Đề tài Phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn Hóa Học

Tân Châu là huyện biên giới, vừa được nâng lên thị xã vào đầu năm 2010. Trường THCS Long Thạnh là một trong những trường trung tâm của thị xã, đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của các em học sinh so với các trường khác. Bên cạnh đó điều kiện học tập cũng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có nhiều cám dỗ dễ làm các em xao lãng việc học, nhất là game online, khai thác mặt trái của internet, v.v Trong bối cảnh xã hội càng phát triển cũng mang theo nhiều hệ luỵ và mặt trái của nó. Vì vậy gia đình và nhà trường phải kịp thời có định hướng tinh thần và thái độ học tập đúng đắn cho các em để tránh sự tiêu cực, thiếu lành mạnh trong học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt thường nhật. Ngày nay xã hội đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta. Yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục cho đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy, là một giáo viên tôi không ngừng bổ sung kiến thức, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng những đòi hỏi đó.

doc22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6593 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp rèn luyện học sinh yếu kém môn Hóa Học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ LONG THẠNH Lâm Cúc Thanh Tháng 10 - 2011 MỤC LỤC Trang Phần I: Mở đầu I- Bối cảnh của đề tài: ………..……………………………………………... 3 II- Lý do chọn đề tài: ………………………………………………………… 3 III- Phạm vi nghiên cứu: ….……………………………………...………….. 4 IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: …………………………………….. 4 Phần II: Nội dung I- Cơ sở lý luận: …………………………………………………………….. 6 a- Cơ sở pháp quy: ……………………………………………………….. 6 b- Cơ sở thực tiễn: ………………………………………………………... 6 II- Thực trạng học sinh yếu, kém môn hoá học: …………………………….. 7 III- Các biện pháp tiến hành: …………………………………………………. 7 1- Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: ……………………..... 8 2- Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: ……………...... 11 3- Phương pháp ôn – giảng – luyện: ……………………………………… 12 4- Rèn kỹ năng giải bài tập: …………………………………………….... 13 IV- Hiệu quả đạt được: ……………………………………………………….. 15 1- Hiệu quả đối với học sinh: …………………………………………….. 16 2- Hiệu quả đối với giáo viên: ……………………………………………. 16 3- Hiệu quả đối với tổ chuyên môn: ……………………………………… 17 4- Những nguyên nhân thành công và tồn tại: ……………………………. 17 a) Nguyên nhân thành công: ……………………………………………… 17 b) Những tồn tại: ………………………………………………………….. 17 c) Biện pháp khắc phục tồn tại: …………………………………………... 18 Phần III: Kết luận I- Những bài học kinh nghiệm: ……………………………………………... 19 1- Đối với học sinh: ………………………………………………………. 19 2- Đối với giáo viên: ……………………………………………………… 20 II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: ……………………………………... 20 1- Đối với học sinh: ………………………………………………………. 20 2- Đối với bản thân: ………………………………………………………. 21 3- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: ………………………………... 21 III- Khả năng ứng dụng, triển khai: ...………………………………………… 21 PHẦN I: MỞ ĐẦU I/ BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Tân Châu là huyện biên giới, vừa được nâng lên thị xã vào đầu năm 2010. Trường THCS Long Thạnh là một trong những trường trung tâm của thị xã, đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của các em học sinh so với các trường khác. Bên cạnh đó điều kiện học tập cũng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có nhiều cám dỗ dễ làm các em xao lãng việc học, nhất là game online, khai thác mặt trái của internet, v.v… Trong bối cảnh xã hội càng phát triển cũng mang theo nhiều hệ luỵ và mặt trái của nó. Vì vậy gia đình và nhà trường phải kịp thời có định hướng tinh thần và thái độ học tập đúng đắn cho các em để tránh sự tiêu cực, thiếu lành mạnh trong học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt thường nhật. Ngày nay xã hội đòi hỏi nền giác dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo như là một phẩm chất quan trọng của con người hiện đại, đặc biệt là từ khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức ở nước ta. Yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào như là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục cho đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy, là một giáo viên tôi không ngừng bổ sung kiến thức, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm đáp ứng những đòi hỏi đó. II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đối với môn Hoá học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với các em, sự tiếp xúc môn học này làm cho các em ít nhiều bỡ ngỡ, một số ít các em có năng khiếu còn tìm tòi, thích thú đối với môn học mới lạ này, còn đa số các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế đối với các em, khi học môn học này cần phải thuộc lòng các ký hiệu hoá học, tên gọi, hoá trị, cân bằng hoá học, . . . Các em còn lúng túng, mù mờ trong việc dự đoán các sản phẩm tạo thành trong một phương trình phản ứng hoá học. Việc củng cố, rèn luyện cho các em đối với môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo. Quán triệt quan điểm: “dạy thật, học thật”, chống lại “bệnh thành tích” trong giáo dục, đang là căn bệnh nhứt nhối mà riêng tôi cảm thấy rất bức xúc! Trong khuôn khổ chia sẻ “Kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học”, bản thân công tác trong ngành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh yếu, kém nói riêng. II/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thời lượng giảng dạy trong tuần ở bậc THCS cho bộ môn này không nhiều so với các môn khác. Đầu năm lớp 9 có bố trí 01 tiết ôn tập kiến thức lớp 8 cho học sinh, nhưng quá ít ỏi nên dễ làm các em quên đi hoặc bỏ qua. Tiếp theo sau, suốt thời gian học tập ở bậc THCS bộ môn Hoá là một môn bị kéo theo trong hành trang của các em. Lâu dần lỗ hổng kiến thức càng nhiều, các em học sinh yếu kém chỉ còn cách chống chế, học miễn cưỡng, đối phó với tiết học cho qua hết giờ. Đặc biệt từng được phân công công tác chủ nhiệm nên có điều kiện hiểu rõ tâm lý, sinh lý của lứa tuổi mới lớn “sôi nổi”, nhất là tâm sinh lý học sinh yếu kém, các em cần được quan tâm, thương yêu, giúp đỡ, giáo viên phải luôn kiên nhẫn, đem tình yêu thương của người Thầy, mà từng bước nâng niu, tận tình giúp đỡ các em học tập tiến bộ! Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của các em, vì đó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”,... IV/ ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Trong những năm mới ra trường về giảng dạy ở nông thôn còn thiếu thốn điều kiện, phương tiện để các em tìm hiểu thực tế, đồ dùng dạy học không đủ, chỉ có trên hình vẽ tự làm; phòng thí nghiệm thực hành chưa đảm bảo tiêu chuẩn, thiếu hoá chất, dụng cụ… Tất cả những khó khăn đó sẽ khó gợi sự tìm tòi, sáng tạo của các em để dẫn đến sự yêu thích môn Hoá học. Sau khi được chuyển về giảng dạy ở Trường thuộc trung tâm thị xã, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy bộ môn tương đối đầy đủ, đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học của con em, đó là một thuận lợi cho việc rèn luyện học sinh yếu kém, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, rút ngắn khoảng cách học sinh khá – giỏi với học sinh yếu – kém. - Trong quá trình giảng dạy nói chung và trong năm học này nói riêng, tôi may mắn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy từ 2 tiết lên 3 tiết trong tuần đối với môn Hoá học 9, nên có thời gian ôn luyện, hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vừa học để làm các bài tập nhằm giúp các em nhớ và khắc sâu lý thuyết, lấy lại tự tin trong học tập. Tóm lại, đối với học sinh yếu kém thì tình yêu thương của thầy, cô là rất cần thiết! Có vậy, các em sẽ thích học bộ môn và từng bước tiến bộ. Mỗi thầy, cô giáo luôn khẳng định quyết tâm: “Tất cả vì học sinh thân yêu!”. PHẦN II: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN a) Cơ sở pháp quy: Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội… Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” Trích các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng – NXB Chính trị quốc gia - 2011 Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện! b) Cơ sở thực tiễn: “Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi các học sinh yếu, kém có tiến bộ. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu, kém” Trích buổi làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Nghệ An về một số vấn đề liên quan đến GD & ĐT . Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu, kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. Sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội. II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HOÁ HỌC Ở bất cứ địa phương nào, trường nào, khối học nào và lớp học nào cũng có học sinh yếu, kém. Vấn đề ở chổ nguyên nhân dẫn đến việc học yếu, kém; cũng như một bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh dựa trên cơ sở theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng và những triệu chứng của bệnh để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ khỏi. Ở đây đối với học sinh yếu, kém nguyên nhân thì có nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân; có em lười học lâu ngày mà trở nên hỏng kiến thức, hạn chế hoặc mất hẳn kỹ năng làm toán; có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có động lực học tập, chán nản, không có ý chí phấn đấu, hoặc gia đình thiếu quan tâm đến việc học .v.v... Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc học tập của các em, sự quan tâm, động viên của gia đình tạo động lực cho các em học tập. Hơn nữa, giáo viên phải giúp các em ý thức được rằng xã hội tri thức ngày nay luôn chú trọng đến kiến thức, chỉ có học mới có thể hoà nhập vào sự phát triển của xã hội, nếu không xã hội sẽ đào thải cũng là một tất yếu. Lại thêm, môi trường xã hội cũng không kém phần quan trọng, với lứa tuổi phát triển tâm - sinh lý chưa hoàn chỉnh, dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của xã hội, nhất là những tệ nạn “thời đại” trong đó nghiện game online và khai thác mặt trái của internet làm các em xao lãng việc học, nhất là môn học “vỡ lòng” mới mẽ này. III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH Từ những thực trạng nêu trên, bản thân cũng đã ứng dụng một số kinh nghiệm trong học tập khi còn là giáo sinh kết hợp với quá trình giảng dạy qua nhiều thế hệ học sinh, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước đã giúp các em từ sự chán nản, bỏ hẳn môn học mà có thể lấy lại tự tin, tự chủ trong học tập. Đây thực sự là nỗi niềm trăn trở của những người đứng lớp giảng dạy. Nghệ thuật của người Thầy đứng lớp là làm sao cho học sinh yêu thích môn học. Từ những nguyên nhân nêu trên, bản thân đã vận dụng một số biện pháp để giúp học sinh lấy lại tự tin, yêu thích và khám phá môn học có nhiều thú vị này. Dưới dây là một số phương pháp bản thân đã áp dụng mang lại kết quả khả quan. Œ Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học, từ đó phân loại học sinh yếu, kém, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của năm học trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh, học lực những môn học có liên quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khăn mà học tập để tiến bộ. Trang bị cho các em học sinh yếu kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hoặc chưa biết. Cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn. Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối tượng nghiên cứu để có biện pháp thích hợp và kịp thời. Tuỳ theo từng học sinh và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hoá học là môn học tự nhiên liên quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thì các em dễ chán nản môn Hoá học. Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã học lớp 9 mà tìm một ẩn số x hay áp dụng qui tắc tam suất để tìm số mol trên phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. Ví dụ: Tìm hoá trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn số x (là hoá trị của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng qui tắc hoá trị để tìm x. Chẳng hạn ta được 2x = 6 => x = 3. Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lúng túng chưa giải quyết được. Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng, động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tốt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xa xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cũng từ đó. Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hoá học vô cơ thông thường: phản ứng trung hoà, phản ứng trao đổi, phản ứng hoá hợp, phản ứng thế, phản ứng nhiệt phân và kể cả phản ứng oxy hoá khử thông thường… « Đầu tiên phải kiểm tra và giúp cho các em học thuộc kí hiệu và hoá trị của một số nguyên tố thường gặp một cách thành thạo. « Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức hoá học. Ví dụ: Viết công thức hoá học của Kalioxit (hoá trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia); Kali có hoá trị I, Oxy có hoá trị II. Vậy công thức được viết như sau: K2O. « Cho các em học thuộc một số gốc hoá trị thường gặp, cách tính và cách nhớ hoá trị của chúng. Ví dụ như: A Cách nhớ hoá trị I của một số nguyên tố và gốc axit: Khi (K) nào (Na) đồng (Cu) bạc (Ag) có (Cl) hẹn (H) hò (-OH) nhau (-NO3) anh (AlO2) nhé (NH4). A Cách nhớ hoá trị II: Ba (Ba) Thuỷ (Hg) cần (Ca) mua (Mg) sắt (Fe) kẽm (Zn) đồng (Cu) cùng (=CO3) Oanh (O) sống (=S) sung (=SO3) sướng (=SO4)… « Cho các em viết các phản ứng hoá học từ dễ đến khó như sau: + Viết công thức các chất tham gia phản ứng + Dự đoán phản ứng xảy ra (dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazo với axit: Để viết đúng sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa axit và oxit bazo, ta có cách nhớ như sau: “Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, hydro kết hợp với oxy trong oxit tạo thành nước” hay cách dễ nhớ nhất là “gần với gần, xa với xa”. Ví dụ phương trình phản ứng sau: 6HCl + Al2O3 -> 2AlCl3 + 3H2O Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hoá trị để viết đúng công thức hoá học và cân bằng đúng phương trình. Hoặc là, để nhận dạng một bài toán, chẳng hạn như dạng toán dư thường gặp ở bậc THCS. Các em chú ý dữ kiện đề bài phải có số mol 2 chất tham gia. Ví dụ: Đốt cháy 6,2(g) P trong bình chứa 6,72(l) khí O2 ở ĐKTC theo sơ đồ phản ứng sau:    P       +       O2     →      P2O5 a) Sau phản ứng chất nào còn dư và nếu dư thì với khối lượng bao nhiêu? b) Tính khối lượng sản phẩm thu được. Các bước giải bài tập: Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol Bước 2: Viết phương trình phản ứng PTPƯ:        Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, lập tỉ số mol của 2 chất tham gia (Lấy số mol đề bài chia hệ số mol phương trình) Bước 4: Vậy tính toán dựa vào số mol P, điền số mol P lên PTHH tính số mol của các chất còn lại theo yêu cầu đề bài. Bản thân luôn tự nhắc nhỡ phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, hay lớn tiếng khi các em làm sai bài tập, hay hiểu chưa đúng một vấn đề,… Điều đó dễ làm các em tự ty, mặc cảm mà thu người lại. Hoá thân thành người bạn của các em để hiểu rõ các em đang nghĩ gì, muốn gì. Quan tâm đến các em, hiểu rõ hoàn cảnh giúp đỡ kịp thời, có thể trò chuyện, gần gũi, thăm hỏi. Sự khích lệ của người thầy làm học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự. Đây là lứa tuổi các em không còn là trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. Ở lứa tuổi này các em dễ bị tổn thương, cần được phát huy tính độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Đó là tình yêu đích thực của người Thầy với tương lai học trò.  Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: Ngoài ra làm một số thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em quan sát những hiện tượng và các thao tác khi làm thí nghiệm. Đồng thời giải thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa tuổi dễ bị lôi cuốn này, và cho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy ra xung quanh ta như ăn, uống, hay đồ vật kim loại bị hư,…đều có phản ứng hoá học xảy ra. Ví dụ: Giải thích hiện tượng ma trơi trong tự nhiên “Ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa là những đóm sáng bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng rợn về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng photphin (PH3) và diphotphin (P2H4). Điphotphin là chất lỏng, dễ bay hơi và tự bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ra P4H10 và H2O, khi cháy toả ra nhiệt lượng lên đến 150oC : 2P2H4 + 7O2 ----> 2P2O5 + 4H2O + Q Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà: 2PH3 + 4O2 ----> P2O5 + 3H2O + Q' Từ hai phản ứng trên tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi cháy hỗn hợp (PH3 và P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc ẩn lúc hiện mà người ta gọi đó là "ma trơi". Hiện tượng này thưởng gặp ở các nghĩa địa khi trời mưa có gió nhẹ. Ví dụ: Phát hiện dấu vân tay Cơ quan điều tra thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. Điều này các nhà khoa học ứng dụng phản ứng hoá học vào công tác điều tra. Trên da chúng ta có một lớp mỡ, lớp mỡ này sẽ bám vào các vật dụng như con dao, thanh gỗ hay súng,…. Ta dùng cồn Iot rắc lên vật đó, cồn iot sẽ hoà tan hết lớp mỡ và xuất hiện dấu vân tay, sau đó đối chiếu với chứng minh thư của những người tình nghi sẽ dễ dàng phát hiện ra thủ phạm. Ví dụ: Các nhũ thạch được hình thành từ đá vôi (chính là CaCO3) qua 2 giai đoạn: - Sự phá huỷ đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hoà tan khí CO2 tạo ra muối tan Ca(HCO3)2: PTHH: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 - Sự phân huỷ Ca(HCO3)2: dung dịch Ca(HCO3)2 theo các kẻ nứt chảy xuống các vòm hangvà bị phân huỷ tạo ra nhũ thạch PTHH: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Ž Phương pháp ôn – giảng – luyện: Đây là 3 bước chính của một tiết lên lớp được sử dụng liên tục trong quá trình giảng dạy. Để sử dụng phương pháp ôn - giảng - luyện đạt hiệu quả, trước nhất giáo viên bộ môn phải xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của bộ môn mình phụ trách trong năm học có liên hệ với những kiến thức nào của những lớp dưới mà các em đã học. Sau đó lập kế hoạch ôn tập hệ thống hoá kiến thức cơ bản của những lớp học trước vào đầu năm học cho học sinh có kết hợp với giảng và luyện. Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc học – hiểu –hành tại lớp là cần thiết. Ngoài ra cũng phải biết sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học giữa các môn học và làm bài tập ở nhà. Các em có nhiều “lỗ hỏng” kiến thức và “khó nhớ, mau quên” nên phương pháp ôn - giảng - luyện phải được sử dụng thường xuyên. Trong bước kiểm tra bài cũ để ta “ ôn” kiến thức đã học cho học sinh, đồng thời chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức mới, ta vẫn phải giảng và luyện nếu cần thiết. “giảng” nếu đã quên hay chưa hiểu, “luyện” nếu chưa đủ để khắc sâu…Nếu phần câu hỏi kiểm tra có liên quan đến bài học mới thì việc “luyện” ở trong bước này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp thu bài mới của học sinh. Ví Dụ: Về môn hoá học ở lớp 9: Khi dạy bài bazơ, ta có thể cho học sinh kiểm tra các câu hỏi sau đã học ở lớp 8 và ở tiết trước axit và axitsunfuric:  Viết công thức hoá học của các hợp chất sau đây: Natrihidrôxit, canxih
Luận văn liên quan