Đề tài Phân tích, đánh giá và đềxuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015

Quản trịchiến lược có vai trò quan trọng trong sựphát triển tổchức. Nền kinh tế cạnh tranh càng gay gắt thì quản trịchiến lược càng có giá trị. Hiện nay có nhiều mô hình quản trịchiến lược, trong đó có 3 mô hình được sửdụng phổbiến: Mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trịM.porter. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, môi trường thường xuyên thay đổi, đểtồn tại và phát triển, Công ty Cổphần Thương mại-Dịch vụBến Thành (Ben Thanh TSC) cần có chiến lược kinh doanh luôn phù hợp với môi trường. Xuất phát từthực tế đó, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và đềxuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015”. Đểhoàn thành đồán, tôi sửdụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữliệu thứcấp qua các nguồn nhưbáo chí, internet, tài liệu nội bộ Thu thập dữliệu sơcấp thông qua bảng câu hỏi gửi đến đối tượng cần khảo sát để đánh giá sựhài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụcủa Ben Thanh TSC. Với phương pháp nghiên cứu đó tôi thu được các kết quảsau: (1) Khái quát các mô hình chiến lược: Delta, bản đồchiến lược và chuỗi giá trịcủa M.Porter đểlàm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược tại Ben Thanh TSC. (2) Chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSClà phù hợp với môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, vì vậy Ben Thanh TSCluôn giữvững thịphần của mình tại Tp.HCM. (3) Ben Thanh TSC đã định vị được sản phẩm dịch vụcó lợi thếcạnh tranh:Thương mại- Dịch vụ; Đầu tưxây dựng bất động sản; Đầu tưtài chính, Dịch vụ ăn uống. 4) Ben Thanh TSC đã xác định rõ năng lực cốt lõi sửdụng những công nghệmới nhất, hiện đại nhất, nhằm mang lại cho khách hàng sản phẩm tối ưu.

pdf54 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích, đánh giá và đềxuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION (Bilingual) September Intake, 2009 Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Hệ song ngữ) Nhập học: 09/2009 Subject code (Mã môn học) : MGT 510 Subject name (Tên môn học) : QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC Student Name (Họ tên học viên) : NGUYỄN NGỌC QUYÊN TP.HỒ CHÍ MINH - 2010 Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 1 - TÓM TẮT ĐỀ TÀI Quản trị chiến lược có vai trò quan trọng trong sự phát triển tổ chức. Nền kinh tế cạnh tranh càng gay gắt thì quản trị chiến lược càng có giá trị. Hiện nay có nhiều mô hình quản trị chiến lược, trong đó có 3 mô hình được sử dụng phổ biến: Mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị M.porter. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, môi trường thường xuyên thay đổi, để tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại-Dịch vụ Bến Thành (Ben Thanh TSC) cần có chiến lược kinh doanh luôn phù hợp với môi trường. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài “Phân tích, đánh giá và đề xuất chiến lược của Ben Thanh TSC giai đoạn 2011 – 2015”. Để hoàn thành đồ án, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Thu thập dữ liệu thứ cấp qua các nguồn như báo chí, internet, tài liệu nội bộ…Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi gửi đến đối tượng cần khảo sát để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của Ben Thanh TSC. Với phương pháp nghiên cứu đó tôi thu được các kết quả sau: (1) Khái quát các mô hình chiến lược: Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị của M.Porter để làm khung lý thuyết cho việc nghiên cứu chiến lược tại Ben Thanh TSC. (2) Chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSC là phù hợp với môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, vì vậy Ben Thanh TSC luôn giữ vững thị phần của mình tại Tp.HCM. (3) Ben Thanh TSC đã định vị được sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh: Thương mại- Dịch vụ; Đầu tư xây dựng bất động sản; Đầu tư tài chính, Dịch vụ ăn uống. 4) Ben Thanh TSC đã xác định rõ năng lực cốt lõi sử dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất, nhằm mang lại cho khách hàng sản phẩm tối ưu. Thời gian Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 2 - bảo hành sản phẩm dài nhằm tạo sự khác biệt, sự an tâm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ben Thanh TSC. (5) Khách hàng mục tiêu của Ben Thanh TSC là tư nhân, các tập đoàn kinh doanh và khách hàng nước ngoài. (6) Mô hình Dleta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị có giá trị thực tế tại công ty. Vì vậy, tôi đề xuất Ben Thanh TSC cần quan tâm số 1 nguồn nhân lực, thị trường và tài chính, chỉ khi 3 yếu tố này mạnh thì chiến lược (2011 – 2015) thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 3 - CHƯƠNG I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Xu thế hội nhập đem lại doanh nghiệp những cơ hội to lớn, mở rộng thị trường hoạt động, tiếp thu những công nghệ - khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu và học hỏi những mô hình quản lý hiện đại nhất. Nhưng bên cạnh đó, sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gay gắt. Một chiến lược tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Mục đích của xây dựng chiến lược là nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt được kết quả mong muốn trong một môi trường hoạt động không dự đoán trước được. Xây dựng chiến lược là một quá trình đánh giá môi trường hoạt động của doanh nghiệp, sau đó sẽ xác định những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, cuối cùng là triển khai kế hoạch hành động để thực hiện những mục tiêu trên. Những công ty đa quốc gia thường rất chú trọng vào quá trình này vì sẽ cung cấp cho nó những định hướng tổng quát và là kim chỉ nam hướng dẫn những hoạt động của công ty. Những nghiên cứu gần đây cho thấy bằng cách thực hiện và tiến hành xây dựng chiến lược, những công ty đa quốc gia đã cải thiện và gia tăng lợi nhuận của mình. Công ty Thương mại - Dịch vụ Bến Thành cũng đã thấy được tầm quan trọng của chiến lược, nên đã xây dựng chiến lược phát triển, song quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Vì lý do đó tôi đã chọn đề tài “PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC BEN THANH TSC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015” để viết đồ án MBA. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Sử dụng mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị để làm cơ sở khoa học phân tích đánh giá chiến lược hiện tại BEN THANH TSC và đề xuất chiến lược đến năm 2015, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 1.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài: - Khái quát mô hình Delta, bản đồ chiến lược và chuỗi giá trị của M. porter. - Phân tích chiến lược hiện có dựa trên mô hình Delta. - Phân tích môi trường bên trong và bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh của Ben Thanh TSC Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 4 - - Đề xuất chiến lược kinh doanh và kế hoạch thực hiện các chiến lược đến năm 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp chủ yếu: ƒ Phương pháp phân tích tổng hợp ƒ Phương pháp mô hình hóa ƒ Phương pháp thống kê, so sánh. - Thu thập tài liệu từ hai nguồn: ƒ Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn ban Giám đốc, trưởng các phòng ban…. ƒ Thông tin thứ cấp: Sách giáo khoa chuyên ngành, báo chí, internet … 1.5. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Ben Thanh TSC - Phạm vi nghiên cứu: Định hướng chiến lược kinh doanh tại Ben Thanh TSC - Phạm vi nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Ben Thanh TSC các năm vừa qua 2007- 2008 - 2009 và năm 2010 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu : Trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và thách thức như hiện nay, để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển thì quản trị chiến lược đang là một yêu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Đề tài này là một minh chứng thực tiễn về tầm quan trọng của Quản trị Chiến Lược 1.7. Bố cục của Luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 7 chương: Chương 1: Mục đích nghiên cứu Chương 2: Tổng quan lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Phân tích chiến lược hiện tại của Ben Thanh TSC Chương 5: Đánh giá chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC Chương 6: Đề xuất giải pháp xây dựng chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC đến năm 2015 Chương 7: Kết luận Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 5 - CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Tổng quát về chiến lược: Từ thế kỷ 20 đến nay, thuật ngữ “chiến lược” đã được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế cả ở bình diện vĩ mô cũng như vi mô. Ở bình diện quản lý vĩ mô, “chiến lược” được dùng để chỉ những kế hoạch phát triển dài hạn, toàn diện, cơ bản, về những định hướng chính của ngành, lĩnh vực hay vùng lãnh thổ. Ở bình diện quản lý vi mô, các chiến lược cũng nhắm tới sự phát triển nhưng gắn chặt với ý nghĩa kinh doanh. Cho nên ở các doanh nghiệp, người ta thường nói đến các “chiến lược kinh doanh” của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là sự lựa chọn tối ưu việc phối hợp giữa các biện pháp (sử dụng sức mạnh của doanh nghiệp) với thời gian (thời cơ, thách thức) với không gian (lĩnh vực và địa bàn hoạt động) theo sự phân tích môi trường kinh doanh và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu cơ bản lâu dài phù hợp với khuynh hướng của doanh nghiệp. Quản trị chiến lược : Theo Alfred Chandler, giáo sư đại học Harvard: “ Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”. Theo John Pearce II và Richard B.Robinson thì: “Quản trị chiến lược là một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”. (Phụ lục 1: Sơ đồ Quản trị chiến lược kinh doanh) Quy trình quản trị chiến lược kinh doanh: Quản trị chiến lược là một tiến trình bao gồm bốn giai đoạn: a. Nghiên cứu toàn diện môi trường: Tại giai đoạn này cần phần tích các cơ hội và nguy cơ, chỉ rõ các điểm mạnh và điểm yếu. Giai đoạn này sử dụng phép phân tích SWOT để phân tích môi trường. b. Hình thành chiến lược: Giai đoạn này doanh nghiệp cần thiết lập sứ mệnh, các mục tiêu dài hạn, xây dựng chiến lược, chính sách theo đuổi. c. Thực thi chiến lược: Tại giai đoạn này cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, ngân sách thực hiện cũng như qui trình thực hiện. Đây là giai đoạn được xem là khó khăn nhất trong quá trình quản trị chiến lược. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 6 - d. Đánh giá và kiểm soát: Giám sát kết quả của các hoạt động thiết lập và thực thi chiến lược. Bước này, gồm việc đo lường xác định thành tích của các cá nhân và tổ chức, đồng thời có những hành động điều chỉnh cần thiết. Trong giai đoạn này nếu có thay đổi hoặc biến cố lớn tác động thì việc điều chỉnh hoặc thay đổi chiến lược phải được thực hiện nhằm phù hợp, thích nghi với điều kiện mới. (Phụ lục 2: Mô hình cơ bản của tiến trình quản trị chiến lược) Các hoạt động hình thành, thực thi và đánh giá chiến lược nên được thực hiện trên cơ sở liên tục, không nên chỉ vào lúc cuối năm. Các hoạt động phản hồi là rất cần thiết để điều chỉnh chiến lược thích nghi hoàn cảnh mới. Quá trình quản trị chiến lược thực sự không bao giờ kết thúc. 2.2. Các mô hình xây dựng chiến lược kinh doanh 2.2.1 Mô hình Delta (Phụ lục 3: Mô hình Delta) Mô hình Delta là một mô hình quản trị chiến lược của một tổ, nhằm hỗ trợ cho các nhà quản lý có được những giải pháp thích hợp, thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh của công ty. Mô hình Delta là một sự tích hợp những lý thuyết lợi thế cạnh tranh và chuỗi giá trị của Porter với nguồn lực doanh nghiệp và bổ sung những quan điểm về mở rộng doanh nghiệp và với sự cung cấp những giải pháp khách hàng toàn diện. 2.2.1.1 Sản phẩm tốt nhất - Chiến lược chi phí thấp là thực hiện các hoạt động chuổi giá trị với hiệu suất cao và chi phí thấp hoặc sửa lại chuổi giá trị để giảm chi phí và bổ sung giá trị cho khách hàng. - Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Kết hợp các đặc tính khác biệt khiến người mua thích sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty hơn các nhãn hàng của đối thủ; Không chi tiêu vào việc khác biệt hóa sản phẩm nhiều hơn mức giá có thể tính cho khách hàng. - Qui mô: Tuỳ theo chiến lược để đưa ra các loại sản phẩm khác nhau theo từng chất lượng phù hợp với chiến lược áp dụng, bên cạnh đó nghiên cứu xác định thị phần . - Liên kết: Với chiến lược khách hàng đã đưa ra, cần xác định sản phẩm nào và cung cấp sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường với những thiết kế vượt trội để thí điểm, thăm dò phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, để từ đó tiếp thu ý Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 7 - kiến, rút kinh nghiệm để tìm giải pháp khắc phục sao cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng mục tiêu. 2.2.1.2 Giải pháp khách hàng - Phạm vi: Tuỳ theo sản phẩm và được chia thành nhiều nhóm, phân loại ra khách hàng nào sử dụng loại sản phẩm nào và khả năng hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu hay không. - Qui mô: Tiến hành phân tích khách hàng, đưa ra cơ cấu, tỷ lệ khách hàng sử dụng các loại sản phẩm để lên kế hoạch danh mục sản phẩm và chiến lược khách hàng, xác định khách hàng mục tiêu. - Liên kết: Trong chiến lược khách hàng cần tạo sự liên kết, liên tục để ngày càng phát triển. Trong quá trình thực hiện, chúng ta cần theo dõi, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó cung ứng, tạo ra sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể liên kết qua các bước: ƒ Thường xuyên quan hệ với khách hàng; ƒ Tìm cách giữ chặt khách hàng; ƒ Cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu khách hàng. 2.2.1.3 Hệ thống cấu trúc Để đáp ứng các chiến lược nêu trên đòi hỏi phải có chiến lược nội bộ của hệ thống đáp ứng yêu cầu đặt ra. Với thực trạng hiện nay có đáp ứng được hay không, hay phải đầu tư bổ sung công nghệ, máy móc, con người, các nguồn lực khác…để đưa ra sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. 2.2.2 Lý thuyết Bản đồ chiến lược: Trong cuốn sách xuất bản năm 2002 “The Strategy-Focused Organization”, Kaplan và Norton đã biến đổi khái niệm “Balanced Scorecard” - thẻ ghi điểm cân đối hay phương pháp đo hiệu suất công việc được giới thiệu trong chương trình Hội thảo Kinh doanh của Harvard năm 1992 thành khái niệm về phương thức quản lý chiến lược. Tất cả những sự biến đổi ấy được tổng hợp và được gọi là “Bản đồ chiến lược”. Bản đồ chiến lược mô tả phương thức một tổ chức tạo ra các giá trị kết nối mục tiêu chiến lược với nhau trong mối quan hệ nhân - quả rõ ràng. Các mục tiêu được nói đến là tài chính, khách hàng, quá trình, kinh nghiệm và mở rộng. (Phụ lục 4: Mô hình Bản đồ chiến lược) Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 8 - Bản đồ chiến lược nhấn mạnh đến Khách hàng - Đây là trọng tâm của chiến lược bao gồm cạnh tranh tìm khách hàng mới và tăng cường mối quan hệ với những khách hàng cũ. Đây chính là cách để tạo được sự khác biệt trên thị trường. Bản đồ chiến lược ba cách khác nhau để tạo ra sự khác biệt: - Sản phẩm hàng đầu: Một công ty về các sản phẩm hàng đầu tìm cách phát triển sản phẩm thành những sản phẩm chưa từng được biết đến, chưa ai thử, và luôn được chào đón. - Sự vận hành tối ưu: Các công ty vận hành tối ưu cung cấp sản phẩm và dịch vụ tối ưu và chất lượng, giá cả và sự thuận tiện mà không một công ty nào khác có thể so sánh. - Hướng nội bộ công ty, nhằm xác định quá trình kinh doanh và các hoạt động cụ thể phải thực hiện để hỗ trợ chương trình giá trị khách hàng. Michael Porter đã từng nói “Cái cốt lõi của một chiến lược là hành động - chọn cách thực hiện khác biệt so với đối thủ”. Quản lý điều hành là thiết kế một phương thức kinh doanh hiệu quả bao gồm quản lý nhân sự, kế hoạch Marketing, quản lý Tài chính; quản lý danh mục đầu tư… - Chiến lược Sản phẩm hàng đầu sẽ đòi hỏi phương thức cải tiến tiên phong giúp tạo ra các sản phẩm mới, tận dụng tối đa công năng và được biết trên thị trường nhanh nhất; - Phương thức quản lý khách hàng sẽ tập trung tìm kiếm khách hàng mới để tận dụng lợi thế của các sản phẩm hàng đầu trên thị trường; - Chiến lược sự thân thiện khách hàng đòi hỏi phương pháp quản lý mạng lưới khách hàng tối ưu ví dụ như củng cố quan hệ khách hàng thường xuyên và phát triển các giải pháp hỗ trợ quản lý; - Động lực của phương thức cải tiến là hướng vào nhu cầu của khách hàng mục tiêu, tập trung phát triển các sản phẩm mới và tăng cường dịch vụ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất; - Chiến lược sự vận hành tối ưu nhấn mạnh về chi phí, chất lượng, dịch vụ nhanh chóng quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cung ứng và phân phối nhanh, hiệu quả; Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 9 - - Thông thường các công ty tuyên bố đi theo hướng chiến lược thúc đẩy quan hệ khách hàng thông qua giảm chi phí. Việc giảm chi phí nhấn mạnh đến hiệu quả, năng suất lao động cao và đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, theo định nghĩa của Kaplan tài sản vô hình của doanh nghiệp gồm nguồn vốn về con người, vốn tổ chức, và vốn thông tin trong chi tiêu học hỏi và phát triển chiếm đến 75% tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, khi ứng dụng bản đồ chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực trên các mục tiêu cụ thể nhằm liên kết các chi tiêu ngân sách và đáp ứng năng lực thực hiện chiến lược của công ty. 2.2.3. Áp dụng chuỗi giá trị của Michael Porter: (Phụ lục 5: Mô hình chuỗi giá trị Michael Porter) Chuỗi giá trị (value chain), cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách của ông có tựa đề: Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. Chuỗi giá trị là khung mẫu cơ sở để tư duy một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; Đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hoá. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh: Được xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh. Mô hình này, thường được gọi là “Năm lực lượng của Porter”, được xem là công cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Các doanh nghiệp thường sử dụng mô hình này để phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào đó, hoặc hoạt động trong một thị trường nào đó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh doanh ngày nay mang tính “động”, nên mô hình này còn được áp dụng để tìm kiếm trong một ngành nhất định các khu vực cần được cải thiện để sản sinh nhiều lợi nhuận hơn. (Phụ lục 6 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh) Theo Michael Porter, cường độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản xuất bất kỳ chịu tác động của 5 lực lượng cạnh tranh sau: - Sức mạnh nhà cung cấp: Là mức độ tập trung của các nhà cung cấp; tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp và sự khác biệt của các nhà Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 10 - cung cấp. Đặc biệt là ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm; - Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm. Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng và sự tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế; - Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối. Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, cũng như khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào; - Sức mạnh khách hàng thể hiện ở: Vị thế có thể mặc cả. Số lượng người mua và cuối cùng là thông tin mà người mua có được; - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Mức độ tập trung của ngành. Chi phí cố định/giá trị gia tăng. Tình trạng tăng trưởng của ngành. * Kết luận chương 2: Ba Mô hình trên là một bước phát triển về mặt lý thuyết trong quản trị chiến lược, bởi vì 3 lý thuyết trên không mâu thuẩn với nhau, chúng chỉ bổ sung cho nhau, làm khung lý thuyết để thực hiện đồ án, giúp cho người xây dựng chiến lược có khung lý thuyết hoàn chỉnh. Trong hệ thống cấu trúc muốn đạt được tối ưu phải thực hiện nguồn lực, cơ cấu bộ máy, văn hóa công sở, thái độ giao tiếp, phục vụ khách hàng và giá trị chia sẻ đối với doanh nghiệp. Luận Văn Tốt Nghiệp GVHD: PGS.TS. Đào Duy Huân Học viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Quyên - Trang 11 - CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhằm thực hiện việc phân tích, đánh giá chiến lược kinh doanh hiện tại của công ty một cách thiết thực và hiệu quả, từ đó xác định đúng những hạn chế và điểm mạnh của công ty nhằm đưa ra được giải pháp tốt nhất để hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ben Thanh TSC. Do đó, để đạt được mục đích, mục tiêu của đề tài đã đề ra có hiệu quả tốt nhất, đề tài sẽ sử dụng một số phương pháp sau đây: 3.1. Thu thập tài liệu sơ cấp Số liệu và thông tin thu thập là nhắm tới các mục tiêu đã xác định trong chương 1. Đồ án nghiên cứu này sẽ phải thu thập số liệu sơ cấp sau: - Sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thông qua bảng câu hỏi để nghiên cứu. - Trong quá trình chọn mẫu xác suất, tôi đã tuân thủ các bước: ƒ Xác định một khung chọn mẫu bao gồm cho quản trị viên, cho chuyên gia và cho khách hàng Ben Thanh TSC. ƒ Với mẫu được chọn đảm bảo đại diện cho Ben Thanh TSC. 3.2. Phương pháp phỏng vấn P
Luận văn liên quan