Đề tài Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (aas) trong kiểm nghiệm dược phẩm

Crom (Cr) là một trong 10 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Crom đóng vai trò quan trong trong quá trình chuyển hóa glucid, lipid và cholesterol. Crom được hấp thu vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Crom có nhiều trong đậu xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc có hàm lượng cám cao, bia, rượu, gan, lòng đỏ trứng gà, quả bồ đào, mỡ động vật và nhiều lương thực thực phẩm khác chưa được tinh chế. - Khi chế độ ăn không đủ Cr thì người ta thường bổ sung Cr dưới dạng phối hợp trong viên nén, viên nang, viên sủi chứa hỗn hợp các vitamin và nguyên tố vi lượng. - Để định lượng Cr có thể dùng các phương pháp chuẩn độ thể tích, đo quang, quang phổ hấp thụ nguyên tử, cực phổ.Tuy nhiên do hàm lượng Cr trong các chế phẩm bổ sung thường rất nhỏ và dạng thuốc sử dụng thường chứa thành phần nền phức tạp nên việc xử lý mẫu phức tạp. Trong đề tài này nhóm chúng tôi tìm hiểu về cách tiến hành định lượng Cr trong viên nén Centovit – liver bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử, một phương pháp có ưu điểm về độ nhạy và độ đặc hiệu trong phân tích nguyên tố.

pdf16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8009 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (aas) trong kiểm nghiệm dược phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC ---000--- ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) TRONG KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diệp Chi Lương Thị Kim Ngàn 2051823 Võ Chí Nguyện 2051831 Nguyễn Hữu Phước 2051843 Nguyễn Đức Phương 2041653 Cần Thơ, 11 - 2008 2 MỤC LỤC PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) 3 1. Nguyên tắc của phép đo AAS ........................................................................... 3 1.1. Nguyên tắc sinh phổ: ............................................................................. 3 1.2. Nguyên tắc của phép đo AAS ........................................................................ 3 1.3. Các bước chuẩn bị phân tích bằng AAS .................................................. 4 2. Thiết bị phân tích bằng AAS: ........................................................................... 4 2.1. Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc: ................................................................ 4 2.2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu: ................................................................. 5 2.3. Hệ thống đơn sắc: ......................................................................................... 6 PHẦN 2: ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP AAS TRONG KIỂM NGIỆM DƯỢC PHẨM: .................................................................................................. 7 I. ĐỊNH LƯỢNG NGUYÊN TỐ CROM TRONG THUỐC VIÊN NÉN BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ: ....................................... 7 1. Đặt vấn đề: ................................................................................................ 7 2. Điều kiện và thực nghiệm: ........................................................................ 7 Hóa chất và thiết bị: ........................................................................................ 7 2.1.1 Hóa chất ......................................................................................... 7 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ ............................................................................ 8 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8 2.2.1. Đối tượng ..................................................................................... 8 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 8 2.2.2.1 Chuẩn bị dung dịch chuẩn ......................................................... 8 2.2.2.2 Chuẩn bị dung dịch thử ............................................................. 8 2.2.2.3 Điều kiện phân tích ................................................................... 9 2.2.2.4. Tiến hành: ............................................................................... 9 3 Kết quả .................................................................................................... 9 3.1. Khảo sát khoảng tuyến tính của phương pháp ................................................. 9 3.2. Kh ảo s át t ính đ úng c ủa ph ư ơng ph áp ................................................... 10 3.3. Định lượng hàm lượng Crom trong viên nén Centovit-liver bằng phương pháp đường chuẩn .................................................................................................. 10 4. Kết luận .............................................................................................................. 11 II. ĐỊNH LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG KHÁC CÓ TRONG THUỐC VIÊN NANG BẤT KÌ: .....................................................................12 1. Định lượng Magnesi (Mg) ............................................................................ 12 2. Định lượng Kẽm (Zn) ...................................................................................13 3. Định lượng Calci (Ca) ...................................................................................14 KẾT LUẬN ......................................................................................................15 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................16 3 PHẦN I. PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ (AAS) -------------- 1. Nguyên tắc của phép đo AAS: 1.1. Nguyên tắc sinh phổ: Các nguyên tử ở trạng thái bình thường thì chúng không hấp thu hay bức xạ năng lượng nhưng khi chúng ở trạng thái tự do dưới dạng những đám hơi nguyên tử thì chúng hấp thu và bức xạ năng lượng. Mỗi nguyên tử chỉ hấp thu những bức xạ nhất định tương ứng với những bức xạ mà chúng có thể phát ra trong quá trình phát xạ của chúng. Khi nguyên tử nhận năng lượng chúng chuyển lên mức năng lượng cao hơn gọi là trạng thái kích thích. Quá trình đó gọi là quá trình hấp thu năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của nguyên tử đó. Phổ sinh ra trong quá trình này gọi là phổ hấp thu nguyên tử. 1.2. Nguyên tắc của phép đo AAS Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử dựa trên sự hấp thụ chọn lọc các bức xạ cộng hưởng của nguyên tử ở trạng thái tự do của nguyên tố cần xác định. Đối với mỗi nguyên tố vạch cộng hưởng thường là vạch quang phổ nhạy nhất của phổ phát xạ nguyên tử của chính nguyên tử đó. Như vậy để thu được phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố nào đó cần phải thực hiện các quá trình sau: − Thực hiện quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu tạo ra các đơn nguyên tử. Điều này được thực hiện ở nhiệt độ cao nhờ nguồn nhiệt là ngọn lửa đèn khí: phun dung dịch chứa chất phân tích ở trạng thái aerosol vào ngọn lửa đèn khí. Hoặc bằng phương pháp không ngọn lửa: nhờ tác dụng nhiệt của lò graphite. Trong điều kiện nhiệt độ không quá cao (15000C ÷ 30000C) đa số các nguyên tử tạo thành ở trạng thái cơ bản. Đám hơi đơn nguyên tử này chính là môi trường hấp thụ bức xạ và sinh ra phổ hấp thụ nguyên tử. − Chiếu chùm tia bức xạ đặc trưng của của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử vừa được điều chế. Chùm tia bức xạ này được phát ra từ đèn cathode rỗng (đèn 4 HCL) hay đèn phóng điện không điện cực (EDL) làm chính từ nguyên tố cần xác định. Do các nguyên tử tự do có thể hấp thụ các bức xạ cộng hưởng nên cường độ của chùm bức xạ đi qua mẫu giảm. Sự hấp thụ này tuân theo định luật Lamber − Beer − Bouger: Nl I IA l ..lg 0     A : Độ hấp thu. I0λ, Ilλ: Cường độ bức xạ trước và sau khi bị các nguyên tử hấp thụ tại bước sóng λ ε: Hệ số hấp thu nguyên tử tùy thuộc vào từng nguyên tố tại bước sóng λ. l: Độ dày lớp hơi nguyên tử N: Nồng độ nguyên tử chất phân tích trong lớp hơi 1.3. Các bước chuẩn bị phân tích bằng AAS: Chuẩn bị: 1. Hệ thống đèn phát ra nguồn sáng hấp thu 2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu 3. Hệ thống gương lọc sắc 4. Bộ đơn sắc 5. Bộ phát hiện 6. Computer 7. Dung dịch mẫu 2. Thiết bị phân tích bằng AAS: 2.1. Nguồn phát ra bức xạ đơn sắc: Chọn hệ thống đèn catot rỗng (HCL). Đèn này được cấu tạo gồm ba phần chính: - Thân đèn và cửa sổ. - Các điện cực catot và anot. - Khí trong đèn. Đó là khí trơ He, Ar, N2. Anot được cấu tạo bằng kim loại trơ và bền nhiệt như W hay Pt. Catot được chế tạo có dạng hình xylanh hay hình ống rỗng có đường kính từ 3-5 mm. Dài 5-6 mm và chính bằng kim loại cần phân tích với độ tinh khiết cao (ít nhất 5 99.9%). Dây dẫn của catot cũng là kim loại W hay Pt.Cả hai điện cực được gắn chặt trên bệ đỡ của thân đèn và cực catot phải nằm đúng trục xuyên tâm của đèn. - Nguồn nuôi là nguồn một chiều có thế 220 - 240 V. Nguyên tắc làm việc: Khi đèn làm việc, catot được nung đỏ, giữa catot và anot xảy ra sự phóng điện liên tục. Do sự phóng điện đó mà một số phân tử khí bị ion hóa. Các ion vừa được sinh ra sẽ tấn công vào catot làm bề mặt catot nóng đỏ và một số nguyên tử kim loại trên bề mặt catot bị hóa hơi và nó trở thành những nguyên tử kim loại tự do. Khi đó dưới tác dụng của nhiệt độ trong đèn HCL đang được đốt nóng đỏ, các nguyên tử kim loại này bị kích thích và phát ra phổ phát xạ của nó. Đó chính là phổ vạch của chính kim loại làm catot rỗng. Nhưng vì trong điều kiện làm việc đặc biệt của môi trường khí trơ có áp suất thấp, nên phổ phát xạ đó chỉ bao gồm các vạch nhạy của kim loại đó. 2.2. Hệ thống nguyên tử hóa mẫu: Quá trình nguyên tử hóa trong ngọn lửa gồm hai bước kế tiếp nhau. Bước 1: là chuyển dung dịch mẫu phân tích thành thể các hạt nhỏ như sương mù trộn đều với khí mang và khí cháy. Quá trình này được gọi là quá trình aerosol hóa hay nebulize hóa. Bước : dẫn hỗn hợp aerosol cùng hỗn hợp khí đốt vào đèn để nguyên tử hóa. Hệ thống này gọi là Nebulizer system, nó gồm hai phần chính: - Đèn để nguyên tử hóa mẫu (burner head) - Buồng aerosol hóa mẫu theo hai loại kỹ thuật:  Aerosol hóa mẫu theo kỹ thuật pneumatic-mao dẫn: Kỹ thuật này người ta dùng hệ thống Nebulize và khí mang để tạo ra thể sol khí của mẫu phân tích nhờ hiện tượng mao dẫn. Trước hết nhờ ống mao dẫn và dòng khí mang mà dung dịch mẫu được dẫn vào buồng aerosol hóa. Trong buồng này, dung dịch mẫu được đánh tung thành thể bụi nhờ quả bi và cánh quạt, rồi được trộn đều với hỗn hợp khí đốt và được dẫn lên đèn nguyên tử hóa. 6  Aerosol hóa mẫu bằng siêu âm: Theo kỹ thuật này, để aerosol hóa mẫu phân tích người ta dung hệ thống siêu âm có tần số 1- 4.5MHz. Dưới tác dụng của lực siêu âm, mẫu dung dịch được phân tán thành những hạt rất nhỏ và trộn đều với hỗn hợp khí để dẫn lên đèn nguyên tử hóa. 2.3. Hệ thống đơn sắc: Hệ thống đơn sắc chính là hệ thống để thu, phân ly, chọn và phát triển vạch phổ hấp thu cần phải đo. Trong phép đo phổ hấp thu nguyên tử hệ thống đơn sacứ này là một máy quang phổ có độ phân giải tương đối cao. Có thể là hệ máy một chùm tia hay hệ máy hai chùm tia. Nó cấu tạo gồm 3 phần chính: - Hệ chuẩn trực, để chuẩn trực chùm tia vào. - Hệ thống tán sắc (phân li) để phân ly chùm sáng đa sắc thành đơn sắc. - Hệ buồng tối (buồng ảnh) hội tụ, để hội tụ các tia cùng bước sóng lại. 7 PHẦN II. ỨNG DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP AAS TRONG KIỂM NGIỆM DƯỢC PHẨM -------------- I. ĐỊNH LƯỢNG NGUYÊN TỐ CROM TRONG THUỐC VIÊN NÉN BẰNG QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ: 1. Đặt vấn đề: - Crom (Cr) là một trong 10 nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Crom đóng vai trò quan trong trong quá trình chuyển hóa glucid, lipid và cholesterol. Crom được hấp thu vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa. Crom có nhiều trong đậu xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc có hàm lượng cám cao, bia, rượu, gan, lòng đỏ trứng gà, quả bồ đào, mỡ động vật và nhiều lương thực thực phẩm khác chưa được tinh chế. - Khi chế độ ăn không đủ Cr thì người ta thường bổ sung Cr dưới dạng phối hợp trong viên nén, viên nang, viên sủi chứa hỗn hợp các vitamin và nguyên tố vi lượng. - Để định lượng Cr có thể dùng các phương pháp chuẩn độ thể tích, đo quang, quang phổ hấp thụ nguyên tử, cực phổ.Tuy nhiên do hàm lượng Cr trong các chế phẩm bổ sung thường rất nhỏ và dạng thuốc sử dụng thường chứa thành phần nền phức tạp nên việc xử lý mẫu phức tạp. Trong đề tài này nhóm chúng tôi tìm hiểu về cách tiến hành định lượng Cr trong viên nén Centovit – liver bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử, một phương pháp có ưu điểm về độ nhạy và độ đặc hiệu trong phân tích nguyên tố. 2. Điều kiện và thực nghiệm: 2.1. Hóa chất và thiết bị: 2.1.1. Hóa chất: Hóa chất loại chuyên dùng cho cực phổ và hấp thụ nguyên tử: - Acid HCl 37%, Merck. - Dung dịnh Cr chuẩn gốc 1000 ppm, Merck. - Nước cất 2 lần. - Ether ethylic. 8 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ: - Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử Hitachi-Z5000. - Cân phân tích và các thiết bị khác. 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Đối tượng: Viên nén Centovit – liver chứa polyvitamin, polymineral với hàm lượng Cr trên nhãn là 150  g. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu: Quang phổ hấp thụ nguyên tử, kỹ thuật đo F-AAS. 2.2.2.1 . Chuẩn bị dung dịch chuẩn: - Từ dung dịch chuẩn gốc Crom 1000 ppm tiến hành pha các dung dịch có nồng độ 0,5 ppm; 1,0 ppm; 1,5 ppm; 2,0 ppm. - Trước hết pha dung dịch trung gian có nồng độ 10 ppm: lấy chính xác 1ml dung dịch gốc 1000 ppm cho vào bình định mức 100 ml, thêm 5ml HCl 6N, thêm nước cất 2 lần đến vạch thu được dung dịch có nồng độ 10 ppm. - Hút chính xác lần lượt 5; 10; 15; 20 ml dung dịch 10 ppm vào bình định mức 100 ml, thêm vừa đủ dung dịch HCl 0,125N tới vạch thu được các dung dịch có nồng độ tương ứng 0.5; 1.0; 1.5; 2.0 ppm. 2.2.2.2 Chuẩn bị dung dịch thử: - Cân 60 viên nén Centovit – liver, xác định khối lượng trung bình của viên. - Nghiền mịn 60 viên trong cối sứ. - Cân chính xác một lượng bột tương ứng với 1 viên cho vào chén nung. - Nung mẫu ở 550 – 6000C trong 6 – 7 giờ. - Để nguội mẫu, chuyển vào cốc có mỏ. - Đun cách thủy khoảng 30 phút, thỉnh thoảng khuấy trộn. - Để nguội chuyển vào bình định mức 100 ml, thêm nước đến vạch. - Lọc loại bỏ 5ml dịch lọc đầu. - Dịch lọc thu được đem đo độ hấp thụ. 9 2.2.2.3. Điều kiện phân tích: - Đèn: Đèn catod rỗng Cr (loại BGC-D2) - Cường độ đèn: 10 mA - Bước sóng: 357,9 nm - Độ rộng khe: 0,5 nm - Chiều cao burner: 9 mm - Khí ngọn lửa: Không khí nén – Acetylen - Áp lực khí nén: 160 kPa - Tốc độ khí: 2,8 l/phút 2.2.2.4. Tiến hành: - Tiến hành đo độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn, lần lượt từ nồng độ thấp đến nồng độ cao. - Từ độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn lập đường chuẩn biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Cr. - Sau đó tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch thử, nếu độ hấp thụ của dung dịch thử cao hơn điểm cao nhất của dãy chuẩn thì pha loãng dung dịch thử sao cho độ hấp thụ của dung dịch thử phải nằm trong khoảng nồng độ của các dung dịch chuẩn đã khảo sát. - Tính toán nồng độ Cr trong dung dịch thử dựa vào đường chuẩn. 3 Kết quả: 3.1. Khảo sát khoảng tuyến tính của phương pháp: - Pha một dãy chuẩn Cr có các nồng độ 0.5; 1.0; 1.5; 2.0 ppm như trong phần chuẩn bị dung dịch chuẩn. - Tiến hành xác định độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn này trên máy quang phổ hấp thụ nguyên tử với các điều kiện đã nêu trong phần 2.2.2.c (lặp lại 3 lần). Dựa vào độ tương quan giữa độ hấp thụ và các nồng độ Cr trong dãy chuẩn thu được phương trình hồi quy và hệ số tuyến tính. 10 Bảng 1: Sự tương quang giữa độ hập thụ và nồng độ Cr trong dung dịch Nồng độ 0.5 ppm 1.0 ppm 1.5 ppm 2.0 ppm Độ hấp thụ lần 1 0.0505 0.0977 0.1420 0.1808 Độ hấp thụ lần 2 0.0495 0.0956 0.1420 0.1823 Độ hấp thụ lần 3 0.0495 0.0972 0.1422 0.1804 Độ hấp thụ trung bình 0.0498 0.0968 0.1421 0.1812 RDS (%) 1.1556 1.1328 0.0813 0.4517 Bảng 1 cho thấy trong khoảng nồng độ Cr từ 0,5 đến 2 ppm có sự phụ thuộc tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ thể hiện qua phương trình tuyến tính: y = 0.0879x + 0.0076 với hệ số tương quan r = 0,9991. 3.2. Khảo sát tính đúng của phương pháp: Thêm chính xác 1 lượng dung dịch Cr chuẩn vào mẫu thử có hàm lượng Cr đã biết trước khi tiến hành vô cơ hóa, sau đó vô cơ hóa như mục 2.2.2 b. Lưu ý: Luợng Cr thêm vào và lượng Cr có trong mẫu thử phải nằm trong khoảng tuyến tính đã khảo sát. Tiến hành xác định nồng độ Cr của các dung dịch trên máy hấp thụ nguyên tử với các điều kiện đã đưa ra ở trên. Tính toán lượng Cr chuẩn thu hồi được. Kết quả trình bày ở bảng 2. Bảng 2: Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp STT Lượng Cr chuẩn thêm vào Lượng Cr chuẩn tìm lại % lượng Cr chuẩn tìm lại Số liệu thống kê 1 50 50.77 101.54 x = 102.31 s = 0.7 RSD (%) = 0.68 Khoảng tin cậy 102.31  0.73 2 50 51.21 102.42 3 50 51.68 103.36 4 50 51.15 102.30 5 50 50.77 101.54 6 50 51.35 102.70 11 Kết quả cho thấy phương pháp có độ chính xác cao với tỉ lệ phần trăm tìm lại trung bình của 6 lần thí nghiệm là 102,31%. 3.3. Định lượng hàm lượng Crom trong viên nén Centovit – liver bằng phương pháp đường chuẩn: Tiến hành vô cơ hóa mẫu như mục 2.2.2 b, định lượng bằng phương pháp đường chuẩn dựa trên phương trình hồi quy tuyến tính xác định ở mục 3.1. Kết quả trình bày ở bảng 3 Bảng 3: Kết quả định lượng Crom trong viên nén Centovit – liver STT Khối lượng mẫu cân (g) Độ hấp thụ Nồng độ Cr trong dung dịch thử (mcg/ml) Hàm lượng Cr trong 1 viên nén (mcg) Số liệu thống kê 1 1,5950 0,1470 1,5859 157,15 x = 158.87 s = 2.33 RSD (%) = 1,46 Khoảng tin cậy: 158.78  2.44 2 1,5972 0,1478 1,5950 157,84 3 1,5897 0,1454 1,5677 157,87 4 1,5978 0,1512 1,6337 161,61 5 1,5970 0,1510 1,6314 161,46 6 1,6312 0,1516 1,6382 158,73 Kết quả cho thấy hàm lượng trung bình của Cr trong mẫu phân tích là 158,78 mcg, khoảng tin cậy: 158.78  2.44, so với giá trị ghi trên nhãn là 150mcg/viên. Như vậy các mẫu phân tích đạt yêu cầu về hàm lượng Cr có trong mẫu. Độ lệch chuẩn tương đối RSD (%) = 1,46 chứng tỏ phương pháp có độ lập lại rất tốt. 4. Kết luận: Qua những số liệu trình bày ở trên cho thấy phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật F-AAS) là phương pháp phù hợp để định lượng vi lượng nguyên tố Cr trong chế phẩm viên nén Centovit – liver. Phương pháp có độ nhạy, độ đúng cao và độ lặp lại tốt. 12 Kết quả định lượng Crom trong viên nén Centovit – liver lưu hành trên thị trường là 158,78 mcg/viên, khoảng tin cậy 158.78  2.44. So với hàm lượng Crom ghi trên nhãn là 150 mcg/viên thì tất cả các mẫu phân tích đều đạt yêu cầu về hàm lượng. II. ĐỊNH LƯỢNG CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG KHÁC CÓ TRONG THUỐC VIÊN NANG BẤT KÌ: 1/ Định lượng Magnesi (Mg): - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử - Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử có trang bị đèn cathod rỗng Mg, đầu đốt sử dụng ngọn lửa acetylen – không khí nén. - Dung dịch lanthan clorid: Hòa tan 26,7 g lanthan clorid heptahydrat trong HCl 0,125 N thành 100,0 ml. - Dung dịch polysobat 80: Pha loãng 100 ml polysorbat 80 với ethanol 96% (TT) thành 1000,0 ml. - Dung dịch chuẩn: Pha loãng dung dịch chuẩn gốc Mg 1000 g/ml với HCl 0,125 N để được dung dịch có nồng độ Mg 20 g/ml. Trong 5 bình định mức 100 ml, thêm lần lượt vào mỗi bình 1,0; 1,5; 2,0; 2,5 và 3,0 ml dung dịch Mg 20 g/ml, thêm vào mỗi bình 1,0 ml dung dịch lanthan clorid, pha loãng với HCl 0,125 N cho đủ thể tích. Các dung dịch chuẩn có nồng độ Mg lần lượt là: 0,2; 0,3; 0,4; 0,5 và 0,6 g/ml. - Dung dịch thử: Lấy 20 viên nang bất kỳ, cắt lấy dịch thuốc có trong 20 viên nang, trộn đều. Cân một lượng dịch thuốc tương ứng với 2 viên vào bình định mức 100 ml, thêm 15 ml nước, 10 ml HCl 6 N (TT) và khoảng 1 ml dung dịch polysorbat 80, đun nóng trong cách thủy, thỉnh thoảng lắc cho đến khi dịch thuốc tan rã hoàn toàn, đun thêm 15 phút nữa, để nguội, pha loãng với nước cho đủ thể tích, lắc đều, lọc bỏ 10 ml dịch lọc đầu, sử dụng dịch lọc (dung dịch gốc). Hút chính xác 2,0 ml dung dịch gốc vào bình định mức 20 ml, pha loãng với HCl 0,125 N cho đủ thể tích, lắc đều. Hút chính xác 2,0 ml dung dịch vào bình định mức 100 ml, thêm 1,0 ml dung dịch lanthan clorid, thêm HCl 0,125 N cho đủ thể tích, lắc 13 đều. Lúc này dung dịch thu được có nồng độ Mg khoảng 0,4 g/ml. - Tiến hành đo phổ hấp thụ nguyên tử của các dung dịch chuẩn và dung dịch thử tại vạch phổ cực đại của Mg 285,2 nm, sử dụng dung dịch HCl 0,125 N có chứa 0,1% dung dịch lanthan clorid làm mẫu trắng. - Từ độ hấp thụ của các dung dịch chuẩn, lập đường chuẩn thực nghiệm biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Mg và tính toán nồng độ magnesi trong dung dịch thử dựa vào đường chuẩn. - Hàm lượng Mg có trong viên được tính theo công thức: X = 0.001 x C x 100 x 500 x Mtb / M - Trong đó: C (g/ml): nồng độ kẽm trong dung dịch thử được xác định dựa vào đường chuẩn. Mtb (mg): khối lượng trung bình viên M (mg): Lượng cân dịch thuốc 2/ Định lượng Kẽm: - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử - Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử có trang bị đèn cathod rỗng kẽm, đầu đốt sử dụng ngọn lửa acetylen – khô