Phân tích báo cáo tài chính là một trong những hoạt động chính của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị có cơ sở để đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định hợp lí. Chính vì vậy mà phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản trị và đầu tư. Đây cũng là một kĩ năng cần thiết đối với những nhà quản trị và cả sinh viên chuyên ngành kinh tế.
Nhận thức được điều đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Vincom” làm đề tài nghiên cứu cho môn quản trị tài chính. Qua việc tìm hiểu và phân tích đề tài tiểu luận, nhóm sẽ hiểu hơn và đánh giá đúng tình hình hoạt động cùng với năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vincom so với công ty đối thủ. Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp nâng cao năng lực hoạt động của công ty. Ngoài ra, đề tài tiểu luận còn giúp nhóm chúng em rèn luyện các kĩ năng liên quan đến việc phân tích tài chính của công ty.
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4278 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vincom năm 2009.
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Vincom năm 2010.
Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai năm 2010.
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích báo cáo tài chính là một trong những hoạt động chính của nhà quản trị. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính, nhà quản trị có cơ sở để đánh giá tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định hợp lí. Chính vì vậy mà phân tích báo cáo tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động quản trị và đầu tư. Đây cũng là một kĩ năng cần thiết đối với những nhà quản trị và cả sinh viên chuyên ngành kinh tế.
Nhận thức được điều đó, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần Vincom” làm đề tài nghiên cứu cho môn quản trị tài chính. Qua việc tìm hiểu và phân tích đề tài tiểu luận, nhóm sẽ hiểu hơn và đánh giá đúng tình hình hoạt động cùng với năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vincom so với công ty đối thủ. Từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể giúp nâng cao năng lực hoạt động của công ty. Ngoài ra, đề tài tiểu luận còn giúp nhóm chúng em rèn luyện các kĩ năng liên quan đến việc phân tích tài chính của công ty.
Do những hạn chế về kiến thức và kĩ năng, bài tiểu luận của nhóm chúng em vẫn còn nhiều hạn chế. Rất mong cô đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thiện hơn đề tài. Chúng em xin chân thành cảm ơn.
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm tài chính
Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn đó để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.Qua định nghĩa trên ta thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư,quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận.
1.2. Khái niệm quản trị tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động tài chính của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3. Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đến việc xác định và sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Có các loại tỷ số phổ biến sau:
1.3.1.Tỷ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty.Loại tỷ số này gồm có : tỷ số thanh khoản hiện thời (current ratio) và tỷ số thanh khoản nhanh (quick ratio).
1.3.1.1. Tỷ số thanh khoản hiện thời
Tỷ số thanh khoản hiện thời=giá trị tài sản lưu độnggiá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán.
1.3.1.2. Tỷ số thanh khoản nhanh
Về lý thuyết,công thức tính tỷ số thanh khoản nhanh như sau:
Tỷ số thanh khoản nhanh NN=giá trị tài sản lưu động-giá trị hàng tồn khogiá trị nợ ngắn hạn
=tiền+các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+khoản phải thugiá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán.
1.3.2.Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động.
1.3.2.1. Tỷ số hoạt động tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho=doanh thu bình quân giá trị hàng tồn kho
Số ngày tồn kho=số ngày trong nămsố vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu. Chỉ tiêu số ngày tồn kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp mất hết bao nhiêu ngày.
1.3.2.2. Kỳ thu tiền bình quân
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu .Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu .
Vòng quay khoản phải thu=doanh thubình quân giá trị khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân=số ngày trong nămvòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu.vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại.
1.3.2.3. Vòng quay tài sản lưu động
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu.
Vòng quay tài sản lưu động=doanh thubình quân giá trị tài sản lưu động
Tỷ số vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động cuả doanh nghiệp.Về ý nghĩa,tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3.2.4. Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định=doanh thubình quân tài sản cố định ròng
Tỷ số vòng quay tài sản cố định phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.về ý nghĩa,tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3.2.5. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản=doanh thubình quân giá trị tổng tài sản
Tỷ số vòng quay tổng tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp nói chung.Về ý nghĩa,tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
1.3.3. Tỷ số quản lý nợ
1.3.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ so với tài sản NN=tổng nợgiá trị tổng tài sản
Tỷ số nợ so với tổng tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp; nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.3.3.2. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu =tổng nợgiá trị vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu.Về ý nghĩa, tỷ số này cho biết mối quan hệ giữa mức độ sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp;mối quan hệ tương ứng giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.3.3.3. Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi=EBITchi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp từ lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh.Nó cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.3.4. Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ=giá vốn hàng bán+khấu hao+EBITnợ gốc+chi phí lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ để đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn như doanh thu,khấu hao và lợi nhuận trước thuế.Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả nợ.
1.3.4. Tỷ số khả năng sinh lợi
1.3.4.1. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
TS lợi nhuận trên doanh thu=lợi nhuận ròng dành cho cổ đôngdoanh thu x 100%
1.3.4.2. Tỷ số sức sinh lợi căn bản
Tỷ số này được thiết kế nhằm đánh giá khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp, chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Tỷ số sứcsinhlợi căn bản=EBITbình quân tổng tài sản x 100%
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi trước thuế và lãi của công ty. Nó cho biết bình quân cứ mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi.tỷ số này phản ánh khả năng sinh lợi căn bản chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính cho nên thường được sử dụng để so sánh khả năng sinh lợi trong trường hợp các công ty có thuế suất thu nhập và mức độ sử dụng nợ rất khác nhau.
1.3.4.3. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.
ROA=lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thườngbình quân tổng tài sản x 100%
ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
1.3.4.4. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu
Đứng trên góc độ cổ đông, tỷ số quan trọng nhất là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tỷ số này được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông.
ROE=lợi nhuận ròng dành cho cổ đôngbình quân giá trị vốn cổ phần phổ thông x 100%
ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông.
1.3.5. Tỷ số giá trị thị trường
1.3.5.1. Tỷ số P/E (price/earning ratio)
Tỷ số này dùng để đánh giá sự kỳ vọng của thi trường vào khả năng sinh lợi của công ty. Tỷ số này cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu để có được một đồng lợi nhuận từ công ty.
Tỷ sốPE=giá trị thị trường của cổ phiếulợi nhuận trên cổ phần
1.3.5.2. Tỷ số M/B
Tỷ số M/B được xây dựng trên cơ sở so sánh giá trị thi trường của cổ phiếu với giá trị sổ sách.Qua đó,phản ánh sự đánh giá của thị trường vào triển vọng tương lai của công ty.
tỷ sốMB= giá trị thị trường của cổ phiếugiá trị sổ sách của cổ phiếu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của công ty.Tỷ số này lớn hơn 1 và càng cao càng cho thấy thị trường đánh giá cao triển vọng của công ty và ngược lại.
2. SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY
2.1. Công ty Cổ phần Vincom
2.1.1. Giới thiệu chung
Lịch sử hình thành Công ty Cổ phần Vincom
Công ty Cổ phần Vincom tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được chính thức thành lập vào ngày 3/5/2002. Trải qua hơn 9 năm xây dựng và phát triển, tới nay, Công ty CP Vincom đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Trong 3 năm liền công ty Cổ phần Vincom đều nằm trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình của Fortune 500.
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Vincom chứng kiến những bước tiến dài, được đánh dấu bằng những chỉ số phát triển ấn tượng.
Tháng 05/2002: thành lập Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng. Dự án đầu tiên của công ty là xây dựng và quản lý khu TTTM - Dịch vụ - Văn phòng cho thuê tại 191 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội (Tòa nhà Vincom Center Hà Nội);
Năm 2003: Công ty tăng vốn điều lệ lên 251 tỷ đồng;
Tháng 11/2004: Vincom Center Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, góp phần xây dựng văn hóa mua sắm hiện đại của thủ đô;
Tháng 09//2007: Vincom chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM, mã cổ phiếu VIC. Tổng số cổ phần niêm yết là 80.000.000 cổ phần;
Tháng 05/2008: Phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, kỳ hạn 5 năm;
Tháng 08/2009: Với sự kiện đưa Trung tâm Thương mại Vincom II tại Vincom Center Hà Nội đi vào hoạt động, Vincom đã khẳng định Trung tâm Thương mại Vincom Center Hà Nội là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam, là “Thiên đường mua sắm của Việt Nam”;
Quý 4/2009:
Hoàn tất việc xây dựng và bàn giao các căn hộ cao cấp tại Khu căn hộ Vincom Center Hà Nội và là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên phát hành thành công 100 triệu đô la Mỹ trái phiếu chuyển đổi quốc tế niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore;
Tháng 01/2010: Khởi công dự án Royal City tại 72A Nguyễn Trãi - Hà Nội;
Tháng 04/2010: Tổ hợp văn phòng và trung tâm thương mại của Vincom Center B TP. Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào hoạt động;
Tháng 07/2010: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Royal City;
Tháng 10/2010: Vincom nhận "cú đúp" giải Top 10 Doanh nghiệp Việt Nam và hoàn tất việc xây dựng Vincom Financial Tower tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh;
Tháng 12/2010: Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh và việc chuyển nhượng Vincom Financial Tower;
Tính đến 31/12/2010, 98% căn hộ tại Khu căn hộ - Vincom Center TP. Hồ Chí Minh đã được cho thuê với thời hạn 50 năm;
Tháng 02/2011:
Khởi công dự án Times City tại 458 Minh Khai – Hà Nội;
Khai trương Vincom Real Estate Trading Center - Sàn giao dịch Bất động sản mới mang tiêu chuẩn quốc tế tại Tầng 4, Tòa nhà Vincom City Towers, 191 Bà Triệu, Hà Nội; Chính thức khai trương Vincom Real Estate Trading Center.
Khởi công dự án Bệnh viện Đa khoa Quốc tế VINMEC. Bệnh viện được xây theo mô hình Hospital Facilities (bệnh viện – khách sạn) đạt tiêu chuẩn quốc tế, cao cấp hàng đầu Việt Nam);
Tháng 03/2011:
Khởi công xây dựng dự án Vincom Center A TP. Hồ Chí Minh;
Hoàn tất việc giải phóng mặt bằng tại Dự án Vincom Village;
Công bố hình thành chuỗi Trung tâm Thương mại lớn và đẳng cấp nhất Việt Nam mang thương hiệu Vincom: Vincom Center và Vincom Mega Mall, được xây dựng tại khắp các đô thị lớn của Việt Nam;
Tháng 04/2011: Giới thiệu thành công căn hộ tại Dự án Times City;
Tháng 05/2011: Giới thiệu Dự án biệt thự đặc biệt cao cấp Vincom Village.
Ngày 4 tháng 10 năm 2011: Công ty CP Vinpearl đã được chính thức sáp nhập vào Công ty CP Vincom với tên mới là Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (gọi tắt là Tập đoàn Vingroup) và có tổng vốn điều lệ là 5.900 tỷ đồng.
Hàng loạt những dự án BĐS cao cấp mang thương hiệu Vincom đã tiếp nối nhau triển khai trên nhiều thành phố lớn của cả nước. Những dự án này đều là tâm điểm của sự chú ý và được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư. Trong tương lai, hàng loạt công trình tầm cỡ mang tên Vincom sẽ xuất hiện trên khắp đất nước Việt Nam, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hiện đại, năng động và phát triển.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính
Kinh doanh và cho thuê bất động sản cao cấp trên hệ thống tài sản hiện có.
Nghiên cứu và đầu tư phát triển các dịch vụ BĐS tại các vị trí đẹp ở đô thị lớn của Việt Nam.
Phát triển đa dạng các hình thức kinh doanh: văn phòng, trung tâm thương mại, biệt thự, căn hộ cao cấp, bệnh viện, trường học và các công trình hỗn hợp.
Danh mục đầu tư
Danh mục đầu tư của Vincom là một loạt các tổ hợp trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp, văn phòng cho thuê lớn và hiện đại bậc nhất tại Hà Nội, Hải Phòng và TP.HCM. Tính đến ngày 31/03/2011, tổng đầu tư vào các dự án của Công ty khoảng 688 triệu Đô la Mỹ với các hạng mục chính như sau:
Biệt thự cao cấp Vincom Village
Với các biệt thự cao cấp được thiết kế theo phong cách Tân cổ điển lãng mạn, mỗi biệt thự đều có mặt hướng sông, vườn cây sinh thái, bến thuyền riêng, cùng hệ thống kênh đào bao quanh, Vincom Village trở thành một trong những khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam sở hữu khu biệt thự bên sông đẳng cấp, có quy mô sánh ngang với những dự án biệt thự cao cấp trên thế giới.
Căn hộ cao cấp
Căn hộ cao cấp Times City
Khu căn hộ hạng sang Times City được thiết kế và bố trí hài hòa trong quần thể chung nhằm phát huy tối đa tiện ích cũng như công năng của hệ thống trang thiết bị tối tân, hệ thống dịch vụ hoàn hảo. Bên cạnh những tiện nghi sống hiện đại và an toàn được trang bị chung, cư dân của Times City có thể chủ động lựa chọn, lên phương án thiết kế nội thất cho căn hộ của gia đình theo đúng sở thích và yêu cầu.
Căn hộ cao cấp Royal City
Khu căn hộ đẳng cấp và sang trọng Royal City được xây dựng với kiến trúc mang phong cách hoàng gia châu Âu, sử dụng các tiện nghi công nghệ cao, hiện đại và an toàn cho cuộc sống của mỗi gia đình. Môi trường sống ở đây gắn liền với không gian cây xanh rộng lớn và quần thể các dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của cư dân thành phố Hoàng Gia. Các tòa nhà Royal City đều có giải pháp sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm.
Căn hộ cao cấp Vincom Center HCM
Khu căn hộ của Vincom Center HCM được thiết kế với các tiêu chí: hợp lý, đẳng cấp, sang trọng, tiện nghi. Với khoảng 80 căn, trong đó nổi trội là các căn Penthouse với thiết kế thông tầng và vị trí tuyệt đẹp, nơi bạn có thể phóng tầm mắt của mình thật xa, thật rộng để cảm nhận được mình đang thực sự làm chủ không gian, thời gian yên tĩnh và khoáng đạt.
Khu căn hộ Vincom Center Hà Nội
Dự án Khu căn hộ Vincom Center Hà Nội được thiết kế liên thông kết nối với Tòa tháp đôi Vincom Center Hà Nội tạo thành quần thể Trung tâm Thương mại, văn phòng, căn hộ lớn, sang trọng và hiện đại nhất tại Thủ đô Hà Nội.
Với diện tích sử dụng gần 40.000 m2, Dự án Khu căn hộ Vincom Center Hà Nội với tòa nhà cao 25 tầng và 3 tầng hầm sẽ cung cấp cho cộng đồng dân cư những không gian nghỉ ngơi và thư giãn sang trọng tại vị trí đẹp nhất của thủ đô.
Văn phòng cho thuê – Khu văn phòng Vincom Center HCM
Nằm từ tầng 5 tới tầng 20 là hệ thống văn phòng quốc tế hạng A với tổng diện tích gần 80.000m2. Nằm ngay giữa trung tâm tài chính, khu văn phòng quốc tế hạng A được thiết kế tận dụng tối đa ánh sáng và cảnh quan của 3 mặt thoáng, tạo ra không gian thoáng đẹp và chuyên nghiệp. Được đầu tư và tổ chức quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế dành cho văn phòng hạng sang. Đây sẽ là trụ sở lý tưởng cho các tổ chức và tập đoàn lớn của Việt Nam và quốc tế tại TP. HCM.
Trung tâm thương mại
TTTM Vincom Center Hà Nội
Nằm trong tổ hợp dự án “Trung tâm Thương mại (TTTM) - Văn phòng - Căn hộ cao cấp và Bãi đậu xe ngầm Vincom” (Vincom Center Hà Nội) do Công ty Cổ phần Vincom làm chủ đầu tư, TTTM Vincom Center Hà Nội được mệnh danh là “Thiên đường mua sắm của Việt Nam”.
Sở hữu trọn vẹn 5 tầng đế của 3 Tòa Tháp Vincom Center Hà Nội, TTTM Vincom Center Hà Nội có tổng diện tích lên tới 36.603m2, được thiết kế thành nhiều không gian mua sắm, ẩm thực, thư giãn sang trọng, tiện nghi.
TTTM Vincom Center TP.HCM
TTTM Vincom Center TP.HCM thuộc tổ hợp dự án “TTTM - Khách sạn - Văn phòng - Căn hộ cao cấp và Bãi đậu xe ngầm Vincom” (Vincom Center TP.HCM), được xây dựng trên địa bàn Quận I - TP.HCM với 3 mặt tiền hướng ra 3 trục phố chính của Thành phố: Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn và Lý Tự Trọng.
Vincom Center TP.HCM cao 26 tầng (6 tầng ngầm và 20 tầng nổi), được hoạt động theo mô hình dịch vụ khép kín: từ TTTM đến văn phòng và căn hộ cao cấp cho thuê; trong đó, khu TTTM (nối từ tầng hầm B3 đến tầng L2) có diện tích lên tới 57.704m2, được bố trí thành những không mua sắm tiện nghi, sang trọng.
TTTM Vincom Mega Mall - Royal City
Với diện tích hơn 230.000m2, chia thành 2 tầng hầm và 2 tầng nổi. Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall của Royal City sẽ trở thành khu mua sắm sầm uất và lớn nhất Việt Nam. Đây là nơi hội tụ của nhiều thương hiệu đẳng cấp trong nước và quốc tế, thỏa mãn nhu cầu của cư dân và du khách.
TTTM Vincom Mega Mall - Times City
Với tổng diện tích lên tới hơn 230.000m2, chia thành nhiều không gian: Khu mua sắm, Khu ẩm thực, Siêu thị tiêu dùng…, Trung tâm Thương mại Vincom Mega Mall - Times City được thiết kế và bố trí hài hòa tại tầng hầm và tầng nổi trong các tòa nhà sẽ trở thành một trong những Trung tâm Thương mại quy mô và hiện đại bậc nhất tại Việt Nam.
TTTM Vincom Center Long Biên
Với diện tích 45.000m2, Vincom Center Long Biên là điểm hội tụ lý tưởng của những phong cách thời trang cao cấp, độc đáo và thịnh hành nhất trên thế giới. Bên cạnh đó, sự góp mặt của các nhãn hiệu mỹ phẩm, trang sức, đồng hồ, sản phẩm nội thất, điện máy & tiêu dùng, cùng hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực… chất lượng cao cũng sẽ góp phần mang lại cho Quý khách không gian mua sắm tiện nghi và sự thư giãn tuyệt vời.
Sứ mệnh của công ty
Đối với thị trường: Cung cấp các sản phẩm – dịch vụ BĐS cao cấp với chất lượng quốc tế, mang tính độc đáo và sáng tạo cao nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.
Đối với nhân viên: Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng cho tất cả nhân viên.
Đối với cổ đông: Đảm bảo và luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững cho cổ đông.
Đối với xã hội: Hài hòa lợi ích doanh nghiệp với lợi ích xã hội; đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về cộng đồng, thể hiện tinh thần trách nhiệm công dân đối với đất nước.
Giá trị cốt lõi
Đầu tư bền vững, lấy khách hàng làm trung tâm.
Coi trọng đẳng cấp, chất lượng.
Đề cao tính tốc độ, hiệu quả trong công việc.
Tôn trọng sự khác biệt và năng lực sáng tạo.
Hiểu rõ sứ mệnh phục vụ và chỉ đảm nhận nhiệm vụ khi có đủ khả năng.
Tập thể đoàn kết, ứng xử nhân văn và coi trọng sự trung thành.