Đề tài Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người. Một nhà nước pháp quyền thì không chỉ công dân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước và những người thực thi quyền lực nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trước công dân. Chính vì lẽ đó “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào ”. Bài viết xin được “Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước”.

doc12 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mục lục …………………………………………………………………. Lời mở đầu ……………………………………………………………… 1. Khái quát chung ……………………………………………………… 1. 1 Về khiếu nại, tố cáo ………………………………………………. 1. 2 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo ……………………………………… 1.3 Pháp chế …………………………………………………………… 1. 4 Quản lý hành chính nhà nước ……………………………………. 2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước …………….. 2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước ………………………………………….. 2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước …………………………………… 3. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước ………………………………. 3.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước ………………………………………………………………… 3.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước …………………………………………………… 4. Một số vấn đề về khiếu nại tố cáo hiện hành ………………………. 5. Phương hướng hoàn thiện ……………………………………………. Kết luận …………………………………………………………………. Danh mục tài liệu tham khảo ……………………………. Lời mở đầu Xây dựng nhà nước pháp quyền là một đòi hỏi tất yếu, khách quan và phù hợp với xu thế phát triển lịch sử chung của xã hội loài người. Một nhà nước pháp quyền thì không chỉ công dân phải chịu trách nhiệm trước nhà nước mà tất cả các cơ quan nhà nước và những người thực thi quyền lực nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình trước công dân. Chính vì lẽ đó “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”. Bài viết xin được “Phân tích vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước”. 1. Khái quát chung 1. 1 Về khiếu nại, tố cáo Theo Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo đã được sửa đổi năm 2005 thì: "Khiếu nại" là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (khoản 1) "Tố cáo" là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (khoản 2). Như vậy, chủ thể của khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân, còn tố cáo chỉ là công dân. Đối tượng của khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Còn tố cáo đó là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. Mục đích của khiếu nại hướng tới bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, còn mục đích của tố cáo hơn thế nó hướng tới lợi ích của nhà nước và xã hội. Việc người khiếu nại “đề nghị” người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại “xem xét lại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính…trong khi đó việc người tố cáo cho người có thẩm quyền giải quyết tố cáo biết về hành vi vi phạm pháp luật. 1. 2 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo Theo quy định tại khoản 13,14 điều 2 Luật Khiếu nại tố cáo: “Giải quyết khiếu nại là việc xác minh, kết luận và ra quyết định của người giải quyết khiếu nại” còn “Giải quyết tố cáo là việc xác minh, kết luận về nội dung tố cáo và quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo”. Khi giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết phải ra những quyết định với nội dung cụ thể quy định tại điều 38, điều 45 Luật khiếu nại, tố cáo. Đối với tố cáo, việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, đối tượng bị tố cáo là hành vi trái pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào và kết quả của quá trình giải quyết tố cáo là xử lý người có hành vi vi phạm. Vì vậy kết quả giải quyết tố cáo có thể là quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, một quyết định kỷ luật công chức, cán bộ, hay một bản án hình sự của toà án. Chính vì vậy Luật Khiếu nại tố cáo không quy định người giải quyết tố cáo ra quyết định giải quyết tố cáo mà chỉ quy định người giải quyết tố cáo có biện pháp xử lý sau khi thẩm tra xác minh tố cáo đó. 1.3 Pháp chế Pháp chế là một khái niệm khoa học có nội dung đa diện, đa nghĩa mà hạt nhân, cốt lõi của nó là sự tôn trọng và thực hiện pháp luật, một cách tự giác, đầy đủ, nghiêm chỉnh, thống nhất trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân. Nếu pháp luật là cơ sở nền tảng để xây dựng pháp chế vừa là công cụ bảo đảm, bảo vệ pháp chế thì pháp chế cũng vừa là điều kiện cho sự tồn tại của pháp luật vừa là căn cứ, cơ sở để củng cố phát triển hoàn thiện pháp luật. 1. 4 Quản lý hành chính nhà nước Quản lý hành chính nhà nước là quá trình tổ chức, điều chỉnh, bằng quyền lực nhà nước, phương thức tác động mang tính chất quyền lực nhà nước của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các chủ thể quản lý và các lĩnh vực đời sống xã hội cũng như hành vi hoạt động của con người và các hoạt động có tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ trong các cơ quan tổ chức nhà nước. 2. Vai trò của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước Khiếu nại, tố cáo tự nó không có nội dung xuất xứ cụ thể mà thường xuất hiện từ các quyền khác và nội dung từ các quyền khác. Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác đã ghi nhận và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân về kinh tế, chính trị, xã hội, tự do cá nhân…Khi những quyền này bị xâm phạm hay không đáp ứng sẽ xuất hiện khiếu nại hay tố cáo. 2.1 Vai trò của khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước Tố cáo phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân còn phát sinh khiếu nại khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm, người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ hoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm. Khiếu nại, tố cáo là những quyền cơ bản tất yếu để đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước, không chỉ dừng lại ở quyền của các chủ thể mà rộng hơn nó không những vừa đảm bảo cho nền kinh tế, chính trị của đất nước được ổn định vừa đảm bảo cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường, phổ biến hơn trong nhân dân. Khiếu nại, tố cáo của công dân là một hình thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý hành chính nhà nước ? Việc công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình là một hình thức quản lý nhà nước. Bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Với cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Do vậy, việc ghi nhân quyền, trách nhiệm khiếu nại, tố cáo của công dân trong Hiến Pháp và Luật khiếu nại, tố cáo đã khẳng định một lần nữa về quyền là người làm chủ quyền lực nhà nước của nhân dân. Thông qua hình thức này của nhân dân, các cơ quan nhà nước có thể kịp thời phát hiện những hiện tượng tiêu cực trong bộ máy hành chính nhà nước để có những biện pháp để chấn chỉnh kịp thời. Nội dung của pháp chế rất phong phú, trong đó nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân để đảm bảo cho pháp chế xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước. Chính từ nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính nhà nước.. Khiếu nại, tố cáo phản ánh yêu cầu của dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được quy định trong Hiến pháp? Sự tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp trong việc cụ thể hóa quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân xác lập khi khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng bộ. Điều đó nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống các quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, là cơ sở để thiết lập trật tự pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Quyền khiếu nại, tố cáo là bảo đảm pháp lý cho các quyền và nghĩa vụ khác của công dân. Quyền khiếu nại, tố cáo là phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật. Pháp luật khiếu nại, tố cáo là công cụ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của nhà nước, của xã hội và của người khác bị xâm phạm. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân chiếm vị trí quan trọng trong các quyền của công dân, vì đây là quyền để bảo vệ quyền. Có thể nói, khi nào có hoạt động của quyền lực nhà nước thì ở đó phải có pháp luật khiếu nại, tố cáo để công dân có công cụ pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức quan trọng để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước và những người được trao quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo phản ánh nhu cầu, nội dung và là công cụ bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là phương tiện để nhân dân đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, lợi ích của công dân. Do đó, việc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những biểu hiện rõ nét nhất nền dân chủ, bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. 2.2 Vai trò của giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước Bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện là yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân và cũng là yêu cầu của quá trình hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt trong quản lí hành chính nhà nước. Chính vì lẽ đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ có vai trò quan trọng đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Việc nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa quyết định đến việc bảo đảm pháp chế quản lý hành chính? Bảo đảm và thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo, người bị khiếu nại, tố cáo và những chủ thể khác mà pháp luật khiếu nại, tố các đã quy định. Việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo có vai trò quan trọng trong việc giải quyết khách quan, công bằng, đúng pháp luật những vụ việc cụ thể. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo, trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, trách nhiệm quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo…Nhận thức và quán triệt đầy đủ các nguyên tắc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ những quy định về việc ban hành quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ nghiêm ngặt thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo từ giai đoạn thụ lý khiếu nại, tố cáo, kiểm tra, xác minh, kết luận, ban hành quyết định, kết luận khiếu nại, tố cáo, tổ chức thực hiện quyết định, kết luận khiếu nại, tố cáo. Tuân thủ những quy định trong việc tổ chức thực hiện quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo. Việc áp dụng pháp luật khiếu nại, tố cáo một cách linh hoạt, sáng tạo trong từng hoàn cảnh, từng vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ thể phải trên những nguyên tắc chung của pháp luật, thực hiện và bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo hoạt động quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền của công dân, trật tự pháp luật và hiệu quả quản lý nhà nước? Hoạt động kiểm tra hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm phát hiện những mặt tích cực để biểu dương, khuyến khích, đồng thời cũng phát hiện những sai phạm, yếu kém để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời, bảo đảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Một trong những phương thức để bảo đảm và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là phải có cơ chế hữu hiệu để kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước. Giám sát là phương thức để kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm bảo đảm việc thực hiện quyền lực nhà nước theo đúng định hướng, mục tiêu đề ra. Việc giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện bằng hai hình thức: giám sát mang tính quyền lực nhà nước và giám sát không mang tính quyền lực nhà nước. Giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là phương thức quan trọng để kiểm soát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, pháp chế xã hội chủ nghĩa và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Việc đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo là biểu hiện tất yếu để đảm bảo pháp chế quản lí? Yêu cầu của pháp chế xã hội trong hoạt động giả quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước là phải xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo của những người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo không kể người vi phạm là ai, giữ cương vị công tác như thế nào. Vì trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, nếu cơ quan hành chính nhà nước vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền và là nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội. Để thực hiện yêu cầu xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường; cần phải hoàn thiện những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo, kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tăng cường thanh tra, kiểm tra nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. 3. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước 3.1. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước Khiếu nại, tố cáo trước mắt ta sẽ giải quyết mọi vướng mắc, bức xúc, mâu thuẫn của người dân điều đó sẽ góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Khiếu nại, tố cáo là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được pháp luật tôn trọng và bảo đảm, điều này cho thấy, tính thượng tôn của pháp luật đã được thực thi. Một nhà nước pháp quyền không thể thiếu tính ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ổn định để phát triển là một nguyên tắc nhất quán trong xây dựng và phát triển đất nước. Hoạt động quản lí hành chính nhà nước cần thiết phải có khiếu nại, tố cáo là một chế độ chính trị, pháp lý của đời sống nhà nước, trong đó tồn tại hệ thống quy phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo hoàn thiện, đồng bộ, phản ánh yêu cầu dân chủ xã hội chủ nghĩa trong việc đảm bảo quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân được quy định trong Hiến Pháp. Mối quan hệ giữa khiếu nại, tố cáo luôn khăng khít với hoạt động quản lí hành chính. Khiếu nại, tố cáo các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước cũng phát huy tối đa vai trò của những người đi tiên phong. Những sai phạm khuyết điểm của cán bộ, công chức khi thừa hành công vụ được phát hiện và xử lý kịp thời; là một “kênh” quan trọng để các cơ quan báo chí, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội, bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia và giám sát các hoạt động công vụ của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, bảo đảm quyền dân chủ, tính pháp chế XHCN - một trong những tiêu chí cơ bản để xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó chính là nguyên tắc mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật mà một Nhà nước pháp quyền XHCN rất đề cao. Các cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và các chủ thể khác tham gia quan hệ pháp luật khiếu nại, tố cáo phải tự giác, nghiêm chỉnh tuân thủ, chấp hành, sử dụng, áp dụng, đúng đắn các quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo, có cơ chế hữu hiệu kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước, đấu tranh phòng, chống và xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật khiếu nại, tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương và hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Có thể thấy được giải quyết khiếu nại, tố cáo điều này đã thể hiện một cách rõ hơn về vai trò to lớn của khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc đảm bảo pháp chế. 3.2. Mối quan hệ giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với hoạt động quản lý hành chính nhà nước Có thể thấy, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có mối quan hệ hết sức mật thiết với việc quản lí nhà nước pháp quyền như Việt Nam hiện nay. Làm tốt và thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kịp thời và chính xác mọi vướng mắc, bức xúc, mâu thuẫn của người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Một Nhà nước pháp quyền XHCN không thể thiếu tính ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ổn định để phát triển - một nguyên tắc nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và phát triển đất nước. Bản chất của Nhà nước pháp quyền thì pháp luật là tối thượng. Nghĩa là, mọi người dân sống trong xã hội này đều bình đẳng trước pháp luật. Pháp luật là cái quy định chung, cái bắt buộc và có tính ràng buộc, chi phối hành động của mỗi người. Làm tốt và thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được pháp luật tôn trọng và bảo đảm, điều này cho thấy, tính thượng tôn của pháp luật đã được thực thi. Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, cũng là điều kiện, để các cơ quan báo chí, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, bằng cách này hay cách khác, gián tiếp hoặc trực tiếp tham gia và giám sát các hoạt động công vụ là tiêu chí cơ bản để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, những sai phạm khuyết điểm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ được phát hiện và xử lý kịp thời; thậm chí trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan cũng sẽ được làm rõ. Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo đang góp phần cùng các cơ quan nhà nước và cả xã hội làm lành mạnh hoá bộ máy các cơ quan nhà nước, nâng cao đạo đức cách mạng, trách nhiệm pháp lý của đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi công vụ. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước cũng phát huy tối đa vai trò của những người đi tiên phong trong việc phổ biến tuyên truyền và giáo dục chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới người dân; giúp họ hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật mà tự giác thực hiện. Đó chính là nguyên tắc “mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” mà một Nhà nước pháp quyền XHCN rất đề cao. Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã phát hiện và kiến nghị với Đảng, Nhà nước, cũng như các cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, thậm chí ban hành mới các quy định của pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc sống. Xét ở khía cạnh khác, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng giúp các cơ quan nhà nước cải tiến lề lối, tác phong làm việc, giữ gìn kỷ luật, thực hành dân chủ, g