Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở hợp
đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Việc
chấm dứt quan hệ lao động nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng có sự ảnh
hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Hành vi đơn phương chấm
dứt HĐLĐ sẽ giải phóng các bên chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ
trước đó. Đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của
một bên trong quan hệ lao động khi phía bên kia có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm
pháp luật lao động hay các trường hợp khác mà pháp luật quy định. Bảo vệ NLĐ chống lại tình
trạng bị chấm dứt HĐLĐ một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong các
chuẩn mực, hành lang pháp lý do nhà nước ban hành là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật lao
động các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường
lao động
Tuy nhiên do mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau
mà tình trạng vi phạm pháp luật lao động ngày càng trở nên phổ biến, trong đó việc đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là một vấn đề đang gây nhiều bức xúc. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến tính bền vững của quan hệ lao động, lợi ích của các bên chủ thể, cũng như sự ổn định và
phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải
có sự quan tâm đặc biệt từ phía nhà nước cũng như toàn xã hội. Về phía NLĐ, việc chấm dứt
HĐLĐ sẽ làm cho họ phải đứng trước nguy cơ thất nghiệp, dẫn đến sự giảm sút về thu nhập, làm
ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của NLĐ mà còn có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của gia
đình họ. Còn về phía NSDLĐ, việc chấm dứt HĐLĐ với NLĐ sẽ làm họ đứng trước nguy cơ
thiếu hụt về nguồn lao động, sẽ phải tốn kém thời gian và chi phí để tuyển dụng và đào tạo NLĐ
mới, ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
72 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 15
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
BỘ MÔN LUẬT CĂN BẢN
----------
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài:
“PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM
DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Nguyệt
Đơn vị : Bộ môn Luật Căn bản
Khoa Kinh tế - Luật
Hà Nội – 2017
ii
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
5. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 7
6. Ý nghĩa của nghiên cứu 7
7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
8
1.1 Khái quát chung về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 8
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 8
1.1.2 Phân loại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 10
1.2 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động 12
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của giải quyết tranh chấp lao động 12
1.2.2 Phân loại tranh chấp lao động 14
1.3. Khái quát chung về giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
16
1.4. Pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động
18
1.4.1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động 18
1.4.2. Hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động
20
1.4.3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ
ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
29
2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao 29
iii
động
2.2.1. Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 29
2.1.2 Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 34
2.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 37
2.2.1. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thủ tục
khiếu nại lao động
37
2.2.2. Giải quyết các tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo thủ tục
tố tụng lao động
42
2.2.2.1. Giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ thông qua Hòa giải viên
lao động
42
2.2.2.2 Giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại Tòa án 43
2.3 Thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam 49
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG KHI ĐƠN PHƯƠNG
CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
56
3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương
chấm dưt hợp đồng lao động
56
3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động
57
3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về giải quyết tranh chấp khi đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam
60
Kết luận 65
Danh mục tài liệu tham khảo 66
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải nghĩa
HĐLĐ Hợp đồng lao động
NLĐ Người lao động
NSDLĐ Người sử dụng lao động
BLLĐ Bộ luật lao động
QHLĐ Quan hệ lao động
ILO Tổ chức lao động quốc tế
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở hợp
đồng lao động (HĐLĐ) giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ). Việc
chấm dứt quan hệ lao động nói chung và đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng có sự ảnh
hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Hành vi đơn phương chấm
dứt HĐLĐ sẽ giải phóng các bên chủ thể khỏi những quyền và nghĩa vụ đã từng ràng buộc họ
trước đó. Đơn phương chấm dứt hợp đồng được coi là biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi của
một bên trong quan hệ lao động khi phía bên kia có sự vi phạm cam kết trong hợp đồng, vi phạm
pháp luật lao động hay các trường hợp khác mà pháp luật quy định. Bảo vệ NLĐ chống lại tình
trạng bị chấm dứt HĐLĐ một cách tùy tiện và đảm bảo lợi ích hợp pháp của NSDLĐ trong các
chuẩn mực, hành lang pháp lý do nhà nước ban hành là mối quan tâm hàng đầu của pháp luật lao
động các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ còn là yếu tố quan trọng góp phần cân bằng mức độ linh hoạt, năng động của thị trường
lao động
Tuy nhiên do mặt trái của nền kinh tế thị trường kết hợp với nhiều nguyên nhân khác nhau
mà tình trạng vi phạm pháp luật lao động ngày càng trở nên phổ biến, trong đó việc đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là một vấn đề đang gây nhiều bức xúc. Điều đó ảnh hưởng không
nhỏ đến tính bền vững của quan hệ lao động, lợi ích của các bên chủ thể, cũng như sự ổn định và
phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Chính vì vậy, việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ cần phải
có sự quan tâm đặc biệt từ phía nhà nước cũng như toàn xã hội. Về phía NLĐ, việc chấm dứt
HĐLĐ sẽ làm cho họ phải đứng trước nguy cơ thất nghiệp, dẫn đến sự giảm sút về thu nhập, làm
ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống của NLĐ mà còn có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của gia
đình họ. Còn về phía NSDLĐ, việc chấm dứt HĐLĐ với NLĐ sẽ làm họ đứng trước nguy cơ
thiếu hụt về nguồn lao động, sẽ phải tốn kém thời gian và chi phí để tuyển dụng và đào tạo NLĐ
mới, ảnh hưởng đến sự ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặc dù tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là loại tranh chấp lao động
mang tính chất đơn giản hơn, quy mô nhỏ hơn so với các loại tranh chấp khác, nhưng trên thực tế
đây là loại tranh chấp phổ biến, dễ xảy ra và chiếm đa số trong các tranh chấp lao động. Trong
bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các tranh chấp lao động phát triển cả về số
lượng, quy mô và hình thức thì các tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, theo đó
2
cũng tăng nhanh ở hầu hết các thành phần kinh tế. Nếu có một cơ chế giải quyết tranh chấp lao
động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ thích hợp, thấu đáo thì không chỉ bảo vệ được quyền và
lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động và người sử dụng lao động mà còn góp phần củng
cố, bảo vệ các quan hệ sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển.
Theo báo cáo công tác ngành Toà án, từ năm 2003 đến 2008 số vụ tranh chấp lao động
được giải quyết tại tòa án như sau:
Năm 2006: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1043 vụ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý 820 vụ,
cấp phúc thẩm 205 vụ, giám đốc thẩm 109.
Năm 2007: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.423 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải
quyết 1.022 vụ, phúc thẩm 244 vụ, giám đốc thẩm 157 vụ.
Năm 2008: Toà án các cấp thụ lý giải quyết 1.734 vụ việc ; trong đó cấp sơ thẩm thụ lý giải
quyết 1.430 vụ, phúc thẩm 155 vụ, giám đốc thẩm 149 vụ.
So với các loại vụ việc tranh chấp về dân sự, kinh doanh – thương mại, thì các tranh chấp
lao động đưa đến Toà án chưa nhiều, nhưng có chiều hướng tăng dần. Tuyệt đại đa số các tranh
chấp lao động đưa đến Toà án là tranh chấp lao động cá nhân. Trong tranh chấp lao động cá nhân
thì chủ yếu là tranh chấp về sa thải, về chấm dứt HĐLĐ.
Tranh chấp lao động xảy ra tại khu các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh,
nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chủ yếu và luôn có chiều hướng tăng. Kết quả
khảo sát tình hình tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tối cao và của các ngành liên quan
cho thấy tranh chấp lao động xảy ra trong thực tế là nhiều, nhưng số vụ việc đưa đến Toà án thì
còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải vì việc hoà giải tại cơ sở tốt, mà ngược lại, chính thủ
tục hoà giải đã hạn chế quyền khởi kiện vụ án của các bên tranh chấp. Bên cạnh đó, nguyên nhân
từ sự hiểu biết pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động của NLĐ còn hạn chế; các tổ
chức tư vấn cho NLĐ chưa phát huy được ảnh hưởng. Chính vì vậy mà nhiều vụ việc đưa đến
Toà án, Toà án phải trả lại đơn khởi kiện vì đã hết thời hiệu khởi kiện, hoặc vì chưa qua hoà giải
tại cơ sở. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu điều
chỉnh pháp luật đối với quan hệ lao động. Các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp
lao động khi áp dụng vào thực tế còn nhiều vướng mắc.
Vì các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “pháp luật giải quyết tranh chấp về đơn phương
chấm dứt HĐLĐ” để nghiên cứu nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luận, các quy định của pháp
luật, nghiên cứu thực trạng giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, từ
3
đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tranh chấp lao động và đơn phương chấm dứt HĐLĐ là vấn đề luôn được sự quan tâm của
các nhà nghiên cứu. Đã có những công trình, bài viết khoa học đã được công bố như: Giáo trình
Luật Lao động Việt Nam của Khoa luật, Đại học Xã hội và Nhân văn quốc gia, 2010; Giáo trình
Luật lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013; Thủ tục giải quyết các vụ án
lao động theo Bộ luật Tố tụng dân sự của Phạm Công Bảy, Nxb Chính trị quốc gia, 2006;
Ở cấp độ nghiên cứu sâu hơn về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải quyết tranh chấp lao
động có các tác phẩm như:
Trần Thị Thúy Lâm “Những vấn đề cần sửa đổi về HĐLĐ trong BLLĐ” Tạp chí Luật học
(9/2009); Bài viết đã đưa ra một số nội dung bất cập trong quy định của pháp luật về HĐLĐ và
đưa ra kiến nghị sửa đổi những bất cập đó.
Đào Thị Hằng “Một số nội dung cơ bản của pháp luật lao động CHLB Đức”, Tạp chí Luật
học, số 9/2011; Bài viết chủ yếu tập trung phân tích pháp luật lao động của Đức, trong đó có đề
cập đến quy trình giải quyết tranh chấp lao động của Đức làm cơ sở để so sánh với quy trình giải
quyết tranh chấp lao động của Việt Nam
Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của NSDLĐ đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái luật” đăng trong tạp chí Nghiên cứu luật pháp, số 8 (193) 2011. Bài viết
tập trung phân tích về trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và xác
định trách nhiệm của NSDLĐ trong trường hợp này.
Hoàng Tùng (2007), “Tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động cá
nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, 2007- khoá luận tốt nghiệp – Đại học
Luật Hà Nội. Khóa luận đã đưa ra cái nhìn có hệ thống về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
và phân tích được thực trạng giải quyết tranh chấp ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của về tranh chấp lao động cá nhân nói chung.
Nguyễn Thị Hạnh (2008), “Hoà giải tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật Việt
Nam”: khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội . Khóa luận phân tích quy trình hòa giải tranh
chấp lao động nói chung, bao gồm cả tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể
chứ chưa tập trung vào tranh chấp lao động cá nhân và đặc biệt là những tranh chấp liên quan
đến HĐLĐ.
4
Phạm Thị Mai (2009), So sánh pháp luật giải quyết tranh chấp lao động giữa Việt Nam và
Malaysia”, khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội. Khóa luận đã tập trung phân tích những
vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động nói chung, phân tích quy định pháp luật
Malaysia về giải quyết tranh chấp lao động và so sánh đối chiếu với pháp luật Việt Nam, từ đó
đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam.
Phạm Công Bảy, Giải quyết tranh chấp lao động tại Tòa án nhân dân - từ pháp luật đến
thực tiễn và một số kiến nghị, Tạp chí Luật học số 9/2009 Bài viết đi sâu phân tích thực trạng
giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng con đường tòa án và đưa ra một số kiến nghị hoàn
thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án.
Trần Quang Toàn (2010), “Thẩm quyền dân sự của toà án trong giải quyết tranh chấp lao
động”, khoá luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội. Khóa luận tập trung nghiên cứu về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp của tòa án đối với các tranh chấp phát sinh từ quan hệ lao động.
Ngô Thị Tâm (2012), “Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân - Một số bất
cập và hướng hoàn thiện”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luât Hà Nội . Luận văn đã hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đi sâu phân tích thực
trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của
pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân ở Việt Nam.
Lê Thị Hường (2012), Giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án theo pháp luật Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý
luận về giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án, đi sâu phân tích thực trạng giải quyết tranh
chấp lao động cá nhân bằng con đường tòa án và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định
của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án.
Nguyễn Thị Kim Anh (2014), “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những
vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, đi sâu phân tích thực trạng giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giải
quyết tranh chấp lao động cá nhân ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Huệ (2014), “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân
dân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. Luận
văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp lao động bằng tòa án, đi sâu
5
phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng con đường tòa án và đưa ra một
số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án
Các tác phẩm trên đều có giá trị tham khảo đối với đề tài, các tác phẩm đã nghiên cứu tập
trung nghiên cứu sâu hoặc về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hoặc về giải quyết tranh chấp lao
động. Các đề tài đã nghiên cứu lồng ghép phần giải quyết tranh chấp do đơn phương chấm dứt
HĐLĐ như một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu của mình.
Trên thế giới cũng đã có những công trình nghiên cứu về giải quyết tranh chấp về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng hầu hết mới chỉ coi tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
là một phần của tranh chấp lao động nói chung để nghiên cứu, mà chưa có công trình nào tập
trung nghiên cứu riêng về giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Các công trình
có thể kể đến như:
Stephen J. Deery & Richard Mitchell (1993), Labour law and Industrial Relations in Asia,
Centre for Employment and Labour law, Uni of Melbourne, Australia. Các tác giả đã phân tích
những vấn đề lý luận về quan hệ lao động ở các nước châu á, phân tích đặc thù nguồn lao động
và những quy định của pháp luật các nước châu á so với các công ước quốc tế về quan hệ lao
động trong đó có những quy định về tranh chấp lao động.
Reinhold Falbeck (1997), Labour law and Employment law in Sweden, juristforlaget,
Lund. Ấn phẩm đã phân tích pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động bằng hợp đồng lao đông,
những tồn tại trong quy định của pháp luật và định hướng hoàn thiện pháp luật
Philip S James (1989), Introduction to English law, Butterworths, London. Tác giả đã tập
trung phân tích các quy định của pháp luật Anh về quan hệ lao động.
Ronald C. Brown, East Asian Labor and Employment Law: International and Comparative
Context (Cambridge University Press, 2012),
Joseph W.S Davis, Dispute Resolution in Japan (Kluver Law International, 1996), .
Outline of Civil Litigation in Japan,” The Supreme Court of Japan, 2006,
Ikuo Sugawara and Eri Osaka, The Costs and Funding of Civil Litigation – A Comparative
Perspective (Hart Publishing, 2010),
Viêc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng tuy không
phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng cho đến nay vẫn cần phải nghiên cứu, bởi việc giải quyết
tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ mang những đặc trưng riêng, khác biệt với các tranh
chấp thông thường, nên khi có được cái nhìn có hệ thống về vấn đề này sẽ giúp cho việc giải
6
quyết tranh chấp và việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động được thực hiện
một cách thuận lợi hơn. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả mà các công
trình nghiên cứu trước đó đã đạt được, đề tài sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát, có hệ thống về đơn
phương chấm dứt HĐLĐ, hướng tới việc kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết
tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các vấn đề lý luận và các quy định pháp luật
liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp lao động về đơn phương
chấm dứt HĐLĐ và thực trạng giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ dựa
trên cơ sở những quy định của Bộ luật lao động năm 2012 cho đến nay và thực tiễn giải quyết
tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay để tìm ra những tồn tại, bất cập
trong quy định của pháp luật và những sai phạm trên thực tế để từ đó đưa ra giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, giải quyết tranh chấp lao động.
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một loại tranh chấp lao động cá nhân, nên trong quá trình
nghiên cứu tác giả sẽ đặt vấn đề nghiên cứu trong mối tương quan với tranh chấp lao động cá
nhân để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh: phương pháp này được sử dụng để thấy rõ được những điểm mới từ
Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2012 so với Bộ Luật Lao động 1994 và các luật sửa đổi
bổ sung bộ luật lao động 1994. Từ đó thấy được những sự thay đổi về mặt quan điểm khi xây
dựng pháp luật về giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Phương pháp thống kê, khảo sát: Phương pháp này được sử dụng chú yếu khi thu thập,
đánh giá số liệu để làm sáng tỏ thực trạng giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam. Qua đó
nhận thấy những tồn tại, bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp
lao động về đơn phương chấm dứt HĐLĐ
Phương pháp phân tích, tổng hợp: các phương pháp này được sử dụng xuyên suốt đề tài để
làm nổi bật các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp lao động nói chung và giải
quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng. Thông qua việc phân tích, đánh giá
7
đề tài sẽ đưa ra những kết luận chung về thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động.
Trên cơ sở đó, đề tài sẽ mạnh dạn đưa ra những kiến nghị về việc hoàn thiện quy định của pháp
luật giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
5. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, đề tài tập trung
làm sáng tỏ các vấn đề
- Những vấn đề lý luận cơ bản về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải quyết tranh chấp về
đơn phương chấm dứt HĐLĐ
- Thực trạng đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải quyết tranh chấp về đơn phương chấm
dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương
chấm dứt hơp đồng lao đống
6. Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài là công trình nghiên cứu khoa học có hệ thống về vấn đề giải quyết tranh chấp về
đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Từ đó, đề tài chỉ ra các bất cập trong quy định của pháp luật về
giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương
Chươn