Đề tài Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang là một tỉnh lớn và cũng là một trong số ít tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện để phát triển nền kinh tế đa dạng với thế mạnh về nông, công, ngư nghiệp và dịch vụ - du lịch. Với chính sách mở cửa, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo đà phát triển và mở rộng ra cơ hội, triển vọng phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang phát triển chậm hơn một số tỉnh thành trong cả nước. Theo xu hướng phát triển chung việc sử dụng nguồn tài nguyên vốn có của nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang có những vấn đề cần quan tâm là: - Diện tích hoang hóa vẫn còn, xu hướng độc canh cây lúa còn thống trị, cây công nghiệp ngắn ngày, cây màu đã có trồng thử nhưng chưa phát triển được. Người nông dân còn cân nhắc, lựa chọn giữa mô hình trồng lúa và mô hình thủy sản- rừng, song mô hình nào tối ưu vẫn chưa có lời giải đáp rõ ràng. Việc sử dụng đất dưới dạng đa canh hóa vẫn còn khó khăn, do quy trình sản xuất và tiêu thụ chưa khép kín. Trong sản xuất nông nghiệp, nhân dân đã biết tận dụng nguồn nước mưa. Xem đó là một quỹ nước có ý nghĩa chiến lược nhất là đối với vùng ven biển bị xâm nhập mặn như Kiên Giang. Tuy vậy vấn đề thiếu nước ngọt vẫn chưa được giải quyết ở đây. Hệ thống công trình thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp. - Đời sống nhân dân vùng nông nghiệp còn nhiều khó khăn, đời sống văn hóa tinh thần, trình độ dân trí, cơ sở y tế, giáo dục còn thấp. - Sản lượng lương thực hàng năm tăng không ổn định, phát triển nông nghiệp toàn diện chưa được quan tâm đúng mức, nhiều tài nguyên tự nhiên bị lãng phí do khai thác chưa hợp lý, nổi bật là nguồn cá đồng và rừng tràm. Diện tích cây ăn trái và cây công nghiệp chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Những hạn chế về các điều kiện tự nhiên, xã hội và những hạn chế do con người tác động vào thiên nhiên không đúng quy luật đã ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là khu vực nông nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và qua những kết quả cũng như kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án cho thấy việc điều tra, nghiên cứu cơ sở khoa học của những thành tựu cũng như tồn tại trong khai thác, sản xuất nông nghiệp, tài nguyên, môi trường của tỉnh Kiên Giang là rất cần thiết, nhằm cung cấp những luận cứ khoa học, để định hướng quy hoạch và phát triển vùng nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững. Đồng thời, phát triển kinh tế nông nghiệp là nhằm ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, khắc phục sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế phát triển rất nhanh, nếu chỉ chú trọng phát triển kinh tế ở thành thị thì sự phân hóa giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn diễn ra rất nhanh, khoảng cách về mức sống ngày càng lớn, tạo ra sự bất ổn cả về kinh tế lẫn xã hội. Kinh tế nông nghiệp là một lãnh vực sản xuất ra những sản phẩm tất yếu cho xã hội, mà khu vực thành thị không thay thế được, chẳng hạn như lương thực, thực phẩm, nguyên liệu nông nghiệp. Phát triển kinh tế nông nghiệp là cần thiết vì nó là nơi vừa cung cấp nguyên liệu, vừa là thị trường cho phát triển công nghiệp thành thị. Phát triển kinh tế nông nghiệp còn nhằm giải quyết việc làm, hạn chế làn sóng di dân ra các đô thị, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu, là một chiến lược lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện tốt Nghị quyết 06/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.

doc97 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3673 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.DOC
  • docBIA.DOC
  • docMUCLUC~1.DOC
Luận văn liên quan