Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1873 tại hội chợ sáng chế quốc tế ở Viennie. Sau đó, ngày 20/3/1883 Công ước Paris đã được ký kết với sự tham gia của 14 nước thành viên. Đây là Công ước quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên về bảo hộ SHCN. Từ khi ký kết đến nay, Công ước đã qua 7 lần sửa đổi. Mục đích của Công ước Paris là nhằm xây dựng điều khoản có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá của công dân các nước thành viên Công ước, đồng thời xây dựng 1 số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN tại các nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật SHCN của các nước thành viên. Công ước được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1979 với 30 điều khoản. Hiệp định TRIPs được ký kết 15 năm sau lần sửa đổi cuối cùng của Công ước Paris (15/4/1994), trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định TRIPs đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 1 trong những điều khoản để các nước chưa là thành viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đủ các yêu cầu của TRIPs. Hiệp định TRIPs gồm 73 điều được chia thành 7 phần. Mục đích của TRIPs là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối thiểu mà các nước thành viên của hiệp định có ngvụ phải tuân theo, thành lập 1 khung pháp lý trách nhiệm, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền SHTT trong đó có quyền SHCN. Tuy nhiên việc tập trung chủ yếu vào khía cạnh KT - thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp khác để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là sự khác biệt cơ bản của TRIPs so với các công ước, hiệp định trước đó.

doc8 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Phân tích mối quan hệ giữa công ước Paris và hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. I. Tổng quan về Công ước Paris và Hiệp định TRIPs Nhu cầu hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1873 tại hội chợ sáng chế quốc tế ở Viennie. Sau đó, ngày 20/3/1883 Công ước Paris đã được ký kết với sự tham gia của 14 nước thành viên. Đây là Công ước quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên về bảo hộ SHCN. Từ khi ký kết đến nay, Công ước đã qua 7 lần sửa đổi. Mục đích của Công ước Paris là nhằm xây dựng điều khoản có lợi cho việc đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá… của công dân các nước thành viên Công ước, đồng thời xây dựng 1 số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền SHCN tại các nước thành viên trên cơ sở tôn trọng luật SHCN của các nước thành viên. Công ước được sửa đổi lần cuối cùng vào năm 1979 với 30 điều khoản. Hiệp định TRIPs được ký kết 15 năm sau lần sửa đổi cuối cùng của Công ước Paris (15/4/1994), trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định TRIPs đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thực thi với Công ước Paris về Bảo hộ quyền SHCN và Công ước Berne về Bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. 1 trong những điều khoản để các nước chưa là thành viên của WTO gia nhập thành công tổ chức này là đáp ứng đủ các yêu cầu của TRIPs. Hiệp định TRIPs gồm 73 điều được chia thành 7 phần. Mục đích của TRIPs là quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối thiểu mà các nước thành viên của hiệp định có ngvụ phải tuân theo, thành lập 1 khung pháp lý trách nhiệm, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền SHTT trong đó có quyền SHCN. Tuy nhiên việc tập trung chủ yếu vào khía cạnh KT - thương mại quyền sở hữu trí tuệ cũng như các biện pháp khác để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ là sự khác biệt cơ bản của TRIPs so với các công ước, hiệp định trước đó. II. Mối quan hệ giữa Công ước Paris và Hiệp định TRIPs về bảo hộ quyền SHCN. Khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPs ghi nhận “đối với các phần II, III, và IV của Hiệp định này, các Thành viên phải tuân theo các Điều từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 của Công ước Paris (1967).” Theo đó, các phần quy định về bảo hộ SHCN được quy định trong Hiệp định TRIPs phải tuân thủ các quy định từ Điều 1 đến Điều 12 và Điều 19 Công ước Paris. Như vậy, có thể khẳng định rằng Hiệp định TRIPs có mối quan hệ không thể tách rời với Công ước Paris. Các quy định của công ước Paris là cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên đặt nền tảng cho việc bảo hộ quốc tế quyền SHCN. Từ đó các nước thành viên WTO đã đi đến những thỏa thuận xây dựng 1 khung pháp lý hoàn thiện việc bảo hộ quyền SHCN với mục đích các quyền này được thực thi phù hợp, hiệu quả trong thực tế hiện nay, đặc biệt là về khía cạnh thương mại. Điều này thực chất chúng ta cũng cũng có thể thấy rõ ngay trong chính tên gọi của Hiệp định TRIPs (The Agreement on Trade Related Aspects của Intellectual Property Rights) - Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. Từ đây, chúng ta thấy rằng mối quan hệ giữa Hiệp định TRIPs và Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN là sự kế thừa và phát triển. Sự kế thừa và phát triển này được thể hiện rất rõ trong các quy định của Hiệp định TRIPs. Các nguyên tắc cơ bản, phạm vi bảo hộ SHCN của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs Như đã nêu ở trên, khoản 1 Điều 2 Hiệp định TRIPs đã khẳng định rằng toàn bộ các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ sở hữu công nghiệp theo Công ước Paris được thừa nhận trong Hiệp định TRIPs. Đó là các nguyên tắc đối xử quốc gia đối với công dân các nước thành viên của Liên minh, nguyên tắc được đối xử tương đương công dân các nước thành viên của Liên minh. Thêm vào đó, Khoản 3 Điều 1 Hiệp định TRIPs khẳng định các thành viên của WTO đều là thành viên của Công ước Paris (1967)(1) Đối với từng loại quyền sở hữu trí tuệ tương ứng, các công dân of các Thviên khác đc hiểu là những thể nhân và fáp nhân nào đáp ứng các đk để nhận đc sự bảo hộ qđịnh trong Công ước Paris (1967), Công ước Berne (1971), Công ước Rome, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp, như thể tất cả các Thviên of WTO đều là Thviên of các Công ước, Hiệp ước đó. . Như vậy, các nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và chế độ đãi ngộ tối huệ quốc được ghi nhận tại Hiệp định TRIPs cũng chính là sự phát triển từ hai nguyên tắc trên, đồng thời các ngoại lệ được quy định trong Công ước Paris cũng phải được các thành viên WTO lưu ý tới: “Mỗi Thành viên phải chấp nhận cho các công dân của các Thành viên khác sự đối xử không kém thiện chí hơn so với sự đối xử của Thành viên đó đối với công dân của mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ[3], trong đó có lưu ý tới các ngoại lệ đã được quy định tương ứng trong Công ước Paris (1967)…”(khoản 1 Điều 3 Hiệp định TRIPs). Về đối tượng bảo hộ SHCN, theo Công ước Paris thì đối tượng bảo hộ SHCN bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống cạnh tranh không lành mạnh (Điều 1(2) Công ước Paris). Thừa nhận những đối tượng bảo hộ này, đồng thời TRIPs mở rộng thêm 1 đối tượng được bảo hộ nữa đó là thiết kế bố trí mạch tích hợp. Thêm vào đó, để đbảo chống cạnh tranh không lành mạnh, TRIPs đưa ra những quy định bảo hộ đối với bí mật kinh doanh. Quyền ưu tiên: đây là quy tắc hết sức quan trọng bảo hộ quyền SHCN mà Hiệp định TRIPs được kế thừa từ Công ước Paris. Theo đó, chủ thể nộp đơn được hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở 1 đơn chính thức xin bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã được nộp ở 1 nước thành viên của công ước trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế, 6 tháng đối với nhãn hiệu hàng hoá và kiểu dáng công nghiệp). Người đó có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được coi như có ngày nộp đơn cùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.(2) Xem Điều 4, Công ước Paris. Từ mối quan hệ các giữa nguyên tắc cơ bản và phạm vi bảo hộ quyền SHCN mà trong từng chế định cụ thể với từng đối tượng bảo hộ chúng ta cũng có thể thấy rõ ràng hơn mối quan hệ kế thừa và phát triển giữa Hiệp định TRIPs và Công ước Paris: Những quy định cụ thể về bảo hộ quyền SHCN của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs. Nhãn hiệu Phạm vi được bảo hộ: Cả hiệp định TRIPs và Công ước Paris đều quy định việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá và nhãn hiệu dịch vụ. Theo Điều 6sexies Công ước Paris thì: “Các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ. Các nước này không bị bắt buộc phải định ra việc đăng ký các nhãn hiệu đó.” Như vậy, các nước thành viên công ước không phải quy định việc đăng ký các nhãn hiệu dịch vụ nhưng có ngvụ bảo hộ những nhãn hiệu đó. Theo Điều 15.1, 15.4, 16.2 Hiệp định TRIPs thì ta có thể thấy nhãn hiệu dịch vụ phải được bảo hộ tương tự như nhãn hiệu hàng hoá. Sử dụng nhãn hiệu hàng hoá: - Theo Điều 5C(1) Công ước Paris thì “nếu tại bất kỳ nước nào mà việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký là bắt buộc, thì việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá chỉ bị huỷ bỏ sau 1 thời gian hợp lí, và chỉ khi mà người có liên quan không biện hộ được việc không sử dụng của mình.” Điều khoản trên quy định rằng khi có yêu cầu về việc bắt buộc sử dụng, đăng ký nhãn hiệu có thể bị huỷ bỏ do việc không sử dụng nhãn hiệu chỉ sau 1 thời hạn hợp lý và nếu chủ sở hữu không thể biện minh được cho việc không sử dụng đó. Tuy nhiên, Công ước Paris đã không đưa ra quy định cụ thể về “thời hạn hợp lý” cũng như việc biện hộ như thế nào; mà khái niệm này được dành cho PHÁP LUậT quốc gia của các nước có liên quan quy định, hoặc nếu không thì dành cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những trường hợp như vậy. - Hiệp định TRIPs đã cụ thể hoá quy định này tại Điều 17. Theo đó, nếu việc sử dụng là điều khoản để duy trì hiệu lực đăng ký thì đăng ký chỉ có thể bị đình chỉ hiệu lực sau 1 thời gian liên tục, ít nhất là 3 năm, không sử dụng, và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá không nêu được những lý do chính đáng cản trở việc sử dụng. Thời hạn này được đặt ra nhằm tạo cho chủ sở hữu nhãn hiệu thời gian và cơ hội đủ để chuẩn bị cho việc sử dụng thích hợp, có tính đến thực tế là trong nhiều trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu phải sử dụng nhãn hiệu của mình ở nhiều nước. Và Hiệp định cũng quy định: “những điều khoản khách quan gây trở ngại cho việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, như việc hạn chế nhập khẩu hoặc các yêu cầu khác của Chính fủ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ được bảo hộ thông qua nhãn hiệu hàng hoá đó, phải được coi là lý do chính đáng đối với vệc không sử dụng.”. Như vậy, biện minh của chủ sở hữu nhãn hiệu về việc không sử dụng có thể được chấp nhận nếu điều đó là do các hoàn cảnh kinh tế hoặc pháp lý vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu, ví dụ nếu Chính fủ có các quy định cấm hoặc trì hoãn nhập khẩu các hàng hoá gắn nhãn hiệu. Mặt khác để đbảo việc thực thi các quy định này, Điều 20 Hiệp định TRIPs đã quy định các nước thành viên “Không được đưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở 1 cách bất hợp lý đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như yêu cầu sử dụng kết hợp với 1 nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng dưới hình thức đặc biệt hoặc sử dụng theo 1 cách nào đó làm hại đến khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của 1 doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác…” Nhãn hiệu nổi tiếng: - Điều 6bis Công ước Paris quy định buộc các quốc gia thành viên phải từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký hoặc cấm sử dụng 1 nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với 1 nhãn hiệu khác đã nổi tiếng tại quốc gia thành viên đó. Kế thừa quy định này của Công ước Paris, Hiệp định TRIPs đã ghi nhận việc bảo hộ theo Điều 6bis của Công ước Paris. Tuy nhiên, Hiệp định TRIPs đã phát triển quy định này của Công ước Paris như sau: + Điều 6bis Công ước Paris chỉ bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng. Nhưng tại Điều 16.2 Hiệp định TRIPs thì: “Điều 6bis Công ước Paris (1967) phải được áp dụng đối với các dịch vụ.” + Điều 16.2 Hiệp định TRIPs còn quy định cụ thể về việc xác định 1 nhãn hiệu hàng hoá có nổi tiếng hay không. Theo đó, để xác định nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng “phải xem xét danh tiếng của nhãn hiệu hàng hoá đó trong bộ fận công chúng có liên quan, kể cả danh tiếng tại nước Thành viên tương ứng đạt được nhờ hoạt động quảng cáo nhãn hiệu hàng hoá đó.” + Theo Điều 6 bis công ước Paris thì các nước thành viên chỉ có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm việc sử dụng nhãn hiệu đã nổi tiếng trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự. Trong hiệp định TRIPs sự bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã đăng ký được mở rộng cho những hàng hoá và dịch vụ không tương tự với hàng hoá và dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó chống việc gây liên tưởng sai lệch giữa những hàng hoá hoặc dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký và gây thiệt hại chủ sở hữu (Điều 16.3). Ví dụ: Tuân thủ theo quy định của Công ước, VN đã từng giải quyết những vụ việc liên quan tới Nhãn hiệu để bảo hộ những nhãn hiệu nổi tiếng: Năm 1992, Cục SHCN đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá “McDonald’s” của 1 công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác. Cục SHCN có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu “McDonald’s” là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation (Hoa Kỳ) mặc dù Công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại VN. Năm 1993, Cục SHCN đã xem xét và quyết định huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 4854 cấp cho OFIX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu “Pizza Hut” trên cơ sở đơn khiếu nại của Công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kỳ). Công ty Hoa Kỳ đã chứng minh được sự nổi tiếng của các nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng ký bảo hộ cũng như chưa từng sử dụng ở VN. Năm 1998, Cục SHCN đã từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu “MILIKET” của 1 cơ sở thuộc thành fố Hồ Chí Minh cho sản phẩm vở học sinh vì dễ dàng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mì “MILIKET” của Công ty thực phẩm quận 5. Chuyển giao nhãn hiệu: Theo Điều 6quater Công ước thì hiệu lực của việc chuyển nhượng nhãn hiệu ở 1 quốc gia thành viên chỉ được thừa nhận nếu phần hoạt động kinh doanh hoặc uy tín đã có ở quốc gia đó cũng được chuyển nhượng cho bên chuyển nhượng, cùng với độc quyền sx ở quốc gia đó hoặc bán ở đó, hàng hoá mang nhãn hiệu được chuyển nhượng. Do đó 1 quốc gia thành viên được tự do yêu cầu, đối với hiệu lực của việc chuyển nhượng nhãn hiệu, phải đồng thời chuyển giao doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó, song những yêu cầu như vậy không được phép mở rộng tới những phần của doanh nghiệp đặt tại các nước khác. - Mở rộng hơn so với Công ước Paris, Điều 21 Hiệp định TRIPs đã quy định: “Các Thành viên có thể quy định các điều khoản cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) và chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá, trong đó không được quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện đối với nhãn hiệu hàng hoá và chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký phải có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh có nhãn hiệu hàng hoá đó.” Như vậy, các chủ thể có quyền tự do chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá và việc chuyển nhượng đó có thể có hoặc không kèm theo việc chuyển nhượng cơ sở kinh doanh. Có thể nói quy định này là 1 bước tiến rất lớn. Nếu theo quy định tại Công ước Paris thì các bên chỉ được chuyển giao quyền sở hữu kèm theo với bộ fận sx, điều này khiến cho việc chuyển nhượng các nhãn hiệu hàng hoá gặp nhiều khó khăn. Đối tượng bảo hộ: - Điều 15 Hiệp định TRIPs đã quy định 1 cách cụ thể đối tượng được bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá. Theo đó, đối tượng bảo hộ bao gồm bất kỳ 1 dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hoá và dịch vụ của 1 doanh nghiệp với hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp khác, ví dụ: từ, bao gồm cả tên cá nhân, chữ, số, các yếu tố hình và sự kết hợp các mầu sắc cũng như bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố đó (Điều 15). 1 số quy định mới * Thời hạn bảo hộ: - Trong khi các quy định của Công ước Paris không quy định cụ thể thời gian 1 nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ, thì tại Điều 18 Hiệp định TRIPs đã có quy định rất cụ thể về thời hạn bảo hộ. Theo đó, đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký 1 nhãn hiệu hàng hoá phải có thời hạn hiệu lực không dưới 7 năm. Hiệu lực đăng ký 1 nhãn hiệu hàng hoá phải có khả năng được gia hạn không giới hạn số lần gia hạn. * Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu - Đối với nhãn hiệu đã đăng ký, chủ sở hữu có độc quyền ngăn cấm những người không được sự đồng ý của mình sử dụng trong hoạt động thương mại các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đó cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá hoặc dịch vụ đã đăng ký cho nhãn hiệu đó nếu việc sử dụng như vậy có khả năng gây nhầm lẫn. (Điều 16.1). - Các ngoại lệ hạn chế đối với các quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gồm việc sử dụng 1 cách trung thực các thuật ngữ mang tính mô tả, với điều khoản bđảm lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của các bên thứ ba (Điều 17). Patent Hiệp định TRIPs thừa nhận tất cả những quy định về patent trong Công ước Paris như quyền ưu tiên, sự độc lập của các patent trong cùng 1 sáng chế tại các nước khác nhau, nêu tên nhà sáng chế trong patent, tách đơn, fục hồi patent trong trường hợp mất hiệu lực vì không nộp lệ phí…,đồng thời hoàn thiện và bổ sung nhiều quy định mới về vấn đề này. Cụ thể: Về đối tượng có khả năng được cấp patent: Điều 1(4) Công ước Paris không đề cập đến những đối tượng được cấp patent mà liệt kê 1 số loại patent công nghiệp khác nhau và phải được pháp luật của các nước Thành viên Liên minh thừa nhận như patent nhập khẩu, patent hoàn thiện...Điều 27 Hiệp định TRIPs quy định cụ thể patent được cấp cho những sáng chế trong mọi lĩnh vực công nghệ, bất kể dưới dạng sản phẩm hay quy trình. Đồng thời sáng chế được hiểu là phải có tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghiệp. Tuy nhiên, tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 27, Hiệp định đưa ra những trường hợp ngoại lệ mà các quốc gia thành viên có thể loại trừ không cấp patent cho 1 số sáng chế(3) Các Thviên có thể loại trừ ko cấp patent cho những sáng chế cần fải bị cấm khai thác nhằm mđích thương mại trong lãnh thổ of mình để bảo vệ trật tự công cộng or đạo đức xã hội, kể cả để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ of con người và động vật or thực vật or để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường, với đk những ngoại lệ đó đc qđịnh ko chỉ vì lý do duy nhất là vc khai thác các sáng chế tương ứng bị PL of nc đó ngăn cấm. Các Thviên cũng có thể loại trừ ko cấp patent cho: a) các fương fáp chẩn đoán bệnh, các fương fáp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật; b) thực vật và động vật ko fải là các chủng vi sinh, và các quy trình sản xuất thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và ko fải là các quy trình fi sinh học or vi sinh. Tuy nhiên, các Thviên fải bảo hộ giống cây bằng hệ thống patent or bằng 1 hệ thống riêng hữu hiệu, or bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào. Các qđịnh of điểm này fải đc xem xét lại sau 4 năm kể từ khi Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. . Việc quy định ngoại lệ này chính là xuất phát từ quy định các patent được cấp phải được pháp luật các nước thành viên liên minh thừa nhận.”, nhưng lý do các nước thành viên không cấp patent không chỉ vì pháp luật của họ không thừa nhận mà phải có những giới hạn nhất định. Cấp li-xăng không tự nguyện: các Thành viên WTO có thể quy định việc cấp li-xăng không tự nguyện nếu sáng chế không được sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định hoặc vì lợi ích công cộng. Bổ sung các điều khoản về việc cấp li-xăng cưỡng bức tại điều 5A(3), (4) trong Công ước Paris, Điều 31 của Hiệp định TRIPs quy định cụ thể các điều khoản các thành viên cần tuân thủ về các hình thức sử dụng khác không được phép của người nắm giữ quyền. Các hình thức sử dụng khác được hiểu là là hình thức sử dụng không thuộc trường hợp cho phép tại Điều 30(4) Các Thviên có thể qđịnh 1 số ngoại lệ nhất định đối với các độc quyền đc cấp trên cơ sở patent với đk là các ngoại lệ đó ko mâu thuẫn với vc khai thác bình thường patent đó và ko làm tổn hại 1 cách bất hợp lý tới lợi ích hợp fáp of chủ sở hữu patent, và lợi ích hợp fáp of bên thứ ba. . Thời hạn bảo hộ: cũng giống như các đối tượng bảo hộ khác công ước paris cũng không đưa ra thời hạn bảo hộ patent. Theo Hiệp định TRIPs thời hạn bảo hộ patent không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn (Điều 33). Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Công ước Paris quy định kiểu dáng công nghiệp phải được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Liên minh. Còn theo Hiệp định TRIPs thì các thành viên có thể quy định 1 số ngoại lệ nhất định đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với điều khoản là các ngoại lệ này không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường các kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và không làm tổn hại 1 cách bất hợp lý tới lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba. Hiệp định TRIPs có quy định bổ sung thêm về thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối thiểu là 10 năm. Tên thương mại Điều 8 công ước Paris quy định: Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là 1 phần của 1 nhãn hiệu hàng hóa. Bên cạnh đó, điều 9 của công ước cũng quy định các biện pháp pháp lý ngăn ngừa vi phạm. Cụ thể : Tất cả các hàng hóa hoặc tên thương mại 1 cách bất hợp pháp đều bị thu giữ khi nhập khẩu vào những nước thành viên của Liên minh nơi nhãn hiệu hàng hóa hoặc tên thương mại đó được bảo hộ pháp lý. Các biện pháp này được hệ thống pháp luật các quốc gia quy định (Điều 9 (3) Công ước Paris). Tại phần II của hiệp định TRIPs không có quy định
Luận văn liên quan