Đề tài Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoằng Hóa

Ngân hàng là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán. Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cho vay là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ cho vay là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động cho vay mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Rủi ro cho vay nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, một mặt NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro yêu cầu các NHTM thực hiện( Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN), thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, luật tổ chức tín dụng năm 2010( luật số:47/2010/QH12), cần có biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

pdf47 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2737 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hoằng Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Đề tài: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoằng Hóa 2 LỜI MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngân hàng là một trong những bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán... Trong hoạt động của ngân hàng thì hoạt động cho vay là một lĩnh vực quan trọng, quan hệ cho vay là quan hệ xương sống, quyết định mọi hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và nó còn là nguồn sinh lợi chủ yếu, quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Nhưng hoạt động cho vay mang lại nhiều rủi ro nhất ngay cả đối với các khoản vay có tài sản cầm cố, thế chấp cũng được xác định có hệ số rủi ro. Rủi ro cho vay nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng (TCTD), cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, một mặt NHNN đã ban hành một số văn bản liên quan đến công tác quản lý rủi ro yêu cầu các NHTM thực hiện( Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng: Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHNN), thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn của TCTD, luật tổ chức tín dụng năm 2010( luật số:47/2010/QH12), cần có biện pháp nhằm hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Hoà cùng với sự đổi mới của toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam trong những năm qua đã rất chú trọng tới hoạt động quản lý rủi ro khi cho vay và đang từng bước hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong lúc sự quản lý kinh tế, sự chuyển đổi cơ chế quản lý trong lĩnh vực ngân hàng đang diễn ra hết sức phong phú và đa dạng. Song sẽ là không phải khi muốn hoàn thiện hơn mà lại không chấp nhận những phần còn thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động cho vay của mình. 3 Qua việc nghiên cứu, học tập, tìm hiểu trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hoằng Hóa, em đã chọn đề tài: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam- Chi Nhánh Hoằng Hóa”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở lý luận của lý thuyết về rủi ro trong cho vay, đề tài xem xét một cách tổng quát và có hệ thống các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tại NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa, từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là thực trạng rủi ro trong cho vay và quản trị rủi ro trong cho vay tại chi nhánh. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi hoạt động của chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hóa các năm 2009, 2010 và 2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, so sánh, tổng hợp. 5.KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm hai chương: Chương 1: Tổng quan về NHNo&PTNT - chi nhánh huyện Hoằng Hóa. Chương 2: Thực trạng,giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHNo&PTNT huyện Hoằng Hóa. 4 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH HOẰNG HÓA 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT- chi nhánh huyện Hoằng Hóa. - Ngày 06/ 05/ 1951 Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh số 15 / SL thành lập hệ thống Ngân hàng Quốc gia Việt Nam – Sắc lệnh đánh dấu sự ra đời của hệ thống Ngân hàng quốc gia phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc . Trên cơ sở sắc lệnh , hệ thống Ngân hàng dần được thành lập trên phạm vi cả nước . - Quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Hoằng Hoá được chia làm 2 giai đoạn với 2 thời kỳ khác nhau : + Giai đoạn thành lập đến khi chuyển sang hoạt động theo mô hình kinh doanh thương mại ( từ 1958 – 1988 ) với yêu cầu phục vụ cho kháng chiến và kiến quốc. + Giai đoạn chuyển sang kinh doanh và hoạt động của NHNo & PTNT huyện Hoằng Hoá từ năm 1988 đến nay , thực hiện quyết định số 65 / NH – QĐ ngày 08/ 07 / 1988 NHNo huyện Hoằng Hoá được thành lập và kế thừa toàn bộ bộ máy tổ chức và hoạt động cảu chi nhánh NHNN Hoằng Hoá . NHNo & PTNT huyện Hoằng Hoá hoạt động từ năm 1988 là một Ngân Hàng có lịch sử phát triển 20 năm . Trong những năm qua NH huyện Hoằng Hoá đã có hoạt động kinh tế phát triển không ngừng đổi mới nâng cao trình độ nghiệp vụ cơ sở vật chất . Hiện nay đã có trụ sở chính đóng tại Thị Trấn Bút Sơn – huyện Hoằng Hoá và có 2 phòng giao dịch đó là phòng giao dịch Hoằng Lộc và phòng giao dịch Nghĩa Trang . Do đặc thù địa lý kinh tế nên khách hàng chủ yếu trên địa bàn sản xuất còn nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên việc HĐV và cho vay của Ngân Hàng còn gặp nhiều khó khăn . 1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí Cơ cấu tổ chức Tính đến nay tổng số cán bộ của NHNo& PTNT Hoằng Hoá là 44 người, tất cả đều nằm trong biên chế, cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNo& PTNT Hoằng Hoá được chia thành các bộ phận sau: - Tại chi nhánh Nghĩa Trang gồm: 9 cán bộ nhân viên. - Tại chi nhánh Hoằng Lộc gồm: 8 cán bộ nhân viên. - Tại trung tâm gồm: 27 cán bộ nhân viên , trong đó : Mô hình tổ chức 5 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh được thể hiện qua sơ đồ sau : - Ban lãnh đạo gồm 3 người : Một Giám đốc : Giám sát, điều hành chung mọi hoạt động cơ quan. Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng kế toán ngân quỹ. Một Phó giám đốc: Trực tiếp điều hành phòng tín dụng -Phòng kế toán - Ngân quỹ Với chức năng quản lý thực hiện công tác tài chính, kế toán trong ngân hàng, trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu, thực hiện các dịch vụ ngân hàng : Mở và quản lý tài khoản của khách hàng, chuyển tiền... Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng Tín dụng Phòng Giao Dịch Nghĩa Trang Phòng Giao Dịch Hoằng Lộc 6 -Phòng tín dụng Nghiên cứu, xây dựng chiến lược kế hoạch tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng, thực hiện nghiệp vụ thẩm định, phê duyệt cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ, lãi... -Hai phòng giao dịch Hai phòng giao dịch Nghĩa Trang và phòng giao dịch Hoằng Lộc thực hiện chức năng huy động vốn và cho vay đối với các thành phần kinh tế cũng như thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, ký quỹ mở thư tín dụng tại địa bàn mình quản lý và làm trung tâm thanh toán, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ như một chi nhánh phụ thuộc chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hoá. 1.3 Tình hình hoạt động chung của chi nhánh trong những năm gần đây. 1.3.1 Môi trường kinh doanh và vị thế của chi nhánh. Về kinh tế Hoằng Hoá là huyện đồng bằng ven biển, những năm qua dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền huyện, kinh tế trên địa bàn huyện nhà đã có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên đạt 10 đến 13%/năm. Riêng năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,34%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,2 tr đồng/người/năm. Các nghị quyết về chuyên đề về phát triển kinh tế xã hội đã đạt được những kết quả ban đầu như nghị quyết phát triển Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp lành nghề, nghị quyết phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp trang trại, Nghị quyết về xây dựng cánh đồng 50 tr đồng/Ha và hộ có thu nhập 50 tr đồng/năm,, Nghị quyết về phát triển kinh tế thương mại dịch vụ du lịch. Mặc dù vậy kinh tế trên địa bàn chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ, du lịch đã phát triển song chưa tương xứng với tiềm năng. Về xã hội Là địa bàn có số đơn vị hành chính lớn trong tỉnh với 49 xã thị trấn và dân số đông, có trình độ dân trí cao. Hoằng Hoá có điều kiện để phát triển các ngành sản xuất có sự thu hút số lao động nhiều cũng như có điều kiện để phát triển các ngành cần có lực lượng lao động - Tổng dân số toàn huyện là 256.000 người, trong đó : Dân số trên lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn chiếm 245.000 người, số trong độ tuổi lao động 128.000 người - Tổng số hộ trên địa bàn là : 59.870 hộ, trong đó : hộ nông nghiệp 47.360 hộ chiếm tỷ trọng 79% ; hộ nghèo, hộ cận nghèo 2.430 hộ chiếm tỷ lệ 4%. 7 - Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn : 302 doanh nghiệp, đã tăng so với năm 2010 là 14 doanh nghiệp trong đó: Doanh nghiệp nhà nước 01 doanh nghiệp còn lại là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, HTX). Trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp trên lĩnh vực dịch vụ (gồm dịch vụ vận tải, thương mại) và xây dựng. Các yếu tố cạnh tranh Trên địa bàn có 4 ngân hàng : NHNo&PTNT Hoằng Hoá, NHNo&PTNT Tào Xuyên (trực thuộc NHNo tỉnh), Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng chính sách xã hội. Là địa bàn gần thành phố Thanh Hoá nên hoạt động NHNo&PTNT Hoằng Hoá chịu sự tác động rất lớn của chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn của các ngân hàng thành phố. Thể hiện rõ nhất là trong công tác huy động vốn, khi có một thay đổi nhỏ về lãi suất trên địa bàn thành phố thì các khách hàng trên địa bàn cũng nắm được và lập tức rút đi gửi tại địa bàn có lãi suất cao hơn. Đối với đầu tư năm 2011 ngân hàng CSXH thường xuyên mở rộng quy mô rải ngân, đặc biệt là thông qua tổ, nhóm với tỷ lệ hoa hồng cao đã ảnh hưởng đến dư nợ cho vay của ngân hàng. Tổng dư nợ NHCSXH huyện đã đạt 283.274 triệu đã và đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của NHNo&PTNT Hoằng Hoá trên lĩnh vực đầu tư kinh tế. Về điều kiện thực tế của chi nhánh Năm 2011, có sự biến động cán bộ thường xuyên. Ban lãnh đạo đã được thay mới, bố trí đủ cho các bộ phận tuy nhiên cán bộ nghiệp vụ biến động nhiều do một số nghỉ thai sản, một số cán bộ về hưu trước tuổi. Sự biến động đội ngũ cán bộ như trên đã gây khó khăn cho công tác điều hành cán bộ cả tín dụng và kế toán. 1.3.2 Hoạt động huy động vốn. Công tác huy động vốn luôn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn. Bởi vì hoạt động chính của Ngân hàng là "đi vay để cho vay" do đó công tác huy động vốn của mỗi Ngân hàng là hoạt động cơ bản để đánh giá hiệu quả của các chính sách huy động vốn, cơ cấu huy động vốn của mỗi Ngân hàng, bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt này. Nhận thức được điều đó nên NHNo&PTNT chi nhánh huyện Hoằng Hoá đã có nhiều cố gắng trong việc khơi nguồn vốn huy động. Đây là một trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 8 Một mặt, Ngân hàng thu hút được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư tạo thu nhập cho họ, mặt khác lại ổn định mở rộng quy mô tín dụng với các thành phần kinh tế nói chung và hộ nông dân nói riêng. Ngân hàng đã đa dạng hoá nhiều hình thức huy động của mình như nhận tiền gửi với nhiều thời hạn khác nhau giúp khách hành dễ lựa chọn và tính đến hiệu quả trong việc gửi tiền của mình. Ngoài ra, Ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu để thu hút lượng tiền nhàn dỗi trong dân cư, các loại tiền gửi thanh toán của khách hàng, đồng thời Ngân hàng cũng linh hoạt trong việc áp dụng khung lãi suất phù hợp. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn nhận nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức kinh tế và làm "đại lý" cho Ngân hàng người nghèo để hưởng hoa hồng. Bảng 1 : Tình hình huy động vốn Đơn vị: Tỷ đồng 12/2009 1410 12 /2010 1687 12 /2011 1890 (Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank huyện Hoằng Hóa) Qua bảng số liệu có thể thấy lượng huy động vốn của Ngân hàng tăng trưởng qua từng năm. Năm 2009 đạt 1410 tỷ đồng thì sang năm 2010 tổng huy động đạt 1687 tỷ đồng (bằng 119.7% so với năm 2009).Đến năm 2011 vốn huy động đạt 1890 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2010. Để phân tích sâu hơn về tình hình huy động vốn ta hãy nhìn vào bảng số liệu sau : 9 Bảng 2 : Nguồn vốn huy động theo các chỉ tiêu Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 1410 100 1687 100 1890 100 THEO ĐỐI TƯỢNG Tiền gửi TCKT, TCTD, TCXH 750,38 53,2 910,98 54,3 1117 59,1 Tiền gửi dân cư 659.62 46,8 776,02 46,7 773 40,9 THEO CƠ CẤU Tiền gửi không kỳ hạn 317.25 22,5 406,57 24,1 602,91 31,9 Tiền gửi có kỳ hạn 1092,75 77,5 1280,43 75.9 1287,09 68,1 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank huyện Hoằng Hóa) Tổng vốn huy động theo đối tượng, năm 2009,số tiền gửi của các TCKT,TCXH,TCTD đạt 750,38 tỷ đồng chiếm 53,2% tổng vốn huy động.Năm 2010 và 2011 lượng tiền gửi này có tăng lên lần lượt là 910,98 tỷ đồng và 1117 tỷ đồng và tăng cả tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động (54,3% năm 2010 và 59,1% năm 2011). Do các doanh nghiệp gửi tiền vào Ngân hàng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần quay vòng vốn, cho nên vốn huy động từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng nhưng không lớn và tỷ trọng trong tổng nguồn gửi cũng không cao. Trong khi đó, lượng tiền gửi dân cư tăng mạnh. Trong khi năm 2009 đạt 659,62 tỷ đồng thì con số này là 776,02 tỷ đồng năm 2010 ( bằng 117,6% so với năm 2009) và đạt 773 tỷ đồng năm 2011 ( bằng 99,6% so với năm 2010). Nguyên nhân của lượng tiền gửi dân cư tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng lớn là do đời sống kinh tế và thu nhập của dân cư tăng, nên tỷ lệ tiết kiệm trong dân cư tăng. Mặt khác, đó cũng là do trong thời gian qua chúng ta đó kiểm soát được tốc độ lạm phát giữ cho đồng tiền ổn định không bị trượt giá nhiều nên người dân 10 đã tin tưởng vào giá trị đồng tiền và dần chuyển từ hình thức tiết kiệm vàng sang hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Vốn huy động theo cơ cấu bao gồm tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn. Theo nguyên nhân ở trên, tiền gửi không kỳ hạn hầu hết là của các tổ chức kinh tế phục vụ nhu cầu thanh toán vì vậy mặc dù có tăng nhưng với lượng tăng không đáng kể. Cụ thể là năm 2009,2010,2011 lượng tiền gửi không kỳ hạn lần lượt là : 317,25 tỷ đồng, 406,57 tỷ đồng và 602,91 tỷ đồng( Tương đương với lần lượt là 22.5%, 24.1%,31.9% so với tổng vốn huy động). Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là các bộ phận dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi muốn gửi tiền để hưởng lãi suất, vì vậy họ thường chọn loại tiền gửi có kỳ hạn. Đó là lý do tại sao các ngân hàng thường cạnh tranh nhau về mức lãi suất đối với loại tiền gửi này, qua đó huy động được mức vốn lớn, cần thiết cho các nhu cầu về tín dụng. Tại Agribank Hoằng Hóa, loại tiền gửi có kỳ hạn này có các số liệu cụ thể là : 1092,75 tỷ đồng, 1280,43 tỷ đồng, 1287,09 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 77.5%, 75.9%, 68.1% tổng vốn huy động lần lượt qua các năm 2009, 2010, 2011. Qua 2 bảng số liệu 1 và 2 cho thấy trong công tác huy động vốn, mặc dù luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng thương mại trong việc đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, nhưng do thường xuyên coi trọng chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn huy động của Agribank Hoằng Hóa luôn ở mức cao. Nhờ lượng vốn huy động dồi dào, Ngân hàng sẽ lấy đó làm cơ sở để thực hiện việc cho vay dễ dàng và thuận lợi hơn. 1.3.3 Tình hình sử dụng vốn Tình hình sử dụng vốn của Agribank Hoằng Hóa được thống kê qua bảng sau: Bảng 3 : Tình hình sử dụng vốn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng vốn huy động 1410 1687 1890 Dư nợ 1032 1293 1538 Hiệu suất sử dụng vốn (%) 73,2 76,7 81,4 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank huyện Hoằng Hóa) 11 Nhìn vào hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là 73,2% đối với năm 2009, 76,7% năm 2010, 81,4% năm 2011. Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là tương đối cao. Đây là nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận của Agribank Hoằng Hóa tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên với mức tăng trưởng nóng như hiện nay, ngân hàng cần phải cẩn trọng với những rủi ro luôn tiềm tàng. *Kết quả kinh doanh tại Agribank Hoằng Hóa Mặc dù nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam mới vượt qua được khủng hoảng nhưng dưới sự chỉ đạo của đội ngũ giám đốc cùng sự cố gắng của toàn thể nhân viên,Agribank Hoằng Hóa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Bảng 4 : Tình hình hoạt động kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng vốn huy động 1410 1894 2432 Tổng dư nợ 1032 1293 1538 Lợi nhuận sau thuế 31,7 37,8 42,4 (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Hoằng Hóa) Nhìn vào bảng trên có thể thấy lợi nhuận của Agribank Hoằng Hóa đang ngày càng tăng cao. Năm 2009 2010 2011 Lợi nhuận sau thuế 100% 119,2% 133,8% 12 1.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh năm 2011 tăng trưởng mạnh cả về số lượng, chất lượng, doanh số thanh toán đã tăng vượt mức kế hoạch năm 2010 đề ra. Thanh toán quốc tế Bảng 05: Thực trạng thanh toán quốc tế tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hoá Đơn vị: USD Doanh số Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ % đạt so với năm trước Số món Số tiền Số món Số tiền Hàng XK 43 155117.6 12 285128.5 183.81% Hàng NK 76 2587858.0 94 3550212.6 137.18% Trả kiều hối 67 42855.8 107 60337.0 140.79% Tổng số 186 2785831.4 213 3895678.1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo&PTNT huyện Hoằng Hoá từ năm 2010 đến 2011 ) Ghi chú: Bảng số liệu bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày thực tế giao dịch do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố. + Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: 21.255.114VNĐ Trong đó: - Thu từ dịch vụ TTQT: 11.853.841VNĐ - Thu lãi tiền gửi ký quỹ: 9.401.273VNĐ. Kinh doanh ngoại tệ 13 Bảng 06: Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Hoằng Hoá ĐVT: USD Doanh số Năm 2010 Năm 2011 Tỷ lệ % Mua vào 1,282,592.7 2,757,574.3 215 Bán ra 1,264,344.3 2,756,270.6 218 Lãi 173,973,144.3VND 197,598,266.VNĐ 114 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNo&PTNT huyện Hoằng Hoá từ năm 2010 đến 2011 ) Ghi chú: Bảng số liệu trên bao gồm cả các ngoại tệ khác đã được quy đổi ra USD theo tỷ giá ngày lập báo cáo. Bên cạnh đó còn một số tồn tại làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ thanh toán và kinh doanh ngoại tệ: Đó là, dịch vụ Western Union tuy đã triển khai nhưng chưa thật sự được chú trọng và có hiệu quả thấp do chính sách quảng cáo cũng như việc bố trí quầy, bàn giao dịch và các phương tiện khác. Giá bán ngoại tệ của Chi nhánh nói chung còn cao so với giá bán của các NHTM khác trên cùng địa bàn tỉnh do chưa có cơ chế mạnh dạn khuyến khích kinh doanh các ngoại tệ khác ngoài đồng USD để bù đắp giá. Chi nhánh cũng chưa có một giải pháp thống nhất về việc tăng cường tận dụng lợi thế của cơ chế chi hoa hồng ngoại tệ theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ từ khách hàng xuất khẩu. 1.3.5 Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng trong ba năm qua Những mặt được - Triển khai tốt các nội dung đề án cơ cấu lại ngân hàng theo chỉ đạo của NHNo&PTNT VN: + Thành lập Phòng thẩm định, Tổ nghiệp vụ thẻ; + Ban hành Quy định khoán tài chính cho các phòng giao dịch trực thuộc; Lề lối làm việc; Quản lý chi tiêu; Quyết định về phân quyền phán quyết cho vay đối với các chức danh Phó Giám đốc chi nhánh Hoằng Hoá. + Tích cực cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài ch
Luận văn liên quan