1.1 Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp.
Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân tích:
- Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
-Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
- Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet.
- Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
43 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
An Giang là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với sự phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng đặc biệt có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển khá tốt, các khu vực sản xuất đều tăng. Đặc biệt là xuất khẩu và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp, công ty đã thành lập và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, kéo theo nhu cầu về vốn tăng theo để đáp ứng cho sản xuất và kinh doanh và hiện nay tình trạng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh cũng như trong môi trường mở rộng và đầu tư luôn là vấn đề bất cập gây nhiều trở ngại và là nỗi lo của hầu hết các doanh nghiệp.
Trước tình hình phát triển đó thì các công ty, doanh nghiệp cần có sự hổ trợ về vốn và một trong những kênh hỗ trợ về vốn quan trọng đó là kênh Ngân hàng, ngoài Ngân hàng Nhà nước thì các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần (TMCP) trong đó có Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang (Sacombank-AG) chiếm tỷ trọng lớn trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty, cá nhân, hộ gia đình.Vì vậy mà nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế được đáp ứng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của tỉnh không ngừng phát triển.
Trong các hoạt động của Ngân hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng rất quan trọng, nó tạo ra thu nhập rất cao song rủi ro cũng nhiều. Do đó công tác tín dụng là hoạt động quan trọng, nó mang lại lợi nhuận cao nhất, đóng góp nhiều nhất vào tổng thu nhập của ngân hàng.Vì vậy công tác quản lý, kiểm soát, định hướng phát triển cho hoạt động tín dụng vừa đạt hiệu quả cao vừa an toàn rất là quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn“ Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong hệ thống Ngân hàng hoạt động tín dụng là hoạt đông chủ yếu và cũng gặp nhiều rủi ro. Để phản ánh thực trạng tín dụng của Ngân hàng, đề tài tập trung vào phân tích:
- Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng dựa vào các yếu tố sau: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, khả năng thu nợ, tình hình dư nợ, kiểm soát nợ quá hạn và một số chỉ đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
-Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đồng thời hạn chế rủi ro.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006 và 2007.
- Tham khảo tài liệu từ sách báo, tạp chí, internet.
- Dùng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong lĩnh vực kinh doanh của Ngân hàng rất đa dạng và do thời gian thực tập có hạn, đồng thời kiến thức khả năng có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2005, 2006, 2007.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hoạt động huy động vốn
2.1.1 Tiền gởi khách hàng
Tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gởi thanh toán là loại tiền gởi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước Ngân hàng biết và Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch.
Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn định do đó khi sử dụng Ngân hàng phải có một khoản dự trữ thích đáng.
Tiền gửi có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc Ngân hàng phải trả tiền lại cho mình.Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn đến hạn.Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên Ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của Ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Đối với Ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền có hẹn đến một ngày nhất định mới trả lại cho khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho Ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả.Các NHTM thường áp dụng biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này là chủ yếu.
2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào Ngân hàng thì được Ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến Ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số Ngân hàng đã bỏ sổ tiết kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và hàng tháng để phản ánh tất cả các số phát sinh. Đây cũng là nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng có thể gửi vào, lấy ra bất kỳ lúc nào không cần báo trước cho Ngân hàng. Đối tượng gửi chủ yếu là những người tiết kiệm, dành dụm hầu để trang trải cho những chi tiêu cần thiết đồng thời có một khoản lãi góp phần vào việc chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đối tượng gửi có thể là những người thừa tiền nhàn rỗi muốn gửi vào ngân hàng để thu lợi tức đồng thời bảo đảm an toàn hơn giữ tiền ở nhà.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Đây là loại hình gửi tiền mà người gửi có sự thỏa thuận về thời gian với Ngân hàng, khách hàng chỉ rút tiền khi đến thời hạn thỏa thuận. Còn trường hợp đặc biệt rút ra trước thời hạn thì lãi suất thấp hơn. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn.
2.1.3 Kỳ phiếu Ngân hàng
Là loại chứng từ có giá được Ngân hàng phát hành để huy động tiết kiệm trong xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc kinh doanh trong thời kỳ nhất định.Thời hạn của kỳ phiếu còn phụ thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng, có thể là: 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.
2.1.4 Trái phiếu Ngân hàng
Trái phiếu Ngân hàng là công cụ huy động vốn dài hạn vào Ngân hàng, nó là một loại chứng khoán có thể dùng để mua bán trên thị trường chứng khoán. Ở nước ta, trái phiếu có kỳ hạn trên một năm. Khi ngân hàng phát hành trái phiếu thì Ngân hàng có mục đích dùng số vốn đó để đầu tư vào các dự án mang tính chất dài hạn như: đầu tư vào các công trình, dự án liên doanh, cho vay dài hạn…Đối với khách hàng, trái phiếu Ngân hàng là một khoản đầu tư mang lại thu nhập ổn định và ít rủi ro so với cổ phiếu doanh nghiệp.
2.2 Lý luận chung về tín dụng
2.2.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định trả lại với một lượng lớn hơn.
Khái niệm trên thể hiện ở 3 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong 3 đặc đểm sau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:
- Có sự chuyển giao quyền sử dung một lượng giá trị từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời.
- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức.
2.2.2 Các nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.2.3 Các hình thức tín dụng
- Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn.
- Căn cứ vào đối tượng tín dụng: Tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định.
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng tiêu dùng.
- Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng: Tín dụng thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng Nhà nước.
2.2.4 Chức năng và vai trò của tín dụng
2.2.4.1 Chức năng
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ.
Tiết kiệm được lượng tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội.
Phản ánh và kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế.
2.2.4.2 Vai trò
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội.
Tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế.
2.2.5 Đối tượng khách hàng
- Ngân hàng xem xét cấp tín dụng đối với khách hàng là tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu cấp tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống, ở trong nước và nước ngoài.
- Việc cấp tín dụng để khách hàng thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.2.6 Điều kiện cho vay
Ngân hàng xem xét cho vay đối với khách hàng có đầy đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng là tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự. Tổ chức nước ngoài thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt nam thì năng lực pháp luật dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Khách hàng là pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự. Cá nhân nước ngoài khi thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự được xác định theo pháp luật Việt Nam.
- Mục đích sử dụng vốn hợp pháp.
- Có khả năng tài chính bảo đảm hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả, phù hợp với qui định của pháp luật.
- Có trụ sở (đối với tổ chức) hoặc có hộ khẩu thường trú, tạm trú (đối với cá nhân) tại điạ bàn cho vay được phân công của sở Giao dịch, Chi nhánh trực thuộc Ngân hàng, các trường cho vay ngoài địa bàn cho vay này phải được Tổng giám đốc chấp thuận.
2.2.7 Các phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự hòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
2.2.8 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay
2.1.8.1 Thời hạn cho vay
Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và khách hàng.
2.1.8.2 Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay và phí liên quan khoản vay được áp dụng theo biễu lãi suất và biểu phí tín dụng của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Mức lãi suất đối với các khoản nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay đã được ký kết hoặc được qui định trong hợp đồng tín dụng .
- Ngân hàng có thể xem xét cho khoản miễn, giảm lãi tiền vay theo Quy chế miễn, giảm lãi do Hội đồng quản trị Ngân hàng ban hành.
2.2.9 Bảo đảm tín dụng
2.2.9.1 Khái niệm
Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Để đảm bảo tiền vay có hiệu quả đòi hỏi:
- Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
- Tài sản dung làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu( phải có giá trị và thị trường tiêu thụ).
- Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
2.2.9.2 Các hình thức bảo đảm tín dụng
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp.
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp là việc bên vay vốn thế chấp tài sản của mình cho bên cho vay để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay:
- Thế chấp bất động sản.
- Thế chấp quyền giá trị sử dụng đất.
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản cấm cố.
Cấm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản là các động sản thuộc sở hữu của mình cho bên cho vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Tài sản cầm cố có thể bao gồm các loại tài sản sau đây:
- Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa….
- Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc ngoại tệ.
- Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….
Bảo đảm tín dụng bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh.
2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
Vốn huy động / Tổng nguồn vốn
Tỷ số này nhằm đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng. Đối với NHTM nếu tỷ số này càng cao thì khả năng chủ động của Ngân hàng càng lớn.
Vốn huy động có kỳ hạn / Tổng nguồn vốn huy động
Tỷ số này cho biết tính ổn định vững chắc của nguồn vốn huy động tại một tổ chức tín dụng. Tỷ số này càng lớn thì nguồn vốn huy động càng ổn định.
Dư nợ / Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng ổn định và có hiệu quả. Ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng.
Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay
Phản ánh một đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra cho vay thì thu về được bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ lệ này càng cao thì hoạt động tín dụng có hiệu quả, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì Ngân hàng có khuynh hướng gặp nhiều rủi ro vì khó thu được nợ.
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng. Nếu tỷ lệ này thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại.
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÂN HÀNG
SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH AN GIANG
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacomank thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công – Lữ Gia tại thành Phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng.Vốn điều lệ của Sacombank tại thời điểm 1991 là 03 tỉ đồng và Ngân hàng hoạt động chủ yếu tại các vùng ven TP.HCM.
Sacombank đã được 3 tập đoàn tài chính quốc tế góp vốn cổ phần và chia sẽ kinh nghiệm quản trị điều hành gồm: Công Ty Tài Chính Quốc Tế - IFC trực thuộc Ngân hàng Thế Giới (World Bank), tập đoàn tài chính Dragon Financial Hoidings thuộc Anh Quốc và Ngân hàng Australia và New Zealand (ANZ). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài và các đối tác chiến lược trong nước, Sacombank còn là Ngân hàng có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam với gần 33.000 cổ đông.
Sacombank hiện có hệ thống công ty con hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như: kiều hối (Sacomrex), chứng khoán (sacombank Securities), cho thuê tài chính (sacombankleasing), quản lý nợ và khai tác tài sản (Sacombank – AMC).Vào ngày 12/7/2006 tại trung tâm Giao Dịch chứng khoán TP HCM, Sacombank trở thành Ngân hàng đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Sau 17 năm hoạt động, Sacombank vươn lên dẫn đầu khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam với vốn điều lệ với 4.450 tỉ đồng và về mạng lưới hoạt động với 207 Chi nhánh và phòng giao dịch, phủ kính 44 tỉnh và thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn có quan hệ với gần 9.700 đại lý của 251 Ngân hàng tại 91 quốc gia và lãnh thổ. Mục tiêu đến 2010 Sacombank sẽ có mặt tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước với số lượng khoảng 350 điểm giao dịch và tiến tới mở rộng hoạt động ở nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia).
Chiến lược của Sacombank là phát triển thành một Ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam. Sacombank chú trọng nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng mạng lưới hoạt động và hiện đại công nghệ Ngân hàng, đồng thời tăng nhanh quy mô nguồn vốn huy động, đẩy nhanh nhịp độ phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ phi truyền thống, nhất là các dịch vụ tài chính Ngân hàng hiện đại. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển là phải đạt được những giá trị cốt lõi. Ngân hàng phát triển nhanh, ổn định và bền vững trên cơ sở đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao dịch tài chính của khách hàng, đảm bảo được các lợi ích cộng đồng và xã hội, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và các nhà đầu tư, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.
3.1.2 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang
3.1.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn
Năm 2007, tuy có nhiều khó khăn thách thức như hạn hán, dịch bệnh trên lúa, vật giá tăng cao, … ảnh hưởng đến các họat động SXKD và đời sống của người dân, nhưng với những nỗ lực chung của các TCKT và nhân dân trong tỉnh, cho nên nền Kinh tế - Xã hội của tỉnh vẫn tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra hầu hết đều đạt và vượt so với kế hoạch .
Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh An Giang năm 2007 đạt 13,63% (cao hơn 0,43% so với Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra và là năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong 15 năm qua). Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực với khu vực dịch vụ chiếm 54,79% (tăng 2,13%), khu vực nông – lâm - thuỷ sản chiếm 32,52% ( giảm 2,04%) và khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 12,69% (giảm 0,09%).
Thị trường XNK tiếp tục được mở rộng, đặc biệt hoạt động xuất khẩu đã có bước tiến triển mạnh, đạt mức kỷ lục trong vòng 32 năm qua với kim ngạch XK cả năm ước đạt 540 triệu USD, vượt 20,1% so với kế hoạch và tăng 21,62% so với cùng kỳ, trong đó hai mặt hàng XK chủ lực của tỉnh là cá tra chiếm 61% và gạo chiếm 28% đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Riêng hoạt động NK cả năm ước đạt 53 triệu USD, đạt 82% so với kế hoạch và bằng 95% so cùng kỳ. Các mặt hàng NK chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ cho ngành may mặc, chế biến thức ăn gia súc, hoá chất, thuốc trừ sâu, gỗ…
Trong năm 2007, hoạt động của các TCTD trên địa bàn tỉnh tiếp tục ổn định, phát triển và mở rộng phạm vi địa bàn hoạt động, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế được tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ Ngân hàng được nhiều hơn, hiệu quả hơn. Đến cuối năm huy động vốn tại chỗ được 6.670 tỷ đồng (tăng 74% so năm 2006), chiếm 52% tổng dư nợ (đây là tỷ lệ đạt cao nhất trong những năm gần đây), Tổng dư nợ cho vay đạt gần 13.737 tỷ (tăng 53%), trong đó dư nợ các NHTMQD chiếm 59%, NHTMCP chiếm 33%, hệ thống QTDND chiếm 8