Tình hình phát triển CNTT:
Ngày nay, Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ,được áp dụng vào nhiểu lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Mức độ truy cập internet phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Chính phủ đã chủ trương áp dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục
Xu hướng phát triển giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến và trở nên có hiệu quả hơn.
Thực tế áp dụng CNTT trong giáo dục nói chung và từng trường nói riêng:
Các trường THPT đã bắt đầu triển khai hệ thống Quản lý học sinh bằng hệ thống điện tử,trong đ bao gồm các chức năng: Quản lý thông tin, Quản lý điểm,Quản lý khen thưởng .Và các trường hiện nay đều có trang web riêng để học sinh cũng như các bậc phụ huynh có thể truy cập, cập nhật thông tin nhanh chóng,chính xác.
Nhưng nhìn chung, thực tế áp dụng CNTT vào trường học còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khác nhau.Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghệ khác nhau,chúng ta có thể khai thác triệt để thế mạnh của Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Giáo dục.
21 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thiết kế hệ thống Quản lí học bạ điện tử của trường THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BÁO CÁO ĐỒ ÁN II
Phân tích thiết kế hệ thống thông tin
ĐỀ TÀI: Phân tích thiết kế hệ thống Quản lí học bạ điện tử của trường THPT.
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện : Kiều Thị Ánh MSSV 20135093
Hà Nội , ngày 30/10/2015
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành Đồ án thứ hai này,em xin chân thành cảm ơn cô TS. Nguyễn Thị Thu Hương , cô đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình tìm hiểu cũng như thực hiện việc phân tích thiết kế hệ thống Quản Lí Học Bạ Điện Tử của Trường THPT.
Sinh viên
Kiều Thị Ánh
LỜI GIỚI THIỆU
Tình hình phát triển CNTT:
Ngày nay, Công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ,được áp dụng vào nhiểu lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Mức độ truy cập internet phổ biến rộng rãi trong xã hội.
Chính phủ đã chủ trương áp dụng mạnh mẽ Công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục
Xu hướng phát triển giáo dục trực tuyến ngày càng phổ biến và trở nên có hiệu quả hơn.
Thực tế áp dụng CNTT trong giáo dục nói chung và từng trường nói riêng:
Các trường THPT đã bắt đầu triển khai hệ thống Quản lý học sinh bằng hệ thống điện tử,trong đ bao gồm các chức năng: Quản lý thông tin, Quản lý điểm,Quản lý khen thưởng.Và các trường hiện nay đều có trang web riêng để học sinh cũng như các bậc phụ huynh có thể truy cập, cập nhật thông tin nhanh chóng,chính xác.
Nhưng nhìn chung, thực tế áp dụng CNTT vào trường học còn nhiều hạn chế do nhiều yếu tố khác nhau..Tuy nhiên, với sự phát triển của các công nghệ khác nhau,chúng ta có thể khai thác triệt để thế mạnh của Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Giáo dục.
LỢI ÍCH VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI
_Lợi ích của việc sử dụng Công nghệ thông tin trong nhà trường:
+ Tương tác thường xuyên giữa nhà trường và phụ huynh học sinh:
-Phụ huynh muốn cập nhật thường xuyên tình hình học tập của con em mình qua các ài kiểm tra đê có thể lên lich trình quản lí việc học của các em.
-Học sinh xem điểm của mình qua từng bài để có thể khiếu nại điểm sớm nhất với giáo viên bộ môn.
+ Nhà trường thông báo lịch học cũng như các thông tin lien quan,cần thiết của học sinh cho gia đình và phụ huynh học sinh.
+ Giáo viên không còn phải tự mình tính toán điểm hay quản lý điểm của rất nhiều học sinh do giáo viên dạy.
_Những hạn chế của sổ lien lạc truyền thống:
+ Gửi thông tin không thường xuyên,vài lần hoặc thậm chí là một lần một kì.
+ Thông báo còn chưa được nhanh chóng,kịp thời.
+ Việc sửa hay thêm điểm mất thời gian cũng như làm học bạ bị gạch xóa nhiều.
_ Giải pháp học bạ điện tử:
+ Truy cập web và nhắn tin hệ thống;
+ Gửi thư điện tử(email);
+Gửi tin nhắn SMS qua điện thoại di động.
_Lợi ích đối với nhà trường:
+ Tăng cường hiệu quả quản lí,thường xuyên trao đổi với phụ huynh và học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Thông tin tới phụ huynh kịp thời,thúc đẩy hợp tác trong việc quản lí học sinh.
+ Xây dựng môi trường học tập tốt.
+ Xây dựng thương hiệu đối với nhà trường.
_Lợi ích với mỗi gia đình,phụ huynh học sinh:
+ Nắm bắt kịp thời tình hình học tập và rèn luyện của học sinh tại trường,kịp thời quan tâm,có biện pháp quản lí học tập.
+ Trao đổi thông tin giữa phụ huynh và nhà trường.
+ Học sinh có thể biết được kết quả học tập của mình qua từng bài kiểm tra.
Hạn chế còn tồn tại:
Việc thông báo đến từng phụ huynh học sinh qua tiện ích SMS còn tốn kém và không được rõ ràng.
NỘI DUNG
CÁC YÊU CẦU NGHIỆP VỤ CỦA HỆ THỐNG
Hệ thống là sự tương tác giữa trực tuyến giữa nhà trường với học sinh và phụ huynh học sinh bằng email, trang web của nhà trường và dịch vụ tiện ích SMS.
Trong chức quản lí điểm có:
Phụ huynh học sinh, học sinh: xem điểm và kết quả học tập qua từng bài kiểm tra định kì hay điểm đọc,điểm viết.
Giáo viên: Có trách nhiệm bàn giao điểm của học sinh sau mỗi bài kiểm tra định kì cho người quản lí điểm ở phòng tài vụ.
Người quản lí điểm: Có trách nhiệm vào điểm và nhập công thức tính điểm tổng của học sinh sau các kì học rồi hiển thị bảng điểm và gửi đến người quản lí hệ thống để lưu trữ.
Người quản lí hệ thống: Có trách nhiệm cung cấp tài khoản cho người dùng và kiểm tra đăng nhập.
Như vậy hệ thống làm việc có 4 tác nhân, trong đó 3 tác nhân tham gia trực tiếp vào hệ thống làm việc.
CÁC TÍNH NĂNG CỦA HỆ THỐNG
Là công cụ liên lạc giữa nhà trường và gia đình.
+ Gửi tin qua email,web, tin nhắn sms.
Hệ thống giám sát mềm dẻo:
+ Quản lí việc học của con em dễ dàng,hiệu quả.
+ Cho phép tạo và xóa tài khoản.
Báo cáo đa dạng, dễ hiểu.
Ý TƯỞNG, SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
_ Cách hoạt động của học bạ điện tử:
Quản lí hệ thống sử dụng danh sách học sinh mà nhà trường gửi đến tự tạo tài khoản với mã tài khoản là mã số học sinh và password. Sau đó usename và pass sẽ được in ra và gửi đến PHHS,học sinh.
Giáo viên gửi điểm cho người quản lí điểm qua email hoặc scan,quản lí điểm sẽ nhập điểm,nhập cách tính điểm để hệ thống tự tính điểm rồi in điểm vào cơ sở dữ liệu.
Quản lí điểm sẽ nhập danh sách điểm của học sinh,sau đó nhập vào cơ sở dữ liệu,tiếp nhận phản hồi để sử lí điểm.
Phụ huynh học sinh và học sinh muốn xem điểm thì phải vào trang web của trường,đăng nhập bằng tài khoản và pass,đợi phản hồi từ quản lí hệ thống.Nếu đăng nhập đúng,yêu cầu xem điểm được thực hiện và điểm của học sinh được hiển thị ra màn hình,còn báo lỗi thì đăng nhập lại hoặc gửi phản hồi.
CÁC SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
SƠ ĐỒ USECASE TỔNG QUAN
Mô tả hệ thống:
Giáo viên gửi điểm cho quản lí điểm.
Quản lí điểm có chức năng quản lí điểm bao gồm: Vào điểm, xử lí điểm.
Trước tiên, người quản lí phải đăng nhập vào hệ thống rồi mới thực hiện các công việc.
Phụ huynh học sinh và học sinh cũng phải đăng nhập để có thể sử dụng các chức năng của hệ thống.
Người quản lí hệ thống có chức năng quản lí tài khoản của người dùng bao gồm các công việc : Tạo tài khoản, sửa và xóa tài khoản của người dùng.
SƠ ĐỒ USECASE CHI TIẾT CỦA PHỤ HUYNH HỌC SINH,HỌC SINH,
Mô tả sơ đồ: Người dùng đăng nhập vào hệ thống để thực hiện xem điểm. Có 2 trạng thái xảy ra:
_ Nếu đăng nhập thành công thì gửi yêu cầu xem điểm đến hệ thống,bảng điểm hiển thị cho người xem,sau khi thực hiện xong yêu cầu, người dung thoát đăng nhập.
_Nếu đăng nhập không thành công hay xảy ra lỗi thì người dung đăng nhập lại hoặc thông báo lỗi cho quản lí hệ thống rồi thoát ra.
SƠ ĐỒ USECASE CHI TIẾT CỦA NGƯỜI QUẢN LÍ
ĐIỂM.
Mô tả hệ thống: Người quản lí điểm nhận điểm từ giáo viên bộ môn:
_Trước khi gửi điểm cho người quản lí điểm, giáo viên bộ môn phải kiểm tra toàn bộ điểm cho chính xác.
_Người quản lí điểm nhận điểm từ giáo viên bộ môn.Người quản lí điểm kiểm tra lại điểm từ giáo viên.
+Nếu có sai sót thì yêu cầu giáo viên sửa lại.
+ Nếu điểm đúng thì tiến hành xử lí điểm.
_Người quản lí điểm đăng nhập vào hệ thống.Có 2 khả năng xảy ra:
+Nếu đăng nhập thành công thì nhập danh sách điểm, lần lượt nhập cách tính điểm tổng kết của từng môn,từng kì, cho máy xử lí điểm,thực hiện in bảng điểm,sau khi đã thực hiện xong thì thoát khỏi hệ thống.
+Nếu đăng nhập không thành công và lỗi thì thông báo lỗi và thoát khỏi hệ thống.
SƠ ĐỒ USECASE CHI TIẾT CỦA QUẢN LÍ HỆ THỐNG.
Mô tả hệ thống:
Người quản lí hệ thống tạo tài khoản cho người quản lí điểm và người sử dụng là phụ huynh học sinh và quản lí điểm.
Khi muốn thực hiện yêu cầu nào đó, người sử dụng phải đăng nhập vào hệ thống thông qua tài khoản được tạo.
Người quản lí hệ thống quản lí đăng nhập của người sử dụng hệ thống.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ XEM ĐIỂM.
Mô tả hệ thống:
Phụ huynh học sinh hay học sinh muốn xem điểm của mình thì trước tiên phải đăng nhập hệ thống.
Quản lí hệ thống kiểm tra tài khoản và xác nhận tài khoản. Khi đã đăng nhập thành công, hệ thống yêu cầu người dung chọn học kì muốn xem điểm.
Người dùng chọn học kì mình muốn xem..Hệ thống điểm đưa ra danh sách các học kì cho người dung lựa chọn sau đó gửi yêu cầu của người dung lên quản lí điểm.
Người quản lí điểm đưa ra danh sách điểm và gửi phản hồi cho người sử dụng.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ XỬ LÍ ĐIỂM.
Mô tả hệ thống:
Để xử lí điểm, người giáo viên bộ môn nộp danh sách điểm cho người quản lí điểm..
Người quản lí điểm xác nhận thông tin điểm từ danh sách. Sauk hi xác nhận thông tin điểm, người quản lí điểm gửi yêu cầu đăng nhập hệ thống để xử lí điểm.. hệ thống gửi yêu cầu đến người quản lí hệ thống.
Xác nhận đăng nhập, người quản lí hệ thống gửi lại phản hồi cho người quản lí điểm..
Người quản lí điểm thực hiện các công việc nhập điểm, nhập cách tính điểm và xử lí điểm..
Sau các bước này, danh sách điểm được hoàn thành, người quản lí điểm gửi cho người quản lí hệ thống để lưu trữ bảng điểm.
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ QUẢN LÍ HỆ THỐNG.
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG XEM ĐIỂM.
Mô tả hệ thống:
Phụ huynh học sinh gửi yêu cầu xem điểm.. hệ thống yêu cầu đăng nhập.. xác nhận tài khoản.
Nếu đúng,hiển thị bảng điểm, nếu sai thì báo lỗi và thoát khỏi hệ thống.
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG XỬ LÍ ĐIỂM.
Mô tả hệ thống:
Giáo viên gửi điểm cho người quản lí điểm.
Trước khi gửi, giáo viên cần kiểm tra điểm.sau khi nhận điểm, người quản lí điểm xác nhận điểm lần nữa.
Nếu có sai sót, gửi trả lại giáo viên bộ môn.
Nếu không có sai sót, tiến hành xử lí điểm, gửi đến người quản lí hệ thống để lưu trữ.
Thoát khỏi hệ thống sau khi hoàn thành công việc.
SƠ ĐỒ GIAO TIẾP TỔNG QUAN.
Mô tả hệ thống:
Người dùng đăng nhập để có thể sử dụng các chức năng xem điểm của hệ thống.
Hệ thống xác nhận thông tin, gửi lại yêu cầu cho người dùng.
Hệ thống điểm hiển thị thông tin.Người sử dụng tiếp tục yêu cầu chức năng chọn điểm và xem điểm thông qua hệ thống điểm.
Sau khi gửi yêu cầu đến hệ thống quản lí , hệ thống quản lí gửi yêu cầu xem điểm đến lớp điểm để thực hiện yêu cầu người sử dụng.
SƠ ĐỒ LỚP CỦA HỆ THỐNG
Mô tả sơ đồ :
Lớp Phụ huynh học sinh, học sinh:
Thuộc tính: Pass và usename để đang nhập.
Hành động: + gửi yêu cầu đăng nhập.
+ Đăng nhập hệ thống
+ Xem điểm.
Giáo viên:
Thuộc tính: float điểm.
Hành động: Gửi điểm đến người quản lí điểm.
Kiểm tra lại danh sách điểm trước khi báo cáo.
Quản lí điểm
Thuộc tính: Pass và usename
Hành động: + Đăng nhập.
+ Gửi yêu cầu kiểm tra lại điểm cho giáo viên.
+ Nhập điểm.
+ Xử lí điểm.
Điểm
Thuộc tính: Float điểm
Hành động: + Cập nhật điểm.
Quản lí hệ thống:
Thuộc tính: pass và usename
Hành động: + Tạo tài khoản cho người dung.
+ Kiểm tra đăng nhập cho người dùng.
SƠ ĐỒ LỚP CHI TIẾT
KẾT LUẬN
Việc áp dụng các thành tựu tin học vào quản lý, nó tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức của con người. Thay vì phải tự ghi chép, tính toán, xử lý các thông tin một cách thủ công, nó có thể:
- Cập nhật và khai thác thông tin nhanh chóng tại mọi thời điểm.
- Lưu trữ thông tin với khối lượng lớn.
- Tìm kiếm, thống kê thông tin nhanh chóng theo các tiêu chí khác nhau.
- Thông tin đảm bảo chính xác, an toàn.
Trong thời gian làm đề tài, bằng những kiến thức đã học được nhà trường trang bị đã vận dụng triệt để kiến thức đó kết hợp với những kinh nghiệp tích luỹ được từ thực tế nơi mình từng học. Nhưng do kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, lập trình và trình độ còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong cô góp ý và hướng dẫn em nhiều hơn để em có thể làm tốt bài tập đồ án sau.
Em xin chân thành cảm ơn cô ạ.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Giáo trình Phân tích thiết kế hệ thống thông tin – Nguyễn Văn Ba -2003.
[2]. Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống –Thầy Phạm Văn Hải.
[3]. Một số tài liệu về hệ thống quản lí thông tin sinh viên, học sinh trên các trang mạng.