Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các công ty nhà nước
quyết định mọi hoạt động trong nền kinh tế nước ta, các mối liên hệ giao dịch
kinh tế chỉ được phép giới hạn giữa các công ty nhà nước, chính điều đó đã làm
hạn chế sự phát triển nền kinh tế nước ta.
Sau năm 1989, nền kinh tế đất nước chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước cho phép ra đời nhiều loại hình
doanh nghiệp mới bên cạnh các công ty, xí nghiệp nhà nước. Trong đó phổ biến
nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Công ty Xây dựng nước ngầm là một công ty TNHH được thành lập theo
Luật công ty của Việt Nam.
- Tên đầy đủ :
- Tên giao dịch : Water Construction Co., Ltd.
- Tên viết tắt : WACO
- Văn phòng giao dịch tại : 54/5 –Âu Cơ –Phường 9 – Quận Tân Bình –
Thành phố Hồ Chí Minh.
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2181 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính ở công ty xây dựng nước ngầm TNHH, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích tài chính
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 1
MỤC LỤC
PHẦN I..............................................................................................................................................................................3
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................................................................................4
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XÂY DỰNG NƯỚC NGẦM.................................................................6
III. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN.......................................................................................9
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY WACO.............................13
PHẦN II ..........................................................................................................................................................................15
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH....................................................................16
II. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH...............................................................18
III. TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH............................................................................................................................25
PHẦN III.........................................................................................................................................................................37
I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY..........................38
II. PHÂN TÍCH QUAN HỆ KẾT CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU CỦA CÁC KHOẢN MỤC
TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ...........................................................................................................................................44
III. PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA KHOẢN MỤC TRONG BÁO
CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.............................................................................................................51
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ..........................................................51
IV. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN...............................................................................................54
V. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN .................................59
PHẦ N IV.........................................................................................................................................................................67
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 2
I. NHẬN XÉT CHUNG.........................................................................................................................................68
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH...70
III. ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH MỞ CỦA ĐẾN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
TY NÓI RIÊNG VÀ NỀN KINH TẾ NÓI CHUNG .......................................................................................................72
IV. KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN SẮP TỚI ...........................................................74
V. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ................................................................................................................................75
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 3
PHẦN I
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 4
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, các công ty nhà nước
quyết định mọi hoạt động trong nền kinh tế nước ta, các mối liên hệ giao dịch
kinh tế chỉ được phép giới hạn giữa các công ty nhà nước, chính điều đó đã làm
hạn chế sự phát triển nền kinh tế nước ta.
Sau năm 1989, nền kinh tế đất nước chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, nhà nước cho phép ra đời nhiều loại hình
doanh nghiệp mới bên cạnh các công ty, xí nghiệp nhà nước. Trong đó phổ biến
nhất là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
Công ty Xây dựng nước ngầm là một công ty TNHH được thành lập theo
Luật công ty của Việt Nam.
- Tên đầy đủ : Công ty Xây Dựng Nước Ngầm TNHH
- Tên giao dịch : Water Construction Co., Ltd.
- Tên viết tắt : WACO
- Văn phòng giao dịch tại : 54/5 – Âu Cơ – Phường 9 – Quận Tân Bình –
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại : (08)8.653.425 – (08)8.653.870
- Fax : (08)8.652.801
- Nguồn vốn đăng ký là : 4.000.000.000 đồng.
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 11/08/1992 theo Quyết định
số 411/GP-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố Hố Chí Minh.
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng
- Về kinh doanh thương mại :
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 5
Mua bán các thiết bị thuộc lãnh vực điện, nước : chủ yếu là các máy móc,
hệ thống bơm nước với áp lực lớn được sử dụng chủ yếu trong các ngành công
nghiệp như bơm chìm, bơm nước thải, bơm định lượng, ống lọc Inox, máy xục
khí, van nước, đồng hồ định lượng và các loại phụ tùng, thiết bị khác được nhà
nước cho phép.
Cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa các loại máy bơm nước, thổi rửa
giếng, hệ thống bơm tự động.
Thiết kế, hướng dẫn sử dụng, lắp đặt bộ điều khiển tự động cho các công
trình cấp thoát nước và xử lý nước.
- Về xây dựng và khoan giếng :
Tham gia đấu thầu và thi công các công trình cải tạo mạng lưới cấp, thoát
nước công cộng, công trình cấp nước cho các khu công nghiệp và các khu vực
nông thôn, các công trình nạo vét và bồi đắp mặt bằng và các công trình xây
dựng dân dụng khác.
Thiết kế, khoan khai thác nước ngầm dưới sự cho phép của các cơ quan
nhà nước.
b. Nhiệm vụ
Chịu trách nhiệm với khách hàng về những hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Chịu trách nhiệm bảo tồn nguồn vốn của công ty, bảo đảm hạch toán kinh
tế đầy đủ, chịu trách nhiệm nợ đi vay và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách
nhà nước.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 6
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY XÂY DỰNG NƯỚC NGẦM
1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
Công ty hoại động theo mô hình công ty TNHH.
Công ty có cơ cấu tổ chức đơn giản, nhưng đảm bảo mang lại hiệu quả cao
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để thực hiện được điều đó, các
bộ phận phải có mối liên hệ nhất định.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy hoại động của công ty WACO
GIÁM ĐỐC
PGĐ
KDOANH
PGĐ
XDỰNG
PGĐ
KTTVỤ
PGĐ
KGIẾNG
PGĐ
HCHÁNH
Phòng
HCHÁNH
Phòng
KTTVỤ Phòng KỸ THUẬT
Phòng
KDOANH
Đội
thi công
Đội
thi công
Đội
thi công
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 7
3. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý
- Ban Giám đốc :
Giám đốc công ty : tập trung mọi quyền hành và quyết định. Giám đốc
xây dựng dự án mở rộng. Phát triển hoạt động công ty, chỉ đạo toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, là người chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt
động và kết quả kinh doanh của công ty trước cơ quan nhà nước.
Các Phó giám đốc : là người phụ tá của Giám đốc, thay mặt Giám đốc
điều hành, quản lý các phần hành liên quan, trực tiếp chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra
các phòng ban, giải quyết các vấn đề nội bộ khi Giám đốc vắng mặt.
4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
- Phòng kinh doanh :
Tham mưu cho Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các kế
hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tham gia phân tích, đánh giá hiệu quả
kinh doanh, tổng hợp báo cáo phục vụ cho công tác chỉ đạo của công ty. Quan
hệ công tác với các ngành tài chính, đối tác kinh doanh, đàm phán thảo luận để
ký kết hợp đồng.
- Phòng hành chánh :
Có nhiệm vụ tham mưu trong công tác tổ chức quản lý nhân sự toàn công
ty, theo dõi tình hình, đào tạo nhân viên, xây dựng quỹ lương, quản lý các hoạt
động về hành chánh quản trị, tiếp nhận ý kiến đóng góp, xét duyệt khen thưởng,
kỷ luật.
- Phòng kế toán tài vụ :
Chịu trách nhiệm trực tiếp và giúp Giám đốc thực hiện các chức năng
quản lý tài chánh, thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, lập báo cáo công ty, cung
cấp số liệu kế toán phục vụ công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chỉ tiêu quản
lý tài chánh kế toán và hướng dẫn các bộ phận trực thuộc hạch toán. Quản lý
nguồn vốn công ty.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 8
- Phòng kỹ thuật :
Thực hiện việc lập dự toán thiết kế thi công công trình xây dựng. Có
nhiệm vụ tham mưu trong việc đưa ra quyết định và kế hoạch thực thi công
trình. Tiếp cận chỉ đạo thực hiện các phương án, biện pháp an toàn lao động,
phòng cháy chữa cháy, bảo vệ tài sản công ty.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 9
III. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
2. Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng : có nhiệm vụ điều hành toàn bộ công tác kế toán, tham
mưu cho Giám đốc về các hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức kiểm tra, đôn
đốc các phần hành kế toán trong nội bộ công ty, chịu trách nhiệm pháp lý cao
nhất về các số liệu kế toán trước cơ quan thuế và các cơ quan chủ quản khác.
Các bộ phận kế toán tại văn phòng công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp và trách
nhiệm trước kế toán trưởng.
- Kế toán thanh toán : theo dõi và thực hiện ghi chép các nghiệp vụ liên
quan đến tình hình thu tiền và ứng trước tiền cũng như các khoản nợ của khách
hàng. Có trách nhiệm đôn đốc việc trả nợ của khách hàng sao cho đảm bảo đúng
thời hạn nợ.
- Kế toán ngân hàng (công nợ) : hàng ngày kế toán căn cứ vào phiếu thu,
hoá đơn bán hàng, phiếu báo nợ, báo có của ngân hàng và mở sổ tài khoản 112
để phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các số liệu ghi chép sẽ
được tập hợp lại và được đệ trình lên cho kế toán tổng hợp khi có yêu cầu hoặc
vào cuối tháng.
- Kế toán tổng hợp : theo dõi một cách tổng quát tình hình hoạt động của
tất cả các ngành trong công ty. Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về
tình hình tài chính, xác định kết quả hoạt động kinh doanh và trích lập các quỹ
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
KẾ TOÁN
T.HỢP
KẾ TOÁN
TH.TOÁN
KẾ TOÁN
NG.HÀNG
THỦ QUỸ KẾ TOÁN
C.TRÌNH
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 10
cho công ty. Thực hiện việc thanh toán với nội bộ công ty. Bảo quản lưu trữ hồ
sơ, tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp tài liệu cho các bộ
phận có liên quan kể cả cho bên ngoài. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn thực hiện
việc theo dõi tình hình tăng giảm và trích khấu hao cho các tài sản cố định trong
công ty. Bởi tài sản cố định trong công ty có giá trị rất lớn do đó đòi hỏi tính
chính xác và trình độ chuyên môn cao.
- Kế toán công trình (vật liệu) : phụ trách việc ghi chép cho hoạt động chủ
yếu của công ty là xây lắp. Hàng ngày kế toán công trình có nhiệm vụ ghi chép
và phản ánh tình hình nhập xuất nguyên vật liệu, theo dõi quá trình tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm cho các hạng mục công trình và công trình hoàn
thành. Sau đó xác định kết quả kinh doanh cho các ngành có liên quan khi đến
cuối kỳ hay khi có yêu cầu.
- Thủ quỹ : căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi để thực hiện công việc hạch
toán thu chi hàng ngày. Phải thường xuyên theo dõi, đối chiếu số liệu kế toán
với số tiền có trong quỹ để tránh tình trạng thất thoát.
3. Hình thức kế toán áp dụng, trình tự luân chuyển chứng từ
Công ty áp dụng hình thức kế toán ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rõ
ràng, mạch lạc, dễ ghi chép, dễ quan sát cũng như dễ kiểm tra đối chiếu phù hợp
với việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán tại công ty.
- Các sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái
- Sổ quỹ
- Chứng từ ghi sổ.
- Bảng cân đối số phát sinh
- Các sổ - thẻ kế toán chi tiết
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 11
* Ghi chúù
: ghi theo ngày.
: ghi vào cuối tháng hay định kỳ.
: đối chiếu.
Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các
chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ và lên sổ kế toán chi tiết. Sau
khi tổng hợp các chứng từ ghi sổ, kế toán sẽ lập sổ cái ứng với từng loại tài
khoản. Đến cuối kỳ lập bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết,
đồng thời kế toán thực hiện việc đối chiếu các số liệu kế toán trên bảng cân đối
số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết sao cho tổng số dư nợ và tổng số dư có của
các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng
CHỨNG TỪ
GỐC
CHỨNG TỪ
BÁO BIỂU
BẢNG CÂN
ĐỐI SỐ PHÁT
SINH
SỔ CÁI
SỔ - THẺ KẾ
TOÁN CHI
TIẾT
SỔ QUỸ
BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 12
tài khoản trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên
bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp
với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh sẽ được sử dụng để lập bảng cân
đối kế toán và các báo biểu kế toán khác.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 13
IV. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
TẠI CÔNG TY WACO
1. Bộ phận tổ chức hành chánh
Sau khi tiếp nhận và được sự xét duyệt của Giám đốc về đơn đặt hàng của
khách hàng, bộ phận tổ chức hành chánh lập hợp đồng xây dựng gồm các nội
dung chính sau :
- Hợp đồng được đính kèm với mẫu mã thiết kế của công trình mà khách
hàng yêu cầu.
- Những đặc điểm chi tiết về việc hoàn thiện nội ngoại thất của công
trình.
- Các mốc tiến độ chính và thời gian hoàn thành công trình.
- Giá cả và phương thức thanh toán.
- Thời gian bảo hành công trình.
Khi hợp đồng được ký kết giữa hai bên, công ty họp Ban Giám đốc và tiến
hành lập kế hoạch cho dự án.
2. Bộ phận kế hoạch - kỹ thuật
Dựa vào bảng thiết kế công trình, bộ phận kỹ thuật tiến hành thực hiện
các công việc sau :
- Lập dự toán nguyên vật liệu.
- Lập dự toán nhân công trực tiếp xây lắp.
- Lập dự toán các khoản chi phí sản xuất chung.
Từ ba dự toán trên, kế toán công trình sẽ xác định giá thành dự toán, từ đó
xác định giá bán. Tất cả chứng từ trên sẽ được tập hợp lại trình lên Giám đốc ký
duyệt để tiến hành lập hợp đồng với khách hàng.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 14
3. Bộ phận xây lắp
- Dựa theo mẫu mã công trình, bộ phận sẽ lập kế hoạch cho việc xây lắp
nhằm đảm bảo đúng thời gian thi công.
- Tiếp nhận nguyên vật liệu và tuyển dụng nhân công trực tiếp cũng như
gián tiếp tham gia vào quá trình thi công.
4. Bộ phận kế toán
- Khi công trình được khởi công xây dựng, kế toán công trình có nhiệm
vụ theo dõi và thu thập các chứng từ liên quan để có thể xác định được
giá thành thực tế cho công trình (nếu công trình được chia nhỏ thành
nhiều hạng mục thì kế toán phải tách riêng để tính giá thành cho từng
hạng mục). Đây là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác kế toán, nó
đòi hỏi tính chính xác, nhanh chóng và kịp thời nhằm đảm bảo đồng
thời các yêu cầu của khách hàng và đem lại mức lợi nhuận mong muốn
cho công ty.
- Các bộ phận kế toán khác có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau, thực hiện các
phần hành khác liên quan đến công trình.
- Khi công trình sắp hoàn thành theo đúng tiến độ thi công, kế toán công
trình thực hiện công việc quyết toán công trình xây dựng cơ bản, nhằm
đưa ra giá thành thực tế của công trình. Sau đó trình lên cho kế toán
tổng hợp để xác định lãi lỗ cho công ty.
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 15
PHẦN II
Phân tích Tài chính HD: ThS Vũ Thu Hằng
SV: Nguyễn Quốc Vinh 16
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
Bản chất tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới
hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ) phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng
các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và
góp phần tích luỹ vốn.
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và
điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính
đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì đã xảy ra, trên cơ sở
đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục
các điểm yếu.
Tóm lại phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con
số trên báo cáo tài chính "biết nói" để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ
tình hình tài chính doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động
của những người quản lý doanh nghiêïp đó.
2. Ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính
a. Ý nghĩa:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động kinh doanh đều có ảnh hưởng
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm, sản phẩm có được thị trường chấp nhận hay không … ảnh hưởng trực tiếp
đến tình hình tài chính. Ngược lại tình hình tài chính tốt hoặc xấu đều có tác
động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động
tài chính có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành,
tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Vai trò đó thể hiện ngay từ khi thành lập
doanh nghiệp, trong việc thiết lập các dự án đầu tư ban đầu. Vì thế chúng ta phải
thường xuyên kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp để có những đánh
giá đầy đủ và toàn diện tình hình phân phối sử dụng và quản lý vốn, vạch rõ khả
năng tiềm tàng giúp cho doanh nghiệp đạt đến cấu trúc tài chính lý tưởng.
Phân tích Tài chính