Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Từ đó tới nay, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ ràng. Trong đó, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và người dân ngày càng quan tâm sức khỏe, điều này thể hiện qua thái độ cân nhắc trước khi quyết định mua 1 sản phẩm nào đó. Có thể nói, hàng hóa được người dân mua nhiều nhất là thực phẩm và nước uống. Và với nước uống thì nước giải khát có gas (nước ngọt) là thức uống được khá nhiều người lựa chọn vì tính năng giải khát nhanh chóng, sảng khoái cơ thể.
Khi nhắc đến nước giải khát có gas thì người tiêu dùng liền nhớ đến CocaCola và Pepsi. Vậy lý do gì mà 2 doanh nghiệp nước ngoài lại có được vị trí như thế trong lòng khách hàng, lý do gì khi mà giữa hàng loạt cái tên như Tribeco, Sabeco, Chương Dương, thì lại nổi lên cái tên Pepsi và CocaCola.
52 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 22549 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi thuộc tập đoàn PepsiCo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý do chọn đề tài
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Từ đó tới nay, Việt Nam đã có những bước chuyển mình rõ ràng. Trong đó, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao và người dân ngày càng quan tâm sức khỏe, điều này thể hiện qua thái độ cân nhắc trước khi quyết định mua 1 sản phẩm nào đó. Có thể nói, hàng hóa được người dân mua nhiều nhất là thực phẩm và nước uống. Và với nước uống thì nước giải khát có gas (nước ngọt) là thức uống được khá nhiều người lựa chọn vì tính năng giải khát nhanh chóng, sảng khoái cơ thể.
Khi nhắc đến nước giải khát có gas thì người tiêu dùng liền nhớ đến CocaCola và Pepsi. Vậy lý do gì mà 2 doanh nghiệp nước ngoài lại có được vị trí như thế trong lòng khách hàng, lý do gì khi mà giữa hàng loạt cái tên như Tribeco, Sabeco, Chương Dương, … thì lại nổi lên cái tên Pepsi và CocaCola. Có phải chăng có sự khác biệt về các hoạt động chiêu thị khi mà sản phẩm, giá cả và hệ thống phân phối của các công ty đều tương đồng với nhau, nếu không muốn nói các công ty trong nước đã có thế mạnh về hệ thống phân phối. Vì những điều khúc mắc như vậy nên người viết quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động chiêu thị của nước giải khát Pepsi thuộc tập đoàn PepsiCo” để nghiên cứu và tìm hiểu vì sao Pepsi lại có được vị trí như thế trong lòng người tiêu dùng. Bên cạnh đó, thông qua đề tài này, người viết sẽ rút ra được 1 số kinh nghiệm hữu ích cho bản thân và công việc sau này.
Mục tiêu nghiên cứu
Nắm được cơ sở lý luận của hoạt động chiêu thị trong chiến lược Marketing.
Phân tích đặc điểm ngành nước giải khát hiện nay.
Tìm hiểu về công ty nước giải khát PepsiCo.
Hiểu rõ được hoạt động chiêu thị của nhãn hàng Pepsi và đưa ra 1 số giải pháp cho hoạt động chiêu thị của nhãn hàng Pepsi.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu sản phẩm nước giải khát Pepsi từ 2008 tới thời điểm hiện tại (2011)
Phạm vi nghiên cứu: Vì hạn chế về thời gian và phương tiện đi lại nên người viết tập trung nghiên cứu ở khu vực TP.Hồ Chí Minh
Đối tượng nghiên cứu:
Ngành hàng nghiên cứu: ngành hàng nước giải khát không cồn ở Việt Nam
Nhãn hiệu nghiên cứu: Nước giải khát có gas Pepsi của công ty PepsiCo.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tại bàn: để thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn như Internet, báo chí, tạp chí liên quan tới hàng tiêu dùng, sách, …
Phương pháp phân tích và tổng hợp: từ những thông tin đã thu thập, người viết tiến hành phân tích những thông tin, chắt lọc những thông tin cần thiết và tổng hợp lại để hoàn thành bài viết này.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung cụ thể như sau:
Khái niệm Marketing.
Khái niệm Marketing mix
Chiến lược chiêu thị
Tổng quan ngành hàng nước giải khát.
Tổng quan công ty PepsiCo và nhãn hàng Pepsi
Phân tích hoạt động chiêu thị của Pepsi
Quảng cáo
Khuyến mại
PR
Chào hàng cá nhân
Marketing trực tiếp
Sự vận dụng các chiến lược khác để hỗ trợ chiến lược chiêu thi
Đánh giá việc vận dụng các công cụ trong hoạt động chiêu thị
Đề xuất 1 số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chiêu thị của Pepsi
Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing
Chương 2: Tổng quan ngành nước giải khát Việt Nam và hoạt động chiêu thị của nhãn hàng Pepsi của công ty PepsiCo
Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cho hoạt động chiêu thị của nhãn hàng Pepsi
Chương I
Cơ sở lý luận về chiến lược chiêu thị trong marketing
Khái quát chung về Marketing
Khái niệm marketing
Marketing diễn ra khắp mọi nơi, nó đụng chạm tới chúng ta ngày qua ngày. Tuy nhiêm Marketing lại là 1 lĩnh vực được hiểu rất khác nhau và đôi khi còn có những quan niệm nhầm lẫn trong kinh doanh. Nhiều người cho rằng Marketing là quảng cáo, là bán hàng hay nghiên cứu thị trường, bởi lẽ các hoạt động này tràn ngập và tiếp xúc tới mọi người thường xuyên. Cách nghĩ này chỉ mới mô tả 1 phần nhỏ chứ không phải tòan bộ hoạt động Marketing.
Marketing ngày nay nhấn mạnh đến các hoạt động nhằm tạo ra “sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng”. Mọi hoạt động Marketing đều hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng, Marketing là 1 quá trình chứ không phải là 1 hoạt động tùy hứng chủ quan, nó cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa 5 bước cơ bản của quá trình Marketing (R – STP – Marketing Mix – I – C), vì vậy có thể định nghĩa:
“Marketing là quá trình xã hội theo đó các cá nhân và tổ chức thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mong muốn của họ thông qua các hoạt động sáng tạo và trao đổi sản phẩm”.
Vai trò và chức năng của Marketing
Vai trò của Marketing
Marketing có 4 vai trò chính:
Marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách hàng cũng như nghệ thuật làm cho hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
Marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của xã hội
Marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của mình trên thị trường
Marketing trở thành trái tim của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định marketing
Chức năng của Marketing
Marketing có 5 chức năng chính:
Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu: bao gồm các hoạt động thu thập thông tini thị trường, phân tích thị hiếu nhu cầu khách hàng, nghiên cứu tiềm năng và dự đoán triển vọng của thị trường. Chức năng này giúp doanh nghiệp phát hiện ra nhu cầu tiềm ẩn của thị trường.
Thích ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi: bao gồm thích ứng về sản phẩm, giá cả, tiêu thụ và thông tin.
Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao: Do nền kinh tế phát triển, mức sống của người tiêu dùng ngày càng cao, cho nên hoạt động marketing phải luôn luôn nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới với những lợi ích mới nhằm nâng cao, tối đa hóa chất lượng sản phẩm.
Hiệu quả kinh tế: thỏa mãn nhu cầu là cách thức giúp doanh nghiệp có doanh số và lợi nhuận, kinh doanh hiệu quả và lâu dài.
Phối hợp: phối hợp các bộ phận khác trong doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp và hướng tới thỏa mãn khách hàng.
Quá trình Marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trong doanh nghiệp phải thực hiện 5 bước cơ bản sau:
R ( STP ( MM ( I ( C
Nghiên cứu thông tin Marketing – R
Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing, là quá trình thu thập xử lý và phân tích thông tin marketing. Không có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thị trường giống như người mù. Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định được thị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường và chuẩn bị những điều hiện và chiến lược thích hợp để tham gia vào thị trường
Phân khúc thị trường, chọn thị trường mục tiêu, định vị - S T P
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá ra nhiều phân khúc khách hàng, doanh nghiệp phải quyết định, phân khúc nào là mục tiêu sẽ theo đuổi, sẽ cung cấp giá trị vượt trội cho họ. Để quyết định chính xác thị trường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các thị trường, chọn thị trường phù hợp với khả năng của mình. Doanh nghiệp còn phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường. Định vị là những nỗ lực tạo lập nhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xây dựng chiến lược Marketing Mix – MM
Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiẹp sẽ thiết kế 1 chiến lược marketing mix để định hướng và phục vụ thị trường mục tiêu đó.
Triển khai thực hiện chiến lược Marketing – I
Quá trình biến những chiến lựoc, kế hoạch marketing thành hành động. Để chiến lược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiến lược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực thực hiện nó.
Kiểm tra và đánh giá chiến lược Marketing – C
Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát, một doanh nghiệp thành công không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm. Họ phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết qua hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay không và nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của mình, họ cần phải biết nguyên nhận nào nằm sau thất bại đó, để từ đó thiết kế hành động điều chỉnh.
Chiến lược Marketing Mix
Khái niệm Marketing Mix
Marketing Mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định
Các thành tố trong Marketing Mix
Marketing Mix có 4 thành tố:
Sản phẩm (Product)
Giá cả (Price)
Phân phối (Place)
Chiêu thị/ Xúc tiến/ Thông tin marketing (Promotion)
Marketing mix còn được gọi là chính sách 4Ps – do viết tắt 4 chữ đầu các thành tố, và sau đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy về 4Ps vào những năm 60
Sản phẩm: là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ, chất lượng, thiết kế, bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ, … nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Giá cả: là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng
Phân phối: là hoạt động nhằm đưa sản phẩm tới tay khách hàng, quyết định phân phối gồm: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân phối, thiết lập quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hóa.
Chiêu thị: là những hoạt động nhằm thông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phảm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và các chương trình khuyến khíc tiêu thụ.
Mỗi chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị đều có vai trò và tác động nhất định. Để phát huy 1 cách tối đa hiệu quả của hoạt động marketing cần có sự phối hợp nhịp nhàng, cân đối các chính sách trên, đồng thời giữa chúng có mối quan hệ hỗ trợ nhau để cùng đạt được mục tiêu chung về marketing
Quan điểm Marketing Mix nhìn từ góc độ 4Cs của khách hàng
Hình 1.1. Mô hình 4P của McCarthy (1960) và 4C của Robert Lautenborn (1990)
Các yếu tố ảnh hưởng tới Marketing Mix
Hoạt động marketing của các doanh nghiệp trên thị trường rất khác nhau, do sự phối hợp các thành tố 4P trong từng tình huống rất khác nhau. Sự phối hợp các thành tố này phụ thuộc vào những yếu tố sau:
Nguồn lực và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường
Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp
Chu kỳ sống của sản phẩm
Tùy thuộc vào đặc điểm khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia
Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, công nghệ, cạnh tranh, v.v…
Sau khi đã tìm hiểu khái quát về Marketing, người viết tiếp tục trình bày cơ sở lý luận về hoạt động chiêu thị trong chiến lược Marketing nhằm phục vụ cho việc phân tích hoạt động chiêu thị của Pepsi ở chương sau.
1.2. Khái quát về hoạt động chiêu thị
1.2.1. Khái niệm chiến lược chiêu thị
Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp
Chiến lược chiêu thị là tập hợp các hoạt động thông tin giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức, các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt được các mục tiêu truyền thông của công ty
1.2.2. Vai trò của chiêu thị
1.2.2.1. Đối với doanh nghiệp
Là công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xâm nhập thị trường mới hoặc giữ vững thị phần
Cải thiện doanh số, điều chỉnh nhu cầu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới
Công cụ truyền thông giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp và hỗ trợ chiến lược định vị
Tạo sự thuận cho phân phối, thiết lập quan hệ và khuyến khích trung gian phân phối
Giúp xây dựng hình ảnh tích cực của doanh nghiệp đối với các nhóm công chúng, giải quyết những khủng hoảng tin tức xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý
1.2.2.2. Đối với người tiêu dùng
Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng, giúp tiết kiệm thời gian, công sức khi mua sắm
Cung cấp kiến thức giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về sản phẩm trên thị trường
Cung cấp các lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng
Hoạt động chiêu thị tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp cải tiến hoạt động Marketing nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
1.2.2.3. Đối với xã hội
Hoạt động chiêu thị hỗ trợ cho các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm giá trình phát sóng cũng như đa dạng hóa sản phẩm của mình để phục vụ xã hội tốt hơn
Tạo công việc cho nhiều người trong lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực liên quan như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, pr, …. Tạo động lực cho sự cạnh tranh
Là yếu tố đánh giá sự năng động, phát triển của nền kinh tế.
1.2.3. Chức năng của chiêu thị
1.2.3.1. Chức năng thông tin
Giới thiệu: giới thiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm, có sự phân biệt rõ ràng sản phẩm này với sản phẩm khác trên thị trường, đồng thời người tiêu dùng sẽ được bảo vệ lợi ích khi mua hàng, tránh mua hàng giả, hàng nhái.
Thuyết phục: Chiêu thị giúp khắc sâu hình ảnh thương hiệu sản phẩm vào sâu trong tâm trí khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và tin tưởng uy tín của công ty.
Nhắc nhở: nhắc cho người tiêu dùng nhớ sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường, khắc sâu đặc tính vượt trội của sản phẩm, họ không thể nào xao lãng đối với sản phẩm, tạo mối liên kết giữa sản phẩm và khách hàng.
1.2.3.2. Chức năng kích thích
Khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, kích thích quá trình quyết định mua của người tiêu dùng diễn ra nhanh hơn theo chiều hướng có lợi cho doanh nghiệp
Nhà trung gian, nhà phân phối tin tưởng vào sản phẩm hơn, kích thích họ đóng góp cho doanh nghiệp nhiều hơn.
1.2.3.3. Chức năng liên kết
Liên kết tạo lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và nhóm công chúng.
1.2.4. Truyền thông Marketing tích hợp (IMC)
Hiệp hội các đại lý quảng cáo Mỹ (4As) đã đưa ra một định nghĩa về IMC như sau:
Truyền thông marketing tổng hợp (IMC) là khái niệm về sự hoạch định truyền thông marketin gnhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như: quảng cáo, khuyến mại, giao tế, chào hàng, marketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng,nhất quán, hiệu quả tối đa.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chiến lược chiêu thị
1.3.1. Môi trường ảnh hưởng tới chiến lược chiêu thị
Hoạt động chiêu thị là một thành tố trong marketing nên môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing cũng ảnh hưởng đến hoạt động chiêu thị. Môi trường ảnh hưởng gồm có môi trường vĩ mô,vi mô và nội vi nhưng có thể nói đơn giản gồm có 4 môi trường cơ bản sau:
Kinh tế : sự phát triển của nền kinh tế tăng hay giảm thì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng nhiều hay ít. Nếu nhu cầu tăng hoạt động truyền thông nên chú trọng việc giữ khách hàng,ngược lại nếu giảm thì các hoạt động kích cầu như khuyến mãi là thích hợp.
Xã hội : điều kiện xã hội của một nước là điều mà các doanh nghiệp nên quan tâm để thực hiện các hoạt động PR phù hợp để tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng.
Văn hóa : môi trường này cũng ảnh hưởng nhiều đến thông điệp sản phẩm muốn gửi gắm. Nếu thông điệp được truyền tải không phù hợp với văn hóa của mỗi nước thì dù sản phẩm có tốt cũng khó được chấp nhận.
Nội bộ công ty : vì việc chi phí cho hoạt động truyền thông này khá tốn kém nên cũng phù thuộc vào điều kiện hiện có của mỗi công ty mà có những hoạt đông truyền thông phù hợp và hiệu quả.
Ngoài ra còn có nhiều mổi trường ảnh hưởng khác như đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, chính trị pháp luật, khoa học kỹ thuật…
1.3.2.Mối quan hệ giữa chiến lược chiêu thị và các thành tố khác trong Marketing Mix
Marketing mix bao gồm 4 thành tố luôn có sự tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
Tác động của CL sản phẩm : một sản phẩm tốt và có phân khúc rõ ràng sẽ dễ dàng hơn cho hoạt động quảng bá sản phẩm. Ví dụ hoạt động quảng cáo có thể xác định đối tượng dễ dàng và đưa ra một thông điệp rõ ràng hơn, thu hút sự chú ý của khách hàng.
Tác động của CL giá : sản phẩm có giá cả cao mà kết hợp với khuyến mãi hấp đãn sẽ thu hút khách hàng, nhưng điều này cũng tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm.
Tác động của CL phân phối : hoạt đông quảng bá trầm rộ mà sản phẩm phân phối chậm thì cũng sẽ mất một lượng khách hàng lớn và cũng uổng chi phí đã bỏ ra cho hoạt động chiêu thị.
1.4 Các công cụ trong chiến lược chiêu thị
1.4.1. Quảng cáo
1.4.1.1. Khái niệm
Quảng cáo là sự truyền thông không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng mà người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo
1.4.1.2. Chức năng
Chức năng thông tin: thông tin về doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm, giá cả, chất lượng, địa điểm phân phối.
Chức năng thuyết phục: tác động đến tâm lý của người nhận tin, làm thay đổinhận thức của họ đối với sản phẩm, thuyết phục họ đi đến 1 hành động cụ thể
Chức năng nhắc nhở: đối với các nhãn hiệu đã có uy tín, quảng cáo nhằm nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của sản phẩm, duy trì niềm tin của họ đối với nhãn hiệu.
1.4.1.3. Các phương tiện thông tin quảng cáo
Báo chí, radio, truyền hình, quảng cáo ngoài trời, ấn phẩm gửi trực tiếp, mạng internet, quảng cáo trên không, phương tiện vận chuyển, vật phẩm quảng cáo, …
1.4.1.4 Mô hình 5M
Mission - mục tiêu: là nhiệm vụ thông tin mà quảng cáo phải thực hiện.
Tạo sự nhận thức về nhãn
Thông tin giới thiệu sản phẩm mới
Thuếyt phục ngừơi tiêu dùng về đặc điểm của sản phẩm
Tăng doanh số - khuyến khích ngừơi tiêu dùng mua sản phẩm
V.v…
Money – ngân sách quảng cáo: xác định ngân sách theo:
Khả năng tài chính
Phương pháp tính theo phần trăm doanh số của năm trước
Phương pháp cân bằng cạnh tranh
Phương pháp theo mục tiêu và công việc thực hiện
Media – phương tiện quảng cáo: chọn phương tiện thích hợp cần xem xét các yếu tố sau:
Mục tiêu quảng cáo
Chu kỳ sống của sản phẩm
Tình hình cạnh tranh
Đặc điểm của phương tiện: đối tượng, phạm vi phát hành, chi phí phần ngàn và uy tín phương tiện.
Message – thông điệp quảng cáo: Thông điệp sẽ tạo ra sức thu hút cho mẫu quảng cáo, thông điệp cần bảo đảm yêu cầu:
Quảng cáo phải có ý tưởng rõ ràng
Phải độc đáo, sáng tạo.
Nhắm đến khách hàng mục tiêu
Phù hợp với từng đặc điểm của mỗi phương tiện
Bảo đảm tính nghệ thuật, mỹ thuật trong cấu trúc và trình bày
Thông điệp phải phù hợp với đặc điểm văn hóa, những qui định pháp lý của nhà nước.
Measurement – đo lường hiệu quả quảng cáo: Đánh giá hiệu quả quảng cáo bằng cách khảo sát, nghiên cứu thị trường sau chiến dịch quảng cáo để biết được mức độ tiếp nhận quảng cáo, những hiểu biết, ấn tựơng qua thông điệp và những thay đổi về hành vi dưới tác động của quảng cáo.
1.4.2. Khuyến mại
1.4.2.1. Khái niệm
Là tập hợp các kỹ thuật nhằm tạo ra sự khích lệ ngắn hạn, thúc đẩy khách hàng hay các trung gian mua ngay, mua nhiều hơn và mua thường xuyên hơn.
1.4.2.2. Khuyến mại người tiêu dùng
Mục tiêu của khuyến mại đối với người tiêu dùng:
Kích thích người tiêu dùng dùng thử và mua sản phẩm mới
Kích thích tiêu dùng những sản phẩm đang bán
Khuyến khích người tiêu dùng gắn bó trung thành với nhãn hiệu
Bảo vệ khách hàng hiện tại của doanh nghiệp
Phối hợp và làm tăng hiệu quả của quảng cáo và các hoạt động marketing khác
Các hình thức khuyến mại:
Tặng hàng mẫu
Phiếu giảm giá
Quà tặng khi mua sản phẩm
Thi trò chơi: đòi hỏi người tham gia phải dùng 1 kỹ năng nào đó để đánh giá với người khác.
Xổ số: là các trò chơi may rủi, không đòi hỏi kỹ năng
Ưu đãi người tiêu dùng
1.4.2.3. Khuyến mại thương mại
Mục tiêu khuyến mại đối với hệ thống phân phối:
Xây dựng, mở rộng mạng lưới phân phối và hỗ trợ sản phẩm mới
Nâng cao hình ảnh sản và hỗ trợ sản phẩm đang