Đề tài Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành( file word)

Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức khoa học về vai trò của Đảng có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp và trong việc giáo dục đạo đức cách mạng. Việc nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng cũng có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam, đồng thời còn có tác dụng bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, thôi thúc mọi người biết noi gương những người đã đi trước, tiếp tục cuộc chiến đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo để bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân đã tốn biết bao xương máu để giành được, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4595 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành( file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài : Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành. Bài Làm I/ Nêu vấn đề 1, Lý do chọn đề tài Nghiên cứu, học tập, nắm vững tri thức khoa học về vai trò của Đảng có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục phẩm chất chính trị, lòng trung thành với lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, tính kiên định cách mạng trước tình hình chính trị quốc tế có những diễn biến phức tạp và trong việc giáo dục đạo đức cách mạng. Việc nghiên cứu, học tập lịch sử Đảng cũng có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục về truyền thống cách mạng, về chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, về lòng tự hào với Đảng và đối với dân tộc Việt Nam, đồng thời còn có tác dụng bồi dưỡng ý chí chiến đấu cách mạng, thôi thúc mọi người biết noi gương những người đã đi trước, tiếp tục cuộc chiến đấu dũng cảm ngoan cường, thông minh, sáng tạo để bảo vệ và phát triển những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân dân đã tốn biết bao xương máu để giành được, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2, Đôi nét về Đảng cộng sản Việt Nam Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền tại Việt Nam theo Hiến pháp, đồng thời cũng là Đảng duy nhất được phép hoạt động. Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mac - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng. Tại Việt Nam, trong các ngữ cảnh không chính thức, các phương tiện truyền thông, các nhà lãnh đạo, và đại bộ phận người dân thường dùng một từ “ Đảng ” để nói về Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Đảng là bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam. Đảng là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - LeNin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp của chủ nghĩa Mác - Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cả nước ta bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội, đất nước ta gặp không ít khó khăn về kinh tế xã hội, với vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam, Đảng đã đề ra những phương hướng, chính sách phù hợp đưa cả nứơc thoát khỏi cuộc khủng hoảng, nắm vững ngọn cờ xã hội chủ nghĩa. Về vai trò của Đảng, điều 4 hiến pháp Việt Nam ( năm 1992, sửa đổi) viết: Đảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiên phong cuả giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi cuả giai cấp công nhân , nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. II/ Nội dung. Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị, nằm trong hệ thống chính trị nhưng Đảng là hạt nhân của hệ thống đó. Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với hệ thống chính trị và đối với xã hội là một nguyên lí xã hội chủ nghĩa nói chung và của nước ta nói riêng. Giữ vững củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị yếu tố hang đầu bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ khi cách mạng giành được chính quyền đến nay, qua tất cả các giai đoạn lịch sử, Đảng ta là lực lượng lãnh đạo chính quyền là tất cả chính quyền và tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng đã được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sự lãnh đạo của Đảng đã được tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị thừa nhận. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, vị trí hạt nhân lại càng được thể hiện một cách rõ nét và đầy đủ. Đương nhiên, để giữ được vị trí và vài trò của mình, Đảng “ phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ và năng lực lãnh đạo ” Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể trong các bản hiến pháp. Tuy nhiên, cách thể hiện trong các bản hiến pháp. Tuy nhiên, cách thể hiện có khác nhau : -Hiến pháp năm 1946, mặc dù Nhà nước thực tế văn bản dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân nhưng do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ chưa đề cập công khai mà ghi nhận ở chế định Chủ tịch nước, thể hiện tập trung quyền lãnh đạo của Đảng ( Hồ Chủ Tịch là người sang lập đồng thời là vị Chủ tịch đầu tiên ) -Hiếp pháp năm 1959 đã thể hiện quyền lãnh đạo của Đảng một cách công khai mặc dù chủ trong Lời nói đầu -Hiến pháp năm 1980 đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng một cách cụ thể và mạnh mẽ ( trong cả Lời nói đầu và Điều 4 Hiến pháp ). Lần đầu tiên, thuật ngữ mới “ Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng ” được sử dụng. Hiếp pháp năm 1992 đã có cách thể hiện ngắn gọn hơn, chặt chẽ hơn đồng thời cũng đúng mức hơn vai trò lãnh đạo của Đảng. Điều 4 ghi rõ “ Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mac – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và pháp luật ” Nội dung sự lãnh đạo đối với Nhà nước và xã hội đã được đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra một cách cụ thể và đại hội lần thứ VII, VIII khẳng định và phát triển, bao gồm những mặt cơ bản sau đây : 1, Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn định hướng cho sự phát triển của toàn xã hội trong thời kì phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Đây là vấn đề cốt lõi trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ và chất lượng công tác lý luận của Đảng. Đường lối chính trị đúng là phản ánh đúng quy luật khách quan, đáp ứng đúng yêu cầu của thực tiễn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, chỉ ra được mục tiêu, phương hướng và giải pháp cơ bản của cách mạng, trên cơ sở đó tập hợp, tổ chức, động viên quần chúng thực hiện một cách có hiệu quả. Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước đã đề ra được và từng bước bổ sung, phát triển, hoàn thiện dần đường lối đổi mới, hình thành ngày càng rõ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tiếp theo những đổi mới bộ phận, đổi mới từng bước, đến Đại hội VI (năm 1986) Đảng đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện. Đại hội VII đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, và các Đại hội tiếp sau đó của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển, đến nay đã hình thành một hệ thống các quan điểm chỉ đạo sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam. Đây là kết quả của cả một quá trình tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận, tổng kết thực tiễn, mở rộng dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, nắm bắt được những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống. Trong khi kiên định mục tiêu, lý tưởng, kiên định những vấn đề có tính nguyên tắc, Đảng luôn luôn có ý thức đổi mới sáng tạo, kế thừa những cái đã làm tốt, dám từ bỏ những cái cũ không còn thích hợp, cả trên lĩnh vực kinh tế cũng như trên lĩnh vực văn hoá, xã hội; cả đối nội và đối ngoại; giải quyết tốt mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, tập trung sức cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 2, Đảng vạch ra những phương hướng và nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, củng cố và phát triển hệ thống chính trị, thiết lập chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua thực tế công cuộc đổi mới, chúng ta ngày càng nhận thức được rằng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước là hai mặt thống nhất, không cản trở nhau, trái lại, bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau trên cơ sở xác định rõ và làm đúng chức năng của mỗi tổ chức. Đảng đề ra đường lối, chủ trương, lãnh đạo Nhà nước, đưa đường lối, chủ trương đó vào nội dung hoạt động của Nhà nước, thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng thành chính sách, luật pháp và quản lý, điều hành, tổ chức việc thực hiện. Một biện pháp rất quan trọng là Đảng luôn luôn dựa vào và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, của các đoàn thể nhân dân, lãnh đạo Mặt trận và các đoàn thể nhân dân đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hoá, thông qua các đoàn thể này để vận động, tổ chức nhân dân tham gia xây dựng, củng cố bộ máy nhà nước, tham gia các công việc nhà nước, giám sát, kiểm tra hoạt động của Nhà nước và các cán bộ, công chức hoạt động trong các cơ quan nhà nước, đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền thì đây là biện pháp, và cũng có thể nói là cơ chế, để phòng ngừa và hạn chế những tiêu cực do vị thế cầm quyền của Đảng sinh ra. Đảng lãnh đạo Nhà nước là làm cho Nhà nước hoạt động có hiệu quả theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, thể hiện được ý chí, nguyện vọng lợi ích của nhân dân và gắn bó chặt chẽ với nhân dân. Đảng lãnh đạo không phải là Đảng thay thế Nhà nước quản lý xã hội hoặc thay thế nhân dân làm chủ Nhà nước. Cả Đảng, cả Nhà nước đều là công cụ bảo đảm và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đều phấn đấu, hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước, không nên hiểu Đảng và Nhà nước là hai hệ thống quyền lực song song, càng không nên tách rời hoặc đối lập Đảng và Nhà nước. Đảng lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng lại là một bộ phận của hệ thống chính trị, một thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Đảng lãnh đạo định ra Hiến pháp và pháp luật, đồng thời Đảng hoạt động tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Cán bộ, đảng viên của Đảng không đứng trên pháp luật, không hoạt động ngoài khuôn khổ của pháp luật. 3, Đảng đề ra những quan điểm và chính sách công tác cán bộ; phát hiện, lực chọn, bồi dưỡng những đảng viên ưu tú và những người ngoài Đảng có phẩm chất và năng lực giới thiệu với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội thông qua cơ chế bầu cử, tuyển chọn để bố trí vào làm việc trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Thực tiễn những năm gần đây càng chứng minh sâu sắc chân lý: cán bộ giữ vai trò quyết định; công tác cán bộ là công tác đặc biệt quan trọng. Đảng thường xuyên chăm lo công tác cán bộ cho cả hệ thống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực. Trong nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ ra những phương hướng, nhiệm vụ công tác cán bộ trong điều kiện mới, nhấn mạnh phải đổi mới tư duy trong công tác cán bộ, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ. Đồng thời, đổi mới phương pháp tiến hành công tác cán bộ theo hướng thật sự dân chủ, tập thể, kết hợp với tập trung thống nhất theo một quy trình chặt chẽ. Đảng đã đề ra chính sách đoàn kết, tập hợp rộng rãi các cán bộ ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài của đất nước, kể cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Một kinh nghiệm quan trọng trong những năm qua là đã thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp tốt "ba độ tuổi", bảo đảm tính liên tục, tính kế thừa và phát triển trong đội ngũ cán bộ. Trong việc sử dụng, bố trí cán bộ, Đảng nhấn mạnh phải theo đúng tiêu chuẩn và sở trường cán bộ. Cố gắng đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm, có cơ chế, chính sách khuyến khích cán bộ không ngừng phấn đấu vươn lên đảm nhiệm các công việc cao hơn, cống hiến được nhiều hơn. Xử lý nghiêm minh những cán bộ vi phạm kỷ luật, pháp luật; thay thế kịp thời những người yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ. Phát huy tốt đội ngũ cán bộ hiện có; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ theo yêu cầu mới; tạo nguồn cán bộ cho lâu dài. Làm tốt việc xây dựng quy hoạch cán bộ, kết hợp đào tạo ở trường lớp với rèn luyện thử thách trong thực tiễn công tác, thực hiện việc luân chuyển cán bộ theo quy hoạch; có biện pháp chủ động bảo vệ cán bộ, làm tốt công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý cán bộ. 4, Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình thông qua các đảng viên và tổ chức Đảng bằng cách giáo dục đảng viên nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu, qua đó tập hợp, giáo dục và động viên quần chúng tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, ủng hộ và tích cực thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình phát triển, luôn luôn có những mâu thuẫn mới, vấn đề mới nảy sinh, Đảng phải tìm cách giải quyết một cách có hiệu quả. Con đường đi mới mẻ chưa có tiền lệ lẽ tự nhiên là phải từng bước tìm tòi, bổ sung, phát triển, hoàn thiện. Điều đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt không ngừng nâng cao trình độ trí tuệ, nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn gắn với nâng cao niềm tin, bản lĩnh và ý chí cách mạng. Nhận thức được vấn đề này, Đảng đã có kế hoạch chỉ đạo và tổ chức cho cán bộ, đảng viên thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt, nhất là trình độ tư duy lý luận; trình độ nhận thức, nắm bắt quy luật; trình độ tiếp cận phân tích, tổng kết thực tiễn; năng lực đề ra quyết sách đúng và tổ chức thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương của Đảng. Một biện pháp có ý nghĩa quyết định là Đảng phải cử những cán bộ, đảng viên có phẩm chất tốt, có năng lực, có tính đảng cao vào hoạt động trong các cơ quan nhà nước, đồng thời có cơ chế kiểm tra hoạt động của các đảng viên đó. Các đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước có trách nhiệm chấp hành các quyết định của Đảng, phục tùng kỷ luật của Đảng; vận động, thuyết phục các cơ quan và công chức nhà nước thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng và biến đường lối của Đảng thành hiện thực; biết lắng nghe ý kiến của các cơ quan và công chức nhà nước để kiến nghị với Đảng, kịp thời điều chỉnh các chủ trương, chính sách chưa thật phù hợp. Đảng đã lựa chọn và giới thiệu các đảng viên có trình độ, năng lực và phẩm chất sang hoạt động ở các cơ quan nhà nước. ở các địa phương, bí thư hoặc phó bí thư cấp uỷ đảng ứng cử vào chức vụ chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân; một số trưởng ban đảng ứng cử tham gia một số ban của hội đồng nhân dân; một số cấp uỷ viên được giới thiệu vào chức danh trưởng, phó sở, ngành. Làm như vậy chính là để tăng thêm sự thống nhất giữa Đảng và Nhà nước, vừa giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng vừa tăng cường hiệu lực thực tế của cơ quan nhà nước. Trước mỗi bước ngoặt và trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, Đảng kịp thời chỉ đạo, làm tốt công tác tư tưởng chính trị, phát huy những gương tốt, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, phê phán những quan điểm và khuynh hướng không đúng, tạo sự nhất trí cao và sự vững vàng về tư tưởng trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân. Đối với những quan điểm cơ hội chính trị và phản động, Đảng kiên quyết bác bỏ. 5, Đảng thực hiện công tác kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng đối với các đảng viên, các tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội, phát hiện và uốn nắn kịp thời những sai lầm, lệch lạc. Đồng thời, Đảng tiến hành tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm để không ngừng bổ sung và hoàn thiện các đường lối, chính sách trên tất cả các lĩnh vực cả đời sống xã hội. Đảng nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình, chăm lo củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trên cơ sở đường lối chính trị, nguyên tắc tổ chức và tình thương yêu đồng chí; tập trung giải quyết tình trạng mất đoàn kết ở một số nơi; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng kèn cựa địa vị, tranh giành ngôi thứ, lợi lộc cũng như đầu óc cục bộ, bản vị là nguyên nhân gây ra tình trạng mất đoàn kết. Không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, nâng cao trình độ khoa học trong hoạch định đường lối, chủ trương. Đổi mới tổ chức bộ máy đảng theo hướng tinh gọn, thạo việc. Cải tiến quy trình ra nghị quyết và chú trọng chỉ đạo thực hiện; nâng cao chất lượng công tác thông tin; chú trọng điều tra, làm thử, rút kinh nghiệm và nhân rộng kinh nghiệm; phát huy trí tuệ tập thể của cấp ủy, đội ngũ đảng viên; xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu, triển khai thực hiện và các chính sách khác bảo đảm cho các quyết sách được thực hiện kịp thời, đúng đắn và nghiêm chỉnh. Thực thi nghiêm chế độ báo cáo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Không làm tốt công tác kiểm tra là buông lỏng sự lãnh đạo. Do đó, cùng với kiểm tra, giám sát trong Đảng, phối hợp chặt chẽ với thanh tra, giám sát từ phía Nhà nước, sự giám sát của công luận, của nhân dân và của toàn bộ hệ thống chính trị, đối với các tổ chức đảng và đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; các tổ chức đảng chú trọng sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ đạo chặt chẽ, sát thực hoạt động của chính quyền các cấp, Mặt trận và các đoàn thể; thực hiện kịp thời chế độ khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh theo Điều lệ Đảng, điều lệ các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước. III. Kết thúc vấn đề 1, Khẳng định lại vai trò lãnh đạo của Đảng Như vậy, Đảng cộng sản Việt Nam trải qua 79 năm hoạt động của mình đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm cách mạng thành công và trở thành Đảng cầm quyền, thực hiện sự lãnh đạo toàn diện đối với nhà nước và xã hội. Vị trí vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là không thể phủ nhận và đã từng bước được ghi nhận trong các hiến pháp ( lời nói đầu hiến pháp 1959; điều 4 hiến pháp năm 1980 và hiến pháp 1992) sự ghi nhận bằng hiến pháp và pháp luật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội càng làm cho vị thế của Đảng cộng sản Việt Nam được nâng cao là một thực tế lịch sử không thể phủ nhận, đồng thời càng làm củng cố thêm về mặt pháp lí vai trò lãnh đạo của Đảng, bảo đảm tính hợp pháp vai trò lãnh đạo của Đảng và là điều kiện để nâng cao nguyên tắc pháp chế trong mối quan hệ giữa Đảng với nhà nước và xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định trong việc xác định phương hướng tổ chức và hoạt động của nhà nước và xã hội, định hướng việc xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, là điều kiện để phát huy hiệu lực quản lí của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân trong việc tham gia vào quản lí nhà nước, tăng cường hiệu lực và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật vì hạnh phúc của nhân dân. Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam còn nhằm giữ vững bản chất của nhà nước và pháp luật XHCN, đưa công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo đúng định hướng XHCN. 2, Một số biện pháp góp phần tăng cường vai trò của Đảng Đảng ta cần phải nắm vững ngọn cờ XHCN, lấy tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho hành động, làm cho CNXH được nhận thức đúng đắn hơn và được xây dựng có hiệu quả hơn, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản để ngày càng phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của mình. Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo, giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất. Đảng phải tôn trọng tính tự chủ,ủng hộ mọi hoạt động tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của mặt trận và các đoàn thể. Đổt mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế chính trị đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lí của nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống trính trị. Đảng phải đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phải dựa vào nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Dựa vào nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, đó là chìa khóa của thành công. Đảng phải phát huy cao độ nội lực , đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Phát huy nội lực, xem đó là
Luận văn liên quan