Hệ thống bán lẻ của thế giới văn minh hiện đại như ngày nay là kết quả của những cuộc “cách mạng” thương mại diễn ra mạnh mẽ từ những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước phương tây sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên thế giới diễn ra nhanh chóng làm tăng mức sống, tăng thu nhập của người tiêu dùng và là động lực thúc đẩy nhưng nhu cầu mua sắm mới đối với sản phẩm và dịch vụ cũng như cách thức để thỏa mãn những nhu cầu mua sắm mới đó. Đối với nhà phân phối những xu hướng mới này thức sự là cơ hội cho thị trường mới mở ra. Sự canh tranh mạnh mẽ của hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại được thể hiện sinh động qua bức tranh da dạng qua phương thương mại ngày nay. Nhưng trên hết và ngự trị là các hình thức kinh doanh thương mại hiện đại. Hệ thống các chuỗi cửa hàng, các siêu thị, các trung tâm thương mại và cả thương mại điện tử bán lẻ
Phát trển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới là một đòi hỏi của thực tế khách quan
Theo hệ thống phân loại của WTO, dịch vụ bao hàm những hoạt động kinh tế rất rộng lớn, gồm 12 nghành với 155 phân nghành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ đóng góp vào GDP và tạo việc làm thì nghành dịch vụ lại có vai trò quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn ở các nền kinh tế khác. Trong những năn gần đây, nghành dịch vụ phân phối, đăc biệt là dịch vụ bán lẻ ở Hà Nội có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm thay đổi diện mạo ngành kinh doanh bán lẻ hiện đại của thành phố.
74 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2451 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu .5
Chương I: Lý luận chung về hệ thống bán lẻ hiện đại .6
1.1. Khái quát về tiến trình phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại trên thế giới ..6
1.1.1 Loại hình kinh doanh siêu thị .6
1.1.2. Thương mại điện tử .9
1.1.3. . Hệ thống bán lẻ hiện đại của một số quốc gia trên thế giới 14
1.2 .Bán lẻ hiện đại Việt Nam 22
1.2.1. Thị trường bán lẻ hiện đại Việt Nam 22
1.1.2.1. Các yếu tố tác động đến thị trườngbán lẻ hiện đại Việt Nam.............................................................................................................22
1.1.2.2. Thị trường bán lẻ hiện đại.....................................................................25
1.2.2. Hệ thống bán lẻ hiện đại Việt Nam ..................................................27
1.2.2.1. Hệ thống siêu thị....................................................................................27
1.2.2.2. Hệ thống thương mại điện tử……………………………………………….34
1.3. Ưu thế và hạn chế của hệ thống bán lẻ hiện đại……………………………..38
1.3.1. Ưu thế và hạn chế của siêu thị…………………………………………38
1.3.1.1. Ưu thế…………………………………………………………………..38
1.3.1.2. Hạn chế………………………………………………………………….38
1.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của thương mại điện tử…………………….39
Chương 2 Phức tạp hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội………………………….43
2.1. Khái quát về thương mại Hà Nội………………………………………………43
2.2. Phân tích thực trạng hệ thống bán lẻ của Hà Nội………………………….46
2.3. Đánh giá thực trạng hệ thống bán lẻ hiện đại Hà Nội………………………51
2.3.1.Cầu vượt quá cung……………………………………………………………...52
2.3.2.Cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài…………………………………………………………………………………….52
2.3.3. Nhân lực…………………………………………………………………………53
Chương 3 Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại tại Hà Nội……………………………………………………………………………………….55
3.1. Những xu hướng mới của môi trường kinh doanh quốc tế………………….55
3.1.1. Kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng khá tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thương mại bán lẻ thế giới…………………………………55
3.1.2. Xu hướng quốc tế hóa của ngành thương mại bán lẻ của các quốc gia tiếp tục diễn ra mạnh mẽ và vai trò của các công ty xuyên quốc gia thuộc lĩnh vực này tiếp tục gia tăng……………………………………………………………56
3.1.3. Xu hướng phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, sinh học và sự ra đời của thương mại điện tử (TMĐT) sẽ làm nên cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực bán lẻ của thế giới……………………57
3.1.4. Sự cần thiết tăng cường điều tiết nhà nước ở các nước đang phát triển để bảo vệ ngành thương mại bán lẻ non trẻ trong nước…………………….…59
3.1.5. Những thay đổi của thị trường kinh doanh trong nước thời gian tới năm 2010……………………………………………………………………………………60
3.1.6. Những cơ hội và thách thức mới đối với sự phát triển hệ thống siêu thị ở nước ta………………………………………………………………………………………61
3.2. Giải pháp phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội…………………67
3.2.1. Đổi mới đa dạng hóa hình thức bán hàng……………………………….67
3.2.2. Phát triển theo hướng đa dạng hóa tập hợp hàng hóa và ứng dụng nghệ thuật trưng bày hàng hóa trong siêu thị…………………………………………67
3.2.3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý………………………………………68
3.2.4. Cơ chế phát triển nguồn nhân lực……………………………………….68
3.2.5. Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể hệ thống bán lẻ hiện đại
3.2.6. Xây dựng chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại cho phù hợp………………………………………………………………69
Kết luận……………………………………………………………………………..72
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn siêu thị của trung quốc…………………………..…17
Bảng 1.2 thu nhập bình quân đầu người 1996-2004………………………23
Bảng 1.3: Tình hình mở mới siêu thị từ năm1996-2004…………………..28
Bảng 1.4: Phân hạng siêu thị theo qui chế hiện hành……………………...30
Bảng1.5: Tỷ lệ hàng hóa Việt Nam trong một số siêu thị…………………33
Bảng 2.1. Phân loại siêu thị năm 2005 theo tiêu chuẩn chuẩn phân loại trong Quy chế siêu thị và trung tâm thương mại…………………………………46
Biểu đồ1.1: Phân bố lượng siêu thị trên địa phương trên cả nước năm 2005………………………………………………………………………...29
Biểu đồ 1.2: lý do khách hàng đến với siêu thị………………………….....32
Biểu đồ 2.1: Phâm hạng siêu thị Hà Nội theo tiêu chuẩn phân hạng trong qui chế phân hạng 2005……………………………………………………..…4
Lời mở đầu
Hệ thống bán lẻ của thế giới văn minh hiện đại như ngày nay là kết quả của những cuộc “cách mạng” thương mại diễn ra mạnh mẽ từ những năm cuối của thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở các nước phương tây sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên thế giới diễn ra nhanh chóng làm tăng mức sống, tăng thu nhập của người tiêu dùng và là động lực thúc đẩy nhưng nhu cầu mua sắm mới đối với sản phẩm và dịch vụ cũng như cách thức để thỏa mãn những nhu cầu mua sắm mới đó. Đối với nhà phân phối những xu hướng mới này thức sự là cơ hội cho thị trường mới mở ra. Sự canh tranh mạnh mẽ của hệ thống phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại được thể hiện sinh động qua bức tranh da dạng qua phương thương mại ngày nay. Nhưng trên hết và ngự trị là các hình thức kinh doanh thương mại hiện đại. Hệ thống các chuỗi cửa hàng, các siêu thị, các trung tâm thương mại và cả thương mại điện tử bán lẻ…
Phát trển hệ thống bán lẻ hiện đại ở Hà Nội trong bối cảnh cả nước đang thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập với khu vực và thế giới là một đòi hỏi của thực tế khách quan
Theo hệ thống phân loại của WTO, dịch vụ bao hàm những hoạt động kinh tế rất rộng lớn, gồm 12 nghành với 155 phân nghành dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, nếu xét về góc độ đóng góp vào GDP và tạo việc làm thì nghành dịch vụ lại có vai trò quan trọng không chỉ ở nước ta mà còn ở các nền kinh tế khác. Trong những năn gần đây, nghành dịch vụ phân phối, đăc biệt là dịch vụ bán lẻ ở Hà Nội có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài làm thay đổi diện mạo nghành kinh doanh bán lẻ hiện đại của thành phố.
Chương1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
1.1. Khái quát về tiến trình phát triển của hệ thống bán lẻ hiện đại trên thế giới
Hệ thống mạng lưới thương mại bán lẻ của thế giới văn minh hiện đại như ngày nay là kết quả của cuộc “cách mạng” thương mại bán lẻ diễn ra mạnh mẽ từ những năm cuối của thế kỷ 19 đến những năm đầu của thế kỷ 20 ở các nước phương tây sau đó lan ra toàn thế giới. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trên thế giới diễn ra nhanh chóng làm tăng mức sống , mức thu nhập của người tiêu dùng và là động lực thúc đẩy những yêu cầu mua sắm mới đối với những sản phẩm và dịch vụ cũng như những cách thức để thỏa mãn nhu cầu mua sắm đó. Đối với những nhà phân phối, những xu hướng này thực sự là cơ hội thi trường mới mở ra. Sự canh tranh mạnh mẽ của hệ thống phân phối truyền thống và hiện đại được thể hiện sinh động qua các bức tranh đa dạng các phương thức kinh doanh thương mại ngay nay. Vẫn còn đó những phương thức kinh doanh thương mại truyền thống: các của hiệu của những người bán buôn nhỏ, những khu chợ truyền thống, kể cả những người bán rong… Nhưng trên hết và ngự trị là các hình thức kinh doanh thương mại hiện đại: hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại, hay cả thương mại điện tử bán lẻ…
1.1.1. Loại hình siêu thị
Kinh doanh siêu thị là một trong những loại hình kinh doanh hiện đại, ra đời và phát triển trong quan hệ mật thiết với quá trình công nghiêp hóa và đô thị hóa ngày càng cao ở qui mô thế giới. Sự ra đời của loại hình kinh doanh này vào năm 1930 ở Mỹ và với nhưng ưu thế nổi trội của mình đã lan rộng ra châu âu và toàn thế giới làm nên cuộc “cách mạng” trong hệ thống phân phối bán lẻ của thế giới hiện đại được coi là một cuộc “cách mạnh” hữu ích nhất đối với ngướ tiêu dung trong lĩnh vực lưu thong phân phối bán lẻ ở thế kỷ 20.
Tại Hoa kỳ, siêu thị được định nghĩa là “cửa hàng tự phục vụ tương đối lớn có mức chi phí thấp, tỷ suất lợi nhuận không cao khối lượng hàng hóa bán ra lớn, đảm bảo thỏa mãn đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm, bột giặt, các chất tẩy rửa và những mặt hàng chăm sóc nhà cửa”
Tại Anh người ta lại định nghĩa siêu thị là của hàng bách hóa bán thực phẩm, đồ uống và các loại hàng hóa khác. Siêu thị thường đặt cạnh thành phố hay đường cao tốc hoặc trong khu vực buôn bán có diện tích khoảng từ 4.000 đến 25.000 bộ vuông.
Siêu thị tại Pháp được định nghĩa là “của hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ có diện tích từ 400m đến 2500 m chủ yếu bán hàng thực phẩm và vật dụng gia đình”…
Tóm lại, có rất nhiêu cách định nghĩa khác nhau về siêu thị nhưng từ những nghĩa khác nhau này người ta vẫn thấy nội hàm của siêu thị là: (1) dạng cửa hàng bán lẻ, (2) áp dụng phương thức tự phục vụ, (3) hàng hóa tiêu dùng phổ biến.
Ra đời năm1930, tự phục vụ - một đặc trưng cơ bản của siêu thị đã trở thành công thức chung cho nghành công nghiệp phân phối ở các nước phát triển. Tự phục vụ đông nghĩa với văn minh thương nghiệp hiện đại. Nó có nhiều ưu điểm so với cách bán hàng truyền thống: doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng (thường chiếm tới 30% tổng chi phí kinh doanh). Tự phục vụ giúp người mua cảm thấy thoải mái khi được tự do lựa chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà không bị cản trở từ phía người bán. Cũng chính vì áp dụng phương thức tự phục vụ mà siêu thị phải niêm yết giá một cách rõ ràng để người mua đỡ tốn công mặc cả tiết kiệm được thời gian, ngoài ra siêu thi còn có một không gian mua bán tốt nhiêu khi người tiêu dung đi siêu thị không phải để mua hàng mà đơn thuần chỉ là một cuộc dạo chơi và quyết định mua hàng đến ngay sau đó, hàng hóa đươc bày bán trong siêu thị thường là hàng hóa phổ biến không phải cá biệt đặc hiệu.
Trưng bày hàng hóa là khoa học, nghệ thuật và cũng là các cách sắp sếp trưng bày hàng hóa trong siêu thị. Với các kiểu trưng bày hàng hóa đẹp mắt, hiệu quả và tạo cảm giác hưng khởi, thoải mái tiện nhi cho khach hành cũng là một sáng tạo của siêu thị. Ngoài ra phương thức thanh toán ở các siêiu thị rất thuận tiện… Tất cả những đặc điểm này đều thể hiện tính “siêu” của siêu thị.
Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản suất và tiêu dùng. Hệ thống siêu thị giải quyết rất nhiều mâu thuẫn về sản suất và tiêu dùng hàng hóa. Trong khi người tiêu dùng muốn có nhu cầu về nhiều loại hàng hóa có khối lượng nhỏ thì người sản xuất muốn thu được lợi nhuận tối ưu phải sản xuất hàng hóa với qui mô và số lượng lớn. Khi xã hội ngày càng phát triển thu nhập dân cư tăng lên, thì nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. Hệ thống siêu thị giúp giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất với qui mô lớn và tiêu dùng hàng hóa khối lượng nhỏ đa dạng bằng cách mua của nhiều nhà sản xuất khác nhau, bán cho nhiều người tiêu dùng tại một địa điểm.
Siêu thị giam thiêu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống phân phối vưng chắc. giup giảm thiểu thời gian chi phí giao dịch, hạ giá thành đảm bảo kinh doanh hiệu quả.
Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất hướng tới nhu cầu thi trường thúc đẩy phương thưc kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường.
Tón lại, sự bùng nổ của các loại hình kinh doanh thương mại hiện đại ở thế giới phương tây dựa trên nền tảng công thức tự phục vụ, loại hình kinh doanh siêu thị. Có thể nói kinh doanh siêu thị đã làm nên một cuôc cách mạng trong lĩnh vực phân phối bán lẻ.
1.1.2. Thương mại điện tử
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trang Web thương mại vào năm 1994, thương mại điện tử đã nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới, trở thành phương tiện truyền thông bán hàng và marketing, thậm chí làm thay đổi diện mạo của nhiều lĩnh vực kinh doanh.
Khó có thể tìm một định nghĩa có ranh giới rõ rệt cho khái niệm này. Khái niệm thị trường điện tử được biết đến lần đầu tiên qua các công trình của Malone, Yates và Benjamin nhưng lại không được định nghĩa cụ thể. Các công trình này nhắc đến sự tồn tại của các thị trường điện tử và các hệ thống điện tử thông qua sử dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông. Chiến dịch quảng cáo của IBM trong năm 1998 dựa trên khái niệm "E-Commerce" được sử dụng từ khoảng năm 1995, khái niệm mà ngày nay được xem là một lãnh vực nằm trong kinh doanh điện tử (E-Business). Các quy trình kinh doanh điện tử có thể được nhìn từ phương diện trong nội bộ của một doanh nghiệp (quản lý dây chuyền cung ứng – Supply Chain Management, thu mua điện tử- E-Procurement) hay từ phương diện ngoài doanh nghiệp (thị trường điện tử, E-Commerce,...).Khái niệm cửa hàng trực tuyến (Onlineshop) được dùng để diễn tả việc bán hàng thông qua trang Web trong Internet của một thương nhân.
Hiện nay định nghĩa thương mại điện tử được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa ra song chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tuỳ thuộc vào quan điểm:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".
Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Theo quan điểm này, có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử:
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại [commercial] bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ".
Theo định nghĩa này, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Theo Uỷ ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh".
Thương mại điện tử trong định nghĩa này gồm nhiều hành vi trong đó: hoạt động mua bán hàng hoá; dịch vụ; giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng; chuyển tiền điện tử; mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử; đấu giá thương mại; hợp tác thiết kế; tài nguyên trên mạng; mua sắm công cộng; tiếp thị trực tiếp với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng; đối với thương mại hàng hoá (như hàng tiêu dùng, thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục) và các hoạt động mới (như siêu thị ảo)
Theo quan điểm thứ hai nêu trên, "thương mại" (commerce) trong "thương mại điện tử" không chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo các hiểu thông thường, mà bao quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương mại điện tử có tới trên 1.300 lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Dựa vào các chủ thể tham gia thương mại điện người ta chia ra thành các loại hình ứng dụng của thương mại điệ tử bao gồm:
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng B2C.
Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước B2G.
Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau C2C.
Giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các cá nhân với nhau G2C.
B2B: là loại hình giao dịch thong qua các phương tiện điện tử giữa các doanh nghiệp. Theo hội nghị lien hợp quốc tế về thương mại và phát triển (UNCTAD), thương mại điện tử B2B chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại điện tử (khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như mạng giá trị gia tăng VAN; dây chuyền cung ứng hang hóa, dịch vụ SCM, các sàn giao dịch thương mại điệ tử... Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm mặt hàng, đặt hàng, kí kết hợp đồng và thanh toán qua hệ thống này. Thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt là giảm các chi phí về thu thập thông tin, tìm hiểu thi trường, quảng cáo tiếp thị đàm phán; tăng các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp...
B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các phương tiện điện tử. Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điệ tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Giao dịch B2C tuy chiếm ttyr trọng ít (khoảng 10%) trong thương mại điện tử nhưng có khả năng ảnh hưởng rộng lớn. Đẻ thanm gia hình thức kinh doanh này thông thường doanh nghiệp sẽ thiêt kế Websit, hình thành cở sở dữ liệu về hàng hóa dịch vụ, tiến hành các qui trình tiếp thị quảng cáo, phân phối trực tiếp đén người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày , chi phí thuê nhân viên giới tiệu bán hàng, tiết kiệm được chi phí quản lý. Người tiêu dùng cũng cảm thấy thuận tiện khi không phải đến trực tiếp cửa hàng, có khả năng lựa chọn so sánh nhiều mặt hàng cùng lúc.
B2G: là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và cơa quan nhà nước trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò là khách hàng. Quá trình trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể thiết lập các Website riêng, tại đó đăng tải những nhu cầu mua hàng của cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và lựa chọn nhà cung cấp trên Website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm chí phí tìm nhà cung cấp. Mặt khác tăng cường tính minh bạch cho hoạt động mua sắm công.
C2C: là loại hình giao dịch giữa cá nhân với nhau sự phát triển của thương mại điện tử làm cho nhiều cá nhân có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách là người bán, người mua, người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể thiết kế một Website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một Website có sẵn để đấu giá mặt hàng mà mình có.
G2C: là loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước và cá nhân. Đây chủ yếu là giao dịch mang tính chất hành chính nhưng cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ: người dân đóng thuế qua mạng, trả phí đăng kí hồ sơ trực tuyến.
Các điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để thu nhập khác hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian v