Đề tài Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với mổi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hành hóa. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giớ đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nươc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hóa của nước ta không cho xuất khâu vào thị trường nước họ. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tích cực thanh gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Tháng 7 năm 2000 hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu . Tạo động lực cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế của Việt Nam đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thị trường lớn trên thế giới. Sự tham gia vào các tổ chức này đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn sẻ ngày càng tăng lên trên thị trường nước ta có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước và sau khi kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường trong nước chống lại việc mua bán phá giá hoặc chống bán phá giá lại các trợ cấp mang tính chấc kỳ thị đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1 Ý nghĩa khoa học Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới khi mà hàng hóa của Việt Nam ngày càng có mặt nhiều hơn trên các thị trường lón như Mỹ Châu Âu và nhiều nước khác thì tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu ngày càng nhiều hơn các vụ kiện bán phá giá từ các doanh nghiệp nước ngoài nếu không có một cơ sở khoa học để ngăn ngừa, phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá thì các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rất khó cạnh tranh tại thị trường nước ngoài và ngày càng mất uy tín tại thị trường nội địa. Do đó cùng với các quy định của pháp luật như Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004. Nghị định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Thông tư 106/2005/TT-BTC ngày 5/12/2005 hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng. Việc nghiên cứu đề tài pháp luật về chống bán phá giá và thực tiễn tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam các cơ quan chức năng nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của hàng hóa ngoại nhập là hệ quả tất yếu của quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa . Để bảo vệ hàng hóa trong nước không bị các hàng hóa nước ngoài lán chiếm thị trường yêu cầu cần có một cơ chế pháp lý dành riêng cho hàng ngoại nhập đó là hành động áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị coi là bán phá giá. Từ khi phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập vào nền thương mại quốc tế Việt Nam phải đụng chạm tới rất nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Trong những năm vừa qua việc hàng hóa Việt Nam xuất khâu sang thị trường nước ngoài ngày càng có nhiều các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Trong khi đó Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này do đó phần lớn các vụ kiện Việt Nam đều bi thiệt hại nặng nề và hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thắng kiện sẻ bị áp với thuế rất cao và cao hơn xo với các hàng hóa cùng loại mà các nước xuất khẩu khác vào thị trường nước này. Do đó điều cần thiết là cần tìm ra nguyên nhân thực trạng và các giải pháp cho các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được các vấn đề pháp lý có tính chấc kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt vấn đề và ra chiến lược phát triển kinh tế và chính sách để đối phó với những vụ kiện bán phá giá ngày càng phức tạp và khó khăn hơn trong thời gian tới. Đồng thời tạo sự có mặt ổn định của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy phát triên kinh tế xã hội của đất nước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao lưu buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới, trong lĩnh vức xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Hoạt động Điều tra thăm dò xem xét của các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa này có bán phá giá trên thị trường nước nhập khẩu hay không trên cơ sở đó áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá 4.2 phạm vi nghiên cứu Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của nhiều nghành, nhiều cấp nên trong đề tài này chỉ đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diện cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như nguyên nhân thực trạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá. 5. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu. Phần nội dung của đề tài Chương 1: Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới 1.1 Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá 1.2 Các quy định của pháp luật về bán phá giá trên thế giới 1.2.1 Quy định chống bán phá giá của WTO 1.2.2 Quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) Chương 2: thực tiễn chống bán phá giá tại Việt Nam 2.1 Định nghĩa của Việt Nam về bán phá giá 2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá hàng hóa 2.3Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa 2.4 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 2.4.2 Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 2.5 Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam 2.6 Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp . Phần kết luận

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và quốc tế hóa nền kinh tế, hội nhập và tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu đối với mổi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hành hóa. Trong khi những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giớ đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của nươc ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá để tạo ra hàng rào bảo hộ, ngăn cản hàng hóa của nước ta không cho xuất khâu vào thị trường nước họ. Từ năm 1995 đến nay Việt Nam đã tích cực thanh gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1995, diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Tháng 7 năm 2000 hiệp định Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã được ký kết và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11 tháng 12 năm 2001. Ngày 07 tháng 11 năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu . Tạo động lực cho sự phát triển toàn diện nền kinh tế của Việt Nam đây cũng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi cạnh tranh với các thị trường lớn trên thế giới. Sự tham gia vào các tổ chức này đồng nghĩa với sự thay đổi sâu sắc các chính sách thương mại liên quan tới việc mở cửa thị trường. Hiện tượng bán phá giá hàng hóa nước ngoài chắc chắn sẻ ngày càng tăng lên trên thị trường nước ta có thể gây ra những tổn thất lớn cho các nhà sản xuất trong nước do hàng rào bảo hộ bằng các biện pháp hạn chế định lượng có thể biến mất, đồng thời thuế suất thuế nhập khẩu cũng giảm xuống. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ mới phù hợp với các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) trong đó có thuế chống bán phá giá. Đây là việc làm mang tính cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Đạt được điều này, đòi hỏi nước ta phải hoàn thiện hệ thống pháp lý thương mại trước và sau khi kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhằm bảo vệ công nghiệp sản xuất nội địa và bảo vệ thị trường trong nước chống lại việc mua bán phá giá hoặc chống bán phá giá lại các trợ cấp mang tính chấc kỳ thị đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2.1 Ý nghĩa khoa học Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới khi mà hàng hóa của Việt Nam ngày càng có mặt nhiều hơn trên các thị trường lón như Mỹ Châu Âu… và nhiều nước khác thì tất yếu các doanh nghiệp Việt Nam phải đương đầu ngày càng nhiều hơn các vụ kiện bán phá giá từ các doanh nghiệp nước ngoài nếu không có một cơ sở khoa học để ngăn ngừa, phòng tránh và đối phó với các vụ kiện bán phá giá thì các sản phẩm hàng hóa của Việt Nam rất khó cạnh tranh tại thị trường nước ngoài và ngày càng mất uy tín tại thị trường nội địa. Do đó cùng với các quy định của pháp luật như Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam 2004. Nghị định 90/2005/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định 04/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Nghị định 06/2006/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh. Thông tư 106/2005/TT-BTC ngày 5/12/2005 hướng dẫn thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp và các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng. Việc nghiên cứu đề tài pháp luật về chống bán phá giá và thực tiễn tại Việt Nam giúp các doanh nghiệp Việt Nam các cơ quan chức năng nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này. 2.2 Ý nghĩa thực tiễn Vấn đề áp thuế chống bán phá giá của hàng hóa ngoại nhập là hệ quả tất yếu của quá trình sản xuất và xuất khẩu hàng hóa . Để bảo vệ hàng hóa trong nước không bị các hàng hóa nước ngoài lán chiếm thị trường yêu cầu cần có một cơ chế pháp lý dành riêng cho hàng ngoại nhập đó là hành động áp thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu bị coi là bán phá giá. Từ khi phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại và đẩy mạnh hội nhập vào nền thương mại quốc tế Việt Nam phải đụng chạm tới rất nhiều vấn đề trong đó đáng chú ý là vấn đề bán phá giá và chống bán phá giá. Trong những năm vừa qua việc hàng hóa Việt Nam xuất khâu sang thị trường nước ngoài ngày càng có nhiều các vụ kiện bán phá giá gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và tổn thất không nhỏ cho nền kinh tế. Trong khi đó Việt Nam vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này do đó phần lớn các vụ kiện Việt Nam đều bi thiệt hại nặng nề và hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các nước thắng kiện sẻ bị áp với thuế rất cao và cao hơn xo với các hàng hóa cùng loại mà các nước xuất khẩu khác vào thị trường nước này. Do đó điều cần thiết là cần tìm ra nguyên nhân thực trạng và các giải pháp cho các doanh nghiệp nước ta trong thời gian tới 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu pháp luật về bán phá giá và chống bán phá giá của các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt được các vấn đề pháp lý có tính chấc kỹ thuật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt vấn đề và ra chiến lược phát triển kinh tế và chính sách để đối phó với những vụ kiện bán phá giá ngày càng phức tạp và khó khăn hơn trong thời gian tới. Đồng thời tạo sự có mặt ổn định của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy phát triên kinh tế xã hội của đất nước 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Là các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao lưu buôn bán hợp tác với các nước trên thế giới, trong lĩnh vức xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài và hàng hóa từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Hoạt động Điều tra thăm dò xem xét của các cơ quan chức năng kiểm tra hàng hóa này có bán phá giá trên thị trường nước nhập khẩu hay không trên cơ sở đó áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị kiện bán phá giá 4.2 phạm vi nghiên cứu Do mức độ rộng lớn của vấn đề đòi hỏi phải có sự nghiên cứu của nhiều nghành, nhiều cấp nên trong đề tài này chỉ đề cập tới một số nét khái quát về lý luận của việc chống bán phá giá, thuế chống bán phá giá tại một số nước đại diện cho những khu vực kinh tế điển hình, cũng như nguyên nhân thực trạng và giải pháp của Việt Nam trước việc hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào bán phá giá ở thị trường nước ta và việc hàng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài bị kiện bán phá giá. 5. Kết cấu của đề tài Phần mở đầu. Phần nội dung của đề tài Chương 1: Pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá Các quy định của pháp luật về bán phá giá trên thế giới Quy định chống bán phá giá của WTO Quy định chống bán phá giá của Liên minh Châu Âu (EU) Chương 2: thực tiễn chống bán phá giá tại Việt Nam 2.1 Định nghĩa của Việt Nam về bán phá giá 2.2 Nguyên nhân của việc bán phá giá hàng hóa 2.3Những ảnh hưởng của việc bán phá giá hàng hóa 2.4 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá tại Việt Nam 2.4.1Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam 2.4.2 Thực trạng bán phá giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam 2.5 Các giải pháp đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam 2.6 Các biện pháp phòng vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp . Phần kết luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Khái niệm bán phá giá và thuế chông bán phá giá: 1.1.1 Bán phá giá: trong ngôn ngữ tiếng Việt, “bán phá giá” thường được hiểu là hành động bán một mặt hàng với giá thấp hơn giá hiện hành của mặt hàng đó trên thị trương, lam cho những người bán hàng khác hạ giá bán. Như vậy ở đây có sự so sánh về giá ở hai thị trường khác nhau: thị trường nước nhập khẩu và thị trường nước xuất khẩu, mặc dù giá bán ở thị trường tiêu thụ (nước nhập khẩu) có thể không khác nhau, thậm chí có thể xảy ra trường hợp giá bán cao hơn giá hiện hành. Nhìn chung, các tài liệu quốc tế đều thống nhất hiện tượng “án phá giá” xảy ra khi hàng hóa xuất khẩu được bán sang một nước khác với giá thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa (của nước xuất khẩu). Nếu đọc lướt qua, định nghĩa này thật là đơn giản, chỉ việc so sánh giữa giá xuất khẩu với giá bán tại nội địa, nếu giá xuất khẩu thấp hơn giá nội địa tức là có sự bán phá giá. Tuy nhiên, sự việc lại không đơn giản khi một loạt câu hỏi đắt ra cần giải quyết khi so sánh giá để đảm bảo sự chính xác và công bằng, giá nội địa là giá nào? Là giá bán buôn hay giá lẻ? giá xuất khẩu là giá nào?... 1.1.2 Thuế chống bán phá giá Là một sắc thuế mà nước nhập khẩu đánh vào một mặc hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho nghành sản xuất mặt hành tương tự trong nước. 1.1.3 Nội dung cấu thành Bán phá giá được xác định theo công thức sau: Biên độ phá giá = (Giá trị thông thường  -   Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu Trong trường hợp giá trị thông thường lớn hơn giá xuất khẩu, tức biên độ phá giá > 0 thì có hiện tượng bán phá giá. Như vậy, việc xác định có bán phá giá hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố sau: Xác định giá trị thông thường của sản phẩm Xác định giá xuất khẩu của sản phẩm Xác định phá giá hàng hóa 1.1.3.1 Xác định giá trị thông thường của sản phẩm Giá trị thông thường được xác định dựa trên giá bán của hàng hóa bị điều tra ở nước xuất khẩu hoặc nước xuất xứ. Giá trị thông thường của hàng hóa được xác định bởi các tiêu chuẩn: Giá được sử dụng phải là giá bán của sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra. Số lượng của sản phẩm tương tự được bán trên thị trường nước xuất khẩu phải là số lượng thích đáng (tức ít nhất bằng 5% khối lượng xuất khẩu được thực hiện trong tiến trình buôn bán thông thường ở trong nước xuất khẩu). Giá cả của sản phẩm tương tự tại nước xuất khẩu không được thấp hơn giá thành sản xuất. Khách hàng độc lập (tức các khách hàng không có mối quan hệ đặc biệt với bên xuất khẩu như là quan hệ họ hàng, góp vốn cổ phần , có quyền kiểm soát chi phối ...) 1.1.3.2 Xác định giá xuất khẩu Giá xuất khẩu là giá thực tế phải trả cho sản phẩm bị điều tra khi bán ra nước ngoài từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu  hoặc được hiểu là giá mà nhà sản xuất nước ngoài bán cho nhà nhập khẩu đầu tiên (với điều kiện đảm bảo nguyên tắc khách hàng độc lập). Xác định phá giá hàng hóa Nếu có hiện tượng bán phá giá thì kết quả của việc so sánh sẽ tìm ra mức độ chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu. Mức độ chênh lệch này được gọi là biên độ phá giá. Biên độ phá giá có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định có phá giá hay không, mức phá giá cũng như biện pháp chống bán phá giá. Với kết quả của việc so sánh giá, nếu biên độ phá giá là số dương (>0) thì kết luận sẽ là có bán phá giá và ngược lại. 1.1.4 Tác động của bán phá giá: Nhìn dưới góc độ tích cực thì phá giá mang lại lợi ích cho người tiêu dùng tại nước nhập khẩu (thường là lợi ích ngắn hạn, tạm thời), mức độ thiệt hại mà doanh nghiệp xuất khẩu phải gánh chịu do bán phá giá là mức độ lợi ích mà người tiêu dùng trong nước nhập khẩu được thụ hưởng. Tuy nhiên, việc bán phá giá có thể gây những tác động tiêu cực đến nước nhập khẩu thể hiện  ở các khía cạnh sau: Bán phá giá gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước. Thiệt hại về vật chất được xét trên một loạt các yếu tố và chỉ số kinh tế như: Sự suy giảm thực tế hoặc tiềm ẩn của doanh thu, lợi nhuận, sản lượng, thị phần, năng suất, việc làm, tiền lương, tăng trưởng... Bán phá giá gây tác động đến sự phát triển ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu trong tương lai. Sản xuất của các nước nhập hàng bán phá giá có thể bị đình đốn, không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, mất thị trường và phá sản... Xuất phát từ thành kiến cố hữu việc bán phá giá thường được coi là có tác động tiêu cực, thường vì lý do giảm lợi nhuận của người bán hàng khác gây thiệt hại cho các nhà sản xuất cùng một mặc hàng của nước nhập khẩu, cho nên người ta thường tìm biện pháp để chống lại hành động này. Tuy nhiên, cần có sự phân tích thấu đáo bản châc của mọi trường hợp bán phá giá để xem có phải tất cả mọi hành động bán phá giá đều có hại hay không để có biện pháp đối phó thích ứng. Cuối cùng, hành vi phá giá bóp méo những nguyên lý cơ bản của thị trường nước nhập khẩu (cạnh tranh tự do và lành mạnh). 1.1.5 Phân loại bán phá giá hàng hóa: Bán phá giá có thể được phân thành 2 loại chủ yếu, dựa trên động cơ phá giá: 1.1.5.1 Phá giá độc quyền: Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm thô bạo nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành vi nhằm độc quyền hóa. Phá giá độc quyền làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế. Phá giá độc quyền chia làm 2 loại: Phá giá chiến lược: là hành vi bán phá giá nằm trong một chiến lược cạnh tranh tổng thể của nước xuất khẩu Phá giá cướp đoạt: là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh tranh vào tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước nhập khẩu 1.1.5.2 Phá giá không độc quyền Phá giá không độc quyền được biểu hiện qua 3 dạng: Phá giá mở rộng thị trường: là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giá cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu Phá giá chu kỳ: là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó. Phá giá thương mại của Nhà nước: là hình thức bán phá giá được thực hiện chủ yếu trong các nền kinh tế mà tỷ giá hối đoái có ý nghĩa nhỏ hoặc các tín hiệu về giá cả là không quan trọng 1.1.6 Các trường hợp bán phá giá Thứ nhất: giá xuất khẩu thấp hơn giá thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng vẫn cao hơn chi phí sản xuất. trường hợp này có thể xảy ra khi một hẵng chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở thị trường nội địa xuất phát từ điều kiện tự nhiên hoặc do được hưởng lợi thế từ hàng rào thương mại, nhưng phải cạnh tranh thị trường nước xuất khẩu. Trong trường hợp này vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận hẵng đó sẻ lợi dụng vị thế độc quyền của mình để ấn định giá bán trong nước cao hơn, chừng nào thị trường đó còn chấp nhận được. Trong khi đó do phải cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu hẵng đó chỉ có thể bán với giá đang tồn tại ở thị trường đó như vậy đã xãy ra hiện tượng bán phá giá. Nếu việc bán phá giá này không làm giá ở thị trường nước nhập khẩu thay đổi (do cạnh tranh ở đây hoàn hảo) sẻ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của nước nhập khẩu, và vì thế sẻ không cần thiết phải có biện pháp chống đối lại. Tuy nhiên nếu việc bán phá giá này xảy ra với một lượng lớn và trong thời gian dài, làm giảm giá ở thị trường nước nhập khẩu sẻ tác động đến lợi ích của nước nhập khẩu. người tiêu dùng sẻ được lợi từ giá thấp nhưng ngược lại các nhà sản xuất và công nhân trong nghành công nghiệp đó sẻ bị thiệt hại vì lợi nhuận và lương bị giảm. Lợi ích cuối cùng của nước nhập khẩu phụ thuộc vào việc lợi ích của người tiêu dùng có lớn hơn thiệt hại của người sản xuất và công nhân hay không. Ngay cả trong trường hợp về tổng thể nước nhập khẩu bị thiệt hại cũng khó có lý do để áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa của hãng đó nhằm khắc phục thiệt hại bởi vì hẵng đó có thể lập luận rằng do điều kiện thị trường của nước nhập khẩu là cạnh tranh, bấc kỳ hẵng nào cũng có thể tham gia thị trường đó và làm cho giá giảm xuống. Tuy nhiên, để khắc phục thiệt hại, nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp được phép khác như tự vệ Thứ hai: giá xuất khẩu thấp hơn chi phí sản xuất và tất nhiên thấp hơn giá thị trường trong nước. Trong trường hợp này có thể xảy ra một số tình huống khác nhau tùy thuộc vào định nghĩa chi phí sản xuất: chi phí bình quân hay “chi phí lề” Trước hết, để hiểu được ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá thấp hơn chi phí cần phân biệt các loại chi phí .Thông thường, chí sản xuất được phân biệt theo hai loại: chi phí bình quân và chi phí lề: Chi phí bình quân được tính bằng tất cả các chi phí một hẵng phải chụi chia cho lượng sản phẩm sản xuất ra. Chi phí lề là chi phí phải bỏ ra để sản xuất ra thêm một đơn vị sản phẩm. Sự phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong ngắn hạn khi nhiều loại chi phí sản xuất là cố định, không phụ thuộc vào số lượng sản xuất, chỉ có một phần nhỏ chi phí sản xuất là thay đổi khi lượng sản xuất thay đổi. Chính chi phí lề là yếu tố quyết định trong việc định giá của một hẵng trong thời gian ngắn hạn khi phải chụi chi phi phí nhất định để thâm nhập vào một thị trường. Khi nhu cầu thị trường giảm, kéo theo giá thị trường giảm và các hẵng theo đó cũng phải bán hạ giá. Nếu bán giá thấp hơn chi phí bình quân, hẵng đó sẻ lỗ. Tuy nhiên, khi một phần chi phí là cố định không phụ thuộc vào lượng sản xuất, mức độ lỗ sẻ phụ thuộc vào lượng hàng hóa bán ra và vào mức chi phí lề. Nếu giá bán vẫn cao hơn chi phí lề, hẵng vẫn tiếp tục bán với hy vọng sau một thời gian ngắn thị trường sẻ phục hồi hoặc chỉ để giảm thiệt hại trước khi rút lui khỏi thị trường. Đây là sự phản ứng rất bình thường của các hẵng đối với sự thay đổi của thị trường, kể cả các hẵng nước ngoài và hẵng nội địa. Trong trường hợp này, việc áp dụng một biện pháp chống hàng nhập khẩu là bấc hợp lý và như vậy sẻ đối sử không bằng giữa hẵng nội địa và hẵng nước ngoài. Tuy nhiên, một nước vẫn có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ cho các hẵng nội địa giảm nhẹ thiệt hại dưới hình thức tự vệ 1.1.7 Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất Biện pháp được phép sử dụng trong bán phá giá là thuế theo tỷ lên phần trăm, do vậy tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của biện pháp này cũng giống như tác động của thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần trăm. Khi một sắc thuế được áp dụng, làm cho giá trong nước của sản phẩm tăng lên một lượng. Do đó các yếu tố về cầu của thị trường nội địa đối với sản phẩm đó không đổi, lượng tiêu thụ giảm xuống trong khi đó lượng hàng sản xuất trong nước tăng lên, đồng nghĩa với lượng hàng nhập khẩu giảm xuống. Như vậy có thể thấy rõ tác động bảo hộ của thuế nhập khẩu đối với sản xuất trong nước: làm tăng giá trong nước, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu và tăng sản xuất trong nước. Các nhà sản xuất trong nước được hưởng lợi rõ ràng khi giá trị thặng dư của họ được gia tăng thêm một lượng. Tuy nhiên, cùng với việc các nhà sản xuất được hưởng lợi thì người tiêu dùng bị thiệt hại: giá trị thặng dư của họ bị giảm xuống một lượng. Nhà nước cũng đươc hưởng lợi khi ngân sách thu vào từ thuế nhập khẩu tăng một lượng Thế nhưng, xét về tổng thể, toàn xã hội sẻ bị thiệt hại khi lợi ích mang lại cho các nhà sản xuất trong nước và Nhà nước không thể bù đắp cho những thiệt hại về lợi ích của người tiêu dùng. Ngoài tác động bảo hộ của thuế chống bán phá giá như phân tích trên đây, quá trình dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng phần nào có tác động bảo hộ. Ví dụ bản thân việc bắt đầu quá trình điều tra chống bán phá giá có nghĩa là trong tương lai rất có thể thuế chống bán phá giá sẻ được áp dụng, làm cho sản phẩm là đối tượng điều tra trở nên ít hấp dẫn hơn đối với các nhà nhập khẩu, như vậy phần nào đã ngăn cản dòng hang hóa nhập khẩu 1.2 Các quy định của pháp luật về chống bán phá giá trên thế giới 1.2.1 Quy định về chống bán phá giá của WTO Năm 1948 hệ thống thương mại đa phương được thiết lập với sự ra đời của hiệp định chung về thuế quan và Thương mại (GATT). Trải qua gần một nửa thế kỷ, những quy định cua GATT về thương mại đa biên, trong đó có quy định về chống bán phá giá (Điêu VI) tỏ ra chưa chặt chẽ. Cùng với sư ra đời của WTO, hiệp định Chống bán phá giá đã có những quy định chặt chẽ và chi tiết hơn nhiều so với điều VI của GATT. Theo hiệp định này, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp bán ph
Luận văn liên quan