Nuôi con nuôi là chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia và trong pháp luật quốc tế. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định : “ Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc ,yêu thương và thông cảm”.Với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước, Nhà nước ta luôn có chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, luôn quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là những trẻ em không có mái ấm gia đình. Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình,góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em,đặc biệt là trẻ em đối với trẻ em mồ côi , bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi.Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 về con nuôi chính là sự cụ thể hóa của pháp luật về việc nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2424 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài:Pháp luật về nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
Bài Làm
Nuôi con nuôi là chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia và trong pháp luật quốc tế. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em đã khẳng định : “ Để phát triển đầy đủ và hài hòa nhân cách của mình, trẻ em cần được trưởng thành trong môi trường gia đình, trong bầu không khí hạnh phúc ,yêu thương và thông cảm”.Với tư cách là một quốc gia thành viên của Công ước, Nhà nước ta luôn có chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, luôn quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là những trẻ em không có mái ấm gia đình. Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình,góp phần vào việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em,đặc biệt là trẻ em đối với trẻ em mồ côi , bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi.Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 về con nuôi chính là sự cụ thể hóa của pháp luật về việc nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
Trong Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 chế định nuôi con nuôi được quy định tại chương VIII bao gồm 12 điều, từ Điều 67 đến Điều 78, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài quy đinh cụ thể tại nghị định số 68/2002/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 02/1/2003). Những quy định này khá chi tiết và cụ thể, tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh chặt chẽ việc cho và nhận con nuôi , các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi .v.v..trong vấn đề bảo vệ quyền trẻ em hiện nay.
I,Khái quát chung về nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em:
1.Khái niệm về nuôi con nuôi và mục đích, nguyên tắc của việc nhận nuôi con nuôi:
A,Khái niệm về nuôi con nuôi:
Khái niệm nuôi con nuôi được quy định tại điều 67 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000.Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phù hợp với đạo đức xã hội.Nếu như quan hệ giữa cha mẹ đẻ và con được xác lập trên cơ sở huyết thống, thì quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ nuôi được xác định dựa trên cơ sở quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng.
B.Mục đích về của việc nhận nuôi con nuôi:
Mục đích cơ bản nhất của việc nuôi con nuôi chính là bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi chính là bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Thực tiễn cuộc sống rất nhiều trẻ em trẻ em nhỏ sinh ra bị bố mẹ bỏ rơi, nhiều trẻ em nhỏ bị tàn tật bẩm sinh hoặc vì hậu quả chiến tranh để lại, các em phải lang thang cơ nhỡ không có một môi trường giáo dục tốt, một mái ấm để các em phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần hoặc bố mẹ đẻ các em không có điều kiện để chắm sóc giáo dục.Nếu như các em đó được nhận làm con nuôi, được hưởng sự nuôi dưỡng, chăm sóc tốt từ phía cha mẹ nuôi thì bảo đảm được sự phát triển toàn diện, tránh đi vào những con đường lầm lỡ.Vì vậy, bất cứ trong điều kiện hoàn cảnh nào thì việc nuôi con nuôi đều phải đảm bảo mục đích người nuôi con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội.
Quy định tại khoản 1 điều 67 còn được hiểu rằng trong trường hợp người già neo đơn không nơi nương tựa nhận người đã thành niên làm con nuôi thì cũng phải bảo đảm cho người già được sống trong tuổi già có sự yêu thương của con cháu.
So với pháp luật dưới chế độ phong kiến, mục đích của việc nhân con nuôi trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là sự phát triển vượt bậc. Nuôi con nuôi ở các gia đình trong triều đại nhà Lê chủ yếu là nhằm những mục đích bảo đảm sự kế tục trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tong đường, khuyếch trương quyền thế gia đình; nhận con nuôi để trừ nợ; nuôi con nuôi vì mê tín dị đoan, để người con gánh vận đen cho gia đình.Có thể nhận thấy rõ rằng, dưới chế độ phong kiến việc nuôi con nuôi trước hết vì lợi ích của người nhận nuôi con nuôi, chứ không xuất phát từ quyền lợi của con nuôi.
Mục đích của việc nhận nuôi con nuôi của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước Việt Nam và có sự tương đồng so với chế định con nuôi của một số nước có nền pháp luật khá hoàn thiện trên thế giới.Chẳng hạn như: Điều 1741 Bộ luật Dân sự Đức, Điều 2 Luật về nuôi con nuôi của công đồng nhân dân Trung Hoa đều quy định : mục đích của việc nuôi con nuôi được coi như một điều kiện còn nhằm bảo đảm ý nghĩa xã hội của việc nhận con nuôi , mặt khác quy định nhằm chống lại sự trá hình của việc buôn bán trẻ em xuyên quốc gia.Pháp luật một số nước quy định nếu thiếu hoặc không đạt điều kiện về mục đích nuôi con nuôi thì Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ không công nhận hoặc cho phép nhân con nuôi (Điều 1475 Bộ luật dân sự Đức).Tuy nhiên, trong vấn đề này một yếu tố cần nữa là :việc nhận con nuôi cũng phải tôn trọng quyền lợi của người nhận con nuôi và con cái của họ (Điều 1745 Bộ luật dân sự Đức).Việc pháp luật Việt Nam có nét tương đồng so với pháp luật một số nước phát triển, thể hiện chính sách nhân đạo và tư duy tiến bộ về quan hệ nuôi con nuôi, sự tôn trọng luật pháp quốc tế và các công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.
C.Nguyên tắc nhận nuôi con nuôi:
Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi; Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị tàn tật làm con nuôi.Quy định này chính là cơ sở pháp lý tạo điều kiện để trẻ em nhận làm con nuôi, xuất phát từ mục đích bảo đảm cho trẻ em được hưởng sự nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục của gia đình, cộng với thực tế có rất nhiều trẻ em vì những lý do nào đó mà không được nuôi dưỡng chăm sóc trong khi đó, lại có rất nhiều gia đình có kinh tế khá giả mong muốn được chăm sóc, nuôi dưỡng các em. Pháp luật không hạn chế số lượng con nuôi nếu như mục đích của việc nhận con nuôi được bảo đảm. Trên thực tế, những người nhận nhiều trẻ em làm con nuôi luôn được sự quan tâm động viên của chính quyền cơ sở và các tổ chức nhân đạo, đây là biểu hiện sự quan tâm của nhà nước và cộng đồng xã hội dành cho trẻ em.
Điều 38 Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 không chỉ khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi làm con nuôi mà tất cả những trẻ em khác không được hưởng sự yêu thương , chăm sóc giáo dục của gia đình như trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật cũng được Nhà nước khuyến khích nhận làm con nuôi.Dù hoàn cảnh nào các em đều là những con người thực sự cần tình cảm yêu thương và bàn tay chăm sóc của cha mẹ.Hơn nữa, do hậu quả chiến tranh để lại, đặc biệt là do tác động của chất độc màu da cam và các nguyên nhân khác, trên thực tế còn nhiều trẻ em sinh ra không được nguyên vẹn về thể chất và trí não, bố mẹ các em vì điều kiện kinh tế quá khó khăn không thể chăm sóc, chạy chữa được, việc khuyến khích nhận những trẻ em này làm con nuôi để có cơ hội cho các em được chữa bệnh, chăm sóc, giáo dục tốt hơn là chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta
Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận nuôi con nuôi có các nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con theo quy định của luật này.Quy định này xuất phát từ nguyên tắc Hiến định “Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con”…, “giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú”. Việc nhận nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con.Con nuôi cũng có đầy đủ mọi nghĩa vụ và quyền đối với con nuôi như là cha mẹ đẻ đối với đứa con mình sinh ra.
2, Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi:
- Nuôi con nuôi thể hiện quan hệ xã hội có tính nhân đạo, thể hiện truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người và con người, đặc biệt là đối với những đứa trẻ bị mồ côi, không nơi nương tựa.Cần khẳng định rằng, nuôi con nuôi là một trong những biện pháp tốt nhất và có hiệu quả nhất để giải quyết tình trạng trẻ em mồ côi, lang thang không nơi nương tựa. Nuôi con nuôi đã tạo ra khả năng giải quyết một vấn đề xã hội phức tạp là hạn chế được tình trạng trẻ em lang thang tự kiếm sống, thậm chí phạm tội do không có sự chăm sóc, giáo dục cần thiết và thích hợp của gia đình. Nhà nước ta đã có những chính sách thích hợp để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, không nơi nương tựa, bị mồ côi, bỏ rơi hoặc những trẻ em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được nhận làm con nuôi, để chúng được sống trong môi trường gia đình tốt hơn và đó cũng chính là 1 phần chính sách để ổn định xã hội.
- Đối với bản thân đứa trẻ, việc được nhận làm con nuôi có ý nghĩa sâu sắc, làm thay đổi cơ bản số phận đứa trẻ. Đứa trẻ làm con nuôi sẽ được sống trong môi trường thuận lợi nhất để có thể phát triển hài hòa về thể chất, nhân cách và tinh thần với sự “yêu thương, thông cảm” trong một gia đình nghèo đúng nghĩa của nó.
- Đối với người nuôi, việc nhận nuôi con nuôi đem lại cho họ sự thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần, làm cân bằng các trạng thái tâm lý, ổn định cảm xúc, giúp họ vững vàng và tự tin hơn trong cuộc sống, bởi vì khi gắn bó với đứa trẻ, cuộc sống của học sẽ trở nên ý nghĩa hơn và gia đình cũng trọn vẹn hơn,có gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
II,Pháp luật nuôi con nuôi trong việc bảo vệ quyền trẻ em:
1,Điều kiện việc nhận nuôi con nuôi:
A,Điều kiện cho người được nhận nuôi con nuôi:
Điều 68 quy định những điều kiện của người được nhận làm con nuôi
-Về độ tuổi của con nuôi
Giữa người nhận con nuôi và con nuôi phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định về độ tuổi để bảo đảm có sự chênh lệch và khoảng cách cần thiết giữa hai thế hệ.Có như vậy việc nuôi con nuôi mới bảo đảm được mục đích là: xác lập quan hệ cha ,mẹ và con, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, chăm sóc, giáo dục với đạo đức xã hội.
+,Người được nhận làm con nuôi phải là “Người từ mười lăm tuổi trở xuống”.
Quy định này xuất phát từ cơ sở những người chưa thành niên từ 15 tuổi trở xuống là người chưa có năng lực hành vi đầy đủ, họ chưa nhận thức được đầy đủ hành vi của mình, quan hệ nuôi con nuôi sẽ bảo đảm cho người con nuôi có được sự giám hộ của cha mẹ nuôi.Hơn nữa, thực thực tế những người trên 15 tuổi thì mục đích của việc nhận con nuôi ít nhiều không còn giá trị.
Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1959 chưa có quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi, đến Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1986 điều kiện này mới được quy định, nhằm bảo đảm khoảng cách cần thiết của cha mẹ và con, khuyến khích nhận trẻ em làm con nuôi.Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 đã kế thừa quy định về độ tuổi của người được nhận làm con nuôi.Quy định về độ tuổi như vậy là hợp lý, vừa đảm bảo sự kế thừa vừa phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
+,Trong trường hợp sau người trên 15 tuổi có thể được nhận được làm con nuôi:
Thứ nhất, người được nhận làm con nuôi là thương binh, tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự.Những người này, nếu phát triển bình thường thì họ có thể tự chăm sóc cho cuộc sống của mình, tuy nhiên do hạn chế về thể chất hoặc tinh thần, nên họ khó có thể tự bảo đảm cho cuộc sống của bản thân, và về bản thân thì những người này cũng gần giống với người từ 15 tuổi trở xuống, họ là những người thật sự cần được chăm sóc, giúp đỡ.So với Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 quy định không những người có nhược điểm về thể chất mà cả những người có nhược điểm về tinh thần cũng được nhận làm con nuôi mà không giới hạn tuổi tác của họ.
Thứ hai, người trên 15 tuổi làm con nuôi cho người già yếu cô đơn.Đây là trường hợp ngoại lệ vì việc nhận nuôi con nuôi không phải xuất phát từ lợi ích của người được nhận con nuôi mà là xuất phát từ lợi ích của người nuôi con nuôi.Trong trường hợp này, người được nhận làm con nuôi hay nói đúng hơn là người nhận cha mẹ nuôi là những người trên 15 tuổi, không những có đầy đủ khả năng để chăm lo cho chính mình mà còn muốn đem lại sự chăm sóc, nuôi dưỡng người già yếu cô đơn, giúp đỡ họ khó khăn phần nào trong cuộc sống, sinh hoạt và tình cảm. Quy định này của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 là sự kế thừa của Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1986 ,đó chính là sự thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: lá lành đùm lá rách, tương thân tương ái, thể hiện tấm long nhân ái và tình cảm gia đình nhân hậu của con người Việt Nam.
Hầu hết các nước đều quy định người được nhận làm con nuôi phải là vị thành niên( trừ một số nước có chế định riêng đối với việc nuôi con nuôi đã thành niên đã thành niên như Đức), quy định về độ tuổi thành niên của các nước là 18, việc nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi thì người con nuôi phải dưới 6 tuổi. Trung Quốc quy định trẻ em vị thành niên là trẻ em dưới 14 tuổi và chỉ những nhóm trẻ em sau mới có thể làm con nuôi: trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi ,trẻ em các con các gia đình hoàn cảnh khó khăn.Như vậy, so với pháp luật Việt Nam cho phép nhận người trên 15 tuổi, người đã thành niên làm con nuôi trong trường hợp đặc biệt khó khăn như trên là sự thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta.
-Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai người là vợ chồng.
Quy định này nhằm đảm bảo cho người con nuôi về nơi ăn chốn ở, về sự hòa hợp và sự ổn định thống nhất trong cách sống, cách chăm sóc giáo dục.Nếu một người làm con nuôi của nhiều người khác nhau thì sẽ khó có sự ổn định cho người con nuôi, bởi vì nếu như vậy, thì người con nuôi sẽ phải hôm nay ở với người này mai ở với người kia, chịu ảnh hưởng của cách giáo dục không giống nhau của những người nhận nuôi, dẫn đến hiện tượng “ trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”. Thêm vào đó, nếu một người được nhận làm con nuôi của nhiều gia đình sẽ làm mất đi mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi, bởi lẽ trong trường hợp đó, người con nuôi đã được hưởng sự chăm sóc giáo dục, quan hệ con nuôi với một người khác nữa là điều không cần thiết. Quy định này là phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới, đều quy định không được phép làm con nuôi hai lần, nhằm mục đích chống lại khả năng lạm dụng việc nuôi con nuôi để buôn bán trẻ em.Tuy nhiên, pháp luật các nước quy định trường hợp ngoại lệ là nếu bố mẹ nuôi hoặc người nhận nuôi chết trong khi con nuôi chưa thành niên thì người con nuôi đó có thể nhận làm con nuôi của người khác.
Trên tinh thần của điều luật này, có thể nói rằng quy định “Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc cả hai vợ chồng” không áp dụng với trường hợp người đã thành niên làm con nuôi của người già yếu cô đơn.Bởi vì, quan hệ con nuôi là xuất phát từ lợi ích của người nuôi con nuôi,tức là của người già yếu cô đơn,nên một người đã thành niên có thể là con nuôi của nhiều người già yếu cô đơn.Như vậy, có lẽ sẽ phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam hiện nay có không ít người nhận phụng dưỡng chăm sóc nhiều cụ già cô đơn, không nơi nương tựa.
B,Điều kiện cho người nhận nuôi con nuôi:
Điều kiện cho người nhân nuôi con nuôi được quy định trong điều 69 Luật Hôn Nhân và Gia Đình. Để bảo đảm cho người nhận nuôi con nuôi làm tốt chức năng làm cha, làm mẹ của mình, người nhận con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện liên quan đến năng lực hành vi, khoảng cách chênh lệch về độ tuổi, tư cách đạo đức và các điều kiện thực tế khác để được nhận nuôi con nuôi.Bao gồm các điều kiện sau đây:
-Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người đáp ứng đủ hai điều kiện sau:
+,Từ đủ 18 tuổi trở lên,
+,Không phải là người bị mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Điều kiện về năng lực hành vi dân sự của người nhận nuôi con nuôi là quy định mới của Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 so với Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1986.Quy định này là cần thiết, nhằm bảo đảm cho người nuôi con nuôi có được một cuộc sống trọn vẹn, được chăm sóc, nuôi dưỡng…Nếu người nhận nuôi con nuôi không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ không thể tự nhận thức được trách nhiệm làm cha, làm mẹ của họ, họ không thể hiện được ý chí của mình một cách đúng đắn trong quyết định nhận con nuôi,và trong suốt quá trình nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo cho người con nuôi có được cuộc sống bình thường, mục đích của việc nuôi con nuôi không đạt được.
Tuy nhiên, trong trường hợp người nuôi con nuôi là người già yếu, cô đơn thì vấn đề năng lực hành vi dân sự không đặt ra đối với người nuôi mà trái lại người con nuôi( tức người nhận người già yếu, cô đơn làm cha mẹ nuôi) phải có năng lực hành vi đầy đủ
-Hơn con nuôi 20 tuổi trở lên:
Quy định này kế thừa Luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1986, đây là điều kiện cần thiết cho cha mẹ nuôi có thể đảm đương các nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Về mặt sinh học, giữa hai thế hệ kế cận luôn có một khoảng cách tuổi tác mới bảo đảm được sự tôn trọng và khả năng nuôi dưỡng giáo dục con cái.Đồng thời, quy định này cũng nhằm tránh những trường hợp người nhận con nuôi lạm dụng tình dục đối với con nuôi.Nếu một người làm con nuôi của cả hai vợ chồng thì cả cha nuôi, mẹ nuôi đều phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở nên.
Hầu hết pháp luật các nước đều quy định yêu cầu tuổi của người nhận con nuôi.Tuy nhiên, tuổi tối thiểu để có thể nhận con nuôi là khác nhau, tùy từng điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau của mỗi nước, mà đến một độ tuổi nào đó con người mới có được nhận thức về trách nhiệm làm cha, làm mẹ và kinh nghiệm tâm lý xã hội; có đủ khả năng tài chính để gánh vác trách nhiệm đó.(Ví dụ: Hàn Quốc quy định người thành niên có thể nhận nuôi con nuôi; Trung Quốc quy định người từ 35 tuổi trở lên có thể nhận nuôi con nuôi; Phần Lan quy định người từ 25 tuổi trở lên có thể nhận con nuôi ; Pháp quy định độ tuổi này là 30 tuổi).Ngoài ra, pháp luật các nước còn quy định độ tuổi chênh lệch giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi (Pháp quy định người nuôi con nuôi phải hơn con nuôi 15 tuổi.So với pháp luật của Việt Nam , pháp luật của Trung Quốc quy định về điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi có vẻ khắt khe hơn, khi yêu cầu họ phải không có con, nếu người đàn ông độc thân muốn nhận một bé gái làm con nuôi thì phải hơn con nuôi ít nhất là 40 tuổi
-Có tư cách đạo đức tốt,có điều kiện thực tế để bảo đảm việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục con nuôi:
Đây là điều kiện hết sức quan trọng để đảm bảo người con nuôi, nhất là người con nuôi chưa thành niên,được nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục tốt, được sống trong một môi trường lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức.Quy định này là điểm mới của luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 2000 so với quy định của luật Hôn Nhân và Gia Đình năm 1986.Do trên thực tế, nhiều người nhận nuôi con nuôi đã không thực hiện trách nhiệm làm cha, làm mẹ có sự phân biệt đối xử giữa con nuôi và con đẻ, có hành vi ngược đãi con nuôi hoặc hoặc tạo không khí nặng nề trong gia đình, có trường hợp hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn không đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.Người con nuôi đã không có một mái ấm gia đình thực sự, mục đích việc nhận con nuôi không bảo đảm.
Tuy nhiên, trong trường hợp người già yếu cô đơn nhận nuôi con nuôi thì quy định này khó bảo đảm được, bởi chính họ là người cần được trông cậy,chăm sóc nên khó có thể đáp ứng được yêu cầu có “đủ điều kiện thực tế”(ví dụ như về sức khỏe).Vì vậy, có thể khẳng định rằng điều kiện này không áp dụng đối với người già yếu , cô đơn nhận người trên 15 tuổi làm con nuôi.Do vậy, khi hoàn thiện pháp luật sau này khoản 4 điều 69 nên được bổ sung là: “không áp dụng quy định này trong trường hợp người nhận con nuôi là người già yếu” để phù hợp với Điều 68.
Nhiều nước trên thế giới cũng quy định điều kiện người nhận nuôi con nuôi phải đủ năng lực về tài chính, có nhân cách tốt, có sức khỏe tốt và quan hệ giữa bố mẹ nuôi phải thích hợp để nuôi dạy con nuôi (Điều 268a Bộ luật dân sự Thụy Sĩ; Điều 6 điểm 2 Luật về nhận nuôi con nuôi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa).Một số nước còn quy định rằng, khi xem xét đơn xin công nhận việc nuôi con nuôi Tòa án có thể lấy ý kiến giám định về các điều kiện nói trên đối với người nhận nuôi con nuôi (Thụy Sĩ, Gana) , đối với việc nhận nuôi con nuôi nước ngoài, người muốn nhận con nuôi phải qua một khóa huấn luyện về nuôi