NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 Năm 2012, các chỉ số chứng khoán đã tăng mạnh ngay từ đầu năm. Thị trường tiếp tục sôi động và tạo đỉnh trong năm cho đến đầu tháng 5/2012, VN-Index tăng mạnh 27% với mức giao dịch bình quân hơn 62 triệu cổ phiếu mỗi phiên, HNX-Index tăng mạnh 42,6% với giao dịch bình quân đạt hơn 65 triệu cổ phiếu mỗi phiên. Tuy vậy, thị trường liên tiếp giảm điểm mạnh trong 7 tháng sau cùng với những “cú sốc” liên quan đến ngành ngân hàng. Trong quý I/2013, với những chính sách vĩ mô và thông tin vĩ mô mang tính tích cực, thị trường được hỗ trợ khá mạnh là duy trì một đà tăng tốt. Tuy nhiên, càng về cuối quý, đà tăng càng giảm dần, đặc biệt khi thị trường chạm đến những ngưỡng kháng cự quan trọng như mốc 490- 500 điểm trên sàn HOSE và 59 – 60 điểm trên sàn HNX. Biểu đồ 12: Diễn biến TTCK năm 2012 và những thông tin quan trọng Dự báo TTCK quí II/2013 (theo dự báo của Vietinbank Capital) Chuyển sang quý II, nền kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục có những dấu hiệu tích cực hơn nhưng chưa mang tính đột biến để thay đổi thực trạng hiện tại. Những dấu hiệu cho việc nền kinh tế đi ngang vẫ
Luận văn liên quan