Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng
cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trìnhcải tiến
thường đượcbiết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu
hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam -phần lớn là doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ
hộiti ếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực
cải tiến. Vòng l ẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể ,dẫn đến không có tài sản
thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng đểđầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến
được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với
tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh
nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm l ối thoát và
thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực
hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt
vàcácnguồntàinguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ
điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, dochủ
doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác;nguồn thứ hai,doanh nghiệp tiếp
cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động
nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận
nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị
trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.
63 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: nghiên cứu ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Đặt vấn đề
Cải tiến là cần thiết và rất quan trọng đối với hầu hết doanh nghiệp để nâng
cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Nguồn lực cần thiết cho tiến trình cải tiến
thường được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ, là những nguồn lực hữu
hình, rất hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam - phần lớn là doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Các doanh nghiệp luôn đối diện với tình trạng thiếu vốn nhưng lại ít có cơ
hội tiếp cận với các nguồn tín dụng và rơi vào vòng lẩn quẩn của sự thiếu nguồn lực
cải tiến. Vòng lẩn quẩn xuất phát từ việc thiếu vốn vật thể, dẫn đến không có tài sản
thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư cho cải tiến. Khi không cải tiến
được thì năng lực cạnh tranh kém, dẫn đến lợi nhuận thấp rồi tiếp tục đối mặt với
tình trạng thiếu vốn. Mặt dù vòng lẩn quẩn đó là chung đối với các chủ doanh
nghiệp, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp đã phá vỡ “vòng dây” để tìm lối thoát và
thực hiện tốt việc cải tiến và nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Để truy tìm những giải pháp cải tiến, trước hết ta xem xét đến các nguồn lực
hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm vốn vật thể (thiết bị, nhà xưởng, tiền mặt
và các nguồn tài nguyên hữu hình khác) và trình độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ
điển). Những nguồn lực đó được đến từ hai nguồn chính: nguồn thứ nhất, do chủ
doanh nghiệp huy động từ các nhà đầu tư khác; nguồn thứ hai, doanh nghiệp tiếp
cận với các tổ chức tín dụng. Nghĩa là chủ doanh nghiệp phải có khả năng huy động
nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đó là khả năng tiếp cận
nguồn lực của các doanh nghiệp, phần nhiều là nhờ vào nắm bắt được xu thế thị
trường, công nghệ, nhu cầu và dự báo được hành vi của các đối thủ cạnh tranh.
.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 2
Hình 1.1: Sơ đồ vòng lẩn quẩn cải tiến doanh nghiệp
Để nắm bắt được những xu thế trên, đòi hỏi doanh nghiệp nói chung và lãnh
đạo doanh nghiệp nói riêng phải có mạng lưới các mối quan hệ với các chủ thể khác
trong môi trường kinh doanh: trước hết là mối quan hệ với các chủ thể tạo ra năm áp
lực cạnh tranh(1) đối với doanh nghiệp; sau đó là mối quan hệ tốt với các cơ quan
đơn vị có khả năng giúp doanh nghiệp cải tiến về mặt công nghệ, bao gồm viện
nghiên cứu, trường đại học, cơ quan quản lý vĩ mô và cộng đồng. Các mối quan hệ
này cần phải duy trì bằng “sự tín cẩn” lẫn nhau và hành sử với nhau theo “chuẩn
mực” văn hoá kinh doanh và xã hội. Ba yếu tố mạng lưới kinh doanh, sự tín cẩn và
chuẩn mực cấu thành một loại vốn gọi là “vốn xã hội”.
Theo thảo luận trên, vốn xã hội được giả thuyết như là một nguồn lực “vô
hình” tác động đến sự cải tiến và giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có sự kiểm định giả thuyết này và chưa có
một khung lý thuyết chung cho các doanh nghiệp quan tâm đầu tư hợp lý vốn xã hội.
Việc xây dựng một khung lý thuyết về vốn xã hội trong doanh nghiệp là một việc
làm rất cần thiết để giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn ngoài vốn vật chất và trình
độ công nghệ (theo lý thuyết tân cổ điển) còn có vốn xã hội; và điều này thật sự rất
(1) Năm áp lực cạnh tranh theo Porter (1999) là: nhà cung cấp, khách hàng, nội bộ, đối thủ cạnh tranh và đối
thủ tiềm ẩn.
Thiếu vốn
vật thể
Khó tiếp cận nguồn
tín dụng
Thiếu nguồn
lực cải tiến
Kém lợi thế
cạnh tranh
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 3
cần thiết cho một nền kinh tế như Việt Nam – đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ -
vốn dĩ hạn chế về vốn vật chất và trình độ công nghệ. Hơn nữa, ngay cả khi đạt
được dồi dào về vốn vật chất và trình độ công nghệ hiện đại, thì cũng có thể giới hạn
3 vấn đề nêu ở bên trên.
1.1.2 Nêu tên đề tài
Vấn đề cấp thiết hiện nay là xác định đầy đủ các nguồn lực giải thích sự cải
tiến, mà trước đây chỉ được biết đến là vốn vật chất và trình độ công nghệ - vốn dĩ
hạn chế đối với phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đề tài “phân
tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp: trường hợp nghiên cứu
ngành dệt may trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” nhằm nổ lực tìm kiếm một
nguồn lực mới đóng góp vào tiến trình cải tiến của doanh nghiệp.
1.1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vốn xã hội có tác động đến quyết định cải tiến của doanh nghiệp không?
- Vốn xã hội ảnh hưởng đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp như thế nào?
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đo lường vốn xã hội và mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Kiểm định thang đo vốn xã hội trong doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định cải tiến doanh nghiệp.
- Phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến của doanh nghiệp.
- Gợi ý một số giải pháp vĩ mô và vi mô giúp cho doanh nghiệp thực hiện cải
tiến thành công bằng các biện pháp sử dụng vốn hội.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 4
Phạm vi nghiên cứu đề tài trong các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Việc lựa chọn nhóm đối tượng nghiên cứu có cùng
ngành nghề và địa bàn hoạt động sẽ hạn chế nhiều yếu tố tác động ngoại vi đến biến
nghiên cứu, giúp việc phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến thêm sâu
sắc hơn.
Một yếu tố khác cũng được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu là thời gian
hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu có thời
gian hoạt động sản xuất kinh doanh từ 5 năm trở lên, nghĩa là được thành lập từ năm
2001 trở về trước. Bởi vì, sự cải tiến là một quá trình, khoảng thời gian 5 năm là đủ
để doanh nghiệp thực hiện xong kế hoạch trung hạn, có thể nhận diện được những
vấn đề tồn tại cần phải cải tiến. Hơn nữa, từ năm 2001 đến nay, môi trường kinh
doanh đã có nhiều biến động từ các chính sách vĩ mô như Việt Nam gia nhập WTO,
hệ thống pháp luật đã sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với các thông lệ quốc tế, tiến
trình cổ phần hóa đang được đẩy mạnh, thị trường tài chính phát triển nhanh. Những
thay đổi này sẽ tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện cải tiến để tồn tại.
1.3.2 Phạm vi lý thuyết
Cải tiến là khái niệm rất rộng thể hiện trên nhiều phương diện của doanh
nghiệp, bao gồm cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình (Process
innovation), cải tiến sản phẩm mới (New-product innovation) và cải tiến chiến lược
(Strategy innovation)(2). Để phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự cải tiến được
sâu sắc, đề tài chỉ giới hạn trong xem xét cải tiến sản phẩm.
(2) Xem Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop, 2001; Roger, 1998 và Porter,
Stern, 1999.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 5
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu
định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bản câu hỏi; (2) nghiên cứu định
lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng như ước lượng và kiểm
định các mô hình.
- Đề tài sử dụng nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu: các
thống kê mô tả, kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) với phần mềm SPSS
for Windows 15.0; các ước lượng và kiểm định mô hình kinh tế lượng với
phần mềm Eviews 4.1.
1.5 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài được thực hiện nhằm truy tìm và chứng minh nguồn lực vốn xã hội
đóng góp vào sự cải tiến doanh nghiệp. Qua đó giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tiếp cận với vốn xã hội để bổ sung vào chính sách kinh doanh.
- Phát hiện đóng góp của vốn xã hội vào tiến trình cải tiến doanh nghiệp là một
phát hiện mang tính cách mạng giúp các doanh nghiệp thoát ra khỏi vòng lẩn
quẩn thiếu vốn vật chất và trình độ công nghệ phục vụ cho cải tiến.
- Việc cụ thể hóa các tiêu chí đo lường vốn xã hội và phân tích tác động của
chúng đến sự cải tiến doanh nghiệp không những góp phần tạo ra một khung
lý thuyết giúp phân tích chính sách kinh doanh, mà còn gợi ý cho chính phủ
đề ra nhiều chính sách vĩ mô nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội
để thực hiện cải tiến.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 6
1.6 KẾT CẤU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
Kết cấu báo cáo nghiên cứu bao gồm 6 chương. Chương 1 là giới thiệu chung
về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương 2 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết,
định nghĩa các biến nghiên cứu và phát triển mô hình nghiên cứu. Chương 3 sẽ trình
bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và
những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Chương 4 là phân tích mô tả để cung cấp tổng
quan về tổng thể nghiên cứu và kiểm định thang đo (Cronbach’s alpha) nhằm xem
xét độ tin cậy của các biến định tính đo lường các khái niệm nghiên cứu. Chương 5
là phân tích đóng góp của vốn xã hội vào sự cải tiến doanh nghiệp bằng hai mô hình
kinh tế lượng: (1) mô hình logit phân tích ảnh hưởng của vốn xã hội đến quyết định
cải tiến; (2) mô hình hồi quy bội nhằm xem xét ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức
độ cải tiến doanh nghiệp.Chương 6 sẽ rút ra những kết luận từ kết quả phân tích ở
các chương trước, qua đó gợi ý chính sách ở cấp độ quản lý nhà nước và cấp độ
doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng vốn xã hội phục vụ cải tiến.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU
Mục tiêu của Chương 2 là nhằm thiết lập được mô hình nghiên cứu để trả lời
hai câu hỏi vốn xã hội có ảnh hưởng đến quyết định cải tiến doanh nghiệp không? và
ảnh hưởng của vốn xã hội đến mức độ cải tiến như thế nào? Để trả lời hai câu hỏi
đó, chương này sẽ hệ thống các nội dung cơ bản về lý thuyết sự cải tiến và vốn xã
hội nhằm phát triển thang đo lường các biến nghiên cứu. Từ đó làm cơ sở để phát
triển giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu.
2.2 LÝ THUYẾT VỀ SỰ CẢI TIẾN
Để truy tìm các biến đo lường sự cải tiến sản phẩm nhằm phân tích mối quan
hệ của chúng với vốn xã hội, cần tiếp cận lý thuyết về sự cải tiến trên hai phương
diện cơ bản sau: thứ nhất là tìm hiểu về các khía cạnh cải tiến trong doanh nghiệp và
vai trò của chúng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh; thứ hai là hệ thống các lý
thuyết nhằm truy tìm động lực và nguồn lực cho cải tiến.
2.2.1 Khái niệm và các khía cạnh của sự cải tiến
Khái niệm về sự cải tiến được mở ra mạnh mẽ hơn bốn mươi năm qua. Trong
suốt những năm của thập niên 1950, khái niệm về sự cải tiến được xem như là kết
quả của sự phát triển tri thức riêng lẻ bởi những nhà nghiên cứu và phát minh độc
lập. Ngày nay, sự cải tiến được xem như là kết quả của tiến trình tương tác và trao
đổi kiến thức lẫn nhau giữa các chủ thể phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế. Sự tiến
triển khái niệm cải tiến nhìn chung dẫn đến hai hệ quả sau: thứ nhất, sự cải tiến
không chỉ là một sự kiện riêng lẻ trong các giải pháp phát triển kỹ thuật mà còn là
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 8
một quá trình tương tác của toàn xã hội; thứ hai, sự cải tiến không chỉ được đo lường
bằng các loại vốn hữu hình (vốn vật thể, vốn tài chính, lao động) mà còn bởi những
loại vốn vô hình, đặt biệt là vốn xã hội.
Theo Porter and Stern (1999:12) cho rằng sự cải tiến là phép biến đổi trí thức
trong sản phẩm mới, quy trình mới, và dịch vụ mới - chứa đựng nhiều hàm lượng
công nghệ và khoa học hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Có năm
loại biểu hiện sự cải tiến (Rogers, 1998:6): sản phẩm mới hoặc thay đổi sản phẩm
cũ; phương pháp sản xuất mới; mở cửa thị trường mới; nguồn lực đầu vào mới; đổi
mới tổ chức. Milé Terziovski, Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001) kế
thừa tư tưởng của Roger (1998) và Porter, Stern (1999) đã tổng kết sự cải tiến biểu
hiện trên bốn phương diện(3): cải tiến đầu vào (Input innovation), cải tiến quy trình
(Process innovation), cải tiến sản phẩm mới (New- product innovation), cải tiến
chiến lược (Strategy innovation).
Cải tiến sản phẩm nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua được những rủi ro về
chu kỳ sản phẩm, đồng thời tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trên thị
trường. Nếu không có cải tiến doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được các thay đổi đa
dạng về nhu cầu của khách hàng, sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh. Vì lẽ đó, cải tiến là
điều rất cần thiết đối với hầu hết các doanh nghiệp.
2.2.2 Nguồn lực phục vụ cải tiến doanh nghiệp
Để truy tìm nguồn lực cho sự cải tiến, Réjean. L, Nabil. A và Moketar (2000)
đã tổng kết các nguồn lực cải tiến qua năm lý thuyết cải tiến như sau: (1) sự cải tiến
kiến thức kỹ thuật; (2) sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường; (3) sự cải tiến trong
chuỗi liên kết; (4) sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ; (5) sự cải tiến trong mạng
lưới xã hội.
(3) Xem phụ lục 3 trình bày chi tiết các phương diện cải tiến doanh nghiệp được tổng kết bởi Milé Terziovski,
Professor Danny Samson và Linda Glassop (2001).
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 9
Lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật (the engineering theories of
innovation) cho rằng nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển (R&D) trong sản
xuất là nguồn gốc nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm hoặc quy trình sản xuất.
Nguồn lực thực hiện cải tiến sản phẩm (Vannevar Bush, 1945 xem Rosenbgerg. N,
1982) là các hình thức vốn hữu hình: vốn công nghệ, vật thể, nhân sự và các hình
thức vốn tài chính.
Lý thuyết sự cải tiến nhờ vào lực kéo thị trường (the market pull theories of
innovation) cho rằng những cải tiến về công nghệ được xem là điều kiện cần nhưng
chưa đủ cho việc cải tiến mà cần xem xét đến những vấn đề trong tổ chức như một
khoản đảm bảo sự thành công trong cải tiến (Carter và Williams, 1957; Schmoolker,
1966; Myers và Marquis, 1996). Động cơ thiết lập tổ chức quản lý tương thích với
những cải tiến về kỹ thuật là những dữ liệu về thị trường. Nói cách khác, lý thuyết
này cho rằng sự cải tiến được giải thích bởi những bộ phận cấu thành từ vốn hữu
hình và một loại vốn vô hình là dữ liệu thị trường.
Lý thuyết sự cải tiến trong chuỗi liên kết (the chain – link theories of
innovation): Để tìm cách khắc phục một thực tế cho rằng mối nối giữa tri thức và thị
trường không phải tự động và tức thời được giả định trong lý thuyết cải tiến nhờ lực
kéo thị trường và kỹ thuật. Một lý thuyết xuất hiện trong hai giai đoạn: bắt đầu
những năm 1980, các nhà nghiên cứu như Mowery và Rosenberg (1978) đề nghị
rằng cần chú ý hơn nữa mối nối giữa nghiên cứu khoa học với thị trường công nghệ,
sản xuất, marketing và bán hàng. Cuối những năm 1980, Von Hippel (1988) đã nhấn
mạnh sự chú ý về những thông tin được phát sinh thông qua mối nối giữa doanh
nghiệp với người cung cấp và khách hàng của họ. Trong những lý thuyết này, sự cải
tiến được giải thích bởi bộ phận cấu thành là các hình thức vốn vật thể kết hợp với
một hình thức vốn vô hình là: dữ liệu về khách hàng và nhà cung cấp được thiết lập
để trở thành thông tin phục vụ cho những nhà cải cách.
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 10
Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ (the technological network
theories of innovation): Vào cuối những năm 1980 và trong suốt những năm 1990,
lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ đã được phát triển bởi một nhóm các
học giả với tên gọi “sự cải tiến hệ thống (Systems of innovations)” (Lundvall, 1988,
1992, 1995; Nelson, 1993; Noisi et al, 1993; Rothwell, 1992; Edquits, 1997). Những
người ủng hộ lý thuyết này giả định rằng sự cải tiến của doanh nghiệp được liên kết
đa dạng với các chủ thể khác thông qua mạng lưới cộng tác và trao đổi thông tin.
Quan điểm này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nguồn thông tin bên ngoài công
ty: khách hàng, nhà cung cấp, nhà tư vấn, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu chính
phủ, trường đại học, nghĩa là nhấn mạnh đến sự tương tác chặt chẽ giữa doanh
nghiệp và những nguồn thông tin bên ngoài. Ở một khía cạnh khác, sự phát triển và
cải thiện quá trình sản xuất và sản phẩm phải tiến hành đồng thời với tiêu chuẩn hoá
công nghệ (lý thuyết sự cải tiến kiến thức kỹ thuật), tương thích với thị trường và
mạng lưới kinh doanh. Với lý thuyết về mạng lưới công nghệ, sự cải tiến được giải
thích bởi sự kết hợp giữa các hình thức vốn hữu hình với một hình thức của vốn vô
hình là mạng lưới công nghệ.
Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội (the social network theories of
innovation): Lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới xã hội dựa vào hai quan điểm cũ
và một quan điểm mới. Quan điểm cũ cho rằng sự cải tiến được xác định bởi nghiên
cứu trong khoa học kỹ thuật (lý thuyết kiến thức khoa học kỹ thuật) và trong quá
trình tương tác giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác (lý thuyết cải tiến mạng lưới
công nghệ). Quan điểm mới cho rằng trí thức là yếu tố cốt yếu thúc đẩy sự cải tiến.
Tầm quan trọng của trí thức tăng từ yếu tố sản xuất và xác định sự cải tiến qua quá
trình tích luỹ tri thức công nghệ theo thời gian và sử dụng những công nghệ mới
được công bố trên toàn thế giới (Arundel et al, 1998; Cowan and Foray, 1998).
So với lý thuyết sự cải tiến trong mạng lưới công nghệ, lý thuyết mạng lưới
xã hội về sự cải tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hơn công cụ kỹ thuật và
Vui lòng ghi rõ tên tác giả, đề tài khi sử dụng các thông tin từ luận văn này
www.caohockinhte.info
HV: Huỳnh Thanh Điền, GVHD: Nguyễn Hoàng Bảo 11
tầm quan trọng của tri thức hơn mạng lưới công nghệ như những yếu tố vô hình cốt
yếu. Phát triển sự cải tiến dựa trên tri thức phụ thuộc vào khả năng sử dụng công
nghệ và công cụ quan hệ (Lengrand và Chatrie, 1999). Những công cụ công nghệ
không tạo được khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vì nó dễ dàng có được. Lợi
thế cạnh tranh nằm trong những công cụ quan hệ: đó là phương pháp kinh doanh cả
môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Cùng một mạng lưới hợp tác, Lengrand
và Chatrie (1999) cho rằng mạng lưới kiến thức xuất hiện như một hình thức mới
của mạng lưới hợp tác - nó làm tăng thêm và cao hơn mạng lưới công nghệ, chúng
được định nghĩa như một hình thức mạng lưới hợp tác đầu tiên.
Sự tiến hoá từ lý thuyết mạng lưới công nghệ đến mạng lưới xã hội của sự cải
tiến đã dẫn đến thúc đẩy chuyển thông tin thành kiến thức, thông tin kết nối với sự
phát triển hoặc cải thiện sản phẩm hoặc quá trình sản xuất. Sự cải tiến dựa vào kiến
thức không phụ thuộc vào một mà nhiều loại tri thức. Hơn nữa nó phụ thuộc vào sự
hội tụ của nhiều loại tri thức đã bị cản trở bởi nhiều loại chủ thể khác nhau. Theo
Lengrand và Chatrie (1999:14) cho rằng khả năng sản xuất không còn xem như một
“khả năng sản xuất cộng thêm của hoạt động” mà đúng hơn là “hệ thống khả năng
sản xuất của các hoạt động” ở đó khả năng cạnh tranh của một công ty phụ thuộc
vào khả năng sản xuất của “bề mặt chung” hoặc sự tương tác của nó. Những tiêu
chuẩn mới này phụ thuộ