Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta và Nhà nước đã nêu rõ chủ trương kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Mục tiêu hàng đầu của nước ta là xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu : tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nó như thế nào? Tại sao trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng? Phải chăng chủ trươngđề rađã không được thực hiện đúng? Là một sinh viên kinh tế, việc nhận thức mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là cần thiết. Vì vậy, với những tìm tòi tài liệu và sách báo tham khảo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, em đã quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay ”. Đề tài giúp em hiểu và thấy được những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3827 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta và Nhà nước đã nêu rõ chủ trương kết hợp ngay từ đầu và trong từng bước giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Mục tiêu hàng đầu của nước ta là xây dựng một nước Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.Tại Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu : tăng trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội phải được thực hiện ngay trong từng bước phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Vậy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nó như thế nào? Tại sao trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế thì sự phân hoá giàu nghèo ngày càng gia tăng? Phải chăng chủ trươngđề rađã không được thực hiện đúng? Là một sinh viên kinh tế, việc nhận thức mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội là cần thiết. Vì vậy, với những tìm tòi tài liệu và sách báo tham khảo cùng với sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn, em đã quyết định chọn đề tài “ Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến, vận dụng phân tích mối liên hệ giữa vấn đề tăng trưởng và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay ”. Đề tài giúp em hiểu và thấy được những chính sách, giải pháp và hướng đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong quá trình đổi mới. Với những hiểu biết và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, những sai sót trong khi thực hiện sẽ là điều không thể tránh khỏi, em rất mong được những lời nhận xét và góp ý quý báu của cô giáo. CHƯƠNG 1: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 1.1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến Các sự vật, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay tồn tại biệt lập với nhau, tách rời nhau? Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó đã có những quan điểm khác nhau. Trả lời câu hỏi thứ nhất, những người theo quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu có thì cũng chỉ là sự quy định bề ngoài mang tính ngẫu nhiên. Trái lại, những người theo quan diểm biện chứng lại cho rằng các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau. Chẳng hạn như sự gia tăng dân số sẽ tác động trực tiếp đến kinh tế, xã hội, giáo dục…; hay như vấn đề môi trường tác động, ảnh hưởng tới hoạt động của con người, và hoạt động của con người cũng tác động trở lại to lớn đến sự biến đổi của môi trường.v.v.. Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan trả lời rằng, cái quyết định mối liên hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng là một lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người Heghen - xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. trong khi đó, những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới, dù có đa dạng, phong phú đến bao nhiêu thì cũng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại tách rời nhau, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở đó, triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng: mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. 1.2 Các tính chất của mối liên hệ 1.2.1.Tính khách quan Mọi mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri, vô giác cũng chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác ( như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… đôi khi cũng chịu sự tác động của con người ). Con người - một sinh vật phát triển nhất trong tự nhiên cũng luôn luôn chịu tác động bởi các sự vật, hiện tượng khác và các yếu tố ngay trong chính bản thân. Ngoài sự tác động của tự nhiên, con người còn tiếp nhận sự tác động xã hội và những người khác. Chính con người và chỉ có con người mới tiếp nhận vô vàn quan hệ, mối liên hệ chằng chịt. Vấn đề là con người phải hiểu biết các mối liên hệ, vận dụng chúng vào hoạt động của mình để giải quyết các mối liên hệ phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu, lợi ích của xã hội và bản thân con người. 1.2.2.Tính phổ biến Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện: Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật, hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ. Trong thời đại ngày nay, không có một quốc gia nào không có quan hệ, không có liên hệ với quốc gia khác về mọi mặt của đời sống xã hội. Chính vì vậy mà bên cạnh việc hợp tác cùng nhau phát triển thì trong xã hội tồn tại nhiều vấn đề như: môi trường sinh thái, dân số, chiến tranh… Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tuỳ theo điều kiện nhất định. Song, dù dưới hình thức nào, chúng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến nhất, chung nhất. 1.2.3.Tính đa dạng Các mối liên hệ khác nhau được phân chia theo từng cặp: mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài, mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu, mối liên hệ bản chất và mối liên hệ không bản chất… Chính tính đa dạng trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển của bản thân sự vật và hiện tượng quy định tính đa dạng của mối liên hệ. Vì vây, trong một sự vật có thể có nhiều loại mối liên hệ, chứ không phải chỉ có một cặp mối liên hệ xác định. Các cặp mối liên hệ khác có mối quan hệ biện chứng với nhau.Mối liên hệ này quy định mối liên hệ kia tuỳ theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Nói cách khác, vai trò quyết định của các mối liên hệ trong từng cặp phụ thuộc vào quan hệ hiện thực xác định. Sự phân chia từng cặp mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, vì mỗi loại mối liên hệ chỉ là một hình thức, một bộ phận của mối liên hệ phổ biến. Mỗi loại mối liên hệ trong từng cặp có thể chuyển hoá lẫn nhau tuỳ theo phạm vi bao quát của mối liên hệ. Tuy sự phân chia thành các mối liên hệ chỉ mang tính tương đối, nhưng sự phân chia đó lại rất cần thiết. Bởi vì mỗi loại mối liên hệ có vị trí và vai trò xác định trong sự vận động và phát triển của sự vật. Con người phải nắm bắt đúng các mối liên hệ đó để đưa lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. 1.3. Ý nghĩa phương pháp luận Từ nghiên cứu quan điểm duy vật về mối liên hệ phổ biến, chúng ta rút ra phương pháp luận khoa học để nhận thức và cải tạo hiện thực. Thứ nhất là quan điểm toàn diện. Đây là quan điểm đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với sự vật khác. Đòi hỏi chúng ta phải phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ tất nhiên… Thứ hai là quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể. Cũng như để xác định đường lối, chủ trương của từng giai đoạn cách mạng, của từng thời kỳ xây dựng đất nước, bao giờ Đảng ta cũng phân tích tình hình cụ thể của đất nước. CHƯƠNG 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay – nhìn từ góc độ phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 2.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Gần hai thập kỷ này, trong nước ta cũng như trên thế giới, ngày càng nhiều những cuộc điều tra khảo sát, những công trình nghiên cứu, những công cuộc thử nghiệm ở nhiều quy mô khác nhau, có khi bao quát cả một quốc gia, về mối quan hệ giữa cái xã hội và cái kinh tế, về thế nào là tăng trưởng kinh tế, thế nào là công bằng xã hội, thế nào là kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Khát vọng và đòi hỏi này biểu hiện nổi bật trong những chủ trương được phổ biến nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về gắn bó văn hoá va phát triển, về phát triển bền vững, về phát triển là dân chủ và tự do, về xoá đói giảm nghèo, về phát huy nguồn vốn xã hội. Vậy trước hết ta cần hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế? Tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế học, dùng để chỉ sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm xã hội và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó; là thước đo của tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở nhịp độ tăng trưởng, cụ thể là mức tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP), thu nhập quốc dân tính theo đầu người và chỉ số phát triển con người (HDI). Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, quy mô và tốc độ phát triển của một nền kinh tế. Sự tăng trưởng đó đạt tới một giới hạn nhất định. Thế nào là công bằng xã hội? Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, bị quy định bởi hoàn cảnh cụ thể. Có thể nói, mỗi xã hột đều có chuẩn mực riêng của mình về công bằng xã hội, do hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở đó quy định. Bàn về sự khác biệt giữa bình đẳng xã hội và công bằng xã hội, trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gô-ta, Mác vạch rõ: trong xã hội XHCN ''mỗi một người sản xuất nhận được trở lại vừa đúng cái mà anh ta đã cung cấp cho xã hội''. Đó là nguyên tắc công bằng; tuy nhiên, trong điều kiện của CNXH, công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội, nghĩa là bình đẳng không phải là ngang bằng nhau về mọi phương diện. Phải chấp nhận tình trạng bất bình đẳng ở một giới hạn nhất định đối với mọi thành viên trong xã hội. 2.1.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Trước hết ta cần nghiên cứu mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tất yếu cho tiến bộ xã hội. Do đó, trên thực tế, hầu hết chính phủ các nước tìm mọi cách ưu tiên các nguồn lực của mình cho sự tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội..., làm cơ sở để giải quyết hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội khác. Như thế, tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thịnh suy của từng quốc gia dân tộc. Vậy, phải chăng cứ tăng trưởng kinh tế là có sự tiến bộ xã hội? Nhìn một cách phổ quát là như vậy. Nhưng, trong thực tế, không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng đi liền với sự tiến bộ xã hội, bởi còn tùy thuộc vào mục đích của tăng trưởng kinh tế. Nếu tăng trưởng kinh tế chỉ nhằm đạt được lợi nhuận sẽ đem lại thảm họa cho con người. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế để tất cả cho con người và vì con người thì luôn luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Như vậy tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện vật chất để thực hiện công bằng xã hội. CNXH khoa học nhấn mạnh động lực để tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất của khoa học kỹ thuật, nhưng tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội chính là phương thức sản xuất. Quan điểm này giúp chúng ta có cách nhìn biện chứng về sự tăng trưởng kinh tế của CNTB hiện đại. Nền tảng của nó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hay những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ những năm 50 của thế kỷ 20 đến nay đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần vì mục đích lợi nhuận dẫn đến chủ nghĩa sô-vanh nước lớn và kỳ thị chủng tộc, áp bức và bóc lột nhiều nước đang phát triển. Công bằng xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm công bằng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Trong đó, công bằng trong kinh tế là cơ sở, công bằng trong lĩnh vực phân phối có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy nội lực các thành phần kinh tế, đến từng thành viên trong xã hội. Vì vậy, sự tăng trưởng kinh tế phải hướng tới mục đích phục vụ các mục tiêu xã hội và các mục tiêu xã hội phải hướng tới con người. Không thể có một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có hiệu quả cao và bền vững trong một xã hội với trình độ nhân dân thấp kém. Công bằng xã hội dẫn đến lợi ích của mỗi cá nhân và mỗi chủ thể kinh tế được đảm bảo đầy đủ theo mức độ đóng góp bằng nhiều hình thức như bằng lao động bằng vốn, tài sản, trí tuệ, trí thức, trình độ tay nghề. Như vậy khi lợi ích kinh tế được đảm bảo đã tạo ra sự kích thích cho mỗi cá nhân không ngừng phát huy tính năng động và năng lực sáng tạo của mình. Do đó công bằng xã hội là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay 2.2.1.Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam là tất yếu khách quan. Ở nước ta, trước những năm đổi mới, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp và một nền kinh tế phi thị trưởng, chế độ phân phối bình quân, nền kinh tế, không những không tăng trưởng mà trì trệ, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào giữa thập niên 80, buộc chúng ta phải tiến hành đổi mới. Đổi mới là một yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Tinh thần đổi mới của Đảng thể hiện trước hết ở đổi mới tư duy kinh tế, hình thành và hoàn thiện qua các Đại hội VI, VII, VIII và IX. Những thành tựu mà chúng ta đã đạt được gần hai thập niên qua trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đã khẳng định rằng, để thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi phải kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội. Sự nghiệp CNH, HĐH do Đảng lãnh đạo và đang được thực hiện ở Việt Nam nhằm đến nhiều mục tiêu, trong đó có vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cùng với chế độ chính trị ưu việt là điều kiện, yếu tố quan trọng để có công bằng xã hội, ngày càng tạo ra công bằng xã hội. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội biểu hiện một cách đa dạng, chứ tuyệt nhiên không phải tăng trưởng đi trước công bằng theo sau. Mác viết: ''với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh (sản phẩm lao động, vật phẩm tiêu dùng) nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia”. Từ những luận điểm của Mác, chúng ta thấy, công bằng xã hội không đồng nhất với bình đẳng xã hội, công bằng xã hội, bình đẳng xã hội không có nghĩa là chia đều, ngang bằng nhau, và trong CNXH vẫn tồn tại sự bất bình đẳng; bình đẳng trong CNXH là bình đẳng về địa vị xã hội của con ngưởi. Trong điều kiện ở những nước chậm phát triển như nước ta, liệu có thể vừa tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển và thực hiện công bằng-xã hội được không? Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ''Chủ nghĩa xã hội là công bằng hợp lý: Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng. Những người già yếu hoặc tàn tật sẽ được Nhà nước giúp đỡ chăm nom''. Vậy, trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, công bằng xã hội không có nghĩa là chia đều, bình quân sản phẩm lao động, tư liệu sinh hoạt, vật phẩm tiêu dùng cho mọi người. Nói về việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do chuyển từ thời bình sang thời chiến, vừa phải dồn sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền nam, vừa phải đánh thắng giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: trong công tác phân phối, không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên. Quán triệt quan điểm trên của Hồ Chí Minh, có thể nhận định: Trong điều kiện đi lên CNXH ở nước ta, tùy từng giai đoạn vẫn có thể thiết lập được sự công bằng xã hội ở mức độ mà sự phát triển kinh tế - xã hội cho phép; công bằng ở đây là quán triệt, thực hiện đúng nguyên tắc phân phối sản phẩm: ai làm, cống hiến nhiều cho xã hội, thì được hưởng nhiều và ngược lại, chứ không phải là cào bằng một cách bình quân chủ nghĩa dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, xã hội. Thấm nhuần tư tưởng của các nhà sáng lập CNXH khoa học, của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã nêu rõ tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: ''phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Từ cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ mà Đảng ta đã nêu lên, rõ ràng chúng ta đã có một quan niệm khác với các nước XHCN trước đây là đặt ra các mục tiêu xã hội quá cao so với trình độ phát triển kinh tế hiện tại, rút cục các mục tiêu xã hội trở thành ảo tưởng. Chúng ta cũng không quan niệm như một số nước phương Tây chạy theo sự tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà hy sinh các mục tiêu xã hội, gây nên những xung đột xã hội, đặc biệt là sự phân hóa giàu nghèo. Chúng ta quan niệm, việc thực hiện các vấn đề xã hội, các mục tiêu xã hội tuy không thể thoát ly tăng trưởng kinh tế, không thể vượt ra ngoài phạm vi cho phép, nhưng không thể nhận thức một cách giản đơn: Cứ tăng trưởng kinh tế thì các vấn đề khác của xã hội sẽ giải quyết được, cũng không chờ đến khi có cho sự tăng trưởng cao của kinh tế mới bắt đầu thực hiện sự công bằng xã hội, mà mỗi bước tiến của chính sách xã hội (qua những mục tiêu đạt được của nó) đều phải dựa trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, và ngược lại, mỗi bước phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế đều thúc đẩy tiến bộ xã hội, công bằng xã hội. Báo cáo gần đây nhất (năm 2003) về phát triển còn người của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã nêu rõ chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam được tiến hành dựa trên những tính toán các thành tựu về phát triển quan trọng như mức sống, y tế, giáo dục liên tục được cải thiện, từ 0,583 (năm 1985) tăng lên 0,605 (năm 1990) và O,688 (năm 2002-2003). Đồng thời, báo cáo còn nhấn mạnh: kết quả có ấn tượng nhất là tỷ lệ nghèo đã giảm mạnh từ trên 70% vào cuối thế kỷ 20 xuống còn khoảng 29% vào năm 2002. 2.2.2. Những thành tựu của Việt Nam đạt được Nền kinh tế phát triển toàn diện và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Tốc độ tăng sản phẩm trong nước(GDP) đạt bình quân 7,5%/ năm, xấp xỉ mục tiêu đề ra và cao hơn tốc độ bình quân 5 năm 1996 – 2000)tăng 6,9%/năm). Cả 3 khu vực kinh tế trọng yếu đều đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá cao,trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 10,3%, khu vực nông –lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,6%, khu vực dịch vụ tăng 7,0%. Xu hướng tăng trưởng có tiến bộ, năm sau cao hơn năm trước: năm 2001 tăng 6,9%; năm 2002 tăng 7,08%; năm 2003 tăng 7,34%; năm 2004 tăng 7,7%; và năm 2005 tăng khoảng 8,4%. Quy mô GDP năm 2005 đạt khoảng 815 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế, gấp đôi năm 1995. Như vậy tốc nđộ tăng GDP 10 năm qua đạt bình quân 7,2%. Giá trị GDP bình quân đầu người 9,8 triệu đồng/năm tương đương 600 triệu USD; gấp 2 lần năm 1995. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP.  2001  2002  2003  2004  2005   Chung nền kinh tế Khu vực nông- lâm thuỷ sản(I) Khu vực công nghiệp, xây dựng(II) Khu vực dịch vụ  100 23,24 38,13 38,63  100 23,03 38,49 38,48  100 22,54 39,47 37,99  100 21,89 40,21 37,81  100 20,69 41,03 38,08   Đơn vị tính: % Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) Trong gần 5 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông – lâm và thuỷ sản đã giảm hơn 3%,trung bình mỗi năm giảm hơn 0,7%. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng gần 3%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%, khu vực dịch vụ ổn định ở mức trên 38%. Tốc độ dịch chuyển cơ cấu kinh tế tuy còn chậm so với yêu cầu, song xu hướng chung thời kì sau nhanh hơn thời kì trước.