Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại

Vốn là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản và rất quan trọng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa việc bảo toàn và phát triển vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh dẫn tới tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề hết sức quan trọng, liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại, tác giả nhận thấy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty này đã được các nhà quản lý bàn tới nhưng chưa tìm ra một giải pháp thực sự. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty hóa chất trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại. Đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng về vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Vốn là một trong các nhân tố đầu vào cơ bản và rất quan trọng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng vốn có hiệu quả đồng nghĩa việc bảo toàn và phát triển vốn phục vụ cho quá trình tái sản xuất kinh doanh dẫn tới tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề hết sức quan trọng, liên quan đến vấn đề tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Qua tìm hiểu và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của các công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại, tác giả nhận thấy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty này đã được các nhà quản lý bàn tới nhưng chưa tìm ra một giải pháp thực sự. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn góp một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các công ty hóa chất trong giai đoạn hiện nay. Luận văn góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thương mại. Đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng về vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại, luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận và thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại các doanh nghiệp thương mại. Đối tượng này được luận văn giới hạn trong phạm vi 3 công ty hoá chất thuộc Bộ Thương ii mại là: Công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật, Công ty cổ phần hoá chất và Công ty cổ phần hoá chất vật liệu điện Hải Phòng. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về vốn và phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại. Trước hết, tác giả trình bày về đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại và những vấn đề cơ bản về vốn trong các doanh nghiệp thương mại, bao gồm: - Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại trong nền kinh tế thị trường và hội nhập; - Bản chất, vai trò của vốn trong doanh nghiệp thương mại; - Phân loại vốn trong doanh nghiệp thương mại. Sau khi khái quát những vấn đề cơ bản về vốn, tác giả đưa ra khái niệm về hiểu quả sử dụng vốn và sự cần thiết phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại. Cũng trong chương 1, tác giả đề cập đến một số phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại, như là: - Phương pháp so sánh; iii - Phương pháp phân tích chi tiết; - Phương pháp loại trừ; - Phương pháp phân tích liên hệ cân đối; - Phương pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền; - Phương pháp kết hợp. Bên cạnh phương pháp phân tích, tác giả còn đề cập đến nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại, bao gồm các nội dung phân tích sau: - Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Trong chương 2, sau khi khái quát quá trình hình thành, phát triển và giới thiệu một số nét chính trong cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh, bộ máy kế toán, đặc điểm về vốn và quản lý vốn kinh doanh của các công ty, tác giả tập trung phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại. Tác giả chọn Công ty cổ phần hoá chất và vật tư khoa học kỹ thuật (CEMACO HN) làm đơn vị phân tích chính, trên cơ sở đó so sánh các chỉ tiêu phân tích với Công ty cổ phần hoá chất (CHEMCO) và Công ty cổ phần hoá chất vật liệu điện Hải Phòng (CEMACO HP) để đánh giá đúng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các công ty qua các nội dung: - Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp iv Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu vốn kinh doanh của CEMACO HN năm 2006 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 132.600.846.466 94,71 152.578.626.971 94,71 19.977.780.505 15,07 I.Tiền và tương đương tiền 39.707.324.244 28,36 29.973.968.190 18,61 -9.733.356.054 -24,51 II.Đầu tư tài chính NH 0 0 0 0 0 0 III.Phải thu ngắn hạn 52.136.188.641 37,24 76.109.017.072 47,24 23.972.828.431 45,98 IV.Hàng tồn kho 38.147.311.646 27,25 37.656.268.595 23,38 -491.043.051 -1,29 V.TS ngắn hạn khác 2.610.021.935 1,86 8.839.373.114 5,49 6.229.351.179 238,67 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 7.412.438.218 5,29 8.516.451.186 5,29 1.104.012.968 14,89 I.Phải thu dài hạn 1.758.066.860 1,26 2.965.066.860 1,84 1.207.000.000 68,65 II.Tài sản cố định 5.553.371.358 3,97 5.355.213.063 3,32 -198.158.295 -3,57 III.Đầu tư tài chính DH 0 0 0 0 0 0 IV.Tài sản DH khác 101.000.000 0,07 196.171.263 0,12 95.171.263 94,23 TỔNG TÀI SẢN 140.013.284.684 100 161.095.078.157 100 21.081.793.473 15,06 Qua số liệu ở bảng 2.1 ta thấy: Tổng số vốn của CEMACO HN cuối năm 2006 tăng khá mạnh, tăng 21.081.793.473 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 15,06%. Quy mô vốn tăng khá đồng đều giữa vốn ngắn hạn (tỷ lệ tăng là 15,07%) và vốn dài hạn (tăng 14,89%). Vốn ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản phải thu ngắn hạn tăng khá cao, tăng 23.972.828.431 đồng, tỷ lệ tăng là 45,98%, chủ yếu là phải thu của khách hàng. Số liệu chi tiết cũng cho biết, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2006 của CEMACO HN tăng 89.112.876.026 đồng, tỷ lệ tăng là 35,05%. Điều này chứng tỏ trong năm 2006 công ty đã thu hút được khách hàng, mở rộng kinh doanh, tuy nhiên việc gia tăng các khoản phải thu của khách hàng đồng nghĩa với việc công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn. Bên cạnh việc gia tăng khoản phải thu ngắn hạn thì tiền giảm mạnh, giảm 9.733.356.054 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 24,51%, chỉ còn v chiếm 18,61% trong tổng số tài sản cuối năm (đầu năm tỷ trọng này là 28,36 %). Điều này cho thấy vốn bằng tiền được quay vòng nhanh song có thể gây những khó khăn cho công ty khi phải thanh toán ngay các khoản nợ lớn đã tới hạn. Vốn dài hạn của công ty chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng vốn của doanh nghiệp và tỷ lệ này không thay đổi vào thời điểm cuối năm (tỷ suất đầu tư bằng 5,29%), giá trị tuyệt đối của vốn dài hạn tăng chủ yếu do phải thu dài hạn tăng còn giá trị tài sản cố định lại giảm. So sánh tỷ suất đầu tư của 3 công ty với nhau. Qua bảng 2.3 so sánh tỷ suất đầu tư của 3 công ty với nhau cho thấy, do cùng một lĩnh vực kinh doanh nên tỷ suất đầu tư của các công ty này khá đồng đều và không lớn, đều dưới 10%. Như vậy các công ty này đều chưa mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu. Tuy nhiên, với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, các công ty ngày càng mở rộng thị trường của mình, mở thêm các chi nhánh, văn phòng đại diện, cửa hàng bán lẻ, do vậy để phù hợp với xu thế hiện đại hóa, đổi mới và phát triển doanh nghiệp các công ty cần mạnh dạn đầu tư vào cơ sở vật chất, đổi mới máy móc thiết bị và phương tiện quản lý hơn nữa. Bảng 2.3: Tỷ suất đầu tư của các công ty hoá chất thuộc Bộ Thương mại Đơn vị: % Tên công ty Tỷ suất đầu tư năm 2006 Chênh lệch Đầu năm Cuối năm CEMACO HN 5,29 5,29 0 CHEMCO 9,49 7,49 2 CEMACO HP 8,16 9,03 0,87 Về tình hình huy động vốn, bảng phân tích 2.4 cho thấy: Tổng nguồn vốn huy động được của CEMACO HN cuối năm 2006 tăng nhanh so với đầu vi năm, tăng 21.081.793.473 đồng, tỷ lệ tăng là 15,06%. Mức tăng và tỷ lệ tăng của nguồn vốn huy động tương ứng với mức tăng và tỷ lệ tăng của tổng tài sản của công ty. Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nguồn vốn của CEMACO HN năm 2006 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) Số tiền (đ) Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 A.Nợ phải trả 124.907.581.762 89,21 143.600.065.165 89,14 18.692.483.403 14,97 I. Nợ ngắn hạn 124.881.278.195 89,19 143.468.571.651 89,06 18.587.293.456 14,88 II. Nợ dài hạn 26.303.567 0,02 131.493.514 0,08 105.189.947 399,91 B. Vốn chủ sở hữu 15.105.702.922 10,79 17.495.012.992 10,86 2.389.310.070 15,82 I. Vốn chủ sở hữu 15.098.616.622 10,78 17.471.593.026 10,85 2.372.976.404 15,72 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 7.086.300 0,01 23.419.966 0,01 16.333.666 230,50 Tổng Nguồn vốn 140.013.284.684 100 161.095.078.157 100 21.081.793.473 15,06 Trong tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn tăng khá nhiều, mức tăng là 18.587.293.456 đồng, tỷ lệ tăng là 14,88%, nhưng tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn lại giảm 0,13% (89,06% - 89,19%). Số liệu chi tiết cho biết khoản mục tăng nhiều nhất là phải trả người bán (tăng 31.996.755.938 đồng), chứng tỏ công ty đã tận dụng được nguồn vốn của nhà cung cấp. Đồng thời các khoản vay ngắn hạn của công ty cũng tăng 15.510.793.209 đồng, trong khi khoản phải thu của khách hàng cũng tăng khá nhiều, do vậy công ty cần có phương án thu nợ trong thời gian tới để vừa có vốn đảm bảo việc kinh doanh, vừa không bị chiếm dụng vốn mà vẫn phải trả chi phí lãi tiền vay. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vào thời điểm đầu năm là 15.105.702.922 đồng (hệ số tài trợ bằng 10,79 %), cuối năm là 17.495.012.992 đồng (hệ số tài trợ bằng 10,86 %), tăng lên 2.389.310.070 đồng, tỷ lệ tăng là 15,82%. Chúng ta so sánh hệ số tài trợ của các công ty hoá vii chất để thấy được mức độ độc lập và khả năng tự đảm bảo về tài chính của các công ty. Bảng 2.6: Hệ số tài trợ của các công ty hóa chất thuộc BTM năm 2006 Công ty Hệ số tài trợ (%) Chênh lệch Đầu năm Cuối năm CEMACO HN 10,79 10,86 0,07 CHEMCO 23,54 21,61 -1,93 CEMACO HP 15,95 15,34 -0,61 Qua bảng 2.6 ta thấy: Cả ba công ty này đều có hệ số tài trợ thấp, trong đó CHEMCO có hệ số tài trợ cao hơn cả, trên 20%. Ba công ty này hệ số tài trợ cuối năm giảm hoặc tăng lên không đáng kể so với đầu năm 2006, điều này cho thấy mức độ tự chủ về vốn của các công ty này đều còn thấp. Để xem xét chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp, chúng ta xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn được thể hiện qua tình hình khả năng thanh toán của công ty. Dựa vào các số liệu trên báo cáo kế toán của CEMACO HN ta tính được các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty theo các công thức đã được đưa ra trong phần lý thuyết, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.7: Phân tích khả năng thanh toán của CEMACO HN năm 2006 Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 1,12 1,12 0 Hệ số khả nănh thanh toán nợ ngắn hạn 1,06 1,06 0 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,32 0,21 - 0,11 Thông qua Bảng phân tích khả năng thanh toán cho thấy công ty đã duy trì được khả năng thanh toán bình thường (Hệ số khả năng thánh toán hiện viii hành và Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1). Tuy nhiên hệ số thanh toán cuối năm 2006 không được cải thiện so với đầu năm, hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm xuống, điều đó cho thấy khả năng thanh toán của công ty đi xuống. Đồng thời Hệ số khả năng thanh toán nhanh nhỏ, cuối năm 2006 chỉ còn 0,21 %, điều này có thể gây khó khăn cho công ty trong trường hợp phải thanh toán cho các khoản nợ đến hạn mà chưa bán được hàng hóa hoặc thu được nợ. - Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh của công ty, dựa vào các số liệu trên Báo cáo tài chính của CEMACO HN, chúng ta tính được các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh (Bảng 2.8). Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh CEMACO HN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (đ) (đ) (đ) Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 252.997.002.006 343.225.996.286 90.228.994.280 35,66 Lợi nhuận sau thuế 2.855.108.041 3.171.706.239 316.598.198 11,09 Tổng vốn kinh doanh bình quân 111.028.739.804 150.554.181.420 39.525.441.616 35,60 Suất hao phí tổng vốn kinh doanh cho 1 đơn vị doanh thu thuần 0,44 0,44 0 0 Suất hao phí tổng vốn kinh doanh cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế 38,89 47,47 8,58 22,06 Sức sản xuất của tổng vốn kinh doanh theo doanh thu thuần 2,28 2,28 0 0 Sức sinh lợi của tổng vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế 0,03 0,02 - 0.01 - 33.33 Từ kết quả của bảng phân tích 2.8 có nhận xét như sau: Sức sản xuất của tổng vốn kinh doanh theo doanh thu thuần của CEMACO HN trong 2 ix năm 2005 và 2006 không thay đổi, 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 2,28 đồng doanh thu thuần. Nhưng sức sinh lợi của tổng vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế lại giảm, cụ thể trong năm 2005 doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng vốn kinh doanh sẽ thu về được 0,03 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng năm 2006 chỉ thu về 0,02 đồng lợi nhuận sau thuế cho 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng vốn kinh doanh bình quân (tăng 35,60 %) lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (tăng 11,09 %). Như vậy mặc dù công ty đã chú trọng mở rộng kinh doanh làm tăng doanh thu một cách đáng kể nhưng lại chưa có biện pháp làm giảm chi phí, do đó hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CEMACO HN trong năm 2006 không được cải thiện mà còn giảm sút. Cũng theo cách tính như trên, dựa vào các số liệu trên báo cáo kế toán của các công ty qua các năm ta có bảng số liệu 2.9 phản ánh hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh của các công ty. Bảng 2.9: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các công ty hóa chất Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu CEMACO HN CHEMCO CEMACO HP 2005 2006 Chênh lệch (%) 2005 2006 Chênh lệch (%) 2005 2006 Chênh lệch (%) Suất hao phí tồng vốn kinh doanh cho 1 đơn vị doanh thu thuần 0,44 0,44 0 0,25 0,26 4,00 0,33 0,32 -3,03 Suất hao phí tổng vốn kinh doanh cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế 38,89 47,47 22,06 29,65 32,29 8,90 41,56 39,12 -5,87 Sức sản xuất của tổng vốn kinh doanh theo doanh thu thuần 2,28 2,28 0 4,00 3,80 5,00 3,04 3,12 2,63 Sức sinh lợi của tổng vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế 0,03 0,02 -33,33 0,034 0,031 -8,82 0,24 0,26 8,33 x Qua bảng 2.9 ta thấy: Suất hao phí tổn vốn kinh doanh cho 1 đơn vị doanh thu thuần và cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế của CEMACO HN và CHEMCO có xu hướng tăng lên trong năm 2006, riêng của CEMACO HP có xu hướng giảm đi dù tỷ lệ giảm vẫn còn khá nhỏ. Nhưng sức sinh lợi của tổng vốn kinh doanh theo lợi nhuận sau thuế chỉ có của CEMACO HN là giảm mạnh (giảm 33,33 %), còn CHEMCO và CEMACO HP tăng hoặc giảm nhẹ. Như vậy có thể nói, so với các công ty khác hiệu quả sử dụng vốn của CEMACO HN trong năm 2006 là thấp hơn. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Bảng 2.10: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ của CEMACO HN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (đ) (đ) (đ) Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 252.997.002.006 343.225.996.286 90.228.994.280 35,66 Lợi nhuận sau thuế 2.855.108.041 3.171.706.239 316.598.198 11,09 Vốn cố định bình quân 6.495.428.101 7.964.444.702 1.469.016.601 22,62 Suất hao phí vốn cố định cho 1 đơn vị doanh thu thuần 0,026 0,023 -0,003 -11,54 Suất hao phí vốn cố định cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế 2,28 2,51 0,23 10,09 Sức sản xuất của vốn cố định theo doanh thu thuần 38,95 43,09 4,14 10,63 Sức sinh lợi của vốn cố định theo lợi nhuận sau thuế 0,44 0,40 -0,04 -9,09 Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định được đánh giá qua các chỉ tiêu: Suất hao phí, sức sản xuất và sức sinh lợi theo như bảng phân tích 2.10. Theo số liệu của bảng ta thấy: Suất hao phí vốn cố định so với doanh thu của CEMACO HN năm 2006 giảm 11,54% so với năm 2005. Cụ thể, nếu năm 2005 để có được 1 đồng doanh thu thuần phải bỏ ra 0,026 đồng vốn cố định, xi thì trong năm 2006 chỉ cần bỏ ra 0,023 đồng vốn cố định. Tuy nhiên suất hao phí vốn cố định so với lợi nhuận sau thuế lại tăng, tỷ lệ tăng là 10,09%. Trong năm 2006, để có được 1 đồng lợi nhuận sau thuế công ty cần 2,51 đồng vốn cố định, tăng so với suất hao phí năm 2005 là 2,28 đồng/ 1 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sức sinh lợi của vốn cố định của công ty giảm. Cứ 1 đồng vốn cố định bình quân dùng vào kinh doanh năm 2005 đem lại 0,44 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng năm 2006 chỉ đem lại 0,40 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,04 đồng/1 đồng vốn cố định, tương ứng tỷ lệ giảm là 9,09%. Nguyên nhân chính là do mặc dù công ty đã tăng được doanh thu trong năm 2006, nhưng mức tăng của lợi nhuận sau thuế lại nhỏ hơn mức tăng của vốn cố định. So sánh với các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh với CEMACO HN. Bảng 2.11: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định của các công ty hóa chất thuộc Bộ Thương mại Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu CEMACO HN CHEMCO CEMACO HP 2005 2006 Chênh lệch (%) 2005 2006 Chênh lệch (%) 2005 2006 Chênh lệch (%) Suất hao phí VCĐ cho 1 đơn vị doanh thu thuần 0,026 0,023 -11,54 0,021 0,022 4,76 0,028 0,028 0 Suất hao phí VCĐ cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế 2,28 2,51 10,09 2,55 2,72 6,97 3,58 3,37 -5,87 Sức sản xuất của VCĐ theo doanh thu thuần 38,95 43,09 10,63 46,59 45,06 -3,28 35,71 35,71 0 Sức sinh lợi của VCĐ theo lợi nhuận sau thuế 0,44 0,40 -9,09 0,39 0,37 -5,13 0,279 0,297 6,45 Qua bảng phân tích cho thấy: Sức sản xuất của vốn cố định theo doanh thu thuần của CEMACO HN tăng 10,63%, do tỷ lệ thay đổi vốn cố định bình quân nhỏ hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn cố định theo lợi nhuận sau thuế của CEMACO HN lại giảm 9,09%. Sức sinh xii lợi của vốn cố định theo lợi nhuận sau thuế của CHEMCO giảm 5,13%,còn của CEMACO HP tăng lên chỉ có 6,45%. Như vậy, năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn cố định của các công ty hóa chất nói chung là không được cải thiện. - Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động, dựa vào Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của CEMACO HN trong các năm 2005 và 2006, ta lập bảng phân tích các chỉ tiêu đánh giá suất hao phí và sức sinh lời của vốn lưu động như sau: Bảng 2.12: Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng VLĐ của CEMACO HN Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch (đ) (đ) (đ) Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 252.997.002.006 343.225.996.286 90.228.994.280 35,66 Lợi nhuận sau thuế 2.855.108.041 3.171.706.239 316.598.198 11,09 Vốn lưu động bình quân 104.533.311.703 142.589.736.718 38.056.425.015 36,41 Suất hao phí VLĐ cho 1 đơn vị doanh thu thuần 0,41 0,42 0,01 2,44 Suất hao phí VLĐ cho 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế 36,61 44,96 8,35 22,81 Sức sinh lợi của vốn lưu động 0,027 0,022 -0,005 -18,52 Từ kết quả của bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CEMACO HN cho thấy: Suất hao phí vốn lưu động so với doanh thu năm 2006 tăng nhẹ so với năm 2005, cụ thể năm 2006 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,42 đồng vốn lưu động bình quân đưa vào kinh doanh, trong khi năm 2005 chỉ cần 0,41 đồng. Sức sinh lợi của 1 đồng vốn lưu động giảm 0,005 đồng; tỷ lệ giảm là 18,52%. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn lưu động bình xiii quân đưa vào kinh doanh năm 2006 sẽ đem lại lợi nhuận là 0,022 đồng, trong khi năm 2005 là 0,027 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân là 36,41%, lớn hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 11,09%. Điều này đồng nghĩa với việc suất hao phí vốn lưu động cho 1 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2006 tăng so với năm 2005, và theo bảng phân tích ta thấy tốc độ tă
Luận văn liên quan