Như chúng ta đã biết dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Và để hình thành nên một dư luận xã hội thì nó thường phải trải qua các bước hay các giai đoạn khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiều về các bước hình thành nên dư luận xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nó. Từ đó có thể phần nào thấy được ý nghĩa của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
13 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích về dư luận xã hội (Bài tập lớn), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ. Và để hình thành nên một dư luận xã hội thì nó thường phải trải qua các bước hay các giai đoạn khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiều về các bước hình thành nên dư luận xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành của nó. Từ đó có thể phần nào thấy được ý nghĩa của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.CÁC BƯỚC HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
Trong điều kiện bình thường quá trình hình thành dư luận xã hội có thể chia thành các bước sau:
1.Giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân
Các cá nhân trong cộng đồng xã hội được tiếp xúc, làm quen, đuợc trực tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại về các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội. Họ tìm kiếm, sưu tập thêm các thông tin, trao đổi với nhau về nó, từ đó nảy sinh các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu về nội dung, tính chất của các sự việc, sự kiện. Nhưng lúc này, các suy nghĩ, tình cảm, ý kiến bước đầu là thuộc về mỗi nguời, thuộc lình vực ý thức cá nhân.
2.Giai đoạn trao đổi thông tin giữa mọi nguời
Các ý kiến cá nhân được trao đổi, chia sẻ, bàn luận với nhau trong nhóm xã hội. Cơ sở cho quá trình thảo luận này là lợi ích chung của cả nhóm và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang chi phối các khuôn mẫu tư duy và khuôn mẫu hành vi của các thành viên trong nhóm. Thông qua quá trình trao đổi, bàn luận các suy nghĩ, các ý kiến xung quanh đối tượng của dư luận mà ý kiến đã được trao đổi, chuyển dần từ lĩnh vực ý thức cá nhân sang lĩnh vực ý thức xã hội.
3.Giai đoạn tranh luận có tính chất tập thể về các vấn đề quan trọng
Ở giai đoạn này, các thông tin, vấn đề không quan trọng, không phù hợp hoặc những thông tin nhiễu về đối tượng sẽ bị lược bỏ. Các nhóm trao đổi, tranh luận với nhau về những nội dung quan trọng, đưa ra các ý kiến khác nhau và thống nhất lại xung quanh các quan điểm cơ bản; cùng tìm đến những điểm chung trong quan điểm và ý kiến. Từ đó mà hình thành các phán xét, đánh giá chung thỏa mãn được ý chí của đại đa số các thành viên trong cộng đồng người. Cơ sở cho quá trình tranh luận này vẫn là lợi ích chung và hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội chung cùng được các nhóm xã hội chia sẻ và thừa nhận.
4.Giai đoạn đi từ dư luận xã hội đến hành động thực tiễn
Nếu như luồng dư luận xã hội chỉ hình thành một cách thuần túy rồi để đấy, chẳng có vai trò, tác dụng gì đối với cộng đồng thì có lẽ nó chỉ là hiện tượng vô nghĩa. Trên thực tế vấn đề không chỉ dừng lại ở đấy. Từ sự phán xét đánh giá chung, các nhóm xã hội và cộng đồng xã hội đi tới hành động thống nhất, nêu lên những kiến nghị, những biện pháp về hoạt động thực tiễn của họ trước thực tế cuộc sống nhất định.
Như vậy dư luận xã hội là sản phẩm của quá trình giao tiếp xã hội. Không có sự trao đổi, bàn bạc, thảo luận, thậm chí va đập các ý kiến với nhau thì không thể có ý kiến phán xét, đánh giá chung được đông đảo mọi người chia sẻ, tán thành và ủng hộ.
Khi nghiên cứu sự hình thành dư luận xã hội cần phải chú ý tới hai khía cạnh sau đây:
Một là không phải trong bất cứ trường hợp nào sự hình thành dư luận xã hội cũng trải qua bốn giai đoạn. Thông thường sự tuân thủ cả bốn giai đoạn chỉ diễn ra khi đối tượng của dư luận xã hội là các hiện tượng, sự kiện xã hội mới và phức tạp. Khi đa số người dân chưa có hoặc chưa xác định được thái độ, cách ứng xử phù hợp với thực tế cuộc sống thì khi đó sự hình thành dư luận xã hội có thể kéo dài hang tháng, hàng năm thậm chí lâu hơn. Nhiều trường hợp dư luận xã hội hình thành một cách tức thời, nhanh chóng, phổ biến, lan truyền mạnh mẽ trước những biến cố đặc biệt như thiên tai, chiến tranh, các vụ giết người dã man…
Hai là việc duy trì sự quan tâm của người dân đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội là một điều kiện tiên quyết cho việc hình thành dư luận xã hội. Không phải sự việc, sự kiện nào cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý hay gây tranh luận cho tất cả các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Sở dĩ như vậy là do thiếu các thông tin về sự việc, sự kiện. Các cá nhân hay nhóm xã hội nếu không được tiếp nhận thông tin thì không thể có bất cứ ý kiến chủ động nào. Hoặc có những cá nhân hay nhóm xã hội sẽ rút ra khỏi các cuộc thảo luận khi phát hiện ra rằng lợi ích của họ không có quan hệ gì với vấn đề đang diễn ra. Do đó cần có cách nhịn nhận và hoạt động thực tế nghiêm túc đề đảm bảo cung cấp thông tin một cách rộng rãi tới đông đảo các tầng lớp nhân dân.
II.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, trình độ nhận thức…
Dưới đây là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành dư luận xã hội:
1.Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
Thực tế xã hội luôn diễn ra đa dạng, phong phú và phức tạp với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội khác nhau. Dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của sự việc, hiện tượng xã hội; đồng thời phụ thuộc vào ý nghĩa của chúng đối với các nhu cầu lợi ích về vật chất hay tinh thần của cộng động người mang dư luận. Khuynh hướng chung trong các ý kiến đánh giá và thái độ của công chúng là bày tỏ tán thành, ủng hộ đối với sự việc, sự kiện phù hợp với các nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán với những sự việc, sự kiện xâm hại tới lợi ích của họ.
Trong thực tế xã hội có những sự việc, sự kiện xảy ra ban đầu chỉ ảnh hường tới lợi ích của nhóm xã hội nhất định. Nhưng sự phát triển tiếp theo đã cho thấy sự liên quan tới lợi ích của các nhóm xã hội khác. Trong bối cảnh đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận. Bên cạnh đó những sự kiện, hiện tượng có ảnh hưởng mạnh mẽ, trực tiếp đến đại đa số người dân sẽ tạo ra các luồng dư luận xã hội chỉ trong thời gian ngắn.
Như vậy, muốn nghiên cứu, tìm hiều nguồn gốc phát sinh dư luận xã hội thì phải xuất phát từ chính bản than các sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội với quy mô, cường độ và tính chất của chúng.
2.Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào hệ tư tường, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội trong xã hội. Nói cách khác là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, hiện tượng cần thiết. Nếu thông tin không đầy đủ thì dẫn đến khả năng tranh luận kéo dài không hình thành dư luận xã hội. Hệ tư tường, trình độ học vấn của con người cùng ảnh hưởng quan trọng tới khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với sự việc, sự kiện.
3.Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính…có tác động ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội. Điều đó thể hiện trên ba phương diện cơ bản sau:
-Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tài kịp thời và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng sở thích và nhu cầu thông tin của công chúng là một trong những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng. Các chương trinh phat thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tê, văn hóa, xã hội của đất nước; sự phản ánh nội dung các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn.
-Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai: ngày nay trình độ dân trí của người dân được nâng cao. Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn và đời sống chính trị xã hội của đất nước. Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội.
Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển của dư luận xã hội: hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho việc đăng tải các thông tin đã được kiểm chứng chính thức và mang tính định hướng xây dựng. Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra và có tầm quan trọng đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực cơ bản khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điêm của Đảng và Nhà nước, ý kiến chính thức của các cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội.
4.Những nhân tố thuộc về tâm lý xã hội
Trạng thái tâm lý xã hội thường biểu hiện ở nhiều nhân tố như thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện sống, lao động, sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền giáo dục. Tùy từng thời điểm nhất định tâm trạng của con người có thề được thể hiện ở các trạng thái khác nhau, thậm chí đối lập nhau như hưng phấn hoặc ức chế, lạc quan hoặc bi quan, hi vọng hoặc thất vọng…khi con người đang ở tâm trạng phấn chấn, hồ hởi thì nội dung phán xét về sự việc, hiện tượng xã hội sẽ có những khía cạnh khác với khi đang ở trong tâm trạng bi quan, chán nản. Những nếp nghĩ bảo thủ, di sản của quá khứ cũng có thể ảnh hưởng tới sự hình thành của dư luận xã hội nếu không có sự định hướng đúng đắn.
5.Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị - xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị - xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội. Trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi, có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia, bàn bạc các vấn đề chung do vậy dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã hội thường hình thành khó khăn và chậm chạp. Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị thủ tiêu, dư luận xã hội càng khó hình thành và phat huy tác dụng, khi đó nó thường biểu hiện dưới hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm.
6.Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội. Về cơ bản các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành tạo ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá của dư luận xã hội về các sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội. Ngay trong cùng xã hội, các nhóm xã hội có thể đưa ra các phán xét, đánh giá khác nhau về cùng vấn đề. Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với biểu hiện của lối sống hiện đại như cách ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc của phim ảnh, các sinh hoạt, vui chơi về giải trí…
III.VÍ DỤ
Cách đây không lâu dư luận xã hội đã xôn xao xung quanh vụ việc hai bạn nữ là Minh và Linh ở Thanh Xuân, Hà Nội tổ chức đám cưới. Ban đầu sự kiện này chỉ có người than và bạn bè của hai người biết. Nhưng sau khi những cảnh quay của đám cưới này được tung lên mạng đã làm cư dân mạng xôn xao. Từ những nguồn tin phong thanh đó đã thu hút nhiều người (đặc biệt là các bạn trẻ) quan tâm và muốn tìm hiểu rõ về nó. Sau khi tìm hiểu rõ về sự kiện này chắc hẳn rất nhiều bạn đã có những suy nghĩ khác nhau về vấn đề này. Và những cuộc bàn luận, bình luận xung quanh vụ việc bắt đầu “bùng nổ”. Những ai quan tâm đến nó thì không thể không trao đổi, thể hiện ý kiến, quan điểm của mình với những người cũng biết về nó được.Đây chính là minh chứng cho giai đoạn hình thành thuộc ý thức cá nhân và gia đình trao đổi thông tin giữa mọi người.
Ban đầu là những cuộc bàn luận xung quanh 2 bạn trẻ, đa số các ý kiến cho rằng hai bạn làm như thế là không đúng với chuẩn mực đạo đức, xã hội của người Việt Nam là trái với đạo lý. Nhưng ngay sau đó nội dung của những cuộc bàn luận lại là vấn đề lớn hơn không chỉ là xung quanh Minh và Linh nữa mà là có nên hay không tình yêu giữa những người cùng giới. Nhiều cuộc tranh luận, thảo luận diễn ra với rất nhiều quan điểm, ý kiến trái ngược nhau. Nhưng khi tổng kết lại thì đại đa số dư luận xã hội đều không ủng hộ mối quan hệ giữa những người cùng giới. Theo truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời qua và những phong tục tập quán, giá trị đạo đức, quan niệm đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt thì khó có thể chấp nhận được mối quan hệ này. Tuy nhiên cũng có những ủng hộ bởi họ cho rằng đó là tình yêu chân chính và không gì có thể ngăn cản được họ đến với nhau. Nguyên nhân một phần của những quan điểm này là do ảnh hưởng của lối sống phương Tây đã du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Sau vụ việc này có nhiều câu lạc bộ của những người đồng tính trước đây hoạt động “ngầm” thì bây giờ họ đã hoạt động công khai cho mọi người biết và bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng thực của mình. Mặc dù bị đa số dư luận xã hội lên án và không đồng tính nhưng những người trong cuộc và những nguời ủng hộ vẫn có những quan điểm riêng bảo vệ cho ý kiến của mình. Có lẽ đây sẽ là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và khó đi đến sự thống nhất
IV.TÁC DỤNG CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI ĐỐI VỚI LĨNH VỰC LẬP PHÁP 1.Đối với hoạt động xây dựng pháp luật
Thứ nhất, dư luận xã hội là sự thể hiện lợi ích chung thông qua tiếng nói chung của nhân dân, nên nó là điều kiện cần thiết đề các tầng lớp nhân dân phát huy quyền làm chủ, mở rộng nền dân chủ xã hội, tích cực tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật. Như đã nói ở trên, các tầng lớp nhân dân là chủ thể rộng rãi của hoạt động xây dựng pháp luật. Hiến pháp của Nhà nước ta đã khẳng định nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đồng thời, thiết lập cơ chế đảm bảo sao cho việc thực thi quyền lực nhà nước phục vụ cho lợi ích của nhân dân và luôn nằm dưới sự kiểm soát của nhân dân. Dưới chế độ ta, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hai hình thức cơ bản là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là hình thức nhân dân trực tiếp thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Đây là hình thức hữu hiệu tạo cho nhân dân, với tính cách là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực nhà nước, khả năng tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động của Nhà nước, trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật. Dân chủ đại diện là hình thức cơ bản mà thông qua đó, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, vận hành theo quy định của Hiến pháp. Theo cơ chế này, nhân dân bầu ra cơ quan đại diện. Cơ quan đại diện trực tiếp nhận quyền lực từ nhân dân nên còn được gọi là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương.
Thứ hai, dư luận xã hội là nguồn thông tin phản hồi có ý nghĩa rất quan trọng và thiết thực đối với quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, đối với việc ban hành các quyết định của các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền. Để có được các văn bản pháp luật sát thực tế, các văn bản quyết định quản lý hành chính nhà nước đúng đắn, có tính khả thi cao, trước khi xây dựng, các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý phải nắm bắt được thực trạng tư tưởng, tâm lý của các đối tượng xã hội mà văn bản pháp luật, quyết định nhằm vào. Mọi chủ trương, chính sách pháp luật khó có thể trở thành hiện thực nếu không hợp long dân, không được nhân dân ủng hộ. Khi đã có được các dự án luật, các thông tinh phản hồi lại càng quan trọng. Mọi vướng mắc, lệch lạc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, do nhiều yếu tố khó lường trước, đều được bộc lộ qua dư luận xã hội. Dư luận xã hội là một trong những cơ sở thông tin phản hồi giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các văn bản, quyết định phù hợp lòng dân. Dư luận xã hội có tác dụng phát hiện những thiếu hụt, những khe hở trong các văn bản quy phạm pháp luật. giúp cho Nhà nước có biện pháp sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh một cách kịp thời các văn bản pháp luật còn khiếm khuyết, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật.
Thứ ba, dư luận xã hội không ngừng mang tính pháp lý nhưng nó lại có sức mạnh rất to lớn trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi, hoạt động của các thành viên trong xã hội. Trong hoạt động xây dựng pháp luật, các cá nhân, nhà chức trách có thẩm quyền, với tư cách chủ thể xây dựng pháp luật, cần phải biết lắng nghe dư luận xã hội một cách nghiêm túc và phân tích nó một cách khoa học để có thể rút ra được những quan hệ xã hội đang cần có pháp luật điều chỉnh. Nhờ đó, Nhà nước có thể ban hành pháp luật một cách kịp thời, đồng bộ và hiệu quả; tác động đúng phạm vi, đúng đối tượng cần điều chỉnh; góp phần tăng cường vai trò và hiệu lực của công tác quản lý xã hội bằng pháp luật.
2.Đối với hoạt động thực hiện pháp luật
Dư luận xã hội có tác động mạnh mẽ tới hoạt động thực hiện pháp luật. Dư luận xã hội gắn liền với ý chí của cộng đồng, của các nhóm xã hội nên nó có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của các cá nhân. Trong một chừng mực nhất định, người ta có thể không sợ trừng phạt của pháp luật khi thực hiện những hành vi sai trái, phạm pháp; nhưng lại rất sợ sự phê phán, lên án của dư luận xã hội - một thứ “luật bất thành văn”. Trong điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, dư luận xã hội được coi là phương tiện kiểm tra xã hội đối với ý thức pháp luật và hành vi pháp luật của mỗi người. Dưới áp lực của dư luận xã hội, mỗi người luôn phải xem xét, suy nghĩ, kiểm định trước khi thực hiện một hành vi pháp luật nào đó. Những câu hỏi luôn phải được mỗi người đặt ra, như hành vi đó đúng hay sai? Có phù hợp với các chuẩn mực pháp luật hiện hành không? Nếu thực hiện thì có được dư luận xã hội ủng hộ, đồng tình hay sẽ bị dư luận xã hội lên án? Nhờ đó, ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật trong mỗi chủ thể cũng được nâng lên một bước.
3.Đối với hoạt động áp dụng pháp luật
Dư luận xã hội cũng tác động những áp lực tới hoạt dộng áp dụng pháp luật. Một trong những chức năng cơ bản của dư luận xã hội là chức năng giám sát. Chức năng giám sát, tư vấn của dư luận xã hội được thể hiện rõ nét nhất khi đối tượng phán xét của dư luận xã hội là các hoạt động của cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, trong đó có hoạt động của các cơ quan thực thi và bảo vệ pháp luật. Dư luận xã hội thực hiện chức năng giám sát đối với các hoạt động này. J.J. Rousseau đã đánh giá rất cao mối quan hệ giữa dư luận xã hội và cơ quan tư pháp. Ông cho rằng, “Luật pháp công bố ý chí toàn dân, chưc quan tư pháp nói lên lời phán xét công cộng. Dư luận công chúng là một thứ luật, mà các quan tư pháp là bộ trưởng chấp hành…Tòa án tư pháp không phải là người trọng tài xét xử dư luận công chúng, nó chỉ là người công bố dư luận công cộng mà thôi. Xa rời chức năng đó thì mọi quyết định của tòa án đều là vớ vẩn và vô hiệu”, hoặc “Dư luận công chúng không hề khuất phục sự cưỡng chế, nhưng không để lại một vết tích nào trong tòa án; mặc dầu tòa án được thiết lập ra cốt để đại diện cho dư luận công chúng”. Mọi hoạt động của các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đều bị đặt dưới “ống kính”, “tầm ngắm” của dư luận xã hội; bằng cách đó, nó gây áp lực lên hoạt động áp dụng pháp luật, áp lực mà dư luận xã hội tạo ra khiến cho họ luôn phải chú trọng đến chất lượng, hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.
Dư luận xã hội thường lên tiếng tố cáo, tố giác những hành vi phạm tội, giúp các cơ quan chức năng một cách tích cực trong công tác điều tra, phá án. Dư luận xã hội bày tỏ sự đồn