Chúng tôi tin rằng bất c ứ ai cũng sẽ có cảm giác rùng mình như chúng tôi
khi nhắc đến Hitler cũng như việc lựa chọn Hitler làm đại diện để phân tích cho
phong cách lãnh đạo độc đoán,chuyên quyền. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm
ảnh hưởng vô cùng lớn của con người này trong lịch sử đấu tranh của nhân loại.
Xét qua một người không có sự giáo dục cao, theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Đức, chỉ
mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người
đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thật là đáng n ể trong các lĩnh
vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.Chính phong cách lãnh đạo độc đoán của
Adoft Hitler đã làm bao nhiêu người vừa khiếp sợ,vừa tò mò.Bởi không thể phủ
nhận tẩm ảnh hưởng rộng lớn của ông với nước Đức và với toàn th ế giới.
Có thể nói, đối với nhân dân Đức thời đó, Hitler không ph ải là “tên đồ tể
diệt chủng” mà là vị anh hùng dân tộc.Nhờ vào những quyết định mang tính độc
đoán nhưng hiệu quả,ông đ ã vực dây một nước Đức thua trận trong Thế chiến
I,phải chịu chiến phí nặng nề,n ền kinh tế suy sụp và thêm cuộc đại khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929-1933) nhấn chìm nước Đức trong nạn lạm phát, thất nghiệp,
chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler đưa ra chủ trương cứu đất nước
bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và đàn áp trong nước, cam kết lập
lại trật tự. Hắn xé Hoà ước Versailles, dốc sức phát triển công nghiệp nhằm tái vũ
trang nư ớc Đức, nhờ đó kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh, thất nghiệp giảm.
Sức mạnh và uy tín nước Đức lên cao.Nhưng sự độc đoán bao giờ cũng có hai
mặt:tốt và xấu.Chính cái xấu này đã làm Đức thua trận trong Thế Chiến II,dẫn
đến nước Đức bị chia làm 2 phần và cái chết của ông là không tránh khỏi.Như
vậy trong cách sinh hoạt hằng ngày,với vai trò là người lãnh đạo và trong quân
sự,ta đều có thể th ấy phong cách lãnh đạo độc đoán đó
31 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7796 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phong cách lãnh đạo độc đoán của hitler, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
QUẢN TRỊ KINH DOANH K07407A
Đ ề t à i :
PHONG CÁCH LÃNH
ĐẠO ĐỘC ĐOÁN CỦA
HITLER
Môn : Tâm lý và nghệ thuật
lãnh đạo
Danh sách nhóm:
1. Lê Ngọc Anh K07407
1185
2. Nguyễn Thị Bông K07407
1187
Đại học Quốc gia Tp.HCM
Khoa Kinh tế - Luật
2
Lời mở đầu
Chúng tôi tin rằng bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác rùng mình như chúng tôi
khi nhắc đến Hitler cũng như việc lựa chọn Hitler làm đại diện để phân tích cho
phong cách lãnh đạo độc đoán,chuyên quyền. Tuy nhiên không thể phủ nhận tầm
ảnh hưởng vô cùng lớn của con người này trong lịch sử đấu tranh của nhân loại.
Xét qua một người không có sự giáo dục cao, theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Đức, chỉ
mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người
đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu của Hitler thật là đáng nể trong các lĩnh
vực ngoại giao, kinh tế và quân sự.Chính phong cách lãnh đạo độc đoán của
Adoft Hitler đã làm bao nhiêu người vừa khiếp sợ,vừa tò mò.Bởi không thể phủ
nhận tẩm ảnh hưởng rộng lớn của ông với nước Đức và với toàn thế giới.
Có thể nói, đối với nhân dân Đức thời đó, Hitler không phải là “tên đồ tể
diệt chủng” mà là vị anh hùng dân tộc.Nhờ vào những quyết định mang tính độc
đoán nhưng hiệu quả,ông đã vực dây một nước Đức thua trận trong Thế chiến
I,phải chịu chiến phí nặng nề,nền kinh tế suy sụp và thêm cuộc đại khủng hoảng
kinh tế thế giới (1929-1933) nhấn chìm nước Đức trong nạn lạm phát, thất nghiệp,
chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler đưa ra chủ trương cứu đất nước
bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và đàn áp trong nước, cam kết lập
lại trật tự. Hắn xé Hoà ước Versailles, dốc sức phát triển công nghiệp nhằm tái vũ
trang nước Đức, nhờ đó kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh, thất nghiệp giảm.
Sức mạnh và uy tín nước Đức lên cao.Nhưng sự độc đoán bao giờ cũng có hai
mặt:tốt và xấu.Chính cái xấu này đã làm Đức thua trận trong Thế Chiến II,dẫn
đến nước Đức bị chia làm 2 phần và cái chết của ông là không tránh khỏi.Như
vậy trong cách sinh hoạt hằng ngày,với vai trò là người lãnh đạo và trong quân
sự,ta đều có thể thấy phong cách lãnh đạo độc đoán đó.
Qua bài tiểu luận này, thông qua một nhân vật lịch sử rất nổi tiếng - Adoft
Hitler-nhóm muốn đi sâu vào phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán, ưu điểm
3
và nhược điểm. Từ đó có thể đưa ra hướng giải pháp để vận dụng vào thực tế.
Bởi không có phong cách nào là hoàn thiện, mỗi phong cách đều có cái hay,cái
dở riêng. Vấn đề là ta phải nhìn nhận dưới con mắt khách quan. Từ đó rút ra
những bài học cần thiết
Tóm lại,trong tiểu luận này, nhóm chúng tôi xin trình bảy những nội dung
chính như sau:
Đối tượng nghiên cứu: Phong cách lãnh đạo độc đoán của Adoft Hitler
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích phong cách lãnh đạo độc đoán trong cuộc
sống hàng ngày, trong vai trò một nhà lãnh đạo và trong quân sự của Adolf Hitler.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Giúp hiểu được phong cách lãnh đạo độc đoán một cách toàn diện.
- Thấy được ưu nhược điểm của phong cách này ở Hitler.
- Rút ra những giải pháp cho Hitler và cho mọi người để cái thiện phong cách
lãnh đạo và lựa chọn cách lãnh đạo phù hợp.
4
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo độc đoán
1.1. Khái niệm về lãnh đạo:
Lãnh đạo là:
- Khả năng lôi cuốn người khác đi theo mình.
- Biết tạo ra sự thỏa thuận chung của nhóm.
- Biết thông tin cho nhân viên để họ biết làm gì.
- Cách cư sử của một cá nhân khi chỉ đạo các hoạt động của nhóm
để đạt mục đích chung.
1.2. Khái niệm về phong cách lãnh đạo:
Tùy theo mỗi góc nhìn, chúng ta lại thấy phong cách lãnh đạo được hiểu
theo những khía cạnh khác nhau, tuy nhiên vẫn chưa có được một định nghĩa
hoàn hảo cho Phong cách lãnh đạo. Chúng tôi xin đưa những khái niệm sau:
- Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể
hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
- Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
- Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.
- Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo bằng cá tính cộng với
môi trường.
Điểm chung của các định nghĩa này là xem phong cách lãnh đạo là hệ
thống các phương pháp mà người lãnh đạo sử dụng trong hoạt động quản lý của
mình để tác động đến những người thừa hành. Tuy nhiên, phần lớn các định
nghĩa chỉ nhấn mạnh đến mặt chủ quan, mặt cá tính của chủ thể lãnh đạo chứ
chưa đề cập, xem xét phong cách lãnh đạo như một kiểu hoạt động. Kiểu hoạt
động đó được diễn ra như thế nào còn phụ thuộc vào yếu tố môi trường xã hội,
5
trong đó có sự ảnh hưởng của hệ tư tưởng, của nền văn hoá... Như vậy, ta có thể
định nghĩa :
“Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của người lãnh đạo được
hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố
tâm lý chủ quan của người lãnh đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống
quản lý”.
1.3. Phân loại phong cách lãnh đạo:
1.3.1. Phong cách lãnh đạo dân chủ:
Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào
việc khởi thảo các quyết đnh. Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận
lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập
kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
trong quá trình quản lý.
1.3.2. Phong cách lãnh đạo tự do:
Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh đạo sẽ cho phép các nhân viên
được quyền ra quyết định, nhưng nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với
những quyết định được đưa ra.
Phong cách lãnh đạo uỷ thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng
phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào. Bạn
không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong
công việc và uỷ thác một số nhiệm vụ nào đó.
1.4. Phong cách lãnh đạo độc đoán:
Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo
chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh
đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết. Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt
nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh. Nhà lãnh đạo sẽ tập
trung hết quyền lực vào tay của mình.
Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trưng bằng việc tập trung mọi
quyền lực vào tay một mình người quản lý, người lãnh đạo - quản lý bằng ý chí
của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
6
Một người quản lý có phong cách làm việc độc đoán sẽ điều hành với tư
tưởng nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định
hướng được các ông chủ vạch ra và đã được xác định bởi mong muốn của việc
sản xuất. Các nhà quản lý độc tài thường gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa
cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo. Họ cảm
thấy nhân viên cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và
quyết định mạnh mẽ hơn. Điều này tạo nên các kỹ năng quản lý. Phong cách
quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm, họ sẽ làm như thế
nào và lúc nào.
1.4.1. Một số đặc điểm cơ bản:
Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lý do một người lãnh đạo
chịu trách nhiệm. Chính anh ta là người đa ra quyết định, điều chỉnh và kiểm tra
hoạt động của tổ chức. Việc khen thưởng, kỷ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh
đưa ra không theo một hệ thống.
Chất lượng của quyết định quản lý phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh
đạo thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của anh ta. Quyết
định thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc ra quyết định quản lý phụ thuộc vào uy tín
và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo.
1.4.2. Ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán:
Ưu điểm:
- Làm nhân viên thực hiện đúng theo ý của nhà lãnh đạo
- Quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh được sự
đối đầu trong nhóm
- Tránh được trường hợp nhân viên quá ỷ lại vào quyền lực riêng của mình
Nhược điểm:
- Nhân viên ít thích lãnh đạo.
- Hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt lãnh đạo.
- Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân
1.4.3. Các loại phong cách độc đoán:
Phong cách lãnh đạo độc đoán gồm có Phong cách lãnh đạo "độc đoán - áp chế”,
Phong cách lãnh đạo “độc đoán - nhân từ
7
Độc đoán - áp chế:
Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới.
Họ thúc đẩy nhân viên bằng đe doạ. Quá trình quản lý thông tin tiến hành từ trên
xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên
trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định.
Độc đoán - nhân từ:
Các nhà lãnh đạo có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy
nhân viên bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt. Họ có tiếp thu ý
kiến từ cấp dưới, và có giao quyền, có cho phép cấp dưới ra quyết định nhưng
kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.
8
Chương 2: Phân tích thực trạng phong cách lãnh đạo
độc đoán của Hitler
2.1. Thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler:
2.1.1. Sơ lược về Hitler:
Tiểu sử và cuộc đời Hitler:
Adolf Hitler sinh ngày 20/4/1889 tại Braunau am Inn, tự sát ngày
30/4/1945, là con một chủ hiệu nhỏ ở thành phố Bruno nước Áo, 14 tuổi cha chết,
5 năm sau thì mẹ chết. Hai lần thi vào khoa Hội hoạ
của Học viện Nghệ thuật thành Viên đều rớt, hắn vô
cùng cay cú doạ nổ bom Học viện này. Lớn lên, để
nuôi mấy anh em, hắn làm nghề vẽ tự do, bán tranh
kiếm tiền thêm vào phụ cấp trẻ mồ côi và tiền tiết
kiệm cha để lại.
Năm 1913, Hitler dọn đến ở Munich, tiếp tục
vẽ và bắt đầu hoạt động chính trị. Đại chiến I nổ ra,
ông đi lính, chiến đấu dũng cảm, từng 2 lần bị thương
và được thưởng huân chương Thập tự sắt.
Xuất ngũ năm 1918 với lon hạ sĩ và nỗi hận nước Đức thua trận, tham gia
Đảng Công nhân Đức ở Munich và trở thành đảng viên thứ 9. Hitler ra sức tuyên
truyền quan điểm kết tội người Do Thái, cộng sản và xã hội dân chủ Đức đã làm
cho Đức thua trận và phải chịu các điều kiện khắc nghiệt của Hoà ước Versailles.
Năm 1920, hắn đề ra cương lĩnh “Chủ nghĩa xã hội quốc gia”, nêu khẩu hiệu mị
dân “công nhân được chia lợi nhuận của nhà máy”, “nông dân không phải nộp
địa tô”, và đổi tên đảng thành Đảng Công nhân XHCN Quốc gia Đức (viết tắt
NAZI hoặc Quốc Xã).
Năm 1921, Hitler công khai tuyên truyền tư tưởng độc tài, chống cộng,
chống Do Thái, đề cao quan điểm chủng tộc Đức ưu việt.
9
Năm 1923, hắn tổ chức đảo chính ở Munich nhưng thất bại và bị tù 9
tháng. Trong tù, hắn đọc cho bạn tù là Rudolf Hess viết Cuộc chiến đấu của tôi
(Mein Kampf) trình bầy chiến lược tái tạo nước Đức thành cường quốc số 1 châu
Âu.
Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới nhấn chìm nước Đức
trong nạn lạm phát, thất nghiệp, chia rẽ, rối loạn, mất niềm tin. Giữa lúc đó Hitler
đưa ra chủ trương cứu đất nước bằng cách bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài và
đàn áp trong nước, cam kết lập lại trật tự. Người Đức coi hắn như một vị cứu tinh
và hăng hái đi theo hắn. Đảng Nazi phát triển nhanh, năm 1932 đã có gần 1 triệu
đảng viên.
Năm 1933, sau khi Nazi thu được nhiều phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội,
qua dàn xếp với các thế lực tài phiệt, Hitler được Tổng thống Đức cử làm Thủ
tướng. Hắn xé Hoà ước Versailles, dốc sức phát triển công nghiệp nhằm tái vũ
trang nước Đức, nhờ đó kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh, thất nghiệp giảm.
Sức mạnh và uy tín nước Đức lên cao.
Đến năm 1935, Hitler đã giành được sự ủng hộ thật lòng của hầu hết nhân
dân Đức. Hắn bắt đầu chương trình bành trướng lãnh thổ
Thủ tướng Anh D. L. George đã nói về Hitler như sau: “Người già tín nhiệm ông
ta, thanh niên sùng bái ông ta. Đó không phải là sự khâm phục một lãnh tụ nhân
dân mà là sự sùng bái một anh hùng dân tộc đã cứu đất nước ra khỏi nỗi chán
chường và suy sụp. Ông ta như một nhà quân chủ độc tài không bị bất cứ ai phê
bình. Nói như vậy chưa đủ, phải gọi ông ta là George Washington của nước
Đức…Ai chưa tận mắt chứng kiến thì có thể nghĩ nói như vậy là quá lời”.
Những thành tựu đạt được của Hitler:
Xét qua một người không có sự giáo dục cao, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ trong Đệ
nhất thế chiến, không có nhân thân tốt, không người đỡ đầu, không gia sản,
những thành tựu của Hitler thật là đáng kể trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế
và quân sự.
- Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là thành tựu nổi bật, mà
trong đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca ngợi là phép lạ. Số người thất
nghiệp từ 6 triệu năm 1932 giảm còn không đến 1 triệu bốn năm sau. Sản lượng
10
và thu nhập quốc nội tăng gấp đôi trong thời gian 1932-37. Tuy Hitler không giỏi
về kinh tế, ông quy tụ được những kinh tế gia giỏi, đặc biệt là TS. Hjalmar
Schacht, được coi như là nhà phù thủy kinh tế.
- Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức 100.000
người, Hitler tăng quân số lên gấp ba vào cuối năm 1934. Khi phát động tiến
công Nga năm 1941, Đức huy động 3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600
km.
Đến giữa năm 1942, Đức đã chiếm khoảng 90% Tây Âu, trừ Thụy Điển,
Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ; còn
Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia và một phần Ai Cập.
Có vài điểm pha trộn trong lĩnh vực chỉ huy quân sự của Hitler. Nhờ quyết
định của ông, Đức đánh chiếm thần tốc các nước Bắc Âu với thiệt hại không
đáng kể, chỉ một nhóm nhỏ bính sĩ Đức chiếm được pháo đài hiện đại Eben
Emael của Bỉ, được xem là có cấu trúc kiên cố nhất Châu Âu, và đánh thần tốc
qua Pháp
Quyết định nhất quán của Hitler là quân Đức phải trụ lại nơi tiến quân chứ
không được rút lui. Các tướng lĩnh Đức mâu thuẫn nhau về việc này. Một số
chống đối, cho rằng đó là quyết định gây thêm thiệt hại cho Đức, nhưng một số
tán thành, cho rằng trến chiến trường đầy băng tuyết, lệnh rút lui chỉ làm cho
binh sĩ tháo chạy mà không có căn cứ ở phía sau để họ có thể lui về trú ẩn, và
cũng không có phòng tuyến nào để trụ lại.
Những tố chất trong con người Hitler:
Trong con người của Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ
và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi
khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân đội, nghiệp
đoàn.
- Tinh thần ái quốc cực đoan
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và
tranh thủ được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận
ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được
che giấu bởi tài hùng biện.
11
- Việc làm và lời nói đi đôi với nhau
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển
sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì
ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật
mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ.
Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nói.
- Bản chất độc tài, chuyên chế
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao
động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý
định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới
quyền một lãnh tụ chuyên chế.
- Tài hùng biện
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính
lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới
truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: hắn chỉ cao có 1,75m – chưa đủ
tiêu chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc lật trái, để bộ ria như một anh hề.
Thế nhưng hắn cực kỳ có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan
người khác và khí thế nói dồn ép người ta phải nghe theo. Hitler còn là nhà diễn
thuyết đại tài trên thế giới. Hắn rất chú ý tập luyện và cải tiến kỹ xảo nói, rất thạo
kết hợp nói với động tác. Trong Mein Kampf hắn viết: “tôi tin rằng lời nói, chứ
không phải là bài viết, có khả năng gây ra những sự kiện làm rung chuyển thế
giới”. Hắn dốc toàn bộ nhiệt tình vô tận của mình vào bài nói, tới mức những lời
dối trá trắng trợn nhất cũng có mầu sắc chân lý. Hắn luyện kỹ sảo nói với mục
đích không chỉ để thuyết phục, mà là làm cho người nghe phát điên lên như bị
thôi miên. Hắn thường diễn thuyết vào buổi tối để có thể dùng ánh đèn tăng thêm
hiệu quả. Vài ngày sau khi Hitler nhậm chức Thủ tướng, 1 triệu người Đức kéo
đến sân bay Berlin để nghe hắn diễn thuyết suốt từ 20 h cho đến 22 h đêm. Hitler
nói hay đến mức khi hắn nghiêng ngả người thì cả triệu thính giả cũng nghiêng
ngả theo, như một đại dương sôi sục. Phụ nữ bị xúc động hơn cả, có bà thét lên
nằm vật xuống. Một số cán bộ ngoại giao các nước trung lập cũng giơ tay hô lớn
12
“Hailơ Hitler”. Khi xúc động lên tới cao điểm, Hitler trợn mắt, vung nắm đấm
như đánh vào kẻ thù không đội trời chung của hắn - người Do Thái, bọn Đỏ và
những kẻ phản quốc.Tài hùng biện được xem là một phương tiện, vũ khí lợi hại
nhất mà Hitler có được.
Nguyên nhân Hitler có phong cách lãnh đạo độc đoán:
Dựa trên những phân tích về tính cách cuộc đời để chúng tôi rút ra những nguyên
nhân như sau:
- Trong bản chất con người hắn vốn là một kẻ độc đoán, chuyên chế, nên
ngay từ đầu Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ
chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế. Nên tất
nhiên sẽ có phong cách làm việc theo kiểu độc đoán , chuyên chế.
- Hiter là một kẻ quá tự tin vào khả năng quân sự của mình, không tin
tưởng bất cứ ai nên mọi việc hắn quyết định hắn đều cho là đúng và không nghe
theo bất cứ ai. Cộng thêm một tài hùng biện được coi là một vũ khí lợi hại nhất
của hắn càng làm cho hắn tự phụ hơn. Hắn có thể làm mọi điều và tự tin là nếu
sai thì chỉ cần một bài nói nghiêng ngả hắn có thể biến cái suy nghĩ của hắn thành
suy nghĩ đúng đắn cho mọi người.
- Một trong những nguyên nhân là ở tinh thần ái quốc cực đoan của hắn.
Hắn có một mục đích là đưa nước Đức thoát khỏi những ràng buộc sau thất bại
của chiến tranh thế giới thứ nhất, xây dựng một nước Đức siêu cường nhưng
bằng chế độ phát xít độc tài, chuyên chế. Đó chính là động lực để hắn lãnh đạo
như vậy. Cũng là thứ để hắn thuyết phục được người dân Đức tin ở khả năng và
quan điểm của hắn.
- Hitler là một kẻ cô độc, yếu đuối, cha mẹ mất sớm, sự nghiệp không đâu
vào đâu, hắn không có bạn bè nên hắn không tin tưởng vào bất cứ ai, không nghe
bất cứ ai, thậm chí có thể ra tay với cả thân tín của mình. Đó là một trong những
nguyên nhân dẫn đến cách lãnh đạo độc đoán đó.
- Hắn coi nhân dân như những người được “nữ tính hóa” và tỏ ra hãnh
diện vì mình được điều khiển họ, họ phải nghe lời hắn, chỉ có theo hắn mới có
cuộc sống như họ mong đợi.
13
- Bên cạnh đó, hắn kết thân với tên độc tài người Ý Musolini, kết thân với
hắn thì tất nhiên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền
của hắn.
Đó là những nguyên nhân xây dựng nên phong cách lãnh đạo độc đoán,
chuyên quyền, cực đoan của Hitler.
2.1.2. Thực trạng phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler:
Một trong những tố chất độc tài – chuyên chế, Hitler là một đại diện tiêu
biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán. Điều đó được chứng minh qua những
hành động trong đời sống riêng khi Hitler đối xử với những người dưới trong
cuộc sống hàng ngày, trong công việc với mọi quyết định và hành xử của ông.
Trong cuộc sống hàng ngày:
Hitler độc đoán cho rằng mình luôn đúng và không chịu sửa các thói quen
cổ quái của mình. Ông chẳng quan tâm đến chức năng quản lý quốc gia của một
Th