BRT (Bus Rapid Transit) là hệ thống vận chuyển hành khách công cộng khối
lượng lớn bằng đoàn xe buýt với chất lượng vượt trội hơn hẳn những xe buýt thông
thường.
Mục đích của hệ thống BRT là tạo ra độ an toàn, tính tiện nghi cao, phương
tiện vận chuyển đạt được tốc độ cao như dịch vụ vận tải đường sắt nhưng vẫn duy
trì được những đặc điểm nổi bật của xe buýt thông thường bao gồm mức giá thấp và
khả năng hoạt động linh hoạt. Một hệ thống BRT cơ bản gồm có các trạm điều
khiển, phương tiện vận chuyển, các loại hình dịch vụ, loại đường lưu thông, cấu
trúc lộ trình, quá trình kiểm soát vé.
a) Nhöõng ñaëc tröng chính cuûa heä thoáng BRT bao goàm:
Các đường xe buýt riêng: là những làn đường dành cho các phương tiện giao
thông công cộng, được cách ly hoàn toàn với các tuyến đường giao thông
khác. Việc đi vào phần đường này chỉ được cho phép ở một số nơi cụ thể.
Không một loại phương tiện nào được phép vào phần đường này ngoại trừ
một số phương tiện mang đặc điểm riêng như xe cứu thương, cứu hỏa, công
an
Tín hiệu điều khiển quyền ưu tiên cho xe BRT: tại các giao lộ, quyền ưu tiên
thuộc về các xe buýt bằng cách kéo dài thời gian của đèn xanh hay khi nhận
biết có xe buýt sắp đi qua thì các tín hiệu trong phần đường của xe buýt sẽ
chuyển sang màu xanh. Ưu thế của các xe buýt tại các giao lộ đặc biệt có
hiệu quả cao khi thực hiện các tuyến xe buýt BRT hỗn hợp với các tuyến xe
buýt khác, các loại phương tiện khác không thể cắt ngang vì vậy sẽ nâng cao
tốc độ và thời gian vận chuyển cho xe buýt.
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phát triển mạng lưới BRT tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
353
CHƢƠNG 20
PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI BRT TẠI TPHCM
20.1 Tổng quan về hệ thống BRT
BRT (Bus Rapid Transit) là hệ thống vận chuyển hành khách công cộng khối
lượng lớn bằng đoàn xe buýt với chất lượng vượt trội hơn hẳn những xe buýt thông
thường.
Mục đích của hệ thống BRT là tạo ra độ an toàn, tính tiện nghi cao, phương
tiện vận chuyển đạt được tốc độ cao như dịch vụ vận tải đường sắt nhưng vẫn duy
trì được những đặc điểm nổi bật của xe buýt thông thường bao gồm mức giá thấp và
khả năng hoạt động linh hoạt. Một hệ thống BRT cơ bản gồm có các trạm điều
khiển, phương tiện vận chuyển, các loại hình dịch vụ, loại đường lưu thông, cấu
trúc lộ trình, quá trình kiểm soát vé.
a) Nhöõng ñaëc tröng chính cuûa heä thoáng BRT bao goàm:
Các đường xe buýt riêng: là những làn đường dành cho các phương tiện giao
thông công cộng, được cách ly hoàn toàn với các tuyến đường giao thông
khác. Việc đi vào phần đường này chỉ được cho phép ở một số nơi cụ thể.
Không một loại phương tiện nào được phép vào phần đường này ngoại trừ
một số phương tiện mang đặc điểm riêng như xe cứu thương, cứu hỏa, công
an …
Tín hiệu điều khiển quyền ưu tiên cho xe BRT: tại các giao lộ, quyền ưu tiên
thuộc về các xe buýt bằng cách kéo dài thời gian của đèn xanh hay khi nhận
biết có xe buýt sắp đi qua thì các tín hiệu trong phần đường của xe buýt sẽ
chuyển sang màu xanh. Ưu thế của các xe buýt tại các giao lộ đặc biệt có
hiệu quả cao khi thực hiện các tuyến xe buýt BRT hỗn hợp với các tuyến xe
buýt khác, các loại phương tiện khác không thể cắt ngang vì vậy sẽ nâng cao
tốc độ và thời gian vận chuyển cho xe buýt.
Thời gian lên xe được cải thiện nhanh hơn các loại xe buýt thông thường:
bình thường quá trình thu mua vé của xe buýt sẽ làm chậm thời gian lên xe
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
354
của hành khách, đặc biệt có nhiều loại hành khách và họ đi đến nhiều nơi
khác nhau. Một thay đổi đáng kể là quá trình thu mua vé được thực hiện ở
ngay các trạm, thậm chí ngay tại các bến đỗ của xe. Các hệ thống trên cho
phép hành khách lên xuống xe ở tất cả các cửa trong suốt thời gian xe dừng.
Ngoài ra việc áp dụng các loại xe buýt sàn thấp hay thiết kế chiều cao các
trạm dừng tương đương với chiều cao bậc lên xuống của xe sẽ giảm thời gian
lên xuống xe của hành khách cũng như nâng cao mức độ an toàn và tiện nghi
hơn.
Hình 20.1 Tuyến đường ưu tiên dành cho các phương tiện BRT
Biển báo rõ ràng, dễ thấy và các bảng hiển thị thông tin thời gian thực.
Tăng tính tiện nghi và thoải mái cho hành khách: từ mục đích phục vụ giao
thông công cộng với việc nâng cao tốc độ phương tiện, giảm thời gian lên
xuống xe của hành khách, xây dựng các trạm chờ có mái che, cấu trúc lộ
trình và thời gian hoạt động của các tuyến xe BRT có sẵn trên các bảng điện
tử …, hệ thống BRT đã đem lại cho hành khách hầu như đầy đủ các yếu tố
tiện nghi nhất của một loại hình giao thông công cộng phát triển bậc nhất
trên thế giới.
Các thành phần của BRT:
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
355
BRT là một hệ thống linh hoạt, được hợp nhất từ những thành phần vận chuyển
có chất lượng và đặc thù cao. Các thành phần chính của hệ thống BRT là:
Loại tuyến: Loại tuyến đường quyết định tốc độ lữ hành, độ tin cậy, và nét
đặc thù. Có những loại tuyến: tuyến chuyên biệt, tuyến ưu tiên, tuyến bình
thường (tuyến hỗn hợp).
Trạm dừng: rất quan trọng vì liên quan đến hành khách. Nó ảnh hưởng đến
độ tin cậy của hệ thống, sự thoải mái, an toàn và an ninh cho hành khách.
Trạm dừng của BRT có những loại khác nhau từ trạm đơn giản chỉ có mái
che, đến những trạm đầu cuối tuyến với nhiều tiện nghi.
Phương tiện: hệ thống BRT có thể sử dụng nhiều loại phương tiện vận
chuyển như: xe buýt tiêu chuẩn hoặc phương tiện chuyên dùng. Sự lựa chọn
tùy thuộc vào kích thước, sức kéo, kiểu dáng, sức chứa của xe và chất lượng
dịch vụ.
Hệ thống điều khiển giao thông thông minh (ITS): rất nhiều công nghệ của
ITS được áp dụng vào hệ thống BRT để phát triển hệ thống BRT về thời gian
lữ hành, độ tin cậy, tiện nghi, hoạt động hiệu quả và an toàn.
Mối quan hệ giữa loại tuyến, trạm dừng, phương tiện, hệ thống điều khiển
giao thông thông minh với nhau: mối quan hệ giữa các thành phần của hệ
thống BRT tạo nên một hệ thống dịch vụ BRT hoàn chỉnh, hoạt động hiệu
quả, tiện nghi và an toàn, có độ tin cậy cao.
20.2 Phát triển hệ thống BRT tại Tp.HCM qua các giai đoạn
Cơ sở chọn tuyến:
Việc chọn các tuyến BRT dựa trên các nguyên tắc:
Hạn chế xe BRT di chuyển vào khu vực trung tâm thành phố, ngoại trừ một số
tuyến đường có nhu cầu cấp bách về đi lại bằng phương tiện công cộng.
BRT sẽ được bố trí đi qua các cửa ngõ để vào Thành phố cũng như các vành
đai để liên kết các trục. Đó là những trục đường có lưu lượng, mật độ hành
khách qua lại đông hiện nay.
BRT còn được bố trí trên các trục đường hướng tâm. Các tuyến BRT trên
những trục đường hướng tâm này sẽ được triển khai theo từng giai đoạn, tùy
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
356
thuộc vào tiến độ xây dựng của các trục đường hướng tâm, chủ yếu hoàn
thành ở giai đoạn 2015 và 2020.
a) Giai ñoaïn 2010 – 2015
Dựa trên điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố và việc dự báo nhu cầu đi lại
trên các hành lang đến 2015, xây dựng các tuyến BRT trên các hành lang vận tải có
lưu lượng HK lớn và đủ điều kiện đáp ứng về hạ tầng đường sá.
Baûng 20.1 Caùc tuyeán BRT giai ñoaïn 2010 - 2015
STT Tên tuyến MST
Cự ly
(km)
Loại hình
tuyến
Sản lƣợng
dự kiến
1
Ga hành khách 23/9 – TC
An Sương
BRT1 8,6 Nối kết 35.712
2 TC An Sương – Củ Chi BRT5 20,9 Nối kết 39.163
3 BX Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ BRT7A 24,5 Nối kết 55.908
4 BX Miền Tây – Suối Tiên BRT8 36,0 Nối kết 58.176
5
Ga hành khách 23/9 – BX
Miền Tây
BRT28 8,6 Nối kết 43.632
Số tuyến: 5
Tổng cự ly: 98,6 km
Tổng sản lượng HK/ngày: 232.591
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
357
Hình 20.2 Mạng lưới BRT đến năm 2015
Hình 20.3 Tuyến BRT số 1 An Sương – Ga hành khách 23/9
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
358
Hình 20.4 Tuyến BRT số 5 An Sương – Củ Chi
Hình 20.5 Tuyến BRT số 7A Miền Taây – Ga Chợ Nhỏ
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
359
b) Giai ñoaïn 2016 – 2020
Mở mới thêm 2 tuyến BRT trên các hành lang vận tải chưa có hệ thống
đường sắt đô thị. Đến 2020 lưu lượng trên các hành lang vận tải là rất lớn (bình
quân trên 200.000 ngày) nếu không có loại hình vận tải khối lượng lớn thì hệ thống
xe buýt không thể đáp ứng nhu cầu. Do vậy việc mở mới các tuyến BRT sẽ phục vụ
nhu cầu đi lại rất lớn mà hệ thống buýt thường không thể đáp ứng.
Baûng 20.2 Caùc tuyeán BRT giai ñoaïn 2016 - 2020
STT Tên tuyến MST
Cự ly
(km)
Loại hình
tuyến
Sản lƣợng
dự kiến
1
Ga hành khách 23/9 – TC
An Sương
BRT1 8,6 Nối kết 119.232
2
TC An Sương – Ngã 3 An
Nhơn Tây
BRT4 34,7 Nối kết 87.264
3 TC An Sương – Củ Chi BRT5 20,9 Nối kết 130.703
4 BX Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ BRT7A 24,5 Nối kết 64.530
5 BX Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ BRT7B 31,8 Nối kết 67.392
6 BX Miền Tây – Suối Tiên BRT8 36,0 Nối kết 215.568
7
Ga hành khách 23/9 – BX
Miền Tây
BRT28 8,6 Nối kết 279.936
Số tuyến: 7
Tổng cự ly: 174,1 km
Tổng sản lượng HK/ngày: 964.625
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
360
Hình 20.6 Mạng lưới BRT đến năm 2020
Hình 20.7 Tuyến BRT số 4 An Sương – Ngã ba An Nhơn Tây
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
361
Hình 20.8 Tuyến BRT số 7B Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ
c) Giai đoạn sau 2020
Mạng lưới BRT gia tăng nhanh chóng do nhu cầu đi lại tăng rất cao tại thời
điểm sau 2020. Mạng lưới đường bộ phát triển cũng là điều kiện để có thể xây dựng
các tuyến BRT. Mạng lưới BRT đóng vai trò rất lớn trong việc vận chuyển lượng
HK lớn khi mà mạng lưới đường sắt đô thị chưa đủ điều kiện xây dựng do chi phí
quá cao. Sau năm 2020 dự kiến sẽ có 25 tuyến BRT với 2,8 triệu lượt HK/ngày, chủ
yếu là các tuyến chạy trên các trục đường vành đai, đường quốc lộ, tỉnh lộ hướng
tâm nhưng sẽ không chạy vào trung tâm (dừng tại các trạm trung chuyển tại đường
vành đai 2) ngoại trừ một số ít tuyến cho phép đi vào khu trung tâm (5 tuyến). Do
sự phát triển BRT, các tuyến buýt nhanh sẽ ngưng hoạt động.
Baûng 20.3 Caùc tuyeán BRT giai ñoaïn sau 2020
STT Tên tuyến MST
Cự ly
(km)
Loại hình
tuyến
Sản lƣợng
dự kiến
1
Ga hành khách 23/9 – TC An
Sương
BRT1 8,6 Nối kết 119.232
2
BX Miền Tây – Ngã 4 Bình
Phước
BRT2 22 Nối kết 190.458
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
362
3
TC An Sương – Ngã 3 An Nhơn
Tây
BRT4 34,7 Nối kết 87.264
4 BX Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ BRT7A 24,5 Nối kết 130.703
5 BX Miền Tây – Ga Chợ Nhỏ BRT7B 31,8 Nối kết 108.648
6 BX Miền Tây – Suối Tiên BRT8 36,0 Nối kết 215.568
7 Ga Chợ Nhỏ - Vĩnh Thạnh BRT10 23,2 Nối kết 83.862
8 Nam Sài Gòn – Cần Giuộc BRT12 12,3 Nối kết 51.092
9 Ga hành khách 23/9 – Rừng Sát BRT13 16,6 Hướng tâm 95.067
10 BX Miền Tây mới – Trung Lương BRT14 31,4 Nối kết 198.720
11 Ngã 4 Ga – Thủ Dầu Một BRT15 26,5 Nối kết 87.264
12 TC Văn Thánh – Hố Nai BRT16 32 Nối kết 87.264
13 Suối Tiên – Biên Hòa BRT17 13 Nối kết 136.265
14 BX Xuyên Á – Long Trường BRT18 50,9 Nối kết 76.526
15 BX Miền Tây mới – BX Xuyên Á BRT19 35,37 Nối kết 61.221
16 Thủ Dầu Một – Biên Hòa BRT21 49 Nối kết 62.640
17 BX 19/5 – Thủ Dầu Một BRT22 28,5 Nối kết 40.814
18 BX 19/5 – BX Miền Tây mới BRT23 57,2 Nối kết 41.760
19 BX Miền Tây mới – Hiệp Phước BRT24 35,2 Nối kết 40.814
20 Ngã 4 Bình Phước – Thủ Dầu Một BRT25 31 Nối kết 136.265
21 TC Tân Bình – BX 19/5 BRT26 34 Nối kết 40.814
22 TC Chợ Lớn – Đức Hòa BRT27 16 Nối kết 173.880
23
Ga hành khách 23/9 – BX Miền
Tây
BRT28 8,6 Nối kết 279.936
24 TC An Sương – Nam Sài Gòn BRT29 13 Nối kết 148.770
25 BX Miền Tây – TC Văn Thánh BRT33 10,1 Nối kết 113.670
Số tuyến: 25
Tổng cự ly: 686,89 km
Tổng sản lượng HK/ngày: 2.808.516
Chương 20 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
363
Hình 20.9 Tuyến BRT số 24 Miền Taây – Hiệp Phước
Thông số kỹ thuật các tuyến BRT qua các giai đoạn xin xem phụ lục 15.1; 16.1;
17.1