Đề tài Phát triển ứng dụng phân nhóm khách hàng ngân hàng Á Châu

Nhìn chung thì phần mềm đáp ứng được nhu cầu thống kê cơ bản cho người sử dụng, muốn thống kê theo tiêu chí linh động (tùy chọn tiêu chí trong form Formkiemtheochonlua) và tiêu chí theo tuổi và khu vực sống của khách hàng. Nhưng phần mềm chưa có những thống kê về hình vẽ, đồ thị để thấy được cơ cấu khách hàng theo từng tiêu chí khác nhau. Dữ liệu của chương trình chỉ giới hạn trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cần mở rộng phạm vi thống kê đến 4 khu vực còn lại. Các gái trị trong combobox chỉ thể hiện 1 phần giá trị thống kê thực tế. Hướng phát triển: 4.1. Thu thập dữ liệu ở các khu vực khác: Tiến hành thu thập dữ liệu trên 5 khu vực chính mà ngân hàng Á Châu đã phân nhóm là miền Bắc, miền Trung, Đông nam Bộ, Tây Nam Bộ, TP HCM. 4.2. Điền đầy đủ các giá trị muốn thống kê trong combobox 4.3. Thiết kế form cho Import dữ liệu: Sử dụng phần mềm khác để Import dữ liệu đôi khi gây bất tiện cho người sử dụng, vì vậy cần thiết kế giao diện cho phép Import dữ liệu từ file excel trong phần mềm. Các giao diện thì tương tự như các giao diện của phần mềm XlsToSql. 4.4. Bên cạnh thống kê bằng các con số, nên có những mô hình cho thấy cơ cấu khách hàng được phân nhóm theo từng tiêu chí. Cụ thể là tiêu chí khu vực TP HCM, có các tiêu chí con như là thu nhập, tuổi, nơi làm việc, chuyên môn trong từng tiêu chí con đó lập mô hình thống kê theo các giá trị phân chia, giúp người sử dụng dễ dàng thấy được cơ cấu phân nhóm khách hàng theo những tiêu chí khác nhau. Đòi hỏi người lập trình có khả năng phân tích, xây dựng tiêu chí phù hợp để phân nhóm khách hàng, tránh những tiêu chí trùng lặp, không quan trọng

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển ứng dụng phân nhóm khách hàng ngân hàng Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG Á CHÂU Cơ sở lý luận Marketing: Marketing là những việc tìm hiểu khách hàng của công ty là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận: ·cung cấp sản phẩm và/ hoặc dịch vụ mà khách hàng cần; ·đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả; ·đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng; ·cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch vụ của công ty. Hiểu khách hàng: Khách hàng là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh. Nếu không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng, họ sẽ tìm chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người khác về doanh nghiệp của bạn. Khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ của bạn để thoả mãn những nhu cầu và mong muốn khác nhau. Họ mua: ·xe đạp vì họ cần phương tiện đi lại; ·quần áo đẹp để trông hấp dẫn hơn; ·máy thu thanh để nghe thông tin và giải trí; ·đồ bảo hộ lao động để bảo vệ quần áo. Nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, việc kinh doanh của bạn sẽ thành công, tăng được doanh số và lợi nhuận … Thu thập thông tin về khách hàng: Việc thu thập thông tin về khách hàng được gọi là Nghiên cứu thị trường. Khâu này rất quan trọng khi lập kế hoạch cho bất kỳ việc kinh doanh nào. Có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi: ·Doanh nghiệp của bạn cần những loại khách hàng nào? Lập danh sách mặt hàng và dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp và ghi lại các loại khách hàng cho sản phẩm hay dịch vụ đó. Họ là nam giới, phụ nữ hay trẻ em? Các cơ sở kinh doanh khác cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Nên ghi lại bất kỳ điểm nào có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh. ·Khách hàng cần loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào? Đâu là điểm quan trọng nhất đối với từng loại hàng hoá mà bạn cung cấp: kích cỡ? màu sắc? chất lượng? giá cả? ·Khách hàng chấp thuận mức giá bao nhiêu cho từng sản phẩm/dịch vụ của bạn? ·Khách hàng của bạn sống ở đâu? Họ thường mua hàng ở đâu và khi nào? ·Họ mua hàng có thường xuyên không: mua hàng ngày, hàng tháng, hay hàng năm? ·Họ mua hàng với số lượng bao nhiêu? ·Số lượng khách hàng của bạn có tăng lên không? ·So với trước đây số lượng khách hàng tăng lên hay có xu hướng giữ nguyên? ·Tại sao khách hàng lại mua một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó? ·Họ có muốn tìm mua loại hàng khác hay không? Những câu trả lời xác thực sẽ giúp bạn quyết định được ý tưởng kinh doanh của mình có giá trị hay không. Nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thu thập thông tin về các khách hàng tiềm năng những cách sau: ·Dự đoán dựa trên hiểu biết sẵn có - Nếu như bạn đã có hiểu biết về một ngành kinh doanh nào đó bạn có thể dựa trên những kinh nghiệm đó để đưa ra một vài dự đoán hữu ích. ·Sử dụng các nguồn thông tin trong ngành - Thông thường bạn có thể thu được thông tin về quy mô thị trường từ các cơ sở kinh doanh trong ngành. Việc nghiên cứu quy mô thị trường hàng hoá, nhu cầu, khiếu nại của khách hàng cũng không phải là khó. Hãy tham vấn các nhà phân phối chính về mặt hàng đó (các cơ sở bán buôn), xem các tài liệu chỉ dẫn về kinh doanh, báo chí thương mại... ·Tham khảo ý kiến các khách hàng dự kiến được lựa chọn theo mẫu - Bạn nên tham khảo ý kiến càng nhiều khách hàng càng tốt. Hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu người muốn sử dụng sản phẩm mà bạn sẽ bán. Nghiên cứu thị trường giống như truyện trinh thám, bạn phải lần ra đầu mối để khám phá bí mật. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng công việc kinh doanh không đủ lượng khách hàng cần thiết. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển hướng nghĩ tới một việc kinh doanh khác. Các phương thức của Marketing: POSM: Point of sales material, Point of sales merchandise, product of sales material: truyền thông tại điểm bán hàng. Những sản phẩm nằm trong POSM: leaflet, Brochure, catalogue, Banner, Pano, Billboard, Bộ nhận diện thương hiệu, Bộ ấn phẩm căn phòng, .......... Khuyến mại hay khuyến mãi là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Các hình thức khuyến mại bao gồm: - Dùng thử hàng mẫu miễn phí: Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. - Tặng quà: Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. - Giảm giá: Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của Chính phủ. - Tặng phiếu mua hàng: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định. - Phiếu dự thi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Các chương trình may rủi: Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố. - Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác. - Chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí: Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền, giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền hình Báo chí Internet Phát thanh Quảng cáo trực tuyến Quảng cáo qua bưu điện Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển Quảng cáo qua các trang vàng Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn Quảng cáo trên bao bì sản phẩm Quảng cáo qua gửi thư trực tiếp Quảng cáo truyền miệng Quảng cáo từ đèn LED Marketing trực tiếp: Khái niệm và bản chất Quản trị tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu (Database Marketing) là một hình thức tiếp thị trực tiếp dến khách hàng (direct marketing). Cách tiếp thị này sử dụng các cơ sở dữ liệu máy tính chứa thông tin khách hàng đang có cũng như tiềm năng để tạo ra các hình thức quảng cáo nhắm đến từng cá nhân người tiêu dùng. Phương pháp tiếp thị có thể là bất kỳ hình thức quảng cáo nào có thể gửi trục tiếp đến cá nhân người tiêu dùng - ví dụ như email, catalog, thư quảng cáo gửi đến tận nhà. Các email, thư từ quảng cáo này được tạo ra dựa theo các thông tin của mỗi khách hàng (ví dụ như tuổi tác, nghề nghiệp, sở thích, lịch sử mua bán, giao dịch) được lưu trên máy tính - nhằm mục đích quảng cáo một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Chức năng Tiếp thị trực tiếp và tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu khác nhau chủ yếu ở sự phân tích dữ liệu. Tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu lại sử dụng các phương pháp thống kê để xây dựng các mô hình dự đoán hành vi của khách hàng và chọn lựa khách hàng cho từng hình thức quảng cáo tương ứng. Các nhà tiếp thị bằng cơ sở dữ liệu, do đó, thường có xu hướng sử dụng những cơ sở dữ liệu khổng lồ, bởi vì dữ liệu về khách hàng càng nhiều thì khả năng các mô hình dươc xây dựng chính xác càng cao. Vai trò Marketing không chỉ mang lợi ích cho doanh nghiệp là quảng bá sản phẩm, dịch vụ; tìm ra nhu cầu khách hàng cũng như khách hàng tiềm năng mà còn cho người tiêu dùng. Vì người tiêu dùng cũng có nhu cầu được sử dụng những sản phẩm dịch vụ tốt nhất, thực tế là có nhiều lúc khách hàng có nhu cầu nhưng không biết phải tìm sản phẩm dịch vụ đó ở đâu. Và nếu như vào một ngày nào đó, khách hàng mở hộp mail cá nhân lên và thấy được mẫu thông tin quảng cáo về một sản phẩm mới đúng như nhu cầu hiện tại của họ thì hiệu quả của việc marketing bằng cơ sở dữ liệu đã làm tăng hình ảnh chuyên nghiệp cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty. Hay nói cách khác marketing bằng cơ sở dữ liệu mang lại hiệu quả cho cả hai bên: doanh nghiệp và khách hàng. Chiến lược marketing của Ngân hàng Á Châu là marketing trực tiếp với đối tượng nhắm tới là khách hàng có thu nhập cao (công nhân viên trên 35 tuổi). Việc áp dụng chiến lược marketing bằng cơ sở dữ liệu phổ biến trong các ngành có thể tạo ra một khối lượng dữ liệu giao dịch khổng lồ từ hàng triệu khách hàng, như tài chính ngân hàng, viễn thông, buôn bán … mà cụ thể ở đây là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam, khá thành công trong dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng như chiến lược marketing hiệu quả. Các phương thức - Marketing trực tiếp qua thư (Direct mail) - Marketing trực tiếp qua Catalog (Mail order) - Tiếp thị từ xa (Telemarketing) - Tiếp thị tận nhà (Door-to-door marketing) - Quảng cáo có phúc đáp (Direct Response Advertising) Các yếu tố quyết định sự thành công Trong tiếp thị kiểu tuyền thống, ta thường nói đến Marketing hỗn hợp bao gồm 4P đó là: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion). Đối với tiếp thị trực tiếp, tương tự sẽ có 6 yếu tố quan trọng sau: - Cơ sở dữ liệu (Database). - Chào hàng (Offer). - Sáng tạo (Creative). - Phương tiện giao tiếp (Media). - Tổ chức thực hiện (Organizing). - Dịch vụ khách hàng (Customer Service). Những khó khăn trong xây dựng, triển khai chiến lược marketing và cách khắc phục: Kế hoạch triển khai tài liệu thương hiệu được quản lí kém sẽ là một túi tiền không đáy. Trước khi bắt đầu, hãy tiến hành phân tích các tác động liên quan tới hình ảnh, đến tổ chức và tài chính khi triển khai tài liệu thương hiệu. Xây dựng công cụ theo dõi tất cả chi phí để đảm bảo không phát sinh những chi phí không cần thiết. Cần xây dựng kế hoạch triển khai dự án Dù phạm vi công việc có quy mô lớn hay nhỏ, cần phải xây dựng kế hoạch triển khai nhằm quản lí công việc theo đúng hướng và tiến độ. Cần phổ biến kế hoạch cho các phòng ban có liên quan nắm rõ quy trình và thời triển khai. Nên thiết lập các mục tiêu sát với thực tế, dựa trên kinh nghiệm và kiến thức tích lũy được. Thu thập thông tin cụ thể, tránh những thông tin mập mờ Tất cả thông tin, tư liệu thu thập và tích lũy được trong quá trình triển khai là vô giá – nên nhập chúng vào hệ thống dữ liệu quản trị dự án, việc này có thể giúp bảo vệ ngân sách và trở thành nguồn tư liệu tham khảo hữu ích. Thiết kế là công đoạn ít tốn kém nhất nhưng tốn nhiều công sức nhất Chính vì vậy, nó nhận được nhiều sự quan tâm của cấp quản trị cao cấp dù những khó khăn và chi phí chỉ xuất hiện khi triển khai các tài liệu này. Tính trọn vẹn của những mẫu thiết kế phải được giữ nguyên Những mẫu thiết kế thiếu tính thực tế sẽ gây khó khăn và tốn kém cho việc triển khai, do đó trong công đoạn thiết kế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc về in ấn. Cần viết bản tóm tắt ý tưởng thiết kế bao gồm những yêu cầu về thẩm mỹ, truyền thông, kĩ thuật và pháp lý. Đưa những mẫu thiết kế căn bản lên nhiều phương tiện khác nhau như đèn, phương tiện giao thông, văn phòng phẩm và trang phục. Cần thiết kế nhiều phiên bản đầu tiên trước khai triển khai. Những gì nhìn hoàn hảo trên giấy có thể sẽ trông khác khi được đặt trên đỉnh của một tòa nhà 20 tầng.  Thực hiện truyền thông nội bộ về dự án Trong suốt quá trình triển khai, cần đảm bảo rằng tất cả các phòng ban có liên quan như truyền thông, marketing, nhân sự, quản lí hành chánh văn phòng, quản lí đội xe và thu mua tham gia vào kế hoạch. Nên lên kế hoạch thông báo cụ thể cho từng trưởng phòng ban nắm rõ, cần làm cho họ thấy rằng mình có đóng góp vào sự thành công của dự án. Sau khi triển khai xong, cần thông báo cho những người có liên quan hay trực tiếp sử dụng tài liệu thương hiệu hàng ngày. Đừng quên kế hoạch truyền thông nhằm thông báo cho khách hàng, giới truyền thông và cổ đông Việc triển khai các tài liệu thương hiệu là một cơ hội tuyệt vời để truyền tải câu chuyện thương hiệu, cũng bao gồm cả định vị thương hiệu và giá trị thương hiệu. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Giới thiệu về ngân hàng Á Châu Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/4/1993, và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động. ACB được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết kể từ ngày 31/10/2006 theo quyết định số 21/QĐ-TTGDHN Loại chứng khoán Cổ phiếu phổ thông Mã chứng khoán ACB Mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phiếu Số lượng chứng khoán niêm yết hiện nay 632.165.378 cổ phiếu Mạng lưới hoạt động Gồm 188 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 72 phòng giao dịch Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 2 Sở giao dịch (Hải Phòng, Hà Nội), 7 chi nhánh và 30 phòng giao dịch Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế): 7 chi nhánh và 12 phòng giao dịch Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 6 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới) Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 3 chi nhánh và 12 phòng giao dịch. 5.584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB (31/12/2005) 360 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union (tháng 03/2005) Công ty trực thuộc Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA). Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL). Công ty liên kết Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). Công ty liên doanh Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). Định hướng phát triển ACB từ năm 2009 thực hiện chiến lược “Quản lý tốt – Lợi nhuận hợp lý – tăng trưởng bền vững”. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. Tuy nhiên với kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, độ ổn định và năng lực tài chính, kỹ năng quản lý rủi ro…, ACB tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu của mình trong hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam và thu hẹp khoảng cách về quy mô so với các Ngân hàng thương mại nhà nước ACB đã hình dung tầm nhìn năm 2015 theo đó ACB phấn đấu trở thành một trong 3 tập đoàn tài chính – Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Cơ cấu tổ chức: Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG SÁNG LẬP BAN KIỂM SOÁT BAN CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG BAN CHIẾN LƯỢC BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ BAN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP KHỐI NGÂN QUỸ KHỐI PHÁT TRIỂN KINH DOANH KHỐI VẬN HÀNH KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN LỰC TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Các phòng bán hàng Các phòng hỗ trợ Các phòng nghiệp vụ Các phòng sản phẩm Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng kinh doanh vàng Phòng kinh doanh vốn Phòng hỗ trợ và phát triển chi nhánh Phòng Marketing Phòng nghiên cứu thị trường Phòng hỗ trợ tín dụng Phòng nghiệp vụ giao dịch Phòng pháp chế và tuân thủ Phòng quản lý ngân quỹ Phòng thẩm định tài sản Phòng tổng hợp Phòng điều hành nhân sự Phòng hành chánh và xây dựng cơ bản Phòng phát triển nguồn nhân lực Trung tâm đào tạo Bộ phận hành chính Phòng quản trị cơ sở dữ liệu Phòng phân tích nghiệp vụ Phòng vận hành hệ thống CNTT Các phòng sản phẩm Các phòng nghiệp vụ Các phòng hỗ trợ Các phòng bán hàng Thành tựu: Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa Công nghệ thông tin Ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng diện rộng nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch cuối năm 2001 ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ Ngân hàng lõi là TCBS ( Giải pháp Ngân hàng toàn diện), cho phép tất cả các chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập chung. Năm 2000: ACB thực hiện tái cấu trúc, cơ cấu thay đổi theo hướng kinh doanh và hỗ trợ Năm 2005: ACB và Ngân hàng Standart Chartered ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB; ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa của Công nghệ Ngân hàng bao gồm các cấu phần: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ Ngân hàng bằng một phần mềm mới có khả năng thích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay và lắp đặt hệ thống máy ATM. Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với các đối tác như Open Solution (OSI)-Thiên Nam để nâng cấp hệ Ngân hàng cốt lõi, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.355.812.780 nghìn đồng. ACB đạt danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008 do Tạp chí EUROMONEY trao tặng tại Hong Kong. Năm 2009: lợi nhuận hợp nhất trước thuế của tập đoàn ACB (ACB và các công ty con) đạt trên 2.818 tỷ đồng, vượt 118 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm 20%, từ thu phí dịch vụ chiếm 26%, từ trái phiếu và chứng từ có giá chiếm 25%, từ hoạt động liên ngân hàng chiếm 4% và từ kinh doanh ngân quỹ và đầu tư chiếm 25%; tổng tài sản của riêng ACB đạt 171.957 tỷ đồng, tăng 63,24% so với năm 2008; tổng dư nợ đạt 62.025 tỷ đồng; tổng huy động đạt 123.968 tỷ đồng, tăng 35,33% so với năm 2008, trong đó huy động từ dân cư đạt 115.065 tỷ đồng, tăng 40.86% so với năm 2008. Đặc biệt hơn nữa khi ACB vinh dự là ngân hàng duy nhất và đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam được cùng lúc vinh danh 06 (sáu) giải thưởng quốc tế “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” bởi sáu tổ chức tài chính uy tín trên thế giới bình chọn (Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The banker). Ngành nghề kinh doanh Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư. Nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Cho vay ngắn, trung và dài hạn Chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc Thanh toán quốc tế, Bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán Lưu ký tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh khách hàng. Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và dịch vụ Ngân hàng khác Tình hình hoạt động Trong 16 năm hoạt động ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính tín dụng của ACB qua các năm như sau: Hình 1.2: TỔNG TÀI SẢN HỢP NHẤT (TỶ ĐỒNG) Hình 1.3: VỐN HUY ĐỘNG HỢP NHẤT (TỶ ĐỒNG) Hình 1.4: DƯ NỢ CHO VAY HỢP NHẤT (TỶ ĐỒNG) Hình 1.5: LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HỢP NHẤT (TỶ ĐỒNG) Giới thiệu bộ phận kinh doanh khối Khách Hàng Cá Nhân KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN: Khối khách hàng cá nhân (sau đây gọi là khối) là đơn vị kinh doanh và quản lý hệ thống kênh phân