Trong mọi thời đại Thông tin luôn cần thiết đối với con người. Trong kỉ nguyên Công nghệ thông tin (CNTT) như hiện nay có thể nói rằng Công nghệ thông tin đi vào mọi lĩnh vực của đời sống. Việc áp dụng CNTT đã tăng năng suất lao động, giảm công sức của con người trong công việc.
Nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.Chính vì vậy mà số doanh nghiệp trong nước tăng trưởng một cách nhanh chóng. Nhưng chiếm đa phần trong các doanh nghiệp ở nước ta là Doanh Nghiệp vừa và nhỏ.Nhu cầu cần có một hệ thống thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là hết sức cần thiết. Sau 4 năm học tập tại trường Đại học, với những kiến thức đã tiếp thu được em mạnh dạn xin làm đề tài “Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Đề tài tập trung vào việc tạo ra cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp vừa và nhỏ,thiết kế bảng ra, phiếu điều tra để từ đó có một cái nhìn tổng quát, hệ thống trong việc quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ.
90 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM
1.1 Thông tin về doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNN&V)
Nước ta đang trong thời kì đổi mới, từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với 6 thành phần kinh tế cơ bản là : Kinh tế nhà nước ; kinh tế tập thể ; kinh tế cá thể ,tiểu chủ ; kinh tế tư bản tư nhân ; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Kinh tế nhà nước :
Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất do Nhà nước đứng ra đại diện làm chủ sở hữu. Thành phần kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Trong các thành phần kinh tế ở nước ta thì kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, thể hiện ở chỗ :
Các doanh nghiệp nhà nước đi đầu trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ nâng cao năng suất lao động
Kinh tế nhà nước thực hiện chức năng điều tiết,quản lý vĩ mô nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế nhà nước là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân
Kinh tế tập thể :
Đây là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất(Bao gồm các quỹ sử dụng chung trong hợp tác xã và phần vốn đóng góp của các thành viên).Kinh tế tập thể tồn tại dưới các hình thức hợp tác đa dạng, phát triển từ thấp đến cao,trong đó các hợp tác xã đóng vai trò nòng cốt;liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh,các doanh nghiệp vừa và nhỏ,không giới hạn qui mô,lĩnh vực và địa bàn hoạt động.
Kinh tế cá thể,tiểu chủ
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất. Trong kinh tế cá thể, nguồn thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân,gia đình. Trong kinh tế tiểu chủ nguồn vốn vẫn dựa chủ yêu vào lao động ,vốn của bản thân và gia đình nhưng có thuê thêm lao động (ít hơn 10 người).
Ở nước ta hiện nay do trình độ phát của lực lượng sản xuất còn thấp nên thành phần kinh tế này vẫn có vai trò to lớn trong nhiều ngành nghề trên địa bàn cả nước.
Kinh tế tư bản tư nhân
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu tư nhân tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất và quan hệ thuê mướn ,bóc lột công nhân làm thuê.
Ở nước ta hiện nay thành phần kinh tế này có vai trò đáng kể để phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất, giải quyết việc làm,khai thác các nguồn vốn và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội khác
Kinh tế tư bản nhà nước
Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước dưới các hình thức hợp tác liên doanh.
Thành phần kinh tế này có khả năng to lớn trong việc huy động vốn, khả năng tổ chức quản lý tiên tiến vì lợi ích của bản thân kinh tế tư bản tư nhân.
Kinh tế vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu hầu như tuyệt đối là vốn của nước ngoài: Vốn đầu tư FDI, viện trợ nước ngoài ODA….
Trong những năm gần đây, tỷ trọng của thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân
Chính sự đa dạng về các thành phần kinh tế nói trên đã dẫn đến sự phát triển vũ bão của doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ của một nứoc là sự cân nhắc,xem xét về nhiều mặt,trong từng giai đoạn của phát triển kinh tế, nhu cầu giải quyết việc làm, tính chất của doanh nghiệp và mức độ phát triển của doanh nghiệp.
Văn bản của Chính Phủ số 861 ngày 20/6/1998 đã tạm thời qui định thống nhất tiêu chí xác định DNN&V trong giai đoạn hiện nay là những doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng, số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người. Theo cách phân loại này thì DNN&V ở nước ta chiếm gần 90% tổng số các doanh nghiệp trong nền kinh tế, trong đó tỷ lệ DNN&V ngoài quốc doanh lớn hơn so với tỷ lệ này trong khu vực quốc doanh. Trong số 5900 doanh nghiệp nhà nước doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 65.9%. Trong số 1.396 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 33.6%...
Hiện nay, cả nước có hơn 200.000 doanh nghiệp và theo dự kiến sẽ thêm 320.000 doanh nghiệp mới để đưa tổng số lên khoảng 500.000 doanh nghiệp vào năm 2010. DNN&V ở nước ta có đặc điểm:
Do người chủ tự quản lý
DNN&V là doanh nghiệp được sở hữu và quản lý độc lập nó không phải là một bộ phận của doanh nghiệp khác, người điều hành đồng thời là người chủ sỡ hữu.
Số lượng lao động ít, thiên về sử dụng gia đình, dựa trên quan hệ thân thiện
DNN&N thường tận dụng nguồn lao động trong gia đình. Hầu hết chỉ thuê từ vài chục người trở xuống và thường có quan hệ họ hàng với chủ doanh nghiệp.
Thiếu khả năng vay nợ và sử dụng hỗ trợ kỹ thuật
Chính do những đặc điểm ở trên nên các DNN&V khó vay tiền từ các ngân hàng thương mại và các định chế tài chính khác bởi tài sản của họ cũng rất hạn chế. Chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thường phải trả giá cao hơn về nguyên vật liệu hoặc nhận giá thấp hơn về sản phẩm cuối cùng, vì họ bị phụ thuộc tài chính vào các nguồn cung cấp nguyên vật liệu hoặc những người môi giới.
Chính vì vậy mà mặc dù có số lượng lớn nhưng đóng góp của DNN&V trong nền kinh tế quốc dân chỉ vào khoảng 26%-27%.
1.2. Ứng dụng của công nghệ thông tin (CNTT) vào DNN&V
Theo thống kê gần đây của Cục Phát triển DN (Bộ Kế hoạc và Đầu tư), trong số khoảng 63% DN tại 30 tỉnh phía Bắc có gần 50% mức vốn dưới 1 tỷ đồng và hơn một nửa các ông bà chủ DN có trình độ học vấn từ trung học trở xuống. Điều này cho thấy một thực trạng là các DNN&V ở Việt Nam ngày càng nhỏ đi và việc ứng dụng của công nghệ thông tin cũng rất hạn chế.
Theo báo cáo “Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2005-2006 và đánh giá toàn diện về có hội thị trường” của tổ chức đối tác tiếp cận thị trường quốc tế (AMI Partner) thì chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp có trang bị máy tính. Đã có 2.233 doanh nghiệp tại 5 thành phố lớn là Hà Nội , TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ tham gia vào cuộc điều tra cho thấy :
Phần cứng nhiều, phần mềm ít
Trong tổng số máy tính và thiết bị ngoại vi trong các doanh nghiệp số lượng máy tính để bàn chiếm 67.1%, máy in 20%, máy tính xách tay 7.5%, máy quét (scanner) 3% và máy chủ 2,3%.
Về ứng dụng phần mềm, số lượng phần mềm chuyên dùng chiếm tới 79.2% trong đó đa số là phần mềm kế toán. Các phần mềm tin học văn phòng chiếm tỷ lệ 19.7%.Phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) lại chỉ chiếm 1.1%
Tỷ trọng trong đầu tư cho CNTT trong doanh nghiệp cho thấy họ chi tiêu cho phần cứng chiếm 59.9%, trong khi chi tiếu cho phần mềm chỉ chiếm 10.9%; đầu tư cho Website chiếm 12.7%; dịch vụ 9.8%; đào tạo 4.8%; phụ kiện 1.8%
Thương mại điện tử: Rất hạn chế
Về sử dụng các dịch vụ CNTT, có tới 96% doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng dịch vụ tư vấn CNTT,91.9% không sử dụng dịch vụ thiết kế Web. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng cũng như chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ CNTT bên ngoài.
Qua những điều tra và số liệu thực tế ta có thể thấy ứng dụng của CNTT trong các doanh nghiệp là rất nhỏ bé. Điều đó vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội để cho CNTT có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới. Khoá luận này tập trung chủ yếu vào việc phân tích cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chương 2
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN
2.1 Khái niệm hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin(HTTT) là một tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý,lưu trữ,phân phối và biểu diễn thông tin và thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức
Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới mà chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau.
Thông tin (Information) là dữ liệu được đặt vào một ngữ cảnh với một hình thức thích hợp và có lợi cho người sử dụng cuối cùng.Thông tin có đặc điểm:
Tồn tại khách quan
Có thể tạo ra,truyền đi,lưu trữ,chọn lọc
Thông tin có thể bị méo mó,sai lệch do nhiều tác động
Được định lượng bằng cách đo độ bất động của hành vi
Các hoạt động thông tin (information activities)là hoạt động xảy ra trong một HTTT,bao gồm việc nắm bắt,xử lý,phân phối,lưu trữ,trình diễn dữ liệu
Xử lý (Processing) là các hoạt động tác động lên dữ liệu như tính toán,so sánh,sắp xếp,phân loại và tổng hợp..
2.2 Một số cách tiếp cận HTTT
2.2.1. Tiếp cận hướng tiến trình
Thời gian đầu máy tính có tốc độ chậm,bộ nhớ làm việc rất nhỏ nên thường tập trung vào các quá trình phần mềm phải thực hiện. Các dữ liệu được tổ chức trong cùng một file với chương trình.
Dữ liệu thuế
Dữ liệu nhân sự
Hệ thống trả lương
Nhược điểm của phương pháp này là :
Dữ liệu được lưu trữ nhiều lần theo từng ứng dụng
Không dùng lại được
Phải thay đổi khi chương trình thay đổi
Dẫn đến
Tốn thời gian,công sức tổ chức file
Không sử dụng tốt nguồn tài nguyên thông tin có được
2.2.2. Tiếp cận hướng dữ liệu
Cách tiếp cận này tách dữ liệu ra khỏi các quá trình xử lý và tổ chức cơ sở dữ liệu chung cho các ứng dụng
Cơ sở dữ liệu
Ứng dụng 1
Ứng dụng 2
Ứng dụng k
Ưu điểm của phương pháp này là:
Tổ chức dữ liệu một cách tối ưu
Tổ chức khai thác hiệu quả
Dẫn đến:
Tiết kiệm thời gian,chi phí,không phụ thuộc vào các ứng dụng
Dùng chung,chia sẻ,sử dụng lại
2.2.3 Tiếp cận hướng cấu trúc
Cách tiếp cận này là bước phát triển của tiếp cận hướng dữ liệu,cải tiến cấu trúc các chương trình dựa trên cơ sở môđun hoá để dễ theo dõi,quản lý,bảo trì
Ưu điểm của phương pháp này là:
Làm giảm sự phức tạp (do chia thành các môđun)
Tập trung vào các ý tưởng
Chuẩn hoá
Dễ thực hiện hơn cách tiếp cận hướng đối tượng
Không gặp khó khăn khi nhận dạng đối tượng nhất là đối tượng trừu tượng
2.3.Phương pháp phân tích và thiết kế có cấu trúc
Những công cụ gắn với phân tích thiết kế có cấu trúc là:
Biểu đồ phân tích cấp chức năng
Biểu đồ luồng dữ liệu
Mô hình thực thể liên kết E-R
Mô hình quan hệ
Từ điển dữ liệu
Các đặc điểm của phương pháp
Hệ thống được hoàn thiện theo kiểm từ trên xuống dưới (Top-down)
Được hỗ trợ bởi các mẫu và các bảng kiểm tra, áp đặt cách tiếp cận chuẩn hoá cho các tiến trình phát triển
Ghi nhận vai trò của người dùng trong các giai đoạn phát triển hệ thống
Trong mỗi giai đoạn có thể cung cấp những sửa đổi phù hợp cho một hoặc nhiều giai đoạn trước đó
Được hỗ trợ bởi những tiến bộ trong cả phần cứng và phần mềm nên chương trình được thể hiện dưới cùng dạng ngôn ngữ thứ tư nên không cần các lập trình viên chuyên nghiệp
Kết hợp với các bản mẫu giúp cho người dùng, phân tích sớm hình dung được hệ thống mới
2.4 . Mô hình thực thể quan hệ (E-R)
2.4.1. Vai trò và ý nghĩa của mô hình
Mô tả thế giới thực,công cụ để phân tích rất hữu hiệu
Là cơ sở để xây dựng công cụ thiết kế
Khái niệm và kí hiệu ít nhất,mô tả trực quan nhất
2.4.2. Các thành phần cơ bản của mô hình
Các thực thể (Entity)
Các thuộc tính (Attribute)
Các mối quan hệ (Relationship)
2.4.3. Các khái niệm và ký hiệu sử dụng
2.4.3.1. Thực thể (Entity)
Thực thể: Là một khái niệm để chỉ một lớp các đối tượng cụ thể hay các khái niệm có cùng những đặc trưng chung mà ta quan tâm. Ví dụ : Thực thể DOANH NGHIỆP
Bản thể : Là một đối tượng cụ thể của lớp đối tượng.
2.4.3.2. Thuộc tính (Attribute)
Thuộc tính : là các đặc trưng của thực thể. Ví dụ: Thực thể DOANH NGHIỆP có các thuộc tính mã doanh nghiệp,tên doanh nghiệp, điạ chỉ
Có 4 loại thuộc tính : Tên gọi, định danh, đa trị (lặp), mô tả
Thuộc tính tên gọi
Có giá trị là tên của các bản thể
Cho biết sự tồn tại của một thực thể
Thường chứa chữ “tên” . Ví dụ tên doanh nghiệp là thuộc tính tên gọi của thực thể DOANH NGHIỆP
Thuộc tính định danh
Giá trị của nó cho phép ta phân biệt các bản thể khác nhau
Gồm một hay nhiều thuộc tính của thực thể, được mô tả bằng hình elip có gạch dưới
Một thực thể có thể có nhiều thuộc tính định danh. Ví dụ mã doanh nghiệp là thuộc tính định doanh của thực thể DOANH NGHIỆP
Thuộc tính đa trị
Có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi bản thể. Ví dụ thực thể SINH VIÊN có thuộc tính trình độ ngoại ngữ là thuộc tính đa trị
Mô tả bằng hình elip kép
Có nhóm lặp : Nhiều thuộc tính lặp có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau
Thuộc tính mô tả
- Là thuộc tính không phải tên gọi hay định danh
2.4.3.3. Các mối quan hệ (Relationship)
Phản ánh mối quan hệ vốn có giữa các bản thể của các thực thể
Gắn kết các thực thể với nhau
Đặc trưng : Bậc (số thực thể) và bản số (số các bản thể của mỗi thực thể tham gia vào quan hệ)
Mối quan hệ cũng có thể có các thuộc tính riêng của nó
Biểu diễn : Hình thoi có thể có các tên quan hệ bên trong, nối với các thực thể bằng đoạn thẳng
Bậc của mối quan hệ(degress of relationship
Bậc là số thực thể tham gia vào mối quan hệ. Nó còn gọi là kích thước của mối quan hệ
Bậc một - đệ quy(unary relationship): Mối quan hệ giữa các bản thể của cùng một thực thể
Bậc hai : Giữa hai bản thể của hai thực thể khác nhau
Bậc ba : Đồng thời giữa các bản thể của ba thực thể khác nhau
Trong mối quan hệ mối quan hệ,một bản thể của một thực thể có thể có quan hệ với một hay nhiều bản thể của một thực thể khác. Ta có các loại quan hệ tương ứng: một-một(1:1),một-nhiều (1:N),hay nhiều-nhiều(N:N)
Các bản số(cardinalities)
Bản số là số các bản thể của thực thể có thể tham gia vào mối quan hệ
Bản số lớn nhất và bản số nhỏ nhất
+ Ba ký hiệu : , và , tương ứng với 0,1 và nhiều
+ Cách biểu diễn :
- Sự phụ thuộc tồn tại : Quan hệ bậc hai,bản số nhỏ nhất mỗi bên là 1
2.4.3.4. Thực thể con và thực thể chính
2.4.3.4.1. Thực thể con(Subtypes) và thực thể chính
Một thách thức lớn trong mô hình dữ liệu là phải ghi nhận và mô tả một cách rõ ràng những thực thể gần như nhau: Đó là thực thể có một số thuộc tính chung nhưng cũng có một số thuộc tính riêng
2.4.3.4.2. Tính kế thừa
Tính kế thừa là một đặc tính mà tất cả những thuộc tính của thực thể chính đều trở thành thuộc tính của thực thể con của nó.
2.4.3.5. Các quy tắc nghiệp vụ
Các quy tắc nghiệp vụ là những đặc tả đảm bảo tính toàn vẹ của mô hình dữ liệu logic. Có 4 kiểu cơ bản của qui tắc nghiệp vụ.
Tính toàn vẹ thực thể (Entity integrity) : Mỗi bản thể có một định danh duy nhất mà giá trị khác rỗng
Các ràng buộc toàn vẹn tham chiếu (Referential integrity constrains): Các quy tắc có liên quan đến mối quan hệ giữa các thực thể
Miền giá trị (Domain):Các ràng buộc về giá trị đúng của các thuộc tính
Các hoạt động kích hoạt (Triggering Operations): Một số quy tắc khác để bảo vệ sự đúng đắn của giá trị các thuộc tính khi tiến hành thao tác dữ liệu
2.4.4. Thiết kế CSDL logic và mô hình quan hệ
Sơ đồ thực thể quan hệ là phương tiện chung nhất để diễn tả một mô hình dữ liệu quan niệm của một tổ chức.Mô hình dữ liệu quan hệ được sử dụng để mô hình hoá dữ liệu. Thiết kế CSDL logic liên quan tới việc chuyển một mô hình dữ liệu quan niệm (như mô hình E-R) sang mô hình dữ liệu logic (thường là mô hình quan hệ)
2.4.4.1 Các loại mô hình dữ liệu logic
Có bốn loại mô hình dữ liệu logic thường được sử dụng ngày nay. Đó là mô hình phân cấp,mô hình mạng,mô hình quan hệ và mô hình hướng đối tượng
2.4.4.1.1. Mô hình phân cấp (Hierarchical Model)
Trong mô hình phân cấp các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống tạo thành dạng cây. Thuật ngữ cha con được sử dụng cho mô hình phân cấp.Một tính chất quan trọng của mô hình phân cấp là một con có liên hệ chỉ với một cha
2.4.4.1.2. Mô hình mạng (Network Model)
Trong mô hình mạng không phân biệt loại bản ghi con và bản ghi cha như mô hình phân cấp.Một bản ghi bất kỳ có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi loại khác.
2.4.4.1.3. Mô hình quan hệ (relation Model)
Trong mô hình quan hệ,các dữ liệu được biểu diễn ở dạng các bảng với các dòng và cột. Mô hình dưới với 2 bảng (hoặc 2 quan hệ) DOANH NGHIỆP và TỈNH
DOANH NGHIỆP
Mã doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Tên tiện nghi
Mã tỉnh
01
Cường Thịnh
240
02
Thái Bình Dương
4
03
Tân Á
8
TỈNH
Mã Tỉnh
Tên tỉnh
4
Hà Nội
8
TP HCM
240
Bắc Ninh
Trong mô hình này thì Mã Tỉnh đươợcdùng để liên kết dữ liệu giữa 2 bảng DOANH NGHIỆP và TỈNH
2.4.4.1.4. Mô hình hướng đối tượng (Object-Oriented Model)
Trong mô hình trên,mỗi thể hiện của TỈNH được liên kết 1/N với thể hiện của DOANH NGHIỆP. Mỗi thể hiện của DOANH NGHIỆP được kết hợp với một thể hiện duy nhất của DOANH NGHIỆP.
Trong mô hình hướng đối tượng, các thuộc tính dữ liệu và các phương pháp thao tác trên các dữ liệu này được bao gói trong một cấu trúc gọi là đối tượng. Đối tượng có thể chứa những dữ liệu phức hợp như văn bản,hình ảnh,tiếng nói và hình ảnh động.Một đối tượng có thể yêu cầu hoặc xử lý dữ liệu từ một đối tượng khác bằng việc gửi đi một thông báo đến đối tượng đó. Mô hình dữ liệu hướng đối tượng biểu diễn một sơ đồ mới để lưu trữ và thao tác dữ liệu. Từ các đối tượng đã có thể sinh ra một đối tượng khác phức tạp hơn hay sử dụng lại chúng trong nhiều ứng dụng khác.
2.4.4.2. Mô hình dữ liệu quan hệ (The Relational data model)
Mô hình CSDL quan hệ là một cách thức biểu diễn dữ liệu ở dạng các bảng hay các quan hệ. Nhờ dựa trên lý thuyết toán học đại số tập hợp mà nó có một cơ sở lý thuyết vững chắc.
Mô hình dữ liệu quan hệ gồm 3 thành phần (theo Fleming và Von Hall 1989) sau đây:
Cấu trúc dữ liệu : Được tổ chức ở dạng bảng hay quan hệ
Thao tác dữ liệu : Những phép toán mạnh (bằng ngôn ngữ SQL) được sử dụng để thao tác dữ liệu trong các quan hệ
Tích hợp dữ liệu : Những tiện ích được đưa vào để mô tả những quy tắc nghiệp vụ nhằm duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu khi chúng được thao tác
2.4.4.2.1. Quan hệ (Relation) và thuộc tính (attribute)
Định nghĩa
Một quan hệ là một bảng dữ liệu hai chiều. Mỗi quan hệ (hay bảng) gồm một tập các cột được đặt tên và một số tuỳ ý các dòng không có tên
DOANH NGHIỆP (Một quan hệ với 4 dòng dữ liệu)
Mã doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp
Mã tỉnh
01
Cường Thịnh
240
02
Thái Bình Dương
241
03
Tân Á
4
04
Bắc Âu
63
Một quan hệ mô tả một lớp các đối tượng trong thực tế có những thuộc tính chung
mà ta gọi là thực thể. Mỗi cột trong quan hệ tương ứng với một thuộc tính của thực thể này và cũng gọi là thuộc tính của quan hệ. Mỗi dòng của quan hệ chứa các giá trị dữ liệu của một đối tượng cụ thể (bản thể) thuộc thực thể mà quan hệ này mô tả
Ví dụ quan hệ DOANH NGHIỆP mô tả các đối tượng là các DOANH NGHIỆP (hay thực thể DOANH NGHIỆP) có các thuộc tính là : Mã doanh nghiệp , Tên doanh nghiệp,Mã tỉnh. Nếu ta thêm vào một dòng (dữ liệu về một DOANH NGHIỆP) hay bớt đi một dòng trong quan hệ thì không làm thay đổi tính chất của nó- nó là các đặc trưng về DOANH NGHIỆP. Ngay cả khi ta xoá đi tất cả các dòng trong quan hệ thì quan hệ DOANH NGHIỆP vẫn tồn tại và khi đó ta có một lược đồ quan hệ (hay cấu trúc của quan hệ).Như vậy, một lược đồ quan hệ là một quan hệ (hay bảng) không chứa dữ liệu. Người ta mô tả một lược đồ quan quan hệ bằng cách viết tên là các thuộc tính của nó ngay sau tên và được đặt trong ngoặc đơn :
DOANH NGHIỆP(Mã doanh nghiệp,Tên doanh nghiệp,Mã tỉnh)
Thuộc tính lặp là những thuộc tính có giá trị khác nhau trên một số dòng (số dòng lơn hơn 1), mà ở những dòng này,các giá trị của các thuộc tính còn lại hoàn toàn giống nhau . Ví dụ trong quan hệ SINH VIÊN (Mã sinh viên,Tên sinh viên,Ngày sinh,Lớp,Môn học, Điểm) thì các thuộc tính Môn học và Điểm là thuộc tính lặp .
Các thuộc tính của một quan hệ
Một quan hệ là một bảng dữ liệu hai chiều.Nhưng không phải mọi bảng hai chiều đều là quan hệ. Một bảng là quan hệ nếu nó có những tính chất sau:
Giá trị đưa vào một cột đơn nhất : Giá trị đưa vào chỗ tương giao của một dòng và một cột đơn thuân (giá trị đơn). Bảng SINH VIÊN1 dưới đây không phải là một quan hệ
SINH VIÊN 1 (Đây không phải là một quan hệ)
Mã sinh viên
Tên sv
Ngày sinh
Lớp
Môn học
Điểm
0220030
Nguyễn Việt Tiến
17/03/84
K47CA
CSDL
7
0220031
Lê Văn Bắc
12/04/84
K47CB
CSDL
9
C++
10
0220043
Nguyễn Cường
17/05/84
K47CC
C++
10
CSDL
9
Các giá trị đưa vào một cột phải cùng một miền dữ liệu . Ví dụ: Các giá trị ở cột Điểm phải có cùng dạng là kiểu Number
Mỗi dòng là duy nhất trong bảng, tức là không có hai dòng của bảng là giống hệt nhau
Thứ tự các cột là không quan trong: