Đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh

Những tiến bộ có tính chất nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người; tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đó là cơ hội và cũng là thách thức lớn đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ các nền giáo dục nhằm đáp ứng một cách hiệu quả hơn những nhu cầu phát triển của thời đại. Tổ chức các nước trong Hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp tháng 4/2000, Hội nghị thượng đỉnh G8 họp tháng 7/2000 đều có lời kêu gọi các nước “Xây dựng xã hội học tập trên quan điểm học tập suốt đời”. Đứng trước “một thế giới đang chuyển động từ xã hội công nghiệp hoá theo kiểu truyền thống sang một xã hội mà tri thức đang xuất hiện và nổi trội lên, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải xây dựng một xã hội học tập và phải đảm bảo cho công dân của mình được trang bị kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao”[31-Tr.3]. Ở nước ta, chủ trương phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo tại cơ sở, học tập suốt đời đã được thể hiện từ khá sớm trong đường lối phát triển giáo dục của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) nêu rõ “Cần sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở lớp tại các cơ sở sản xuất”[31-Tr.10], đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) đã khẳng định: “Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”[31-Tr.10]. Tư tưởng về “Xây dựng xã hội học tập” bắt đầu được thể hiện trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX: " Thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” [16-Tr.35].và được phát triển tại Đại hội Đảng lần thứ X: "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục"[17-Tr.39]. Với tư tưởng mới mẻ ấy, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đã có sự biến đổi đáng kể với sự ra đời những mô hình tổ chức cơ sở giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau trong lĩnh vực Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề, trong đó có mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Luật Giáo dục (năm 2005) đã chính thức công nhận Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn. Đây chính là cơ sở giáo dục dành cho tất cả mọi người để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập từ đơn vị hành chính thấp nhất ở nước ta hiện nay. “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 18/5/2005 đã khẳng định điều đó qua việc xác định: “Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% số lượng các xã, phường, thị trấn trong cả nước có trung tâm học tập cộng đồng”[42-Tr.4]. Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn xã hội, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đã có bước phát triển rõ rệt và có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên do là một mô hình tổ chức cơ sở giáo dục rất mới nên, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hoạt động có hiệu quả thực sự, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để từng bước hoàn thiện hệ thống này. Tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng là địa phương có phong trào xây dựng “xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâm nhiều tới xây dựng hệ thống TTHTCĐ. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai sớm “Chương trình hành động xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, trong đó một trọng tâm lớn là chỉ đạo phát triển hệ thống TTHTCĐ ở ít nhất là 80% số xã, phường, thị trấn của tỉnh vào năm 2010 [47-Tr.7]. Huyện Yên Hưng là huyện có nhiều đặc điểm điển hình nhất cho tỉnh Quảng Ninh (cả về địa hình, dân cư và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội) nên được xác định là một trong ba địa phương chỉ đạo điểm về xây dựng TTHTCĐ của tỉnh. Mạng lưới TTHTCĐ của Yên Hưng được xây dựng sớm (đến tháng 6 năm 2006 đã có 100% số xã và thị trấn có TTHTCĐ), góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫn đang hoạt động chưa thật hiệu quả: việc tổ chức học tập tại trung tâm còn đơn điệu và thụ động, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế, cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành chưa được ổn định. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chưa được đào tạo, thiếu hiểu biết sư phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ. Là người phụ trách công tác Giáo dục thường xuyên tại Sở Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm tham mưu và chỉ đạo hệ thống TTHTCĐ ở địa phương, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thí điểm tại huyện Yên Hưng trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn trăn trở tìm biện pháp để thúc đẩy các TTHTCĐ phát triển bền vững và hoạt động đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh". Đối với lĩnh vực quản lý, phát triển các TTHTCĐ, vấn đề “phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện” là một đề tài mới, chưa được trực tiếp nghiên cứu. Do vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này cũng nhằm đóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung để phát triển bền vững hệ thống TTHTCĐ hiện nay.

doc113 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - Tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Mục đích nghiên cứu 5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5 4. Giả thuyết khoa học 6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 8. Cấu trúc của luận văn 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBQL TTHTCĐ 8 1.1. Vài nét tổng quan về nghiên cứu Trung tâm học tập cộng đồng 8 1.1.1. Mô hình trung tâm học tập cộng đồng ở một số nước trên thế giới 8 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu, phát triển mô hình TTHTCĐ ở Việt Nam 13 1.2. Trung tâm học tập cộng đồng (mô hình của Việt Nam) 16 1.2.1. Khái niệm trung tâm học tập cộng đồng 16 1.2.2. Mục tiêu hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng 18 1.2.3. Đặc điểm tổ chức của trung tâm học tập cộng đồng 20 1.2.4. Nội dung, phương pháp, hình thức học và dạy ở các TTHTCĐ 22 1.2.5. Người học và người dạy trong trung tâm học tập cộng đồng 25 1.2.6. Đặc điểm các nguồn lực của trung tâm học tập cộng đồng 27 1.3. Hoạt động quản lý TTHTCĐ và người cán bộ quản lý TTHTCĐ 28 1.3.1. Quản lý trung tâm học tập cộng đồng 28 1.3.2. Người cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 34 1.4. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong các TTHTCĐ 39 1.4.1. Khái niệm đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng 39 1.4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng 41 * Kết luận chương 1 43 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ Ở HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH 44 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng 44 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Yên Hưng 44 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội của huyện Yên Hưng 46 2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục của huyện Yên Hưng 47 2.2. Thực trạng hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 49 2.2.1. Quá trình chỉ đạo tổ chức xây dung các trung tâm học tập cộng đồng 49 2.2.2. Nội dung hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 51 2.2.3. Kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 54 2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở huyện Yên Hưng 58 2.3.1. Về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ CBQL TTHTCĐ 59 2.3.2. Về động cơ tham gia hoạt động quản lý của đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 64 2.3.3. Khả năng phù hợp đặc điểm công việc quản lý TTHTCĐ của đội ngũ CBQL 65 2.3.4. Kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm học tập cộng đồng 68 2.4. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ ở Yên Hưng 69 2.4.1. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp xã 69 2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL TTHTCĐ của cấp huyện 70 * Kết luận chương 2 72 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TTHTCĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN HƯNG - TỈNH QUẢNG NINH 74 3.1. Một số nguyên tắc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 74 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính tự chủ của cộng đồng và phát huy cao nhất sự tham gia của nhân dân vào công tác quản lý TTHTCĐ 74 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của chính quyền các cấp đối với công tác phát triển đội ngũ CBQL ở TTHTCĐ 75 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phối hợp và liên kết trong chỉ đạo phát triển đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 75 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng và tương hỗ trong đội ngũ CBQL từng TTHTCĐ 76 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự kết hợp hài hoà các lợi ích trong công tác và trong đãi ngộ cho đội ngũ CBQL các TTHTCĐ 77 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo sự phối hợp giữa từng ban giám đốc TTHTCĐ với tất cả đội ngũ CBQL các TTHTCĐ trên địa bàn huyện 77 3.2. Một số biện pháp phát triển đội ngũ CBQL TTHTCĐ trên điạ bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh 78 3.2.1. Xây dựng quy hoạch CBQL theo đặc thù tổ chức,hoạt động TTHTCĐ 78 3.2.2. Tổ chức chặt chẽ quy trình giới thiệu – thẩm định trong khâu tuyển chọn 81 3.2.3. Sử dụng hiệu quả đội ngũ CBQL trên cơ sở phối hợp thế mạnh cá nhân 83 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực và đào tạo kỹ năng quản lý giáo dục cho CBQL 85 3.2.5. Kết hợp giám sát, đánh giá với điều chỉnh kịp thời 88 3.2.6. Đảm bảo các chế độ đãi ngô hợp lý và kịp thời 89 3.2.7. Xây dung hệ thống hỗ trợ công tác quản lý trên phạm vi toàn huyện 90 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đã đề xuất 92 3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm 92 3.3.2. Quá trình khảo nghiệm 92 3.4.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét 93 * Kết luận chương 3 97 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 98 1. Kết luận 98 2. Khuyến nghị 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 109 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những tiến bộ có tính chất nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người; tri thức ngày càng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất. Đó là cơ hội và cũng là thách thức lớn đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ các nền giáo dục nhằm đáp ứng một cách hiệu quả hơn những nhu cầu phát triển của thời đại. Tổ chức các nước trong Hội đồng kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) họp tháng 4/2000, Hội nghị thượng đỉnh G8 họp tháng 7/2000 đều có lời kêu gọi các nước “Xây dựng xã hội học tập trên quan điểm học tập suốt đời”... Đứng trước “một thế giới đang chuyển động từ xã hội công nghiệp hoá theo kiểu truyền thống sang một xã hội mà tri thức đang xuất hiện và nổi trội lên, sự thách thức đối với mỗi quốc gia là phải xây dựng một xã hội học tập và phải đảm bảo cho công dân của mình được trang bị kiến thức, kỹ năng và tay nghề cao”[31-Tr.3]. Ở nước ta, chủ trương phát triển giáo dục thường xuyên, đào tạo tại cơ sở, học tập suốt đời đã được thể hiện từ khá sớm trong đường lối phát triển giáo dục của Đảng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) nêu rõ “Cần sử dụng rộng rãi các hình thức học buổi tối, hàm thụ và mở lớp tại các cơ sở sản xuất”[31-Tr.10], đến Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII) đã khẳng định: “Cần phải thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân”[31-Tr.10]. Tư tưởng về “Xây dựng xã hội học tập” bắt đầu được thể hiện trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX: " Thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập” [16-Tr.35].và được phát triển tại Đại hội Đảng lần thứ X: "Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục"[17-Tr.39]. Với tư tưởng mới mẻ ấy, hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đã có sự biến đổi đáng kể với sự ra đời những mô hình tổ chức cơ sở giáo dục ở nhiều cấp độ khác nhau trong lĩnh vực Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề, trong đó có mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ). Luật Giáo dục (năm 2005) đã chính thức công nhận Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức ở các xã, phường, thị trấn. Đây chính là cơ sở giáo dục dành cho tất cả mọi người để thực hiện việc xây dựng xã hội học tập từ đơn vị hành chính thấp nhất ở nước ta hiện nay. “Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và ban hành ngày 18/5/2005 đã khẳng định điều đó qua việc xác định: “Phấn đấu đến năm 2010 đạt tỷ lệ trên 80% số lượng các xã, phường, thị trấn trong cả nước có trung tâm học tập cộng đồng”[42-Tr.4]. Với sự quan tâm chỉ đạo về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của toàn xã hội, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đã có bước phát triển rõ rệt và có đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên do là một mô hình tổ chức cơ sở giáo dục rất mới nên, để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hoạt động có hiệu quả thực sự, hệ thống TTHTCĐ ở nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để từng bước hoàn thiện hệ thống này. Tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng nói riêng là địa phương có phong trào xây dựng “xã hội học tập” phát triển khá mạnh và đã quan tâm nhiều tới xây dựng hệ thống TTHTCĐ. Tỉnh Quảng Ninh đã triển khai sớm “Chương trình hành động xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”, trong đó một trọng tâm lớn là chỉ đạo phát triển hệ thống TTHTCĐ ở ít nhất là 80% số xã, phường, thị trấn của tỉnh vào năm 2010 [47-Tr.7]. Huyện Yên Hưng là huyện có nhiều đặc điểm điển hình nhất cho tỉnh Quảng Ninh (cả về địa hình, dân cư và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội) nên được xác định là một trong ba địa phương chỉ đạo điểm về xây dựng TTHTCĐ của tỉnh. Mạng lưới TTHTCĐ của Yên Hưng được xây dựng sớm (đến tháng 6 năm 2006 đã có 100% số xã và thị trấn có TTHTCĐ), góp phần đáng kể vào việc nâng cao dân trí và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, phần lớn TTHTCĐ trên địa bàn huyện vẫn đang hoạt động chưa thật hiệu quả: việc tổ chức học tập tại trung tâm còn đơn điệu và thụ động, cơ sở vật chất và kinh phí duy trì hoạt động còn hạn chế, cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế vận hành chưa được ổn định. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ còn nhiều biến động và hầu hết chưa được đào tạo, thiếu hiểu biết sư phạm và nghiệp vụ quản lý nên đã ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCĐ. Là người phụ trách công tác Giáo dục thường xuyên tại Sở Giáo dục và Đào tạo, chịu trách nhiệm tham mưu và chỉ đạo hệ thống TTHTCĐ ở địa phương, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thí điểm tại huyện Yên Hưng trong nhiều năm qua, bản thân tôi luôn trăn trở tìm biện pháp để thúc đẩy các TTHTCĐ phát triển bền vững và hoạt động đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài : "Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh". Đối với lĩnh vực quản lý, phát triển các TTHTCĐ, vấn đề “phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ trên địa bàn cấp huyện” là một đề tài mới, chưa được trực tiếp nghiên cứu. Do vậy việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này cũng nhằm đóng góp một phần nhỏ vào nỗ lực chung để phát triển bền vững hệ thống TTHTCĐ hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ với cơ cấu hợp lý và ổn định, năng lực quản lý tốt, đáp ứng các đặc điểm và yêu cầu phát triển TTHTCĐ tại địa bàn huyện Yên Hưng, từ đó rút kinh nghiệm để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ toàn tỉnh Quảng Ninh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động của các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Yên Hưng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ của các xã và thị trấn của huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh. 4. Giả thuyết khoa học Đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ hiện tại chưa phù hợp, thiếu ổn định và năng lực quản lý còn thấp là một trong những nguyên nhân chính làm hạn chế chất lượng hoạt động của các TT HTCĐ. Vì thế, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TT HTCĐ sẽ tạo chuyển biến quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động và đảm bảo sự phát triển bền vững của các TTHTCĐ. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý TTHTCĐ và phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ. - Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và quản lý các TTHTCĐ tại địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh. - Đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các TTHTCĐ ở địa bàn huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đội ngũ cán bộ quản lí các TTHTCĐ của các xã và thị trấn thuộc huyện Yên Hưng (có đối chiếu so sánh với một số địa bàn khác của tỉnh Quảng Ninh). - Phạm vi khảo sát : 5 năm (từ tháng 6/2004 đến tháng 6/2009) 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu đề tài. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễu Gồm các phương pháp: - Phương pháp điều tra: Phát phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp về những vấn đề liên quan đến đội ngũ cán bộ quản lý của TT HTCĐ. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn công tác điều hành của các cán bộ quản lý, sự tham gia học tập và hoạt động giảng dạy tại các TT HTCĐ. - Phương pháp chuyên gia: Thông qua các mẫu phiếu và trao đổi trực tiếp để xin ý kiến các chuyên gia về cách xử lý các kết quả điều tra, cách thức thực hiện các biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý được đề xuất. - Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Trao đổi, toạ đàm; tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm về quản lí các TT HTCĐ. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Xử lý các tài liệu lượng hoá kết quả nghiên cứu đề tài. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận - khuyến nghị, nội dung của Luận văn được thực hiện trong 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm học tập cộng đồng Chương 2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng và công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lí các trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh Chương 3. Một số biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm học tập cộng đồng ở huyện Yên Hưng - tỉnh Quảng Ninh Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG (TTHTCĐ) 1.1. Vài nét tổng quan vấn đề nghiên cứu về Trung tâm học tập cộng đồng 1.1.1. Mô hình TTHTCĐ ở một số nước trên thế giới 1.1.1.1. Trung tâm học tập cộng đồng (Kominkan) ở Nhật Bản. Hình thức tổ chức mang tính chất Trung tâm học tập dành cho dân chúng được thành lập theo cách tự phát đã xuất hiện rất sớm ở Nhật Bản. Từ thế kỷ thứ XVII, Nhật Bản đã có 15.000 Terakoya (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà dành cho học viên hoặc Trung tâm học tập). Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, trên cơ sở nghiên cứu các Terakoya, Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích thành lập các Trung tâm học tập chung cho cộng đồng với tên gọi là Kominkan (tiếng Nhật có nghĩa là: Nhà văn hóa của nhân dân). Người đề xuất ra mô hình này là Giáo sư Teranaka Sakuto- Giáo sư của Trường Đại học Matsumoto – một nhà cải cách giáo dục Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Hoạt động của các Kominkan liên quan sâu sắc đến việc xây dựng đất nước Nhật Bản sau chiến tranh và trở thành nền móng vững chắc trong việc xây dựng cộng đồng Nhật Bản ngày nay. Sơ đồ 1.1: HỆ THỐNG QUẢN LÝ CÁC KOMINKAN Ở NHẬT BẢN Bộ Giáo dục - Khoa học - Thể thao và Công nghệ Luật Giáo dục – Xã hội Chính quyền quận/huyện Việc tăng cường đầu tư và quản lý các Kominkan (trong đó có việc Bộ luật Giáo dục – Xã hội của Nhật Bản ra đời năm 1949 khẳng định Kominkan là một bộ phận của hệ thống giáo dục người lớn) đã khiến số Kominkan ở Nhật Bản phát triển rất nhanh chóng : năm 1947 có 3.534 trung tâm, năm 1963 có 19.410 trung tâm, năm 1993 có 17.562 trung tâm, năm 2002 có 17.947 trung tâm. Đến năm 2006, ở Nhật Bản có 18.000 Kominkan hoạt động dưới sự bảo trợ của Nhà nước trung ương và địa phương, phủ khắp 90% tổng số thị trấn, làng xã của nước Nhật (ngoài ra còn có 76.883 Kominkan do người dân tự thành lập với quy mô nhỏ hơn và thường nằm ở vùng nông thôn). Ở Nhật Bản, các Kominkan đóng vai trò là nơi hội họp, là địa điểm học tập, nơi liên kết các cá nhân hoặc các nhóm với nhau, nơi mà người dân có thể đến để phát triển bản thân, phát triển cộng đồng và tìm hiểu và khám phá về cộng đồng (xin xem cấu trúc mô hình quản lý Kominkan ở Sơ đồ 1.1) . Kết quả nghiên cứu về mô hình trung tâm học tập cộng đồng - Kominkan ở Nhật Bản đã đề xuất được các nguyên tắc cơ bản để phát triển và quản lý các trung tâm này là: - Phải đảm bảo sự tự do và bình đẳng; - Phải được miễn phí; - Với tư cách là cơ sở giáo dục, Kominkan phải tổ chức các hoạt động giảng dạy hoặc tập huấn (nếu không, nó chỉ đơn thuần là phòng họp); - Phải có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên; - Phải được đặt ở nơi gần và thuận tiện đối với người dân; - Phải được cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phù hợp. 1.1.1.2. Trung tâm học tập cộng đồng ở Thái Lan Thái Lan là một nước có nhận thức sớm về vai trò của giáo dục không chính quy và cũng có cơ sở hạ tầng của giáo dục không chính quy tương đối tốt. Năm 1998, Thái Lan đã có 35.000 Trung tâm đọc sách. Hiện nay, các cơ sở giáo dục không chính quy của Thái Lan được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương tới địa phương gồm các Trung tâm nguồn ở cấp vùng (gồm 7 Trung tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh (gồm 76 Trung tâm), các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp huyện (gồm 877 Trung tâm) và Trung tâm học tập cộng đồng ở cấp xã (gồm 8.577 Trung tâm). Với cách tổ chức hệ thống như vậy, các TTHTCĐ ở Thái Lan được hỗ trợ điều phối các hoạt động về tài chính, được điều phối về cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên và được tập huấn cán bộ, hỗ trợ học liệu từ các Trung tâm nguồn, các Trung tâm giáo dục không chính quy cấp tỉnh và cấp huyện. TTHTCĐ tổ chức ở cấp xã được đánh giá là thực sự cần thiết để cung cấp kiến thức và thông tin cho mọi người dân sống trong cộng đồng. Các của TTHTCĐ ở Thái Lan thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: - Giáo dục cơ sở (xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở), - Giáo dục nghề nghiệp (mở lớp huấn luyện kỹ năng ngắn ngày và giáo dục nghề cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông); - Thông tin, tư vấn (qua các hoạt động và qua tài liệu). Kết quả nghiên cứu về mô hình TTHTCĐ ở Thái Lan đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản để điều hành và quản lý hoạt động của TTHTCĐ là: - TTHTCĐ là của dân, do dân và vì dân. Người đứng đầu trung tâm phải có định hướng cụ thể để phát triển trung tâm, đảm bảo để mọi người đều có cơ hội học tập. - TTHTCĐ hoạt động theo cơ chế mở. Mọi người trong cộng đồng có thể đến học bất cứ lúc nào. - TTHTCĐ phải trở thành cầu nối thông tin giữa mọi người, gắn được việc học chữ với việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày. - TTHTCĐ phải có mạng lưới liên kết với các cơ sở giáo dục, với các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất và các chuyên gia trên các lĩnh vực. (Xin xem mô hình quản lý và tác động của TTHTCĐ ở Thái Lan tại Sơ đồ 1.2) Sơ đồ 1.2: MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TTHTCĐ Ở THÁI LAN Trung tâm nguồn (cấp vùng) Trung tâm GDKCQ cấp huyện Trung tâm học tập cộng đồng Các giáo viên, Cộng tác viên Các chuyên gia Các thành viên trong cộng đồng Các tổ chức xã hội Các CSGD tại cộng đồng Các cơ sở liên kết khác 1.1.1.3. Trung tâm học tập cộng đồng ở Ấn Độ Từ năm 1988, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thành lập hàng loạt các Jana Shikshan Nilayams (viết tắt là JSNs - tiếng Ấn Độ có nghĩa là Trung tâm học tập) trong cả nước với mô hình cứ 4-5 làng (khoảng 5.000 dân) có một Trung tâm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho giáo dục sau xoá mù chữ và GDTX. Tới những năm 1990-1991, chính sách giáo dục quốc gia của Ấn Độ đề ra thêm nhiều chương trình để đẩy mạnh giáo dục sau xóa mù chữ và GDTX, trong đó có chương trình thành lập các Trung tâm GDTX (Continuing Education Centres - CECs). Các Trung tâm GDTX này không chỉ phục vụ cho những người mới biết chữ mà cho cả trẻ em, thanh niên thất học và tất cả thành viên trong cộng đồng có nhu cầu học tập suốt đời. Các Trung tâm GDTX (CECs) ở Ấn Độ thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu là: Mở các lớp buổi tối để củng cố kỹ năng biết chữ; Tổ chức đọc sách hoặc cho mượn sách; Tổ chức thảo luận những vấn đề của cộng đồng; Tổ chức huấn luyện ngắn ngày về kỹ thuật sản xuất và đời sống; Tổ chức các hoạt động thể t
Luận văn liên quan