Đường là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần không thể thay thế trong các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 150 triệu tấn vào năm 2009 và dự đoán đến hết năm 2010 sẽ tăng nhẹ trên mức này. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Eu, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan chiếm 50% sản lượng và các nhà xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Thái Lan, Australia chiếm hơn 50% xuất khẩu của thế giới.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6508 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đầu tư tài chính công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
(LAM SON SUGAR JOINT STOCK CORPORATION)
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133 QĐ/TTG ngày 23 tháng 12 năm 1999 của thủ tướng Chính phủ.
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 056673 do sở
Kế hoạch đầu tư Thanh Hóa cấp ngày 23/12/1999, đăng ký thay đổi lần 5 ngày 21/06/2007.
Trụ sở chính:Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá
Điện thoại: (037) 3 834091/93
Fax: (037)8 834 092
E-mail: lasuco@hn.vnn.vn
Webside: www.lasuco.com.vn
Vốn điều lệ: 300.000.000.000 VND
Nơi niêm yết: Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
Ngày chính thức giao dịch: 09/01/2008
Tên cổ phiếu: Cổ phiếu Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
Mã cổ phiếu: LSS
Số lượng cổ phiếu: 30.000.000 cổ phần
Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng/cổ phiếu
PHẦN 1: NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN
Tổng quan ngành mía đường:
Tình hình mía đường thế giới:
Lịch sử phát triển của ngành đường:
Đường là một sản phẩm thiết yếu trong đời sống của mọi người, là thành phần không thể thay thế trong các sản phẩm như bánh kẹo, nước giải khát và gia vị. Ngoài ra, phế phẩm của ngành đường cũng được sử dụng như mùn để sản xuất phân bón và cây mía còn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ethanol - sản phẩm có thể được dùng để thay thế cho xăng.
Ngành mía đường trên thế giới phát triển khá lâu đời, vào khoảng thế kỷ thứ 16, khi sự khai thác đầu tiên được hình thành ở Puerto Rico, rồi đến Cuba, nguyên liệu sản xuất đường chủ yếu lúc này là cây mía, vì thế sản lượng đường thu được không cao. Cho đến thể kỷ thứ 19, khi chúng ta biết tinh lọc ra đường từ cây củ cải đường, đã mở ra một ngành công nghiệp sản xuất đường ở Châu Âu. Từ đó, sản xuất đường đạt được nhiều đột phá: từ khoảng 820,000 tấn vào đầu những năm đầu cách mang công nghiệp, đến 18 triệu tấn trước chiến tranh thế giới I (1914 - 1918).
Hiện nay, trên thế giới, sản xuất đường đạt khoảng 150 triệu tấn vào năm 2009 và dự đoán đến hết năm 2010 sẽ tăng nhẹ trên mức này. Các nước sản xuất đường lớn trên thế giới là Brazil, Eu, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan chiếm 50% sản lượng và các nhà xuất khẩu đường chủ yếu là Brazil, Thái Lan, Australia chiếm hơn 50% xuất khẩu của thế giới.
Top 10 nước sản xuất đường niên vụ 2009 - 2010
Top 10 nước xuất khẩu đường niên vụ 2009 – 2010
Nguồn:www.illovosugar.com
Nhu cầu tiêu thụ đường ở mỗi người cũng khá cao. Theo số liệu thống kê năm 2008 cho thấy rằng ở Brazil một người tiêu thụ khoảng 61 kg/năm, người Australia 58 kg/năm, người Mỹ tiêu thụ khoảng 29 kg đường/năm, , người Trung Quốc 10 kg/năm, ở Việt Nam là 15 kg/năm, với mức tăng trưởng mỗi năm khoảng 2.7%/năm. Như vậy, trung bình trên thế giới tiêu thụ khoảng 30 kg/người/năm.
Tiêu thụ đường tính trên đầu người 2009 - 2010 (đv: kg)
Nguồn:www.illovosugar.com
Diễn biến của giá đường trong thời gian gần đây:
Nhu cầu tiêu thụ đường bình quân tăng khoảng 2% trong những năm gần đây. Trong phiên giao dich ngày 05/01/2010 giá đường thế giới tiếp tục tăng do hoạt động bán trục lợi của các nhà kinh doanh và đồng đôla Mỹ giảm giá. Tại thị trường New York, giá đường thô giao tháng 3/2011 tăng 1,23 cent tương đương 3,9% lên mức 33,11 cent/pound. Trong phiên giao dịch đã có lúc giá đường lên mức 33,32 cent, mức cao nhất từ tháng 7/1098. Giá đường đã tăng 23% trong năm nay. Giá đường thô được dự báo sẽ lên mức 35 cent/pound trong thời gian tới. Bộ Nông nghiệp Mỹ mới đây dự báo sản lượng đường trong vụ mùa bắt đầu ngày 01/10/2010 sẽ đạt 8,23 triệu tấn đường, thấp hơn so với con số 8,39 triệu tấn được dự báo vào tháng trước.
Bên cạnh hoạt động bán trục lợi của các nhà kinh doanh và đồng USD yếu, giá đường tăng mạnh còn do các quỹ đầu tư tăng cường mua vào theo xu hướng tăng giá của dầu mỏ và thị trường hàng hoá nói chung, cùng với đó là triển vọng nhập khẩu tăng của các nước tiêu thụ nhiều đường trên thế giới. Đông thời, nỗi lo về nguồn cung tiếp tục gây sức ép lên thị trường đường, trong bối cảnh Braxin - nước sản xuất đường hàng đầu thế giới – đang phải đối mặt với tình trạng mưa lớn gây thiệt hại nguồn nguyên liệu ngành đường. Trong khi đó, nhu cầu đường của châu Á dự kiến sẽ mạnh lên.
Theo các nhà phân tích, Ấn Độ - nước tiêu thụ đường nhiều nhất thế giới, đã từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu ròng về đường sau vụ mía nguyên liệu thất bát. Tổ chức Đường Quốc tế cho biết, tiêu thụ đường thế giới sẽ vượt cung khoảng 7,2 triệu tấn trong niên vụ 2009/10. Inđônêxia cũng có kế hoạch mua 500.000 tấn đường trong năm 2010.
Giá đường thô thế giới
Ngành mía đường tại Việt Nam:
Ngành sản xuất đường tại Việt Nam đã có từ lâu đời, từ khi người dân chúng ta biết làm nên mật mía từ cây mía, nhưng ngành công nghiệp mía đường tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu phát triển vào đầu những năm 1990, vẫn còn rất non trẻ và khá lạc hậu. Cho đến giai đoạn hiện nay ngành mía đường tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh để có thể trở thành ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế.
Nước ta sản xuất 3 loại đường chính:
Đường tinh luyện RE hay còn gọi là đường cát trắng
Đường vàng RS
Đường xay (hay đường thô)
Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam là có tính thời vụ, thường chủ yếu thu hoạch, vận chuyển và sản xuất trong thời gian khoảng 5 tháng (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), sau đó tồn kho thành phẩm để bán cho các tháng còn lại trong năm. Vì vậy nên chi phí tồn trữ hàng hóa này rất cao và giá thành sản phẩm khá cao.
Năng lực sản xuất của ngành mía đường:
Ngành sản xuất mía đường không được Nhà Nước quan tâm đúng mức. Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được Nhà Nước khuyến khích phát triển thì ngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự thỏa thuận giữa hai bên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự cao.
Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía không ổn định. Cụ thể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là 7.73% và sản lượng cũng giảm tương ứng là 7.19%, sản lượng năm 2009 giảm đến 12.36% so với năm 2007. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong nước không được ổn định. Việt Nam phải nhập khẩu đường gần 30% sản lượng tiêu thụ hàng năm, trong khi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn thấp, do vậy giá đường trong nước bị tác động lớn bởi giá đường thế giới.
Rủi ro nguyên vật liệu lớn, Ngành công nghiệp mía đường luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, nguyên nhân:
- Chưa chủ động được nguồn cung mía nguyên liệu. Hầu hết các nhà máy đều thu mua mía trong dân mà chưa có các vùng trồng riêng. Do vậy, chất lượng mía và sản lượng đều chưa đáp ứng được;
- Vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp, người trồng mía dần chuyển hướng chọn các cây cho giá trị kinh tế cao khác do chi phí trồng và thu hoạch mía khá cao; cộng với giá mía biến động thất thường đôi khi không đủ bù đắp được tiền công thu hoạch, tạo tâm lý bấp bênh cho người trồng mía – đã có những vụ mùa người trồng mía chỉ bán nhỏ lẻ cho các cơ sở làm mật, đường nhỏ lẻ thủ công thay vì bán cho nhà máy, do giá mía quá rẻ.
- Năng suất mía thấp. Năng suất mía trung bình trên thế giới hiện gần 70 tấn/ha, trong khi đó, năng suất trung bình của Việt Nam chỉ đạt gần 58,6 tấn/ha (niên vụ 2010 đang chỉ đạt xấp xỉ 52 tấn/ha) với chất lượng còn kém hơn…
Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế biến mía chỉ là 175,750 tấn, nghĩa là công suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước ta hiện nay chỉ là 2,644 tấn mía cây/ngày. Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của Việt Nam hiện nay, với tổng công suất 50 nghìn tấn mía cây/ngày thì tổng công suất của 32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía cây/ngày và công suất bình quân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía cây/ngày. Đây quả thực là một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường Việt Nam. Bởi trên thế giới, quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của một nhà máy đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8 công ty mía đường lớn nhất trong nước.
Ngoài ra, ngành mía đường sản xuất có tính mùa vụ. Thông thường các nhà máy chỉ hoạt động 5 tháng/năm vào quý 1 và quý 4 hàng năm. Số đường còn lại sẽ được lưu trữ trong kho để phục vụ cho nhu cầu cả năm. Vì vậy, chi phí tồn kho của ngành rất lớn và hiệu quả hoạt động của các nhà máy không cao.
Giá mía đường trong nước:
Giá đường trong nước lập kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2010, và tiếp tục duy trì mức giá cao cho đến nay, với mức giá 19.200 – 19.500 đồng/kg loại RS bán tại nhà máy. Giá đường bán lẻ có lúc lên tới 25.000 VNĐ/kg, mức giá cao nhất từ trước đến nay. Hiện, giá đường thế giới đang đi xuống khá mạnh trong hai ngày cuối tuần vừa qua, nhưng giá đường bán lẻ trong nước vẫn tăng.
Ngành mía đường trong nước đang bước vào vụ mùa, nhưng giá đường vẫn duy trì xu hướng tăng. Do:
- Giá đường trong nước chịu ảnh hưởng của giá đường thế giới (tỷ lệ nhập khẩu khá lớn, khoảng 30%), do diễn biến thời tiết bất lợi cho sản lượng mía ở các nước sản xuất chính.
- Trong nước lượng đường tồn kho ở mức thấp nên giá đường trong nước liên tục tăng.
- Giá thu mua mía nguyên liệu tăng cao, mức giá thu mua vào 30/10/2010 là 1,15 triệu đồng/tấn mía – tăng 15% so với tuần trước đó.
- Quý 4 là mùa sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo cho các dịp lễ của năm của Việt Nam, do vậy nhu cầu sẽ tăng lên, góp phần làm cho giá đường có thể duy trì xu hướng tăng.
Sự cạnh tranh trong ngành mía đường:
Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên liệu mía cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất mía nước ta vẫn còn lạc hậu so với các nước trên thế giới. Giá đường trên thế giới đang có xu hướng thấp hơn so với trong nước. Một ví dụ cụ thể, theo số liệu thống kê cho thấy vào tháng 2/2009, khi giá đường nhập khẩu của New York và London về VN chỉ khoảng 9.000 đồng/kg, thì ở Việt Nam, giá đã lên đến khoảng 13,000 - 14,000 đồng/kg. Rõ ràng là chúng ta chưa thể cạnh tranh nổi về giá cả trên thị trường quốc tế.
Mặt khác, trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởi thuế quan cao và hạn ngạch nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước.
Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường 2008:
Mặt hàng
Thông thường
Ưu đãi
CEPT 08
CEPT 09
CEPT 10
WTO
Đường thô
25%
27%
20%
10%
5%
25%
Đường tinh luyện
60%
40%
20%
10%
5%
60%
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, nước ta áp dụng thuế xuất nhập khẩu đường là 5%, cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây là một khó khăn ngành đường để cạnh tranh với các nước công nghiệp đường phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Triển vọng phát triển của ngành:
Hiện nay, tại nước ta, tổng nhu cầu đường toàn quốc niên vụ 2008 - 2009 vào khoảng 1.3 - 1.4 triệu tấn, trong khi tổng sản lượng sản xuất năm nay cũng như tồn kho năm ngoái chỉ đạt khoảng hơn 1.15 triệu tấn. Sản lượng đường thiếu hụt làm tăng giá đường đột biến trong thời gian hiện nay. Như vậy, ngành mía đường Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển, dựa trên một số yếu tố sau:
- Giá đường đang diễn biến có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ. Và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì được mặt bằng giá cao, do sự thiếu hụt của nguồn cung trong khi cầu ngày càng tăng.
- Mức tiêu thụ đường bình quân đầu người của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình quân giai đoạn 1999 – 2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1%/năm. Trong khi sản xuất đường trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, như vậy, tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn.
- Quý 4/2010, tình hình ngành khá khả quan: giá được dự báo tiếp tục duy trì mức giá hiện nay; sản lượng tiêu thụ khả năng tăng, do cung tăng vào vụ mùa khai thác của ngành và cầu tăng do đúng vào dịp lễ tết của Việt Nam làm tăng lượng tiêu dùng bánh kẹo.
Tổng quan về Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn (LSS):
Sơ lược về công ty:
Lịch sử hình thành:
Công ty cổ phần Mía đường Lam sơn tiền thân là Nhà máy đường Lam Sơn thành lập năm 1980. Năm 1999 Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần.Trụ sở chính của Công ty với diện tích 46 ha được đặt tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 09/01/2008 Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS, vốn điều lệ là 300 tỷ đồng, tổng tài sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Công ty có vùng nguyên liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 triệu lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, công nhân lao động trên một nghìn người, đội ngũ kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo nghề, trên 50% là thợ bậc cao.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty:
Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn.
Chế biến các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc.
Dịch vụ vận tải, cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm.
Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấy bao bì carton, kinh doanh thươngmại, khách sạn, ăn uống; Xuất nhập khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụtùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.
Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn).
Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp.
Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị.
Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
Các thành tựu đạt được:
Qua quá trình 30 năm hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều danh hiệu và giải thưởng cao trong nước và quốc tê, điển hình như:
Danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới năm 1999 cho tập thể Công ty và cá nhân - Tổng giám đốc Lê Văn Tam (nay là Chủ tịch HĐQT).
Bằng khen của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tặng doanh nghiệp có nhiều giải pháp sáng tạo mang lại hiệu quả cao năm 2005.
Giải thưởng chất lượng Vàng Việt Nam năm 1997.
Giải thưởng Sao vàng đất Việt năm 2005.
02 Giải thưởng Quốc tế chất lượng toàn cầu GQM năm 2001, 2002.
03 Giải thưởng Ngôi sao vàng Quốc tế BID năm 2001, 2002, 2008.
Cúp Kim cương kỷ nguyên chất lượng Quốc tế QC100, năm 2003.
Liên tục được bình chọn công nhận hàng Việt Nam Chất lượng cao.
Chứng nhận xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008.
Cơ cấu tổ chức và vốn điều lệ của công ty:
Sơ đồ tổ chức công ty:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Hội đồng quản trị của công ty bao gồm 5 thành viên, đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị: ông Lê Văn Tam. Các thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, đều tốt nghiệp cử nhân kinh tế, các trường đại học khác như bách khoa, công nghiệp. Họ đều có kinh nghiệm và kiến thức cần thiết cho quá trình phát triển của công ty. Ngoài ra, công ty còn có: ban giám đốc, kế toán trưởng và ban kiểm soát công ty, đảm bảo một bộ máy hoạt động minh bạch và hiệu quả cao.
Vốn điều lệ công ty:
Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là 300.000.000.000 đồng với tổng số cổ phần là 30.000.000 cổ phần.
Cơ cấu vốn cổ đông (năm 2008)
Định hướng phát triển:
Năm 2010 với Lasuco là một dấu mốc quan trọng, phải tạo ra bước bứtphá mới, tạo lập thế đứng vững chắc cho bước tăng trưởng với chất lượng và hiệu quả cao hơn trong thời kỳ 2011-2020.
Mục tiêu chiến lược là: Chất lượng - Hiệu quả. Mang lại lợi ích và giá trị gia tăng cho Cổ đông, nhà đầu tư,người trồng mía, người lao động trong doanh nghiệp, có trách nhiệm cao với cộng đồng.
Công ty có các chiến lược phát triển như sau:
Tiếp tục đầu tư phát triển vùng nguyên liệu một cách vững chắc bằng con đường thâm canh, tăng năng suất và chất lượng mía, với chủ trương “Làm mới lại cây mía và hạt đường Lam Sơn”.
Tăng nhanh năng lực tài chính, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất
Nâng cao trách nhiệm đối với cộng đồng, kiểm soát và bảo vệ môi trường
Tiếp tục nâng cao hiệu quả Dự án tái cấu trúc bộ máy tổ chức quản lý nhân sự gắn với cơ chế thu nhập tiền lương
Hoạt động sản xuất kinh doanh:
Các dòng sản phầm chính của công ty:
Hoạt động kinh doanh chính của LSS là sản xuất đường bao gồm đườngRS, RE, đường vàng và sản xuất cồn từ sản phẩm phụ mật rỉ trong quá trình ép mía. Đường chiếm khoảng 78% trong cơ cấu doanh thu của công ty, cồn chiếm 16% và 6% còn lại là từ những hoạt động khác (cung cấp giống cây và sữa tiệt trùng).
Đường tinh luyện Lam Sơn sử dụng công nghệ làm sạch bằng phương pháp Cabonat hóa, sử dụng công nghệ trao đổi Ion, có độ tinh khiết cao, chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ.
Đường kính trắng Lam Sơn sử dụng công nghệ lắng nổi trong quá trình làm sạch, loại được tất cả các tạp chất và cho một loại mật chè tinh cung cấp cho quá trình nấu đường, với hệ thống nấu đường tự động cho ra một loại sản phẩm đạt chất lượng cao, sản phẩm chủ yếu được sử dụng hàng ngày làm thức uống.
Đường vàng tinh khiết Lam Sơn có mùi thơm đặc trưng của đường mía mà chỉ có ở vùng mía Lam Sơn, phần lớn sản phẩm được dùng làm nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm khác như: sản xuất bánh kẹo, đồ uống, ….
Sản phẩm cồn tinh chế dùng để xuất khẩu, dùng để làm nguyên liệu xăng pha cồn có nguồn gốc từ thiên nhiên,.. Chất lượng sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn EU, Mỹ… Sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ, Pháp, Mỹ … để làm ra một số loại rượu cao cấp.
Sản phẩm CO2 là sản phẩm phụ tận thu từ quá trình lên men của sản xuất cồn, qua hệ thống thu hồi và làm lạnh được sản phẩm CO2 băng, sản phẩm được cung cấp cho các nghành chế biến thực phẩm, công nghiệp cơ khí, tàu thủy ….
Vị thế công ty trong ngành:
Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã được thành lập 30 năm, có thể nói là một trong những công ty được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Với cơ cấu sản phẩm đa dạng và hệ thống đại lý trải dài khắp nước, Lasuco được đánh giá là Công ty sản xuất đường lớn nhất Việt nam với sản lượng sản xuất chiếm đến 10% thị phần đường trong nước. Vì vậy, sản phẩm đường Lam Sơn đã trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam và các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Lasuco là sản xuất đường và cồn. Lasuco hiện có 02 nhà máy sản xuất đường với tổng công suất thiết kế là 7.000 tấn mía cây/ngày đứng thứ 3 trong cả nước về công suất thiết kế nhưng lại là công ty có sản lượng mía và sản lượng đường lớn nhất cả nước. Đồng thời công ty luôn có sẵn nguồn nguyên liệu và cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, nhiều năm liền được bình chọn là doanh nghiệp vững mạnh và được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Do đó, cỏ thể nói Công ty CP mía đường Lam Sơn là một thương hiệu mạnh trong ngành mía đường Việt Nam.
Triển vọng kinh doanh trong tương lai:
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, đường vẫn được xem là mặt hàng thiết yếu, do vậy trong chiến lược phát triển, công ty cổ phần mía đường Lam Sơn luôn hướng đến tính bền vững của các dự án:
Tập trung cao phát triển nguyên liệu mía thâm canh, tăng năng suất. tập trung triển khai dự án làm mới lại cây mía bắt đầu từ vụ ép 2009/2010 và chính sách đầu tư phát triển mía vụ 2010/2011.
Tiếp tục triển khai dự án “Làm mới lại cây mía hạt đường Lam Sơn” và dự án “Tưới nước nhỏ giọt công nghệ cao etafim”.
Tăng tài sản tạo ra khối lượng sản xuất hàng hóa thiết yếu có tính thời đại – năng lượng tái tạo (Biodiezel).
Đầu tư thiết bị công nghệ mới, mở rộng nâng công suất Nhà máy đường 2 lên 7.500 TCD.
Đầu