Xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, bởi vì để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cần phải biết rõ môi trường tồn tại của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Xuất khẩu thủy sản, AGIFISH đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra, trở thành công ty thuỷ sản lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế môi trường kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp, Công ty điều chỉnh và triển khai chiến lược kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thảo luận với đề tài: “Phân tích Môi trường chiến lược thương mại Quốc tế của Cty CP XNK Thuỷ sản An Giang AGIFISH. Từ đó xây dựng và lựa chọn chiến lược vào giai đoạn tới, điều kiện triển khai chiến lược” mục đích phần đưa ra hình dung sơ lược nhất về Môi trường kinh doanh Quốc tế và chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.
Bài viết ngoài phần Lời mở đầu và kết luận, gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang – AGIFISH
Phần 2: Phân tích Môi trường kinh doanh Quốc tế của AGIFISH
Phần 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh Quốc tế của AGIFISH trong giai đoạn tới và điều kiện triển khai chiến lược.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường chiến lược thương mại quốc tế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang AGIFISH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xác định chiến lược là một công việc cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, bởi vì để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, cần phải biết rõ môi trường tồn tại của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh biến đổi nhanh luôn tạo ra các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Chiến lược kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng tốt các cơ hội và giảm bớt các nguy cơ liên quan đến môi trường kinh doanh.
Là một doanh nghiệp Xuất khẩu thủy sản, AGIFISH đã và đang xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra, trở thành công ty thuỷ sản lớn mạnh hàng đầu của Việt Nam và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Dựa trên việc phân tích tình hình thực tế môi trường kinh doanh và nội lực của doanh nghiệp, Công ty điều chỉnh và triển khai chiến lược kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Bài thảo luận với đề tài: “Phân tích Môi trường chiến lược thương mại Quốc tế của Cty CP XNK Thuỷ sản An Giang AGIFISH. Từ đó xây dựng và lựa chọn chiến lược vào giai đoạn tới, điều kiện triển khai chiến lược” mục đích phần đưa ra hình dung sơ lược nhất về Môi trường kinh doanh Quốc tế và chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp.
Bài viết ngoài phần Lời mở đầu và kết luận, gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang – AGIFISH
Phần 2: Phân tích Môi trường kinh doanh Quốc tế của AGIFISH
Phần 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh Quốc tế của AGIFISH trong giai đoạn tới và điều kiện triển khai chiến lược.
1. TỔNG QUAN VỀ CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG - AGIFISH
Dòng sông Mekong, một trong những con sông lớn nhất khu vực Đông Nam Á chảy qua tỉnh An Giang mang theo nhiều loài cá nước ngọt có giá trị, trong đó Cá Basa và cá Tra là hai chủng loại cá đặc biệt chỉ có ở đồng bằng Sông Cửu Long. Chúng có giá trị kinh tế cao, hương vị đặc biệt đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường thế giới và đây cũng là hai sản phẩm chế biến chính của Công ty Agifish.
Agifish là tên thương mại của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy sản An Giang là một trong những nhà chế biến thực phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước từ năm 1997.
Sự năng động và sáng tạo đã giúp Agifish trở thành nhà chế biến có uy tín hàng đầu trong ngành công nghiệp thủy sản và là một trong số mười công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam sang các thị trường trên thế giới.
Lĩnh vực kinh doanh
+ Sản xuất, chế biến và mua bán, xuất nhập khẩu thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm, nông sản, vật tư nông nghiệp;
+ Mua vật tư nguyên liệu,hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại);
+ Mua bán đồ uống các loại và hàng mỹ phẩm;
+ Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản;
+ Sản xuất và kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
+ Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt, hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm, hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí;
+ Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản, mua bán máy móc thiết bị chuyên ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản; lai tạo giống, sản xuất con giống; nuôi trồng thủy sản;
+ Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;…..
Cơ sở vật chất
Nhằm không ngừng mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm tăng sức cạnh tranh, trong những năm vừa qua Agifish không ngừng đầu tư mở rộng nhà xưởng và trang bị các loại máy móc thiết bị hiện đại, thực hiện một cách có hiệu quả trong việc đầu tư đổi mới thiết bị đối với hai xí nghiệp đông lạnh, tập trung đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng công suất, thay đổi dần các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới với nhiều tính năng ưu việt hơn, đồng thời thực hiện tự động hóa nhiều công đoạn sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thị trường và sản phẩm tiêu thụ
+ Thị trường nước ngoài: Agifish đã có nhiều khách hàng từ hầu hết các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu, Úc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản... Agifish ngày càng có uy tín cao trên thị trường và một trong những thương hiệu mạnh trên thị trường thế giới.
+ Thị trường trong nước: Agifish đã và đang tiêu thụ với hơn 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân phối rộng khắp 50 tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học…
+ Sản phẩm – đa dạng hoá: Bên cạnh sản phẩm chính là cá Tra và cá Basa, Công ty còn chế biến các loại cá nước ngọt phong phú trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các sản phẩm có giá trị khác như: Tôm càng, chả thác lác, cá rô phi, sản phẩm cá tẩm bột, mực...
Tiếp theo những thành công trên thương trường quốc tế, Agifish đã và đang chiếm vị thế tốt trên thị trường nội địa với việc đa dạng hóa sản phẩm giá trị gia tăng. Các sản phẩm này rất phù hợp với khẩu vị Việt Nam và đạt chất lượng xuất khẩu với hơn 100 loại sản phẩm giá trị gia tăng đã được quảng bá trên toàn quốc.
Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao.
Nghiên cứu và phát triển
Công ty Agifish cộng tác với cơ quan CIRAD của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh sản cá Basa và cá tra với kết quả đáng khích lệ. Con giống sinh sản nhân tạo đã không ngừng phát triển trong nhiều năm, điều này đáp ứng được nhu cầu con giống cho ngư dân trong khi nguồn cung cấp giống từ thiên nhiên ngày càng ít đi. Đây là một thành công lớn trong nghiên cứu khoa học của Công ty Agifish. Trong tương lai công ty Agifish sẽ phát triển mối quan hệ hợp tác với Cirad để nghiên cứu các điều kiện cho việc phát triển chất lượng liên quan đến dây chuyền sản xuất cá basa, cá tra tại vùng Đồng Bằng sông Cửu long nhằm không ngừng cải tiến chất lượng cá nuôi, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, chất lượng cao cho thị trường.
Kết luận: Từ tiến trình đổi mới, Agifish đã trở thành nhà chế biến sản phẩm thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, với sản lượng đạt 20.000 tấn thành phẩm xuất khẩu. Thành quả đạt được này nhờ vào sự điều hành năng động và sáng tạo, dám nghĩ dám làm kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề. Với những đóng góp tích cực trên, Agifish đã nhận danh hiệu “Anh Hùng Lao Động” do nhà nước ban tặng.
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA CTY CP XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN AN GIANG (AGIFISH)
Môi trường bên ngoài Doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh đặc trưng
Là những yếu tố môi trường kinh doanh riêng của Doanh nghiệp và làm ien phân biệt với các doanh nghiệp khác.
Nhà cung cấp: Agifish là một trong những công ty hàng đầu có mô hình sản xuất khép kín khi gắn kết giữa nguyên liệu và chế biến biến xuất khẩu thông qua Câu lạc bộ Agifish. Triển khai các bộ phận có ien quan nắm bắt kịp thời tình hình biến động nguồn nguyên liệu: số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả… trên cơ sở đánh giá thông qua sự biến động giá cả của thị trường xuất khẩu và thị trường nguyên liệu để có chính sách thu mua hợp lý phù hợp với từng tình hình cụ thể nhằm đảm bảo hoàn thành được kế hoạch sản xuất và kinh doanh có lãi. Đặc biệt với phương thức thu mua theo chất lượng thực tế của lô nguyên liệu sau chế biến đã kích thích người nuôi không ngừng cải tiến kỹ thuật, gắn chất lượng cá nuôi với sản xuất chế biến và xuất khẩu.
Các khách hàng: Khách hàng trong và ngoài nước, các đại lý, siêu thị, cửa hàng bán buôn và bán lẻ, các nhà sản xuất thu mua nguyên vật liệu từ sản phẩm cá và bột cá, các cửa hàng phân phối thuốc thú ý…
Tổ chức cạnh tranh và bạn hàng: Trong quá trình kinh doanh, AGIFISH gặp phải rất nhiều cạnh tranh từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước. Riêng tại thị trường nội địa đã có hơn 200 nhà máy chế biến và xuất khẩu thủy sản tới khoảng trên 50 thị trường nước ngoài. Còn trên thị trường thị trường quốc tế, số đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều, trong đó phải kể đến các đối thủ từ Trung Quốc, Ấn Độ, ChiLê, Nhật Bản…
Nhà nước và chính sách, luật pháp:
+ Trong nước: Các chính sách đối với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuỷ sản nói riêng. Nhất là với việc xác định mặt hàng thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được ưu tiên để phát triển nguồn hàng…
+ Quốc tế: Các chính sách, các rào cản thương mại thuế quan và phi thuế quan áp dụng tại các thị trường khác nhau, từng khu vực khác nhau và từng nước khác nhau… Chẳng hạn Bộ thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố áp dụng mức thuế chống bán phá giá cho Công ty AGIFISH là 0.52%, đồng thời đưa ra danh mục thuốc kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ…
Môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp
Các điều kiện kinh tế:
+ Kinh tế trong nước: Năm 2008, nền kinh tế duy trì được mức tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao (Tăng trưởng GDP cả năm ước đạt khoảng 6,5 – 7%). Lạm phát cao, nhập siêu lớn, cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc; Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế khó đạt chỉ tiêu đề ra.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 01/2009 đạt 3,7 tỷ USD, giảm 25,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,1% so với số liệu đã ước tính. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 02/2009 ước tính đạt 4,3 tỷ USD, tăng 15,6% so với tháng trước và tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 8 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,2 tỷ USD, tăng 20,6%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 3,8 tỷ USD, giảm 23,4%.
Sản lượng thuỷ sản tháng 02/2009 ước tính đạt 334,1 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 261,3 nghìn tấn, tăng 1,9%; tôm đạt 24,4 nghìn tấn, tăng 3%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng 02/2009 ước tính đạt 129,1 nghìn tấn, giảm 1,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 102 nghìn tấn, giảm 2,9% do diện tích nuôi có xu hướng giảm; tôm đạt 14,1 nghìn tấn, tăng 0,7%.
+ Kinh tế Quốc tế: Những bất ổn của thị trường tài chính nước Mỹ khởi phát vào mùa hè năm 2007 sau đó đã biến thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ mùa thu năm 2008.IMF dự báo, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2009 sẽ chỉ đạt 2,2%, như vậy đã giảm 0,8% so với dự báo được đưa ra hồi tháng 10 của IMF. Mức tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ là -0,7% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự đoán tăng trưởng 0,1% cách đây 1 tháng. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó. Dự báo mới về tăng trưởng kinh tế tại khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2009 cũng là -0,5%, thay vì tăng trưởng ở mức 0,2% trước đó.Các quốc gia Đông Á, kể cả Trung Quốc, sẽ chỉ tăng trưởng 7,1%, giảm 0,6% so với ước tính trước đây. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng bùng nổ tại khu vực này sẽ tiếp tục, dù có chậm lại.
Các điều kiện Chính trị: Nhìn tổng thể, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo vào năm 2009. Xung đột cục bộ, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, khủng bố, tranh chấp biên giới lãnh thổ, tài nguyên có thể tiếp tục diễn ra ở một số nơi. Chủ nghĩa ly khai đang trỗi dậy có thể tạo ra những thách thức mới đối với một số quốc gia, khu vực.
Các điều kiện Xã hội: Các tập quán, thói quen và thị hiếu của từng dân tộc và từng khu vực, từng nhóm khách hàng. Với một doanh nghiệp có nhiều thị trường tại khắp các châu lục như AGIFISH, khi xuất khẩu sang các thị trường khác nhau cần tìm hiểu thị hiếu người tiêu dung (người sản xuất) tại thị trường đó.Chẳng hạn, tại Australia, Người tiêu dùng Ôxtrâylia nhìn chung khá bảo thủ và rất quan tâm đến giá trị - tức là thứ mà họ mua có xứng đáng với số tiền mà họ bỏ ra hay không – chứ không chỉ đơn giản chỉ là giá. Các sản phẩm rẻ tiền ngày càng chiếm thị phần ít đi do người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều đến các sản phẩm chất lượng, khi chọn sản phẩm, họ thường căn cứ vào chất lượng, mẫu mã và giá cả hơn là nơi sản xuất.
Nhà nhập khẩu Ôxtrâylia quan tâm là giá, chất lượng, độ tin cậy, thời gian giao hàng và khối lượng tối thiểu. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp nước ngoài phàn nàn rằng 3 nguyên tắc vàng khi bán hàng sang Ôxtrâylia chỉ là “giá, giá, và giá”. Điều này không hoàn toàn đúng nhưng thực tế là câu hỏi đầu tiên nhà nhập khẩu Ôxtrâylia đưa ra cho đối tác nước ngoài bao giờ cũng ien quan đến giá FOB/FCA. Họ thường đòi hỏi mua hàng với giá thấp hơn các bạn hàng Hoa Kỳ và Châu Âu nhưng lại yêu cầu hàng phải có chất lượng đồng đều và giao hàng đúng thời hạn. Họ cũng chỉ đặt các đơn hàng nhỏ chứ không lớn như các đơn hàng của các nhà nhập khẩu nước khác.
Kết luận: Như vậy, với từng đối tác, khách hàng, tại các thị trường khác nhau, doanh nghiệp cần quan tâm để có được sản phẩm phù hợp thị hiếu của khách hàng.
Các điều kiện về Kỹ thuật và Công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới tác động tới các doanh nghiệp thủy sản, buộc các doanh nghiệp phải tăng khả năng cạnh tranh bằng việc ứng dụng các công nghệ tiến tiến trong hoạt động của mình. Đặc biệt trong quy trình khai thác và chế biến sản phẩm, công nghệ sạch và năng suất cao được đặt lên hàng đầu.
Môi trường bên trong Doanh nghiệp
Văn hoá Doanh nghiệp
Chính sách với người lao động
AGIFISH có tổng số CB-CNV toàn công ty đến trên 3.600 người.
+ Phối hợp với Công cổ phần xây dựng Sao Mai xây dựng cư xá Agifish với 96 phòng khá tiện nghi cho công nhân thuê. Cư xá đủ chổ ở cho gần 600 công nhân cùng với các công trình phụ trợ như khu ăn uống, nhà giữ xe, công viện cây xanh.
+ Trang bị đầy đủ công cụ, dụng cụ và bảo hộ lao động… tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm sản xuất.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ: hợp đồng lao động, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…
+ Làm tốt các chế độ khen thưởng hàng năm, khen thưởng đột xuất và tổ chức cho nhiều đợt CB-CNV tham quan du lịch.
+ Tiếp tục áp dụng cơ chế giao quyền , cơ chế khoán cho các đơn vị cơ sở nhằm phát huy tính chủ động của cán bộ lãnh đạo các cấp.
+ Thường xuyên tổ chức “ tháng an toàn chất lượng “ xem xét đánh giá việc quản lý chất lượng tại các Xí nghiệp, khắc phục các mối nguy có thể có thể ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm. .
Tổ chức quản lý
+ Hội đồng quản trị tổ chức họp định kỳ 4 lần và 1 lần họp bất thường trong năm 2006. Nhiều chủ trương và định hướng chiến lược cho các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty được các thành viên thảo luận và kịp thời thông qua các nghị quyết về kế hoạch sản xuất kinh doan, về tài chính, kế hoạch đầu tư và các vấn đề cụ thể khác nhằm giải quyết những vướng mắc trong cơ chế quản lý điều hành.
+ Duy trì cơ chế giao quyền, cơ chế khoán cho từng đơn vị cơ sở
+ Agifish đã áp dụng qui trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2000 và được chứng nhận bởi SGS, đồng thời đã đưa chương trình quản lý chất lượng SQF1000 áp dụng cho người nuôi. Điều này chứng minh rằng công ty đã có hướng đi đúng về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Thành tích đạt được: Đạt được nhiều giải thưởng về chất lượng do các Bộ, Ngành TW và địa phương (6 năm liền đạt giải hàng Việt Nam chất lượng cao, Danh hiệu “Anh hùng lao động”….)
Định hướng chiến lược yêu cầu phát triển Công Ty trong năm năm tới
• Xây dựng đội ngũ cán bộ kế thừa
• Đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm , mở rộng ien doanh ien kết.
• Xây dựng và quảng bá thương hiệu để hội nhập kinh tế toàn cầu.
• Hướng tới xây dựng tập đoàn Agifish hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực
Nguồn lực tài chính
Phát hành 3,5 triệu cổ phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán thu được hơn 160 tỷ đồng để đầu tư nhà máy đông lạnh AGF 9 và tổng kho 3000 tấn và một số dự án khác
- Đầu tư 5 tỷ đồng vào Quỹ đầu tư Prudential
- Thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước, các báo cáo quý, năm thực hiện kịp thời chính xác.
- Thực hiện công bố thông tin kịp thời.
- Thực hiện tốt các chính sách thuế.
- Đảm bảo kịp thời nguồn vốn đầu tư và vốn kinh doanh:
- Vốn huy động từ thị trường chứng khoán để xây dựng XNĐL AGF 9 và tổng kho 3000 tấn cũng được sử dụng một cách linh hoạt để giảm một phần vốn vay lưu động cho sản xuất cần thiết trong năm.
Nguồn lực về công nghệ
AGIFISH đầu tư các thiết bị quản lý chất lượng mới nhất để có thể phát hiện dư lượng kháng sinh ở mức thấp ngay từ khâu thu mua nguyên liệu. Công ty cũng có chương trình hỗ trợ các ngư dân về phương pháp nuôi trồng là để loại trừ việc sử dụng các chất độc hại và luôn đặt việc sản xuất sản phẩm sạch lên hàng đầu. Để bảo đảm điều này Agifish kết hợp ứng dụng các thiết bị hiện đại phát hiện dư lượng kháng sinh cùng với chương trình huấn luyện và khuyến khích ngư dân có giải pháp xử lý môi trường tốt nhất cho phương pháp nuôi của họ
Đặc biệt, Công ty đã thực hiện hệ thống quản lý truy xuất nguồn gốc lô hàng, đó là sự khởi đầu cho quá trình đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, thực hiện phương châm “Đảm bảo an toàn chất lượng từ vùng nuôi đến bàn ăn”.
Kết luận: Cũng như các doanh nghiệp khác khi kinh doanh trên thị trường, đặc biệt khi mở rộng ra thị trường quốc tế, việc phân tích môi trường kinh doanh để tìm ra những cơ hội để phát triển hoặc những đe doạ để phòng tránh rủi ro, để làm được điều đó, doanh nghiệp cần dựa trên nguồn lực nội tại của mình (điểm mạnh, điểm yếu). “Biết người, biết ta – trăm trận, trăm thắng”, điều này luôn đúng cả trên thương trường.
Nhận định Thời cơ, thách thức, điểm yếu, điểm mạnh của AGIFISH
Thời cơ:
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thủy sản Việt Nam nói chung và AGIFISH sẽ có thị trường thế giới khổng lồ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường; có điều kiện thu hút ien vốn đầu tư nước ngoài; tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến.
Việt Nam sẽ có những ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.
Xu hướng đa dạng hoá sản phẩm và thị trường đang trở nên rõ nét. Mặc dù hội nhập có chậm nhưng ngành thuỷ sản VN đã có những kết quả ban đầu mang tính nền tảng cho cạnh tranh, xuất khẩu sang hơn 50 nước, thị trường Mỹ đang ngày càng mở rộng, thị trường EU được công nhận vào danh sách 1, tạo cân bằng tốt hơn về thị trường, giảm sự lệ thuộc vào một vài thị trường chính, giảm rủi ro trong phát triển. Đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản đang diễn ra theo hai xu hướng lớn, một mặt những sản phẩm cao cấp có tính tiện dụng cao như đồ hộp hay thuỷ sản tươi sống đang phát triển với tốc độ cao, mặt khác những sản phẩm thuỷ sản truyền thống vẫn tiếp tục giữ được tốc độ phát triển ổn định. Chính điều này đã tạo thuận lợi rất lớn cho ngành thuỷ sản VN khi vừa tiến hành đầu tư những trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhưng vẫn có khả năng khai thác tối đa cơ sở hạ tầng hiện có. Đa dạng hoá thị trường và sản phẩm tạo cơ hội cho ngành thuỷ sản VN phát huy lợi thế so sánh về lao động, chi phí và tài nguyên trong quá trình cạnh tranh với các quốc gia có ngành thuỷ sản phát triển.
Dự báo giá thuỷ sản thế giới sẽ vững đến tăng trong thời gian tới do giá nguyên liệu sản xuất tăng và ảnh hưởng của thời tiết, bất chấp nhu cầu ở Mỹ chịu tác động bởi kinh tế suy yếu.
Nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản lớn: Trong khi nguồn lợi hải sản bị hạn chế và dễ bị thương tổn thì nhu cầu của con người về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và các loài thuỷ sản khác đang và sẽ là thực phẩm quý mà ngày càng có nhu cầu cao. Theo tính toán, tới năm 2010 nhu cầu về thực phẩm thuỷ sản phải là 110 triệu tấn, ngoài ra cũng còn phải dành ra khoảng 30 triệu tấn cho sản xuất bột cá.
Với sự tăng trưởng kinh tế của nhiều nước đang phát triển thời gian tới đây, các dự báo cho thấy có thể sau 15-20 năm các nước đang phát triển có tốc độ tăng về tiêu thụ thủy sản gấp 3 lần so với