Đề tài Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC

Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC. Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PVC đã luôn biết tận dụng cơ hội, lợi thế của mình để hội nhập, với chính sách “đi tắt, đón đầu” và quyết tâm chính trị của Đại hội đại biếu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 là “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghiệp- Xây dựng số 1 Việt Nam”. Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, đủ năng lực quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động SXKD trong và ngoài nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 giải pháp của Tổng công ty đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Đột phá về phát triển nhân lực là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVC được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quản trị nguồn nhân lực phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của PVC nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức cũng như mọi thành viên PVC.

docx72 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới. Thị trường Dầu khí ngày càng biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội khu vực và trên thế giới. Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)- tập đoàn kinh tế hùng mạnh hàng đầu đất nước. Tổng công ty đang nỗ lực vươn lên trở thành một doanh nghiệp xây lắp chuyên ngành, chủ lực của PetroVietnam, có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. PVC cũng tiếp tục khẳng định được thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC. Cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, PVC đã luôn biết tận dụng cơ hội, lợi thế của mình để hội nhập, với chính sách “đi tắt, đón đầu” và quyết tâm chính trị của Đại hội đại biếu Đảng bộ Tổng công ty lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 là “Đồng tâm hiệp lực, đổi mới quyết liệt, tăng tốc phát triển, phấn đấu trở thành Tập đoàn Công nghiệp- Xây dựng số 1 Việt Nam”. Với mục tiêu cụ thể là tập trung vào 3 lĩnh vực mũi nhọn: xây lắp, sản xuất công nghiệp và kinh doanh bất động sản. Phấn đấu đến năm 2015: vốn điều lệ đạt 10.000 tỷ đồng, tổng doanh thu năm đạt 35000 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận/vốn điều lệ đạt trung bình 20%. Thu nhập bình quân toàn tổ hợp 15 triệu đồng /người/tháng. Để đạt được mục tiêu chiến lược trên, PVC phải có độ ngũ cán bộ công nhân viên chuyên nghiệp, đồng bộ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật hàng đầu Việt Nam và ngang tầm khu vực, đủ năng lực quản lý, điều hành hiệu quả các hoạt động SXKD trong và ngoài nước. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 giải pháp của Tổng công ty đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Đột phá về phát triển nhân lực là tổng thể các giải pháp nhằm đem lại sự thay đổi cơ bản về bản chất, cơ cấu và logic phát triển, quá trình phát triển của PVC được thực hiện bằng con người và vì con người, vì vậy quản trị nguồn nhân lực phải là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo - phát triển và duy trì con người của PVC nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức cũng như mọi thành viên PVC. Để thực hiện được mục tiêu và giải pháp nói trên, cần phải nghiên cứu, dự báo thị trường, đồng thời quản trị tốt các yếu tố sản xuất, áp dụng công nghệ mới để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và doanh lợi. Một trong những công cụ của nhà quản trị là phải tiến hành phân tích hoạt động sản xuất- kinh doanh tốt. Do vậy, trong phạm vi nhiện vụ của mình , nhóm em xin thực hiện đồ án “Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC” Nội dung đồ án gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA PVC. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM– PVC Do thời gian cũng như kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, đóng góp ý kiến và chỉ bảo của các thầy cô trong Bộ môn . Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên thực hiện CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVC) 1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) 1.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Tên công ty: + Tên thương mại : Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam + Tên tiếng anh : PETROVIETNAM CONSTRUCTION JOINT STOCK CORPORATION + Tên viết tắt : PVC + Tên giao dịch : PV CONSTRUCTION J.S.C Hình thức pháp lý: + Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của nhà nước. + Vốn điều lệ: 4.000.000.000.000 (bốn nghìn tỷ đồng ). + Hình thức hoạt động: Mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Địa chỉ giao dịch: + Địa chỉ giao dịch :: Tầng 25 , toà nhà CEO , Lô HH2-1 , Khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng , Từ Liêm , Hà Nội . + Điện thoại :” 04-3768 9291/3/4/5 + Fax : 04-3768 9290/37689867 + Email : vanphong@pvc.vn + Website : www.pvc.vn 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của PVC Giai đoạn 1983 – 1995: Tiền thân của Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam là Xí nghiệp liên hợp dầu khí, ra đời từ 08 / 1983 với nhiệm vụ chủ yếu là chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ cho ngành dầu khí. Ngày 14 tháng 09 năm 1983, Tổng cục dầu khí đã quyết định số 1069 / DK – TC thành lập Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí trên cơ sở Binh đoàn 318 chuyển sang, với gần 1200 cán bộ chiến sĩ và 50 cán bộ kỹ sư – công nhân kỹ thuật từ các viện, các trường đại học trong cả nước. Nhiệm vụ chủ yếu của Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí là: Xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng phục vụ cho quá trình tìm kiếm và khai thác dầu khí, công trình chuyên dụng vận chuyển, tàng trữ xăng dầu, hoá chất.. Sau 12 năm hoạt động, Ngày 19 tháng 09 năm 1995 Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra quyết định số 1254 / DK – TCNS đổi tên Xí nghiệp liên hợp xây lắp dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC). Ngành nghề kinh doanh chủ yếu cuả PVECC là: Gia công, chế tạo, lắp đặt chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại, thiết kế chế tạo lắp đặt các bồn bể chứa xăng dầu, khí hoá lỏng và các bình chịu áp lực, lắp đắt các đường ống dẫn xăng dầu, khí hoá lỏng và hệ thống ống công nghệ.. Giai đoạn 1995 – 2005: Qua 10 năm hoạt động, ngày 17/03/2005 Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí thành Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PV Cons). Trong quá trình hình thành và phát triển PV Cons đã tạo ra hàng nghìn sản phẩm xây dựng có chất lượng cao, được đánh giá là một trong những công ty mạnh trong lĩnh vực xây lắp công trình dân dụng và công nghiệp, nhất là các công trình chuyên ngành dầu khí. PV Cons đã chế tạo phần lớn các chân đế giàn khoan, khảo sát đánh giá các kết cấu công trình nước ngoài. Là đơn vị hàng đầu trong nước về lĩnh vực thi công, lắp đặt đường ống dẫn khí, thiết kế và thi công các hệ thống chứa xăng dầu – hoá chất, khí hoá lỏng và trạm phân phối khí. Với đội ngũ kỹ sư, thợ lành nghề và thiết bị tiên tiến hiện đại nhiều dự án đã được thực hiện trong các lĩnh vực như: Xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí trên bờ biển Vũng Tàu, đảm nhiệm 50% khối lượng chế tạo và 70% công tác sửa chữa chân giàn đế khoan cho Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsopetro, tham gia lắp đặt tuyến ống dẫn khí Long Hải – Bà Rịa, Bà Rịa – Phú Mỹ và hệ thống tồn trữ khí khô – khí hoá lỏng, hệ thống thấp áp cho các nhà máy công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, tham gia thi công xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất và đê chắn sóng tại Quảng Ngãi .. Giai đoạn 2005 – 2007: Ngày 26 tháng 10 năm 2007, Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thông qua dề án chuyển đổi công ty CP Xây lắp Dầu khí thành Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Ngày 21 tháng 11 năm 2007, Đại hội đồng cổ đông bất thường của công ty cổ phần xây lắp dầu khí đã chính thức thông qua đề án chuyển đổi công ty thành Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổng công ty PVC là thành viên cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thành viên theo quy định của Pháp luật và Điều lệ cuả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam trong tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, là một trong các hình thức của nhóm công ty, có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khác, hoạt động theo Quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan, thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn góp / đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết. Đây là mốc son quan trọng đánh dấu bước phát triển vượt bậc của PVC cả về lượng và chất. Mốc son mới với sức mạnh mới, PVC tin tưởng vào thành tích đã đạt được và dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và xứng đáng là một trong những đơn vị mạnh của ngành dầu khí Việt Nam. Giai đoạn 2007 – nay: Ngày 27/06/2008, Đại hôi cơ đông thường niên Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng. Ngày 16/05/2009, Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và Chiến lược phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Tháng 08 / 2009, PVC đã niêm yết 150.000.000 cổ phiếu thành công với mã chứng khoán là PVX và cơ cấu lại khoản đầu tư góp vốn tại các công ty như: Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí (PVE), Công ty cổ phần xây dựng dầu khí Nghệ An (PVA), Công ty cổ phần xây dựng sông Hồng (ICG). Thực hiện thành công công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm chuyển đổi, thành lập mới nhiều doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, đưa 11 mã cổ phiếu của công ty thành viên niêm yết và giao dịch thành công trên sàn giao dịch chứng khoán. 20/02/2010 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.500 tỷ đồng. 2012 Đại hộ đồng cổ đông bất thường Tổng công ty Cở phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 4000 tỷ đồng. Uy tín, thương hiệu của PVC được khẳng định thông qua việc thực hiện tốt các công trình, dự án trọng điểm quốc gia Nhà máy đạm Phú Mỹ, Nhà máy điện Nhơn Trạch, cụm khí điện đạm Cà Mau, dự án nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc dầu Dung Quất, Văn phòng Viện Dầu khí, trụ sở Bộ Nội vụ, trung tâm tài chính dầu khí miền Trung, rạp Kim Đồng .. Ngoài ra, Tổng công ty đã và đang thi công rất nhiều công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình công nghiệp và dân dụng thuộc nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác nhau và yêu cầu kỹ thuật đa dạng như: Chung cư cao cấp CT10-11 (The Times Tower), khu đô thị Văn Phú- Hà Đông, Chung cư Petroland Q.2, TP. Hồ Chí Minh, nhà máy sản xuất ống thép hàn thẳng ..PVC luôn chú trọng cho công tác đầu tư về con người và công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, PVC xác định mục tiêu trở thành một Tổng công ty xây lắp chuyên ngành, chủ lực của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam có trình độ quản lý và công nghệ mang tầm Quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí, đặc biệt là các công trình dầu khí trên biển. Đến nay, qua 30 năm hình thành và phát triển, đặc biệt từ năm 2007 trở lại đây, PVC đã khẳng định uy tín, năng lực vượt trội trên các công trình trọng điểm của ngành Dầu khí và đất nước. Từ Căn cứ Dịch vụ Tổng hợp trên bờ tại Vũng Tàu, đến các công trình Đường ống dẫn khí từ Long Hải về các khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Đồng Nai; các công trình trọng điểm quốc gia như Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch I, Cụm khí điện đạm Cà Mau, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I và mới nhất là Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình II đều ghi dấu vai trò quan trọng của Tổng Công ty PVC. Trưởng thành qua từng công trình, dự án, từ vai trò thầu phụ cho các nhà thầu quốc tế, PVC đã vươn lên trở thành Tổng thầu EPC thực hiện các công trình có quy mô ngày càng lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp như: Tổng kho LPG Gò Dầu, Nhà máy nhiệt điện Thái Bình II, Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch II, Nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Xơ sợi Tổng hợp Polyeste Đình Vũ Bên cạnh đó, PVC cũng tiếp tục khẳng định thế mạnh trong lĩnh vực xây lắp chuyên ngành Dầu khí qua việc thực hiện thi công hầu hết các dự án về vận chuyển, tàng trữ dầu và khí theo hình thức EPC như Kho xăng dầu Cù Lao Tào, Kho chứa LPG và trạm xuất xe bồn Dung Quất Cùng với việc củng cố, phát triển các lĩnh vực thế mạnh truyền thống như xây dựng hệ thống tàng trữ, vận chuyển các sản phẩm Dầu khí, cơ khí lắp đặt và chế tạo các thiết bị Dầu khí PVC còn khẳng định thương hiệu của mình trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng. PVC có bước tiến vượt bậc trong công nghệ xây dựng nhà cao tầng và siêu cao tầng quy mô lớn như: Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, Trung tâm Tài chính Dầu khí, Văn phòng Viện Dầu khí, Toà nhà Dầu khí Phú Mỹ Hưng, Khách sạn Dầu khí Vũng Tàu, Cao ốc văn phòng Dragon Tower Trên những chặng đường đã qua, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đã không ngừng trưởng thành, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và của đất nước. “Mục tiêu lớn, đòi hỏi những nỗ lực lớn” là mục tiêu toàn thể tập thể lãnh đạo và CBCNV của PVC đều thấu hiểu. Với nền tảng vững chắc đã tạo dựng trên chặng đường phát triển và sự quyết tâm của “người PVC”, Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam quyết tâm tiếp tục khắc ghi những dấu ấn trên chặng đường mới, góp phần vào sự phát triển chung của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Quá trình phát triển của Tổng Công ty đã ghi dấu những cống hiến không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Minh chứng cho những đóng góp lớn lao đó, PVC đã được Đảng, Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương Lao động hạng Nhất, Danh hiệu Anh hùng Lao động 1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh a. Xây lắp chuyên ngành dầu khí - Gia công chế tạo, lắp đặt các chân đế giàn khoan và các kết cấu kim loại khác; - Thiết kế, chế tạo các bồn chứa xăng dầu, khí hoá lỏng, chứa nước, bồn chịu áp lực và hệ thống ống công nghệ; - Sản xuất các sản phẩm cơ khí, chống ăn mòn kim loại, bảo dưỡng và sửa chữa các chân đế giàn khoan, tàu thuyền và các phương tiện nổi; - Gia công ren ống, sản xuất khớp nối, đầu nối và các phụ kiện phục vụ trong lĩnh vực khoan, khai thác dầu khí, công nghiệp; - Khảo sát, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài biển và trên đất liền), các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đầu tư xây dựng: Các nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị phục vụ ngành dầu khí; các nhà máy đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất, nhà máy đóng giàn khoan; các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng; - Lắp đặt, duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình dầu khí (ngoài khơi và trên biển), các chân đế giàn khoan, các kết cấu kim loại, các bồn bể chứa (xăng dầu, khí hoá lỏng, nước), bình chịu áp lực và hệ thống công nghệ, các công trình dân dụng và công nghiệp; - Đóng giàn khoan trên đất liền, ngoài biển. b. Xây dựng dân dụng Tổng thầu EPC các dự án xây dựng văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp, đặc biệt nhà kết cấu thép, nhà cao tầng và siêu cao tầng. - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng dân dụng; - Đầu tư, xây dựng các dự án cầu đường, công trình dân dụng; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng - Tư vấn đầu tư xây dựng các công trình dân dụng; - Đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực xây dựng nhà cao tầng; c. Xây dựng công nghiệp - Tổng thầu EPC các dự án xây dựng công nghiệp - Đầu tư, xây dựng các dự án hạ tầng và công nghiệp; - Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư xây dựng các công nghiệp vừa và nhỏ; - Lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị công nghệ, thiết bị điều khiển, tự động hoá trong các nhà máy công nghiệp; - Kinh doanh vật tư thiết bị xây dựng, dầu khí; - San lấp mặt bằng; - Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đê kè, bến cảng; - Lắp đặt các hệ thống đường dây tải điện đến 35KV, các hệ thống điện dân dụng và công nghiệp khác; - Khoan phá đá nổ mìn, khai thác mỏ, sản xuất, kinh doanh vật liệu và trang thiết bị xây dựng; - Đóng tàu vận tải dầu, khí, hoá chất; - Đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng. d. Đầu tư khu công nghiệp và đô thị - Đầu tư xây dựng khu công nghiệp; - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; - Đầu tư xây dựng khu đô thị; - Đầu tư kinh doanh nha ở và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. e. Đầu tư bất động sản - Đầu tư xây dựng văn phòng, nhà ở, khách sạn, siêu thị - Đầu tư kinh doanh các các công trình thuỷ lợi, đê kè, cảng sông, cảng biển, cầu đường, công trình dân dụng và công nghiệp; - Kinh doanh đô thị và văn phòng, siêu thị và nhà ở; - Kinh doanh các cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện địa lí tự nhiên – kinh tế xã hội của Tổng công ty 1.2.1. Điều kiện địa lý Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam có trụ sở chính tại Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, TP Hà Nội là đơn vị trực thuộc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Hà Nội là trung tâm văn hoá- kinh tế- chính trị của cả nước, vì vậy tập trung rất nhiều các công trình dự án đầu tư lớn của cả nước, có nhiều loại hình dịch vụ tiên tiến, thuận tiện cho việc liên lạc, kinh doanh và hợp tác làm ăn với các đối tác cũng như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại tiên tiến, nguồn nhân lực dồi dào có trình độ cao. Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam nằm tại thủ đô Hà Nội chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa rõ rệt, căn cứ vào tài liệu khí tượng thủy văn tổng hợp ta thấy trong năm tháng 1 là tháng lạnh nhất, trung bình từ 15oC thấp nhất 8oC. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trng bình là 310C, cao nhất là 400C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 2690 mm, độ ẩm cao. Mùa đông thường xuất hiện gió mùa đông bắc kèm rét đậm rét hại, khô hanh.Với khí hậu như vậy cũng gây không ít khó khăn cho Tổng công ty trong quá trình thi công xây dựng. 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội Hà Nội là thủ đô của cả nưóc, lại có điều kiện kinh tế- xã hội- chính trị rất ổn định, kỷ cuơng pháp luật luôn được coi trọng, nếp sống văn minh thanh lịch đuợc duy trì từ lâu đời. Hà nội được thế giới công nhận là: “Thành phố vì hoà bình”, và là: “Thủ đô anh hùng của cả nước”. Vì vậy có rất nhiều bạn bè khắp nơI trên thế giới đên thăm và mở rộng quan hệ làm ăn. Thành phố Hà Nội có hệ thống thông tin liên lạc tuơng đối phát triển. Là đầu mối giao thông đuợc chia làm nhiều hướng trải đi khắp đất nước: Sân bay quốc tế Nội Bài, đuờng ga tàu hoả, Quốc lộ 1A đi vào Nam, Quốc lộ 5 đi vùng Đông Bắc, quốc lộ 6 đi vùng Tây Bắc. Đây là điều kiên thuận lợi cho việc đi lại, giao dịch của cán bộ nhân viên trong Tổng công ty. 1.2.3. Điều kiện về lao động Tổng công ty đặt tại Thủ đô Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc, trong vùng có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học và Trung tâm nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát triển sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu. Công ty còn có chi nhánh, cơ sở sản xuất ở cả ba miền đất nước, thu hút và tận dụng được nhiều lao động tại các địa phương. 1.3. Công nghệ sản xuất của Tổng công ty 1.3.1. Sơ đồ công nghệ Quy định thống nhất phương thức thi công tại Tổng công ty nhằm đảm bảo công tác xây lắp, chế tạo, lắp đặt,và sửa chữa hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ đơn vị thực hiện để tạo ra sản phẩm chất lượng, tiến độ, thoả mãn khách hàng với giá thành và thời gian phù hợp. Vậy sơ đồ tổng quát công nghệ hoạt động của Tổng công ty được thể hiện ở hình 1-1 Diễn giải chi tiết Bước 1: Giao nhiệm vụ Bước 2: Triển khai, kiểm soát thực hiện – Báo cáo, kiểm tra định kỳ Bước 3: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu và hoàn công theo giao đoạn Bước 5: Thanh toán giai đoạn Bước 6: Tổng hợp hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình Bước 7: Xem xét hồ sơ nghiệm thu và hoàn công Bước 8: Tham gia giám sát nghiệm thu/bàn giao Bước 9: Thanh quyết toán công trình/bàn giao Bước 10: Giám sát bảo hành công trình Bước 11: Kết thúc công trình Giao nhiệm vụ Tổng hợp hồ sơ NT & HC hoàn thành công trình Thanh quyết toán công trình Triển khai, giám sát thi công – báo cáo, kiểm tra định kỳ Giám sát bảo hành Thanh toán giai
Luận văn liên quan