Đề tài Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước

Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan HCNN là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí HCNN. Chủ thể quản lý HCNN là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực HCNN, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và có thể khẳng định rằng chủ thể quản lí HCNN quan trọng nhất là cơ quan hành chính.

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5338 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU  1   NỘI DUNG  1   KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC  1   1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước  1   2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước  1   2.1. Đặc điểm chung của cơ quan HCNN với các cơ quan nhà nước  1   2.2. Đặc điểm đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước  2   CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH QUAN TRỌNG NHẤT  4   Cơ quan HCNN tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội  4   Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan HCNN ban hành rất lớn  6   III. NHẬN XÉT CHUNG  7   KẾT LUẬN  7   LỜI MỞ ĐẦU Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước gồm bốn hệ thống cơ quan chính: cơ quan lập pháp, cơ quan hành chính, cơ quan toà án và cơ quan kiểm sát. Cơ quan HCNN là bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện chức năng quản lí HCNN. Chủ thể quản lý HCNN là các cá nhân hay tổ chức mang quyền lực HCNN, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Và có thể khẳng định rằng chủ thể quản lí HCNN quan trọng nhất là cơ quan hành chính. Để làm rõ nhận định trên, trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng hai, chúng em chọn nghiên cứu đề tài: Phân tích khái niệm và đặc điểm của các cơ quan hành chính nhà nước, Chứng minh rằng: Cơ quan hành chính là chủ thể quản lí hành chính nhà nước quan trọng nhất. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành- điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định. 2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước 2.1. Đặc điểm chung của cơ quan HCNN với các cơ quan nhà nước. Thứ nhất, cơ quan HCNN có quyền nhân danh nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Cơ quan HCNN là cơ quan nhà nước có quyền nhân danh nhà nước tức là được sử dụng quyền lực nhà nước, được sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước và được ban hành các VBQPPL có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các chủ thể để thực hiện chức năng quản lý HCNN với mục đích vì lợi ích tập thể, lợi ích công cộng. Ví dụ: chủ tịch UBND huyện X kí hợp đồng xây mới trụ sở UBND với công ty xây dựng Y thì chủ tịch UBDN là người kí kết hợp đồng không phục vụ lợi ích cá nhân mà vì lợi ích tập thể, công cộng. Thứ hai, cơ quan quản lý HCNN được pháp luật quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Mỗi cơ quan HCNN đều được đều được một Luật nhất định quy định cụ thể. Luật tổ chức Chính phủ 2001 quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ tại điều 2 hay từ điều 9 đến điều 18 quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của chính phủ trong từng lĩnh vực cụ thể như kinh tế, khoa học, công nghệ và một trường, văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao và du lịch… Thứ ba, nguồn nhân sự chính của cơ quan HCNN là đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức. Đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức được hình thành từ tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc bầu cử theo quy định của luật cán bộ, công chức 2008. Chẳng hạn, điều 23, 24 quy định về việc bầu cử, bổ nhiệm, phê duyệt cán bộ vào các chức danh của Đảng và các cơ quan nhà nước, khoản 1 điều 37 quy định về phương thức tuyển dụng công chức, đó là việc thông qua thi tuyển… Thứ tư, cơ quan quản lý HCNN cũng thực hiện quyền lực theo nguyên tắc: Quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự phối hợp giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Giống như cơ quan nhà nước, cơ quan HCNN có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hành chính; có quyền thực hiện các biện pháp mang tính quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật trên thực tế; có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm… 2.2. Đặc điểm đặc trưng của cơ quan hành chính nhà nước Một là, cơ quan quản lý HCNN có chức năng quản lý HCNN. Các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành. Hoạt động chấp hành - điều hành được hiểu là hoạt động được tiến hành trên cơ sở Luật và áp dụng luật vào thực tế đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý HCNN. Đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN, cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa cơ quan HCNN và cơ quan nhà nước. Cơ quan nhà nước tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước nhằm hoàn thành chức năng cơ bản của mình. Ví dụ: Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm ông Trần Quốc Vương vào chức viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hoạt động này nhằm củng cố, kiện toàn tổ chức của hệ thống tư pháp nhằm thực hiện chức năng kiểm sát tốt hơn… Hai là, hệ thống các cơ quan HCNN nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết với nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý HCNN. Các cơ quan HCNN được thành lập tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ trung ương đến địa phương. Cơ quan HCNN được tổ chức theo thứ bậc. Đứng đầu là Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp. Giữa các cơ quan hành chính các cấp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cơ quan hành chính cấp dưới phải phục tùng cơ quan hành chính cấp trên. Chẳng hạn, mối quan hệ giữa chính phủ với bộ và cơ quan ngang bộ như sau: Bộ và cơ quan ngang bộ phải chịu sự quản lý của chính phủ. Chính phủ lãnh đạo công tác của bộ và cơ quan ngang bộ, quy định về cơ cấu tổ chức, cách thức, phương pháp thực hiện của bộ và cơ quan ngang bộ. Các cơ quan HCNN hoạt động theo chế độ thủ trưởng một người đứng đầu. Điều 20 Luật tổ chức Chính phủ đã quy định hết sức rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng chính phủ. Ba là, thẩm quyền của các cơ quan HCNN được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Chính phủ có thẩm quyền chung đối với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước. UBND các cấp chỉ có thẩm quyền trong phạm vi mà mình quản lý. Ví dụ: Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai chỉ có hiệu lực trong phạm vi mà mình quản lý, nếu ra ngoài phạm vi của mình quản lý thì quyết định đó không còn hiệu lực. Bốn là, các cơ quan HCNN đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước. Điều 2 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.” Như vậy, mối quan hệ giữa HĐND và UBND rất chặt chẽ, đó cũng là mỗi quan hệ giữa cơ quan HCNN và cơ quan quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, tại nghị quyết của UBTV Quốc hội số 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/1/2009 điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBDN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy UBND huyện, quận, phường nơi không tổ chức HĐND huyện quận, phường có đề cập đến vị trí pháp lý của UBND. Theo đó, UBND huyện, quận không tổ chức HĐND là cơ quan HCNN trực thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, UBND phường nơi không tổ chức HĐND là cơ quan HCNN trực thuộc UBND quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Năm là, các cơ quan HCNN có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn cơ sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Ví dụ: các trường đại học trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ công an, Bộ quốc phòng… II. CƠ QUAN HÀNH CHÍNH LÀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH QUAN TRỌNG NHẤT 1. Cơ quan HCNN tham gia quản lí trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ quan HCNN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan nhà nước khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví dụ: quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Toà án có chức năng xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm tra, giám sát. Chỉ các cơ quan HCNN thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, trật tự an toàn xã hội... Đó là hệ thống các đơn vị cơ sở như trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh có: tổng công ty, tập đoàn, công  ty, nhà máy, xí nghiệp…; trong lĩnh vực hành chính chính trị có: Bộ công an, bộ quốc phòng, bộ tài chính…; trong lĩnh vực văn hóa xã hội có: các học viện, các bệnh viện, các viện nghiên cứu, các nhà hát…; trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật có: các trường học, các trung tâm… Ở tất cả những lĩnh vực đó, chủ thể quản lý hành chính sẽ đi sâu để tham gia vào những hoạt động cụ thể. Trong lĩnh vực kinh tế: các cơ quan HCNN đã ban hành rất nhiều các quy định một mặt thể hiện sự cởi mở của Nhà nước trong việc khuyến khích người dân tham gia xây dựng kinh tế, mặt khác tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2010/NĐ-CP quy định về vấn đề khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các quy định có tính chất điều chỉnh vĩ mô đối với sự phát triển nền kinh tế. Từ đó, các bộ ngành, cơ quan chuyên trách lại cụ thể hóa vấn đề trong các văn bản hướng dẫn thực hiện của bộ, ngành mình. Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội: nhằm giữ gìn những khuôn mẫu ứng xử tốt đẹp trong giao tiếp, hưởng thụ, trong sinh hoạt cộng đồng, nghiêm cấm những hành vi vô văn hóa… Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản như: Nghị định của Chính phủ số 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa thông tin, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, phát động những cuộc vận động lớn như xây dựng gia đình văn hóa mới, xây dựng làng văn hóa. Ngày 25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang lễ và lễ hội (ban hành theo Quyết định số 308/2005/QĐ-TT). Quy chế này đã đưa ra những chuẩn mực cần thiết đối với việc thực hiện nếp sống lành mạnh với người dân, xóa bỏ những hủ tục. Trong quản lí xã hội: ở lĩnh vực dân số, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 quy định tại khoản 5 Điều 12 về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ như sau: “Tổ chức và thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, giảm tỉ lệ tăng dân số”. Nhằm quản lí vấn đề này, Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lí HCNN về dân số và trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em thực hiện quản lí nhà nước về dân số. Trong lĩnh vực chính trị: cụ thể là trong quản lí tôn giáo, Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 cụ thể hóa nhiệm vụ của Chính phủ trong công tác tôn giáo: “Thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân; bảo đảm sự bình đẳng của các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật hoặc các chính sách của nhà nước”. Cơ quan chuyên trách giúp chính phủ quản lí vấn đề này là Ban tôn giáo Chính phủ. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan HCNN ban hành rất lớn Chính phủ - cơ quan HCNN cao nhất trong hệ thống cơ quan HCNN nắm giữ những nhiệm vụ và quyền hạn hết sức quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: cơ cấu tổ chức của bộ và các cơ quan ngang bộ; bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và UBTV Quốc hội… Cơ quan HCNN quản lý xã hội với phương tiện chính là pháp luật, vì vậy, với phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn rộng lớn như vậy thì số lượng các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành không phải là nhỏ. Có thể thấy, qua 20 năm đổi mới, số lượng VBQPPL được ban hành đã gấp nhiều lần số lượng VBQPPL được ban hành từ năm 1945 đến năm 1986. Đối với bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh… Hiện nay, Việt Nam có 18 Bộ và 4 cơ quan ngang bộ quản lý một lĩnh vực riêng như: bộ Y tế, bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và đào tạo… Với nhiều lĩnh vực khác nhau như vậy thì số lượng VBQPPL được ban hành từ các cơ quan này hiển nhiên sẽ rất lớn. Ví dụ: riêng bộ Xây dựng trong năm 2009 đã có 17 văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành, và 21 văn bản do Bộ trưởng bộ xây dựng ban hành. Đối với cơ quan HCNN cấp tỉnh: khi Luật Ban hành VBQPPL của HĐND, UBND có hiệu lực thi hành thì hàng năm có hàng ngàn VBQPPL của địa phương nhất là cấp tỉnh đã được xây dựng và ban hành. Ví dụ: tỉnh Bến Tre từ năm 2005 – 2008, ở cấp tỉnh đã ban hành khoảng 340 VBQPPL, riêng từ ngày 01/10/2009 đến ngày 31/9/2010 đã ban hành 46 VBQPPL. Ở các quận, huyện: các VBQPPL được ban hành chủ yếu là chỉ thị và quyết định như năm 2004 ban hành 04 chỉ thị mang tính quy phạm, năm 2005: 07 chỉ thị, năm 2006: 03 chỉ thị và 05 quyết định, năm 2007: 04 chỉ thị và 02 quyết định, năm 2008: 02 chỉ thị và 04 quyết định... III. NHẬN XÉT CHUNG Cơ quan HCNN là cơ quan nhà nước duy nhất thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành. Đây là đặc điểm đặc trưng cơ bản nhất cũng là tiêu chí cơ quan khi phân biệt cơ quan HCNN với các cơ quan nhà nước nói chung. Bên cạnh đó, cơ quan HCNN còn có những điểm riêng biệt về tổ chức, thẩm quyền và hoạt động. Việc làm rõ các đặc điểm đó là cơ sở cần thiết trong việc tìm hiểu về cơ quan HCNN và mối quan hệ giữa nó với các cơ quan nhà nước khác. Các dẫn chứng trên còn cho thấy các cơ quan HCNN đã có sự quản lí đối với tất cả các lĩnh vực của đời sống. Sự quản lí này là tương đối chặt chẽ, bởi lẽ các cơ quan HCNN ở trung ương đưa ra các quy định thì lập tức được các cơ quan HCNN ở địa phương cụ thể hóa bằng các văn bản dười luật, đồng thời đưa các quy định pháp luật đó vào thực tế cuộc sống. KẾT LUẬN Tóm lại, việc phân tích khái niệm, đặc điểm của các cơ quan HCNN đã cho ta những cái nhìn đầy đủ hơn, toàn diện hơn về cơ qua HCNN. Điều đó cho thấy cơ quan HCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành - điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định; đồng thời cũng chứng minh được khẳng định: Cơ quan hành chính là chủ thể quản lý HCNN quan trọng nhất. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật Hành Chính Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb Công An Nhân Dân, Hà Nội – 2008. Luật Hành Chính Việt Nam – GS. TS. Phạm Hồng Thái, PGS. TS. Đinh Văn Mâu (đồng tác giả), nxb Giao thông vận tải, Hà Nội – 2008. Quản lý Hành chính Nhà nước – Nguyễn Hữu Tri, Nguyễn Lan Phương, Trường Đại học Dân lập Phương Đông, nxb Khoa học kỹ thuật. Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Website: www.luathoc.vn Website: www.hanhchinh.com.vn Website: www.dantri.vn Website: www.vnexpress.net
Luận văn liên quan