“Steve Jobs là một trong những nhà phát minh vĩ đại của nước Mỹ. Ông là người đầy
kiêu hãnh đểtưduy khác biệt, thật mạnh mẽ đểtin mình có thểthay đổi thếgiới, và thật sự
tài năng đểhiện thực những điều đó. Steve làm lay động tình cảm của tất cảchúng ta khi
nói rằng ông sống từng giây phút nhưcuộc đời sắp vuột khỏi tay. Ông đã thay đổi cách
nhìn của chúng ta đối với thếgiới.” _ Trích lời của Tổng thống Barack Obama.
Quảrất đúng với lời nhận xét đó, một người đàn ông đã phấn đấu đểtạo nên một vết
lõm trong vũtrụnày. Chúng ta hãy cùng nhìn lại cuộc đời và những chặng đường của
Steve Jobs.
Steve Jobs(24/2/1955-5/10/2011) sinh ra tại thành phốSan Francisco, bang California,
Hoa Kỳ, được Paul và Clara Jobs nhận làm con, họ đã đặt tên ông là Steven Paul. Jobs theo
học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phốCupertino. Sau giờhọc, ông
thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California và ông nhanh chóng được
thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụmùa hè.
Năm 1976, họsáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên
của họlà máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II,
một thành quảto lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻApple.
26 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp quản trị của steve jobs và thành công của apple, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI LUẬN
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CỦA
STEVE JOBS VÀ THÀNH CÔNG
CỦA APPLE
2
Mục Lục
1. Giới thiệu: ............................................................................................................................. 3
1.1. Công ty Apple: ................................................................................................................ 3
1.2. Steve Jobs: ...................................................................................................................... 3
2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CỦA STEVE JOBS và THÀNH CÔNG CỦA
APPLE ...................................................................................................................................... 5
2. 1. Các phương pháp quản trị của Steve Jobs: .................................................................... 5
2.1.1 Phương pháp tác động lên con người: ...................................................................... 5
2.1.1.1. Phương pháp hành chính: ............................................................................. 5
2.1.1.2. Phương pháp kinh tế: .................................................................................... 7
2.1.1.3. Phương pháp giáo dục: ............................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Phương pháp tác động lên yếu tố khác của DN ...................................................... 10
2.1.3 Phương pháp kích thích khách hàng ....................................................................... 11
2.1.3.1 Quảng cáo .................................................................................................... 11
2.1.3.2 Bán hàng trực tiếp ........................................................................................ 12
2.1.3.3 Bán hàng qua mạng...................................................................................... 13
2.1.4 Phương pháp đối với đối thủ cạnh tranh ................................................................. 13
2.1.4.1. Công cụ cạnh tranh bằng sản phẩm: ........................................................... 13
2.1.4.2. Cạnh tranh bằng giá bán của sản phẩm....................................................... 15
2.1.4.3. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm ........................................... 15
2.1.4.4. Cạnh tranh bằng các công cụ khác: ............................................................ 17
2.1.5 Các phương pháp khác: .......................................................................................... 17
2.1.5.1. Đối với nhà cung cấp vật liệu: .................................................................... 17
2.1.5.2. Đối với nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến: ................................................... 18
2.1.5.3. Đối với hệ điều hành iOS: .......................................................................... 18
2.1.5.4. Đối với các việc phát triển các ứng dụng: .................................................. 19
2.2. Thành công của Apple: ................................................................................................. 19
3. Bài học rút ra: .................................................................................................................... 21
3
1. Giới thiệu:
1.1. Công ty Apple:
Apple Inc. (NASDAQ: AAPL, LSE: ACP) là tập đoàn công nghệ máy tính của Mỹ có trụ
sở chính đặt tại Silicon Valley ởSan Francisco, bang California. Apple được thành lập
ngày 1 tháng 4 năm 1976 dưới tên Apple Computer, Inc., và đổi tên vào đầu năm 2007.
Với lượng sản phẩm bán ra toàn cầu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ (2005), và có 14.800
nhân viên ở nhiều quốc gia, sản phẩm là máy tính cá nhân, phần mềm, phần cứng, thiết bị
nghe nhạc và nhiều thiết bị đa phương tiện khác. Sản phẩm nổi tiếng nhất là Apple
Macintosh, iPod, iPhone, iPad và chương trình nghe nhạc iTunes, nơi bán hàng và dịch vụ
chủ yếu là Mỹ, Canada, Nhật Bản và Anh.
(
1.2. Steve Jobs:
“Steve Jobs là một trong những nhà phát minh vĩ đại của nước Mỹ. Ông là người đầy
kiêu hãnh để tư duy khác biệt, thật mạnh mẽ để tin mình có thể thay đổi thế giới, và thật sự
tài năng để hiện thực những điều đó. Steve làm lay động tình cảm của tất cả chúng ta khi
nói rằng ông sống từng giây phút như cuộc đời sắp vuột khỏi tay. Ông đã thay đổi cách
nhìn của chúng ta đối với thế giới.” _ Trích lời của Tổng thống Barack Obama.
Quả rất đúng với lời nhận xét đó, một người đàn ông đã phấn đấu để tạo nên một vết
lõm trong vũ trụ này. Chúng ta hãy cùng nhìn lại cuộc đời và những chặng đường của
Steve Jobs.
Steve Jobs(24/2/1955-5/10/2011) sinh ra tại thành phố San Francisco, bang California,
Hoa Kỳ, được Paul và Clara Jobs nhận làm con, họ đã đặt tên ông là Steven Paul. Jobs theo
học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino. Sau giờ học, ông
thường đến công ty Hewlett-Packard tại Palo Alto, California và ông nhanh chóng được
thuê và làm việc cùng Steve Wozniak trong vai trò là những nhân viên thời vụ mùa hè.
Năm 1976, họ sáng lập công ty Apple Computer trong ga-ra nhà Jobs. Sản phẩm đầu tiên
của họ là máy tính cá nhân Apple I. Năm 1977 Apple tung ra sản phẩm tiếp theo, Apple II,
một thành quả to lớn đã làm nên tiếng vang cho một công ty còn non trẻ Apple. Năm 1980
4
Jobs và Wozniak trở thành triệu phú. Họ đã phát triển công ty chỉ 2 người thành một công
ty tầm cỡ quốc tế với cả ngàn nhân viên khắp toàn cầu.
Steve Jobs muốn một người cùng quản lý công ty Apple cùng mình nên đã thuyết phục
giám đốc điều hành của Pepsi lúc đó là John Sculley. Năm 1983, John Sculley thay thế
Jobs làm giám đốc điều hành do 2 người có những hướng đi khác nhau trong việc điều
hành và Apple đang lâm vào tình cảnh khó khăn và hội đồng quản trị Apple lại đứng về
phía John Sculley. Jobs từ bỏ công ty, nhưng trước đó vào năm 1984 Apple đã đưa ra một
sản phẩm gây tiếng vang, máy tính cá nhân Macintosh.
Trong cùng thời điểm, Jobs thành lập nên một công ty khác mang tên NeXT Computer.
Năm 1986, Jobs mua hãng phim đồ họa Lucasfilm (sau là Pixar Studios), hãng đã kí hợp
đồng với Disney để sản xuất ra những bộ phim hoạt hình đồ hoạ. Bộ phim đầu tiên hợp tác
sản xuất mang tên Câu chuyện đồ chơi đã đem lại danh tiếng và sự khen ngợi đối với
xưởng phim khi ra mắt vào năm 1995.
Năm 1996, Apple tuyên bố sẽ mua NeXT với giá 429 triệu đô la Mỹ, đưa Jobs trở lại công
ty. Ông chính thức mang danh là giám đốc điều hành tạm thời trong tháng 9 năm 1997.
Tháng 3 năm 1998, nhằm tập trung cho việc thu lại lợi nhuận cho Apple, Jobs cho ngừng
một số dự án như Newton, Cyberdog và OpenDoc
Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng các chi nhánh, liên tục đưa ra giới thiệu và
cải tiến những thiết bị kĩ thuật số tiên tiến. Bằng việc giới thiệu máy nghe nhạc cầm tay
iPod, phần mềm nghe nhạc kĩ thuật số iTunes và iTunes Store. Năm 2007, Apple gia nhập
thị trường điện thoại di động với sản phẩm iPhone.
Năm 2005 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử công ty Apple khi Steve Jobs
tuyên bố giã từ IBM sau 10 năm gắn bó để kết hợp với Intel sản xuất chip cho máy
Macintosh. Steve Jobs cũng đã giới thiệu hệ điều hành tiếp theo Mac OS 10.5 "Leopard"
và thiết bị xem phim, hình, nhạc trên TV kết nối không dây với vi tính mang tên iTV, cả
iTV lẫn Leopard đều sẽ được tung ra năm 2007.
Tháng 8 năm 2011, Jobs rút khỏi chức vị tổng giám đốc điều hành của Apple.Vài giờ sau
tuyên bố này, giá cổ phiếu của Apple trên thị trường giảm 5% .
5
Quá trình hoạt động kinh doanh của Steve Jobs đã đóng góp nhiều cho các hình ảnh biểu
tượng mang phong cách riêng, nhà doanh nghiệp tiêu biểu của Thung lũng Silicon, nhấn
mạnh tầm quan trọng của thiết kế và hiểu biết vai trò thiết yếu của tính thẩm mỹ trong việc
thu hút công chúng. Ngày 5 tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56.
2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ CỦA STEVE JOBS và THÀNH
CÔNG CỦA APPLE
2. 1. Các phương pháp quản trị của Steve Jobs:
2.1.1 Phương pháp tác động lên con người:
2.1.1.1. Phương pháp hành chính: về điều lệ, kỷ luật của DN
• Thời hạn là thiết yếu: Jobs luôn đặt thời hạn hoàn thành công việc khắt khe, thậm
chí có phần độc đoán. Nhiều nhân viên của Steve Jobs khi còn ở Công ty NeXT kể
cảm nhận ban đầu của họ về Steve Jobs là người cực kỳ thông minh, có khả năng
thúc đẩy người khác và có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Nhưng trong công việc, ông là
một người “khủng khiếp”.
Cuối thập niên 1980, hai kỹ sư NeXT đã làm việc quên ăn, quên ngủ từ sáng
đến đêm trong suốt 15 tháng để chế tạo một loại chip hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn bị
Steve Jobs “sạc” cho một trận tơi tả trước toàn thể công ty vì đã “không làm việc
nhanh hơn như yêu cầu”. Một người sau đó đã bỏ cuộc.
• Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các nhà quản lý và nhân viên: Tại Apple, xuất
phát từ việc hầu hết các nhà quản lý đều có kinh nghiệm và kiến thức về công nghệ
nên hoàn toàn không tồn tại khái niệm “cấp trên và sự phục tùng của cấp dưới”.
Nơi nào cũng hiện hữu sự tôn trọng qua lại giữa nhà quản lý và nhân viên. Chính là
sự tôn trọng lẫn nhau cùng với những nhóm tập thể dự án nhỏ luôn kề vai sát cánh
là một phần quan trọng làm nên thành công của Apple hôm nay.
• Tạo sự tự do cho nhân viên trong việc xây dựng và cải tiến sản phẩm
6
Tại Apple, nếu một nhân viên phát hiện ra những vấn đề khó chịu và sai sót của
một sản phẩm nào đó, thì anh ta có đầy đủ sự tự do để nghiên cứu và khắc phục lỗi
này mà không cần trải qua các thủ tục phức tạp xin ý kiến và chấp thuận từ phía
nhà quản lý trực tiếp.
Steve mặc dù có bản tính là luôn đòi hỏi ở người khác rất cao và sẵn sàng làm tổn
thương họ bất cứ lúc nào. Điều đó thực sự biến Steve 1 người đáng sợ trong mắt
nhiều người nhưng không vì thế mà Steve là 1 vị bạo chúa và bảo thủ. Tính cách ấy
đó được lý giải xuất phát từ bản tính cầu toàn và nóng vội của Steve.
Đối với những nhân viên nào biết chính xác và hiểu rõ về việc mình đang làm và
những điều họ nói, ông có thể chấp nhận sự phản kháng đó, có sự thay đổi cách
nhìn nhận về sự việc mà ông cho giống như là ‘đồ vứt đi” và thậm chí là ngưỡng
mộ chúng. Do đó, khi cần thiết, nhân viên của Steve có thể lặng lẽ chống lại chỉ thị
của Steve. Và trong trường hợp nó đi đúng hướng, Jobs sẽ đánh giá cao thái độ nổi
loạn ấy.
Ví dụ tiêu biểu liên quan đến ổ đĩa của máy Macintosh đời đầu. Theo dự định ban
đầu, máy Mac sẽ có hệ thống ổ đĩa sử dụng đĩa mềm có tên là Twiggy, tuy nhiên,
đĩa này lại có rất nhiều lỗi và không thể tiếp tục phát triển được. Điều đó buộc
Steve phải tìm phương án thay thế. 1 là chuyển qua sử dụng đĩa 31/2 inch do Sony
chế tạo hoặc 2 là sử dụng ổ đĩa tương tự nhưng do 1 hãng khác tên là Alps
Electronic Co sản xuất theo công nghệ được chuyển nhượng từ Sony. Và Jobs đã
chọn phương án thứ 2. Trong khi đó, Belleville – trưởng nhóm kỹ sư của Mac - đã
không nhìn theo hướng đó vì ông cho rằng Không có lý do dể tin rằng Công ty
Alps có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ linh kiện cho việc ra mắt máy tinh Mac trong
vòng 1 năm. Do đó, Belleville đã đề nghị Sony cử người chế tạo và chuẩn bị sẵn ổ
đĩa sẵn sàng cho Macintosh. Và phỏng đoán của Belleville đã đúng, công ty Alps
đã không hoàn thành công việc như dự tính, Steve lại lâm vào tình thế khó xử thì
phương án mà Belleville được thực thi và phát huy tác dụng. Steve đã không tức
giận mà nhe răng ra cười với vị trưởng kỹ sư của mình.
Tạp chí Fortune từng có bài viết về văn hóa Công ty Apple. Bài báo khẳng định
Steve Jobs luôn khuyến khích các nhân viên tư duy khác biệt. “Tiến trình sáng tạo
7
của Apple là mọi nhân viên đều phải tư duy như thể là ông chủ, là ông chủ của
chính mình, trước khi ra trình diện Steve Jobs”.
Trong quá trình phát triển máy macintosh, Đội phát triển máy Mac từ năm 1981 đã
đề xướng một giải thưởng dành cho người dám lên tiếng vì quyền lợi của mình xuất
sắc nhất. Mặc dù giải thưởng này chỉ là một trò đùa, nhưng nó phản ánh được cách
thức nhân viên của Steve đối với ông. Thực tế, Steve biết về giải thưởng này và
ông thực sự thích nó. Và đối với Jobs, ông luôn tôn trọng những nhân viên dám lên
tiếng vì những gì họ tin tưởng. Ví dụ như Debi Coleman, người đoạt giải thưởng
này vào năm 1983 đã không những không bị trù dập mà còn được đề bạt và đã từng
giữ đến chức Giám đốc sản xuất.
2.1.1.2. Phương pháp kinh tế: Chế độ thưởng phạt cho nhân viên
• Khả năng phân loại mọi thứ.
Đây có thể được coi là một chìa khóa khác cho tầm nhìn xa trông rộng của steve.
Đối với Steve, ông phân loại thành 2 loại: hoặc là ‘sáng dạ’ hoặc là ‘ngu dốt’ và
công việc của họ có thể là tốt nhất hoặc là hoàn toàn vứt đi.
Trong cuốn sách Tiểu sử về Steve Jobs, tác giả Walter Isaacson nhận định: Bản
thân Steve là một người rất tinh tế, ông dường như có thể đọc được suy nghĩ của
mỗi người và nắm được điểm yếu của họ. Điều này giúp Steve nhanh chóng nhận
định ai là phù hợp với chiến lược của mình, ai là người cần thiết cho những dự án
của bản thân mình.
Trong những dự án non trẻ bản đầu của mình, mà tiêu biểu nhất là quá trình phát
triển máy tính Macintosh giai doạn đầu hay việc thành lập công ty NeXT,.. Steve là
người trực tiếp lựa chọn ra những nhân sự chủ chốt, những con người tựa như
xương sống của dự án như: Andy Hertzfeld, Burrell Smith,… và sau này như Tim
Cook trong đế chế mới của Apple sau khi Steve quay trở lại tập đoàn. Bên cạnh đó,
ông sẵn sàng sa thải một ai đó, ông không đánh giá cao về khả năng của họ trong
quá trình làm việc
Việc sa thải hàng ngàn nhân viên là chuyện rất bình thường nếu dự án của họ
không hiệu quả hoặc không khả thi. Bản thân nhân viên đó không là người thuộc
8
hạng A+, bởi Steve cho rằng những người hạng A+ luôn thích làm việc với nhau và
họ không thích việc người đó chỉ là hạng B .Việc sa thải diễn ra thường xuyên đến
nỗi tồn tại câu chuyên “sa thải kiểu Steve Jobs”, khi ông dồn nhân viên của mình
vào chân than máy và sẳn sàng sa thải họ nếu câu trả lời của họ không làm ông hài
lòng.
• Chú trọng sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc:
Tại Apple, sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc luôn được chú trọng: Từ các
chính sách chăm sóc sức khỏe tuyệt vời cho đến những sự phóng khoáng trong các
ngày nghỉ lễ hàng năm. Agarwal một nhân viên của Apple kể lại: Chúng tôi thích
làm việc tại đây, chúng tôi làm việc vất vả, nhưng chúng tôi thực sự đang được tận
hưởng cuộc sống của mình”.
Điều này, không chỉ được thực hiện khi công ty trong giai đoạn thịnh vượng, mà từ
những ngày đầu phát triển công ty Apple, Steve đã thực hiện việc điều này. Trong
quá trình phát triển máy Mac, cứ 6 tháng một lần, steve lại đưa gần như cả đội đi
nghỉ 2 ngày ở khu nghỉ mát lần cận. Ông hiểu tầm quan trọng của việc tiến hành
những chuyến đi nghỉ này. Vì đây là cơ hội để ông sau khi làm nhân viên của mình
cảm thấy tan nát trái tim, ông lại có thể vực họ dậy và khiến họ thấy rằng việc trở
thành một phần của dự án macintosh là một mục tiêu vĩ đại. Trong mỗi chuyến đi
như vậy, ngoài việc nghỉ ngơi, Steve đi kèm là những buổi nói chuyện thân mật
giữa các thành viên với nhau. Với khả năng hùng biện, cũng như khả năng bóp méo
sự thật của mình, Steve đã gửi đi những thông điệp giúp tất cả thành viên trong đội
quên đi những giây phút khó khăn để hướng đến 1 mục tiêu cao thượng hơn.
Ngoài ra, Jobs thường đưa các nhân viên đi tham quan các bảo tàng và tới các buổi
triển lãm đặc biệt để giáo dục cho họ về thiết kế và cấu trúc. Ông ấy đã đưa nhóm
phát triển Mac tới một phòng trưng bày của nhà thiết kế vĩ đại Louis Comfort
Tiffany, bởi vì Tiffany là một nhà thiết kế đã thương mại hóa tác phẩm của mình.
9
Apple đã thành công với tập thể kỹ sư yêu công ty, trọng lòng trung thành và theo
đuổi niềm đam mê của mình với nhiều phương thức quản lý hiệu quả khác. Apple
thực sự là một nơi tuyệt vời nhất mà bạn có thể làm việc và tận hưởng cuộc sống.
‐ Thực tế tại một DN điển hình ở Việt Nam:
Hiện nay, ở Việt Nam có một tập đoàn công nghệ và giải trí có phương pháp
quản trị sự có nhiều nét tương đồng với Steve Jobs, chính là Công ty cổ phần
Tập đoàn Vina (tiền thân là công ty Vinagame). Các sản phẩm chính công họ là
về các sản phẩm game, các web thương mại điện tử và web giải trí và cộng
đồng mạng xã hội zing.vn. VNG có một tỷ lệ cao nhân viên ra đi và quay trở lại
làm việc (10 người đi thì sẽ có 2 – 3 người quay trở lại và đóng góp cho công
ty), thâm niên của nhân viên bình quân đều từ 3 năm trở lên. Để được như vậy
thì VNG đã có một phong cách quản trị:
− Không chỉ là lương: Ở VNG, năng lực và đóng góp của thành viên được ghi nhận
không chỉ bằng khoản lương hàng tháng. Nếu làm việc tốt, bạn có thể nhận được
thưởng đến 4 tháng lương cuối năm. Với đóng góp nhiều hơn, bạn còn được quyền
mua cổ phiếu công ty.
− Không chỉ là nghề nghiệp: VNG là nơi xây dựng sự nghiệp. Dù bạn muốn theo
đuổi công việc quản lý hay tập trung phát triển chuyên môn, chúng tôi đều công
nhận và đánh giá cao tài năng của bạn. Vì thế, chúng tôi mở ra cho bạn nhiều
hướng thăng tiến ở VNG, đồng thời thiết kế những chương trình bồi dưỡng phù
hợp cho mỗi chặng đường.
− Cơ hội học tập: coi trọng việc học, và tạo điều kiện cho mọi người rèn luyện ở mọi
lúc mọi nơi. Mỗi đồng nghiệp là một người thầy. Bên cạnh đó, VNG có hàng loạt
các khóa training tại chỗ, từ photoshop đến online marketing. Người VNG cũng
thường xuyên được cử đi thực tế ở nước ngoài.
− Một môi trường làm việc đặc biệt: Khởi nguồn là những người bạn chung tay lập
nghiệp, VNG luôn cố gắng duy trì môi trường làm việc thân thiện và cởi mở.
Người VNG luôn sẵn sàng chia sẻ, chung tay giải quyết mọi vấn đề. Luôn có các
chương trình team building để cho nhân viên có thể thắt chặt tình thân với nhau và
luôn cảm thấy rất gần gũi và muốn gắn bó với công ty.
− Phúc lợi cho gia đình: ngoài phúc lợi cho mỗi thành viên, VNG còn liên tục mở
rộng các chính sách chăm sóc gia đình.
− Thư viện, phòng tập gym và canteen miễn phí. Bạn sẽ không biết mệt hay đói khi
làm việc ở VNG.
− Luôn tìm kiếm nhân tài và luôn khuyến khích các nhân viên của mình tìm kiếm
người tài cho công ty. Khi một nhân viên của công ty giới thiệu được một nhân
10
viên mới tùy từng cấp bậc và trình độ mà họ sẽ được thưởng một khoản tiền nhất
định theo các bậc thang: 1tr – 2tr – 3tr.
2.1.2 Phương pháp tác động lên yếu tố khác của DN: về tài chính, công nghệ,
sản phẩm
1 “Apple sở hữu khối tài sản khổng lồ, nhưng tôi tin nếu không chú ý, công ty có
thể, có thể, có thể- tôi đang tìm cách diễn đạt chính xác-có thể, có thể sụp đổ.
Steve Jobs đã phát biểu trên tạp chí Time trong lần quay trở lại Apple với vai trò
Tổng giám đốc điều hành (CEO) tạm thời, ngày 18/8/1997.
Lúc đó Apple đang trong thời điểm cực kỳ khó khăn. Công ty có 6 tháng thử thách
trước khi bị tuyên bố phá sản. Chỉ trong vòng vài năm, Apple đã suy giảm từ một công ty
máy tính lớn nhất thế giới thành một công ty bình thường, làm ăn thua lỗ và mất dần thị
phần của mình. Không ai còn mua máy tính, cổ phần mất giá trầm trọng, và báo chí đồn
đoán rằng công ty chuẩn bị phá sản.
Ngay những ngày đầu quay trở lại Apple với vị trí iCEO, Jobs bắt đầu tiến hành cải
tổ. Một cuộc điều tra và xem xét được tiến hành âm thầm trong vài tuần. Một vài tuần sau
đó Jobs đã tiến hành một số thay đổi quan trọng:
1.2.1 Ban quản lý
2 Jobs thay thế phần lớn bộ máy lãnh đạo của Apple bằng những người quen biết
trong lĩnh vực công nghệ, bao gồm: Larry Ellison-một người bạn của ông; một vài trợ lý
của Jobs tại NeXT như: David Manovich chịu trách nhiệm về bán hàng, Jon Rubinstein
chịu trách nhiệm về phần cứng, Avadis “Avie” Tevanian chịu trách nhiệm về phần mềm.
Jobs thay thế toàn bộ ban điều hành trừ Fred Anderson, giám đóc tài chính, người mới
được Amelio thuê và không phải là nhân viên lâu năm.
1.2.2 Microsoft
3 Jobs giải quyết vụ kiện bằng sáng chế kéo dài gây nhiều thiệt hại với Microsoft.
Để bù lại việc Ap