Đề tài Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đ ã chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với cơ chế này đã tạo ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh,phát huy được tính sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ chế này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức mới trong việc đối đầu với cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh đạt hiệu quả cao trong tất cả các chỉ tiêu của mình. Công ty Cổ phần may Thăng Long là công ty được thành lập từ trong những năm kháng chiến (1958) với bề dày hoạt động lâu năm của mình, công ty đang trên đà phát triển mạnh khảng định chỗ đứng của mình trên thị trường, trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp may Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty không phải không gặp những khó khăn. Qua quá trình thực tập tại công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm đã giúp em lựa chọn đề tài: "Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 -2005" làm chuyên đề thực tập. Bằng những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức đã đựơc trang bị trong quá trình học tập em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất. Tuy nhiên với sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không tránh khỏi những sai lầm và hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô. Ngoài lời mở đầu, đề tài còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chương I: Khái quát về công ty cổ phần may Thăng Long Chương II: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh

pdf80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG …………………. KHOA………………………. -----[\ [\----- BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000- 2005 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN LỜI MỞ ĐẦU Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với cơ chế này đã tạo ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh,phát huy được tính sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ chế này cũng đặt ra cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức mới trong việc đối đầu với cạnh tranh và buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh đạt hiệu quả cao trong tất cả các chỉ tiêu của mình. Công ty Cổ phần may Thăng Long là công ty được thành lập từ trong những năm kháng chiến (1958) với bề dày hoạt động lâu năm của mình, công ty đang trên đà phát triển mạnh khảng định chỗ đứng của mình trên thị trường, trở thành một trong những cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp may Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty không phải không gặp những khó khăn. Qua quá trình thực tập tại công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy GS.TS. Phạm Ngọc Kiểm đã giúp em lựa chọn đề tài: "Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Thăng Long giai đoạn 2000 - 2005" làm chuyên đề thực tập. Bằng những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức đã đựơc trang bị trong quá trình học tập em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất. Tuy nhiên với sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không tránh khỏi những sai lầm và hạn chế. Vì vậy em mong nhận được sự nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô. Ngoài lời mở đầu, đề tài còn bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Chương I: Khái quát về công ty cổ phần may Thăng Long Chương II: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần may Thăng Long Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình sản xuất kinh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG - Tên công ty: Công ty cổ phần may Thăng Long - Tên giao dịch quốc tế: Thang Long Garment Company (Thaloga) - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Cơ quan quản lý cấp trên: Tổng công ty dệt may Việt Nam - Ngành, nghề kinh doanh: may mặc, gia công may mặc -Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội. - Số điện thoại: 84.4.8-623372 - Fax: 84.4.268340 - Trung tâm giao dịch và giới thiệu sản phẩm: 39 Ngô Quyền Hà Nội - Chi nhánh Thăng Long tại Hải Phòng: 174 Lê Lai - Ngô Quyền - Hà Nội. - Tel: 84.31.48263 1. Điều kiện và hoàn cảnh ra đời: Sau khi hoàn thành cơ bản công việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, nhân dân miền Bắc và thủ đô Hà Nội bước vào thời kỳ thực hiện kế hoạch ba năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế - văn hoá. Nghị quyết bộ chính trị ngày 12/9/1959 khẳng định: "Xây dựng Hà Nội thành một thành phố công nghiệp và một trung tâm kinh tế”. Thực hiện Nghị quyết Bộ chính trị và chủ trương của thành uỷ Hà Nội; các cấp, các ngành Thành phố đã kết hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương để xây dựng mạng lưới công nghiệp quốc doanh. Trung ương đầu tư xây dựng một số nhà máy: Cơ khí Hà Nội, Dệt kim Đông Xuân, Cao su Sao Vàng… Nằm trong điều kiện và bối cảnh lịch sử đó, Bộ Ngoại thương (nay là Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN Bộ Thương mại) chủ trương thành lập một cơ sở may mặc xuất khẩu tại Hà Nội. Ngày 15/4/1958, Bộ giao cho Tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm thành lập một nhóm nghiên cứu với nhiệm vụ là liên lạc các Ban thủ công nghiệp, các khu phố, huyện ngoại thành, nắm tình hình số lượng thợ may, số lượng máy may tư nhân để tiến tới thành lập các tổ sản xuất. Tổ chức tham quan, nghiên cứu, kinh nghiệm ở xí nghiệp may của bạn. Sử dụng một số máy may hiện có tại Tổng Công ty, tiến hành may thử một số hàng mẫu áo sơ mi, Pijama, trình bày triển lãm tại khu hội chợ Yết Kiêu nhằm mục đích vừa giới thiệu hàng vừa tham khảo ý kiến khách hàng. Sau gần một tháng chuẩn bị, ngày 08/05/1958 Bộ Ngoại thương đã chính thức ra Quyết định thành lập công ty may mặc xuất khẩu, thuộc Tổng công ty xuất khẩu tạp phẩm.Văn phòng công ty đóng tại số nhà 15 phố Cao Bá Quát - Hà Nội. Tổng số cán bộ, công nhân ngày đầu của công ty là 28 người. Đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của một công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam. Hàng của công ty xuất sang các nước Đông Âu trong phe chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ, báo hiệu một triển vọng và tương lai tươi sáng của ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam hiện tại, hướng tới tương lai. 2.Các giai đoạn phát triển của công ty: Trải qua những khó khăn gian khổ nhưng đã đạt được nhiều thành công qua từng chặng đường cùng thủ đô Hà Nội và cả nước Công ty may Thăng Long ngày càng phát triển và trưởng thành. Nhìn chung toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn cụ thể, tiêu biểu sau: * Giai đoạn 1958 - 1965: Sau khi được ký Quyết định thành lập, Ban chủ nhiệm công ty đã sớm xác định các nhiệm vụ trọng tâm và ổn định bộ máy tổ chức, phân công cán bộ thành các phòng chuyên môn (tổ chức, hành chính, kế hoạch đầu tư, tài vụ, kỹ thuật, gia công, bó cắt, thu hoá, là, đóng gói, đóng hòm). Số lượng thợ may Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN có được là 2000 người và khoảng 1700 máy. Đến tháng 9/1958 tổng số cán bộ công nhân viên công ty lên tới 550 người. Cuối năm 1958, đầu năm 1959, phong trào thi đua sản xuất: "Nhiều nhanh, tốt, rẻ", cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, hạ giá thành được triển khai ở nhiều xí nghiệp, nhà máy. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, công ty tiến hành thi đua. Ngày 15/12/1958, công ty hoà thành xuất sắc kế hoạch năm, so với chỉ tiêu đạt 112,8%. Năm 1959: kế hoạch công ty được giao tăng gấp 3 lần, thêm 4 sản phẩm mới: Pijama; áo mưa, áo măng tơ san, măng tô nữ. Đội ngũ công nhân chính thức của công ty tăng nhanh đến con số 1361 người; các cơ sở gia công lên đến 3 524 người. Bộ máy tổ chức của công ty được xây dựng hoàn chỉnh một bước. Kế hoạch sản xuất năm 1959 hoàn thành xuất sắc, đạt 102% so với kế hoạch, trang bị thêm được 400 máy chân đạp và một số công cụ khác để chuyển hướng từ gia công sang tự tổ chức sản xuất đảm nhiệm 50% kế hoạch sản xuất, và có đủ điều kiện nghiên cứu dây chuyền công nghệ hợp lý hoá nâng cao năng suất. Năm 1960: Công ty tổ chức triển lãm, giới thiệu các phương thức tổ chức sản xuất ban đầu; các công đoạn sản xuất khép kín, đặc biệt là khâu cải tiến kỹ thuật, nâng cao sản xuất và chất lượng sản phẩm. Năm 1961: Bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Một số chỉ tiêu từ năm 1958 - 1965 Năm Kế hoạch (sản phẩm) Thực hiện (sản phẩm) TH/KH (%) Giá trị TSL (đồng) 1958 346700 391120 128,81 840822 1959 1139500 1164322 102,18 1156340 1960 1308900 1520419 116,16 3331968 1961 2664500 2763086 103,70 5526172 1962 3620000 3747920 103,53 70493840 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN 1963 3800000 3990754 105,02 7981778 1964 460000 4080500 102,01 8033778 1965 3632000 3754581 103,40 7509162 * Giai đoạn từ 1965 - 1975: Từ năm 1966 đến năm 1968, do Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Công ty bị đánh phá, các đơn vị sản xuất phân tán, số giờ ngừng việc nhiều hơn số giờ làm việc. Tuy nhiên, công nhân viên của công ty vẫn cố gắng thường xuyên bám máy, bám xưởng, khi có điện, hoặc ngay khi dứt tiếng bom đạn lại bắt tay ngay vào sản xuất. Tuy khi đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhưng 2 năm sản xuất 1967 - 1968 minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách mạng, ngời sáng phẩm chất người công nhân may. Năm 1969 - 1972: Thực hiện phương châm gắn sản xuất với tiêu thụ, đi đôi với kinh doanh có lãi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Năm 1973 - 1975: Tình hình sản xuất có rất nhiều tiến bộ rõ rệt, tổng sản lượng tăng, hoàn thành vượt mức kế hoạch; năm 1973 đạt 100,77%; năm 1974 đạt 102,28%; năm 1975 đạt 102,27%. Chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn. Toàn bộ lô hàng xuất năm 1975 qua kiểm tra của khách hàng đạt 98,3%. * Giai đoạn 1976 - 1988: Số lượng sản phẩm sản xuất từ năm 1976 - 1980 Năm Kế hoạch (sản phẩm) Thực hiện (sản phẩm) TH/KH (%) 1976 5248000 5476928 144,36 1977 5526000 5767260 104,37 1978 6802000 6826069 100,36 1979 6800000 9690000 102,79 1980 4752000 4890000 102,90 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN 1981 1982 1983 1984 1985 1986 Năm 1976 - 1980: Xí nghiệp trang bị thêm 84 máy may bằng và 36 máy 2 kim 5 chỉ. Nghiên cứu chế tạo 500 chi tiết gá lắp lãm cữ gá cho hàng sơmi, đại tu máy phát điện 100 kw. Nghiên cứu cải tiến dây chuyền áo sơ mi, nghiên cứu 17 mặt hàng mới, được đưa vào sản xuất 10 loại. - Năm 1979: xí nghiệp được Bộ quyết định đổi tên mới: xí nghiệp may Thăng Long. - Năm 1982 - 1986: Đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh sản xuất gia công hàng xuất khẩu. - 12/1986: Đại hội Đảng lần thứ VI đề ra ba mục tiêu kinh tế: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Công ty may Thăng Long gặp nhiều khó khăn về biến động giá cả, thiếu thốn nguyên liệu… khắc phục khó khăn trên, xí nghiệp chủ động sáng tạo nguồn nguyên liệu qua con đường liên kết với UNIMEX, nhà máy dệt 8-3 và nhiều đơn vị khác. Khi thiếu nguyên liệu làm hàng xuất khẩu, xí nghiệp nhanh chóng chuyển sang làm hàng nội địa. Năm 1987, tổng sản phẩm giao nộp đạt 108,87%, hàng xuất khẩu đạt 101,77%. Chặng đường 30 năm đi qua là chặng đường đầy khó khăn thử thách: hai lần đối chọi với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 9 lần thay đổi lãnh đạo chủ chốt. Nguyên vật liệu, sản xuất luôn trong tình trạng thiếu thốn, nhưng xí nghiệp vẫn vững bước tiến lên. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN * Giai đoạn 1988 - 2003: Theo định hướng chiến lược của xí nghiệp, ngay từ năm 1990 xí nghiệp đã chú trọng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới. Tháng 6/1992: xí nghiệp đổi tên thành "Công ty may Thăng Long" Trong 2 năm 1993 - 1994: Công ty chú trọng mở rộng sản xuất, mở rộng kinh doanh, đầu tư chiều sâu, tăng cường kinh doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước. Năm 1995, Công ty đã mở thêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều Công ty nước ngoài. Năm 1995 so với 1994 giá trị tổng sản lượng tăng 12%; doanh thu tăng 18% , nộp ngân sách tăng 25,2% thu nhập bình quân tăng 14,4%. - Năm 1996, công ty đầu tư 6 tỷ đồng để cải tạo nhà xưởng, mua sắm thiết bị mới, thành lập xí nghiệp máy Nam Hải tại thành phố Nam Định. Sau khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận với Việt Nam, công ty là đơn vị đầu tiên của ngành may mặc Việt Nam đã xuất khẩu được 20.000 áo sơmi bò sang thị trường Mỹ. - Năm 2001, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng công trình nhà máy may Hà Nam. - Năm 2001, công ty có nhiều sản phẩm, mặt hàng mới thâm nhập thị trường. Lần đầu tiên công ty xuất sang thị trường Mỹ gần 20.000 sản phẩm vets nữ được khách hàng ưa chuộng. - Đến nay, mạng lưới tiêu thụ hàng nội địa của công ty lên tới 80 đại lý. Năm 2004, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá theo Quyết định số 1469/QĐ-TCCB ngày 26/6/2003 của Bộ công nghiệp về việc cổ phần hoá công ty may Thăng Long trực thuộc tổng Công ty dệt may Việt Nam.Như vậy, Công ty may Thăng Long chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 1/1/2004. - Như vậy, chặng đường dài 47 năm xây dựng và phát triển của công ty may Thăng Long có thể nói là một chặng đường đầy gian khó thử thách và Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Vinh dự là một đơn vị đầu tiên làm mặt hàng may xuất khẩu đã hun đúc lòng tự hào, nghị lực và ý chí phi thường của tập thể cán bộ công nhân viên công ty may Thăng Long; xứng đáng với niềm tin yêu tin tưởng mà Đảng và Nhà nước giao phó. Thành tích đó được ghi nhận qua những tấm huân, huy chương cao quý. 1 Huân chương độc lập hạng Nhì (năm 2002) 1 Huân chương độc lập hạng Ba (năm 1997) 1 Huân chương lao động hạng Nhất (năm 1988) 1 Huân chương lao động hạng Nhì (năm 1983) 1 Huân chương lao động hạng Ba (năm 1978, 1986, 2000, 2002) 1 Huân chương chiến công hạng Nhất (năm 2000) 1 Huân chương chiến công hạng Nhì (năm 1992) 1 Huân chương chiến công hạng Ba (năm 1996) Ngoài những phần thưởng cao quý trên công ty còn nhận được nhiều bằng khen và giấy khen của: Bộ Công nghiệp; UBND thành phố Hà Nội, Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam; UBND Quận Hai Bà Trưng. - Trên 45 năm hình thành và phát triển, cán bộ công nhân viên của Công ty đã có được nhiều kinh nghiệm và những bài học thiết thực trong quản lý kinh doanh. Với niềm tự hào là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của đất nước với bề dày 47 năm, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực, tâm huyết với công ty và với đà phát triển trong những năm qua, chắc chắn công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công và có vị thế lớn trong thương trường trong nước cũng như quốc tế. 3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty 3.1.Nhiệm vụ: Công ty có nhiệm vụ chính sau: -Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng,giá cả và đầu tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng xuất khẩu. -Nghiên cứu luật pháp quốc tế, các thông lệ kinh doanh cần nắm vững nhu cầu thị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, phục vụ sản xuất kinh doanh may mặc thời trang. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN -Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án xuất nhập khẩu giữ vững các thị trường có lợi nhất. -Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài sản, tài chính,lao động, tiền lương,quản lí và thực hiện phân phối theo lao động, không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa tay nghề cho các cán bộ công nhân viên của công ty. 3.2 Chức năng: Công ty cổ phần may Thăng Long có những chức năng cơ bản sau: - Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ tiêu dùng trong và ngoài nước -Tiến hành kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao. - Đảm bảo công ăn việc làm ổn định, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội. Tuân thủ các quy định của pháp luật, chính sách Nhà nước. 3.3 Quyền hạn: Công ty may Thăng Long là một tổ chức kinh tế có tưT cách pháp nhân nên có những quyền hạn sau: - Quản lí và sử dụng có hiệu quả tài sản, vốn, lao động hiện có, không ngừng tăng thêm giá trị tài sản và làm đầu đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. - Tiến hành hoạt động liên doanh liên kết khác nhau phù hợp với luật công ty và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chịu trách nhiệm về thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội tron toàn công tu trước tổng công ty. - Tiếp xúc đàm phán và kí kết hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, được cử người đi tham quan, khảo sát, tham gia hội chợ, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN triển lãm ở nước ngoài và được mời các chuyên gia, cố vấn nước ngoài vào tham gia trong lĩnh vực sản xuất của công ty. - Được huy động vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi đã được phép của cấp trên.Vì đã tiến hành cổ phần hóa từ năm 2004 cho nên công ty có quyền huy động vốn cổ phần tư nhân và tập thể đóng góp vào các quá trình sản xuất kinh doanh cuả công ty. - Công ty có quyền được phép lựa chọn ngân hàng thuận lợi cho việc giao dịch cuả mình, được quyền mở các chi nhánh, cơ quan đại diện,hệ thống cửa hàng phân phối sản phẩm, các đại lí trong phạm vi toàn quốc cũng như quốc tế. - Tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo các mặt hàng sản xuất kinh doanh của mình. - Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, chính sách trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc thời trang. 3.4 Phạm vi hoạt động: - Mặt hàng sản xuất chủ yếu của công ty cổ phần may Thăng Long đó là các sản phẩm may như:quần áo bò, áo jacket,áo dệt kim các loai, áo sơmi…Công ty đã xác định được mặt hàng chủ lực ở từng thị trường khác nhau. Công ty đã xây dựng được cho mình hệ thống sản xuất nhà xưởng… chủ yếu nằm ở Hà Nội và một vài tỉnh phía Bắc. Ngoài ra công ty cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống các cửa hàng phân phối và giới thiệu sản phẩm trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam để ngày một phát triển các sản phẩm của công ty. - Ngoài việc tiêu thụ sản phẩm ở thị trừơng trong nước, công ty còn tiến hành các họat động xuất khẩu của mình ra các thị trường nước ngoài như:Mỹ, EU, Canada,Nhật... - Công ty cũng tiễn hành họat động nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị , nguyên vât liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN - Công ty tiến hành các quan hệ giao dịch trực tiếp hoặc qua trung gian với các tổ chức trong và ngoài nước để kí kết các hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết, đầu tư phát triển. Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty luôn cố gắng phấn đấu để có thể liên tục mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ với thị trừơng nội địa mà còn cả trên các thị trừơng quốc tế. Sản phẩm của công ty sản xuất ra bây giờ không chỉ phục vụ cho một loại đối tượng nào đó mà phục vụ chung cho mọi tầng lớp xã hội, phù hợp với từng thu nhập khác nhau của những thành phần kinh tế khác nhau. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG I. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH 1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tuy đã được cổ phần hóa năm 2004 nhưng Công ty may Thăng Long vẫn thuộc Tổng Công ty may Việt Nam. Vì vậy, bộ máy tổ chức quản lý vẫn được giữ theo phương thức cũ tức là theo phương pháp quản lý trực tuyến với sự chỉ đạo từ trên xuống, bao gồm các phòng ban tham mưu với ban giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp ban giám đốc điều hành ra những quyết định đúng đắn có lợi cho công ty. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả cao, cung cấp kịp thời mọi thông tin kinh doanh nói chung và của công ty may Thăng Long nói riêng. Sự cồng kềnh, chồng chéo hay đơn giản hóa quá mức bộ máy tổ chức quản lý đều không ít nhiều mang đến những ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình sản xuất kinh doanh của bản thân công ty. Vì vậy, trong toàn bộ quá trình dài hình thành và phát triển của mình, Công ty may Thăng Long luôn cố gắng hoàn thiện tốt bộ máy tổ chức quản lý của mình nhằm đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tối ưu. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: Thống kê 44QN Bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám đốc Phó tổng Giám đốc điều hành kỹ thuật Phó Tổng Giám đốc điều hành sản xuất Phó tổng Giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Phòng thiết kế Phòng kế hoạch Phòng thị trườn g Phòng kho Phòng CBSX Cửa hàng thời trang XN dịch vụ đời Văn phòng Phòng kinh doanh nội địa Phòng nhân sự Xí nghiệp phụ trợ Phòng kế toán Trung tâm thương mại giới thiệu sp Xí nghiệp 1 -> 6 XN may Hà Nam XN may Hải Phòng XN may Nam Hải Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp Vò ThÞ Thanh HuyÒn Líp
Luận văn liên quan