Để tồn tại và phát triển mọi tổ chức đều phải tiến hành các hoạt động: quản tri, tài chính, kế toán, sản xuất, kinh doanh tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển, marketing, và phải có hệ thống thông tin. Việc thực hiện những quá trình trên đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng nếu không có kế hoạch cũng như những chiến lược cụ thể thì vẫn bị rối và luôn luôn bị động.Quản trị chiến lược giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép
Mục tiêu của tổ chức, doanh nghịệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão và các giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có thể làm được” thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà vào những ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại, bỏ lỡ cơ hội phát triển ngay từ đầu. Để xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng được những khả năng đặc biệt, và một trong những mục tiêu quan trọng của thiết lập các chiến lược là cải thiện những điểm yếu của tổ chức, biến chúng thành điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năng đặc biệt.
Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược không chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp, công ty mà còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng
Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của quản trị chiến lược. Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong, không nhận diện được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể thiết lập được chiến lược hoàn hảo. Quá trình phân tích nội bộ sẽ cho thấy mạnh, yếu của các nhà quản trị và các nhân viên của doanh nghiêp đối với việc tham gia quyết định tương lai của doanh nghiêp. Quá trình này có thể tạo sinh lực và thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên.
28 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16880 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển mọi tổ chức đều phải tiến hành các hoạt động: quản tri, tài chính, kế toán, sản xuất, kinh doanh tác nghiệp, nghiên cứu & phát triển, marketing,… và phải có hệ thống thông tin. Việc thực hiện những quá trình trên đã chiếm hết thời gian của các cấp quản lý nhưng nếu không có kế hoạch cũng như những chiến lược cụ thể thì vẫn bị rối và luôn luôn bị động.Quản trị chiến lược giúp tổ chức, doanh nghiệp xác định rõ ràng được mục tiêu, hướng đi, vạch ra các con đường hợp lý và phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu để đảm bảo đi đến mục tiêu đã định trong quỹ thời gian cho phép
Mục tiêu của tổ chức, doanh nghịệp cũng bắt nguồn từ sứ mệnh, tầm nhìn, hoài bão và các giá trị cốt lõi của tổ chức, doanh nghiệp. Sự kết hợp giữa “cái mong muốn” và “cái có thể làm được” thông qua các phân tích khoa học sẽ giúp tổ chức không sa đà vào những ảo tưởng vô căn cứ hay ngược lại, bỏ lỡ cơ hội phát triển ngay từ đầu. Để xây dựng lợi thế cạnh tranh cần phải tận dụng được những khả năng đặc biệt, và một trong những mục tiêu quan trọng của thiết lập các chiến lược là cải thiện những điểm yếu của tổ chức, biến chúng thành điểm mạnh và nếu có thể thì trở thành các khả năng đặc biệt.
Quản trị chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu cần có một hệ thống quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Quản trị chiến lược không chỉ gắn liền với hệ thống quản trị ở cấp doanh nghiệp, công ty mà còn bao trùm tất cả các quản trị chức năng
Phân tích môi trường bên trong là một bộ phận quan trọng, không thể thiếu của quản trị chiến lược. Nếu không phân tích tốt môi trường bên trong, không nhận diện được đúng những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức thì sẽ không thể thiết lập được chiến lược hoàn hảo. Quá trình phân tích nội bộ sẽ cho thấy mạnh, yếu của các nhà quản trị và các nhân viên của doanh nghiêp đối với việc tham gia quyết định tương lai của doanh nghiêp. Quá trình này có thể tạo sinh lực và thúc đẩy các nhà quản trị và nhân viên.
Tóm lại, do thấy được vai trò to lớn của việc phân tích nội bộ DN, nên chúng em đã chọn đề tài này để nghiên cứu.
Nhận xét của giảng viên :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP
I – CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
a ) Doanh nghiệp và môi trường tác động :
Như chúng ta đã biết môi trường của tổ chức là những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…nằm ở bên ngoài tổ chức mà quản trị không kiểm soát được, nhưng chúng lại có ảnh hưởng đến kết quả họat động của tổ chức.
Môi trường tác động lên DN bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong. Việc nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến DN là một nội dung quan trọng trong quản trị chiến lược, kết quả của những nghiên cứu sẽ là bước đệm quan trọng cho quá trình quản trị sau này của DN.
Quá trình quản trị chiến lược:
Quyết định chiến lược được thực hiện một lần cho một khoảng thời gian dài, và nó là công việc của quản trị cấp cao. Hiện nay, quá trình quản trị chiến lược là một quá trình thường xuyên, liên tục và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các thành viên trong tổ chức.
Quá trình quản trị chiến lược có thể thông qua sơ đồ sau:
Quá trình quản trị chiến lược
Nhìn vào sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy được vị trí và vai trò của việc phân tích nội bộ DN như thế nào. Để đưa ra được chiến lược cho DN, chúng ta cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng các yếu tố có liên quan. Trong bài tiểu luận này, chúng em chỉ xin nghiên cứu một mảng nhỏ trong quá trình quản trị chiến lược, chúng em chỉ đi phân tích nội bộ DN và không đưa ra chiến lược. Đây là một cơ sở để có thể xác định chiến lược cho DN sau này.
b ) Phân tích các yếu tố nội bộ doanh nghiệp:
Thực chất của quá trình phát triển chiến lược của tổ chức là việc tìm ra và phát triển các lợi thế cạnh tranh, do đó việc hiểu biết môi trường nội bộ tổ chức có một ý nghĩ vô cùng to lớn.
Phân tích môi trường nội bộ DN là việc rà soát, đánh giá các mặt của DN, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh cũng như các điểm yếu mà DN còn mắc phải, là tiền đề cho việc tận dụng và phát huy những mặt mạnh, hạn chế, khắc phục và sửa chữa những yếu điểm đang tồn tại.
Như chúng ta đã biết, trong nội bộ DN có muôn vàn yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của DN, nhưng chúng ta phải khẳng định một thực tế là không thể nào đánh giá được hết tất cả các nhân tố đó, bởi số lượng vô cùng lớn của nó. Tuy vậy, để có thể đánh giá được tình hình nội bộ DN, cần thiết phải chỉ ra những nhân tố chính trong nội bộ DN, mà sự hiện diện của chúng có thể là đại diện cho tình hình hoạt động bên trong của DN.
Những nhân tố chính đại diện mà chúng em sẽ sử dụng tới trong đánh giá môi trường nội bộ DN là : - Nguồn nhân lực
- Công tác sản xuất – tác nghiệp
- Công tác Marketing
- Tài chính – kế toán
- Nghiên cứu và phát triển ( R & D )
- Công tác Quản trị
Với cái nhìn tổng quan, chúng em tiến hành việc đánh giá các nhân tố đó trên cơ sở xem xét các công việc chính, đối tượng tác động, mức độ ảnh hưởng của nó tới DN. Chúng được thể hiện qua bảng sau :
Chỉ tiêu
I- Nhân lực (quản trị nguồn nhân lực)
II – Sản xuất và tác nghiệp
III – Công tác Marketing
IV- Tài chính – kế toán.
V - Công tác Nghiên cứu & phát triển.
VI- Công tác quản trị
Công việc chính
- .Tuyển dụng
- Thiết kế và phân công công việc
- Đánh giá và thúc đẩy
- Đầu vào
- Vận hành
- Quản lý sản phẩm đầu ra
- Nghiên cứu thị trường
- Định vị thị trường
- 4P
Sản phẩm
Giá
Xúc tiến hỗn
hợp
Địa điểm
- Huy động vốn & ra các quyết định về đầu tư và tài trợ.
- Quản lý và phân tích tài chính
- nghiên cứu và đề xuất các ý tưởng về sản phẩm và các yếu tố liên quan đến sản phẩm, nghiên cứu công nghệ mới
- nghiên cứu cải tạo hoặc ứng dụng mới
- Lập kế hoạch
- Tổ chức
- Lãnh đạo
- Kiểm tra
- Xây dựng văn hóa DN và hệ thống thông tin quản lý.
Đối tượng tác động
Đầu vào của nguồn nhân lực
- Nội dung công việc của người lao động
- Vị trí làm việc của người lao động
- năng lực làm việc và phẩm chất cá nhân
- Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và dịch vụ
- Quan hệ với người cung cấp
- Tổ chức và bố trí các trang thiết bi cũng như nơi sản xuất
- Quá trình tác nghiệp và công suất hoạt động
- Chất lượng và số lượng sản phẩm
- Hàng tồn kho
- Khách hàng
- Vị trí của DN
- thị trường mục tiêu.
- Nguồn vốn
- Cơ chế quản lý và các chỉ số tài chính.
- Sản phẩm
Công nghệ và các yếu tố khác.
- Mục tiêu & phương thức tiến hành.
- cơ cấu tổ chức, nhân sự cho hoạt động của DN.
- quá trình thực hiện
- Quá trình thực hiện
- Kết quả
- Văn hóa DN
- Hệ thống quản lý thông tin.
Sự ảnh hưởng tới DN
- Sự cân đối giữa cung và cầu về lao động trong tổ chức cũng như khả năng cân đối giữa mức độ sử dụng nhân công ở mức độ tối đa và tối thiểu;
- Chất lượng của nguồn nhân lực( Năng lưc của cán bộ công nhân viên) góp một phần quan trọng trong sự thành bại của tổ chức, nó tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi tiến hành tuyển mộ cần đặc biệt chú ý tới chi phí, sự cần thiết, và giá trị các mối quan hệ lao động so với toàn ngành và các đối thủ cạnh tranh khác;
- Các chính sách nhân sự của doanh nghiệp: quản lý mức độ thuyên chuyển cán bộ và bỏ việc. Việc bố trí công viêc hợp lý, đúng người đúng việc mang tính quyết định tới hiệu quả làm việc của nguồn nhân lực, đồng thời tạo ra sự thỏa mãn lao động đối với người lao động. Nhân viên khi được làm việc đúng năng lực chuyên môn, họ sẽ công hiến hết mình cho tổ chức và đây chính là điều cần thiêt nhất đối với kết quả khi sử dụng các chiến lược liên quan tới nhân lực ;
- Quá trình này có những tác động cơ bản tới DN. Ngoài việc giúp cho người quản lý đưa ra những quyết định nhân sự đúng đắn & kịp thời, nó còn có ảnh hưởng rất lớn tới việc xây dựng và phát triển đạo đức, thái độ lao động & bầu không khí tâm lý – xã hội trong DN
Một hệ thống đánh giá được lựa chọn phù hợp, kết hợp với các công tác tạo động lực cho người lao động đúng đắn, nó chính là một biện pháp có tác dụng hoàn thiện sự thực hiện công việc của người lao động và phát triển người lao động. Điều đó là rất quan trọng cho sự phát triển của DN.
- Giá cả, chất lượng và mức độ cung ứng nguyên vật liệu, quan hệ với nhà cung cấp là một phần quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như tính liên tục của quá trình sản xuất.
Khi một tổ chức lựa chọn đúng nhà cung cấp tiềm năng đồng thời giữ được mối quan hệ lâu dài thì đầu vào cho hoạt động sản xuất sẽ được đảm bảo, tổ chức sẽ không bị ảnh hưởng bởi dự khan hiếm hay những biến động về thị trường.
- Sự bố trí các phương tiện sản xuất; qui hoạch và tận dụng phương tiện máy móc thiết bị , đòng thời quản lý hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện và việc sử dụng công suất của dây chuyền sản xuất - thiết bị và công nghệ sản xuất là yếu tố cần quan tâm, nó sẽ ánh hưởng tới năng suất lao động của toàn bộ doanh nghiệp. Các phân tích cần được tiến hành để có thể đạt được năng lực sản xuất cao nhất.
Những tiến trình nêu trên thực hiện tốt là điều kiện tiên quyết cho tổ chức có thể quản lý đầu vào cũng như quản lý những hoạt động trước sản xuất một cách tốt nhất, nó ảnh hưởng mật thiết tới quá trình sản xuất và cho ra đời sản phẩm ;
Giai đoạn sản xuất hàng hóa là một khâu then chốt, đây là giai đoạn tạo ra sản phẩm vì thế chất lượng của sản phẩm phụ thuộc phần nhiều vào nó. Việc thực hiện tốt các hoạt động này sẽ làm tăng giá trị cho sản phẩm và tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đồng thời cũng trong giai đoạn này quyết định đến chi phí sản xuất của DN, yếu tố ảnh hưởng đến giá thành và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN.
- Việc kiểm soát được chất lượng cũng như số lượng sản phẩm đảm bảo cho đúng với mục tiêu đề ra, đồng thời làm cho sản xuất đúng với tiến độ đã lên kế hoạch.
- Quản trị hàng tồn kho tốt là biện pháp hiệu quả để tối thiểu hóa chi phí, nó giúp doanh nghiệp thông qua đó quản trị mức độ quay vòng (chu kỳ chuyển hàng tồn kho);
Nhiệm vụ này đảm bảo giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán một cách dễ dàng sản lượng cũng như tối thiểu hóa chi phí tồn kho. Khi đó DN sẽ không phải chi các khoản chi phí phụ trội cho các trường hợp đặc biệt xảy ra. Đảm bảo tính kịp thời cho DN.
Dựa trên những nghiên cứu, phân tích, việc định hướng, thu thập thông tin để tìm ra nhu cầu của Khách Hàng. Nhóm khách hàng là đối tượng của việc nghiên cứu thị trường.
Nhằm xác định đúng mục tiêu và hướng đi dài hạn cũng như ngắn hạn cho doanh nghiệp
Dựa vào bản đồ định vị mà doanh nghiệp có thể xác định vị trí của mình trên thị trường .Nó giúp DN đưa ra chiến lược phát triển một cách hợp lý. Đồng thời giúp doanh nghiệp thực hiện chiến lược của mình đựơc hiệu quả hơn.
Sản phẩm sau khi đã được nghiên cứu và sản xuất ra đồng thời cũng được ấn định giá phù hợp, linh hoạt trong môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, các phương thức để có thể xúc tiến về truyền tin của sản phẩm nhằm thuyết phục người mua sản phẩm và cuối cùng là việc xác định những địa điểm lí tưởng nhất nhằm để sản phẩm có thể tiêu thụ đựoc dễ dàng hơn. Tất cả những hoạt động đó chỉ để nhằm vào thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Đây là hoạt động làm tăng lợi nhuận của DN bằng việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Xác lập một thương hiệu trên thị trường đồng thời tạo một dấu ấn trong tâm trí người tiêu dùng.
Vốn là điều kiên không thể thiếu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư cho sản xuất, duy trì sản xuất được ổn định, phát triển.
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều hình thức huy động vốn cơ bản như: Vốn góp ban đầu, phát hành cổ phiếu…đảm bảo sao cho nguồn vốn của doanh nghiệp luôn được ổn định để thực hiện những chiến lược vạch ra (như đầu tư cho sản xuất..), đồng thời nó cũng là yếu tố có vai trò duy trì sản xuất và hoạt động cho DN.
- Cơ chế quản lý tài chính DN là tổng thể các phương pháp , các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của DN. Cơ chế quản lý quyết định đế các hoạt động tài chính, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả huy động cũng như sử dụng vốn ra sao.
Việc phân tích tài chính là quá trình tổng hợp, thống kê, phân tích những chỉ số tài chính, những thông tin tài chính nhằm xác định các yếu tố, chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc ra quyết đinh về tài chính.
Thông qua việc phân tích các chỉ số tài chính, DN có thể tự đánh giá về những điểm mạnh và điểm yếu & năng lực tài chính trong DN. Từ đó thấy được nên điều chỉnh sao cho các chỉ số phù hợp và an toàn với doanh nghiệp.
Ngoài ra, nó còn giúp đưa ra các quyết định chiến lược sát thực với tình hình tài chính doanh nghiệp.
Và cuối cùng là nó làm tối đa hóa giá trị của DN
Đây là việc nghiên cứu và đưa ra sản phẩm mới, đáp ứng với nhu cầu khách hàng, đồng thời tạo ra nhu cầu mới cho khách hàng. Việc nghiên cứu cải tiến cũng như ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất cũng làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, rút ngắn thời gian quay vòng....Tất cả các điều đó nhằm duy trì vị thế chắc chắn cho DN trong hiện tại, đồng thời nó giúp DN vươn tới các vị trí cao hơn trong ngành