Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: " Phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh . " Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, điều 24. 2 " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh ".
Nghị quyết X của Đảng khẳng định: " Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được sự chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục một cách chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng quát, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời.
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh ."
Trong quá trình thực hỉện đổi mới phương pháp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do các nguyên nhân sau: Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ và thống nhất. Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật sự gắn liền giữa tính khoa học hiện đại với thực tiển thực tế của địa phương vùng miền ( nhất là vùng khó khăn, miền núi ). Sự thống nhất nội dung chương trình giảng dạy, sách giáo khoa còn nhiều bật cập, chương trình quá tải so với học sinh miềm núi, vùng sâu, vùng xa. + Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng cho quá trình thực hiện dạy và học theo hướng đổi mới. + Đồng thời xuất phát từ thực tế của trường THCS Long Hiệp cơ sở vất chất, thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học còn hạn chế, các phòng chức năng, thí nghiệm thực hành chưa được trang bị đầy đủ, nhất là cách bố trí phòng học cho phù hợp với hoạt động nhóm chưa đáp ứng
+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp trong đó có phương pháp hoạt động theo nhóm còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả nhiều; Còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm cho từng loại bài nhằm đem lại kết quả tốt nhất
- Sự đầu tư vào việc học tập của con em đối với một số bậc phụ huynh còn hạn chế, cá biệt một số phụ huynh khoán trắng cho nhà trường. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh chưa cao. Các em chưa có ý thức tự giác trong việc tự lực, tự phát huy tính sáng tạo, một số em còn nhút nhát, ngại nói trước đám đông + Nhằm thực hiện Chỉ thị 33/2006 / CT – TTg ngày 08/9/2006 của Thủ Tướng chính phủ về cuộc vận động " Hai không " với 4 nội dung " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi sai lớp ". Từng bước nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường, xây dựng phong trào học tập của địa phương tiến bộ, đáp ứng nhu cầu học tập và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy – học là một việc làm hết sức cần thiết và phải được triển khai, tiếp tục thực hiện trong từng nhà trường phổ thông cơ sở hiện nay. Nhằm góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ấy tôi chọn “ phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm “ làm đề tài nghiên cứu, để xây dựng quy trình, phân loại phương pháp hoạt động nhóm được áp dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 10690 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................2
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………………………….3 II/ NỘI DUNG …………………………………………………………………… ..3
1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DUNG ĐỀ TÀI.................................................5 2.TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM……………………………5 2.1. Một số khái niệm về phương pháp dạy học……………………………………..5
2.2. Khái niệm khái niệm dạy học theo nhóm.....................................................6
2.3. Đặc điểm dạy học theo nhóm ......................................................................7
2.3. Ưu và nhược điểm của học tập theo nhóm....................................................8
3. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM..............................9
3.1. Các mô hình tổ chức hoạt động theo nhóm...................................................9
3.2. Quy trình tổ chức hoạt động theo nhóm......................................................12
3.3. Một số chú ý khi tổ chức hoạt động nhóm…………………….. ...............15
4. THIẾT KẾ GIÁO ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM......16
4.1. Những yêu cầu khi lựa chọn nội dung....................................................... 16
4.2. Thiết kế giáo án sử dụng phương pháp dạy học thảo luận nhóm................17
TÓM TẮT..................................................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thị Thu Dung, Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học lên lớp, Tạp chí giáo dục (3) tr 21-22
2. Nguyễn Thị Hồng Nam, Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm, Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Thị Sữu, Tổ chức quá trình dạy học hóa học phổ thông, Đại học sư phạm Hà Nội
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: " Phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ... " Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, điều 24. 2 " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh ".
Nghị quyết X của Đảng khẳng định: " Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được sự chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục một cách chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng quát, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời.
Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh ..."
Trong quá trình thực hỉện đổi mới phương pháp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập do các nguyên nhân sau: Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ và thống nhất. Quá trình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa thật sự gắn liền giữa tính khoa học hiện đại với thực tiển thực tế của địa phương vùng miền ( nhất là vùng khó khăn, miền núi ). Sự thống nhất nội dung chương trình giảng dạy, sách giáo khoa còn nhiều bật cập, chương trình quá tải so với học sinh miềm núi, vùng sâu, vùng xa. + Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng cho quá trình thực hiện dạy và học theo hướng đổi mới. + Đồng thời xuất phát từ thực tế của trường THCS Long Hiệp cơ sở vất chất, thiết bị, phương tiện phục vụ dạy học còn hạn chế, các phòng chức năng, thí nghiệm thực hành chưa được trang bị đầy đủ, nhất là cách bố trí phòng học cho phù hợp với hoạt động nhóm chưa đáp ứng
+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp trong đó có phương pháp hoạt động theo nhóm còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả nhiều; Còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp hoạt động nhóm cho từng loại bài nhằm đem lại kết quả tốt nhất
- Sự đầu tư vào việc học tập của con em đối với một số bậc phụ huynh còn hạn chế, cá biệt một số phụ huynh khoán trắng cho nhà trường. Ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh chưa cao. Các em chưa có ý thức tự giác trong việc tự lực, tự phát huy tính sáng tạo, một số em còn nhút nhát, ngại nói trước đám đông + Nhằm thực hiện Chỉ thị 33/2006 / CT – TTg ngày 08/9/2006 của Thủ Tướng chính phủ về cuộc vận động " Hai không " với 4 nội dung " Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và việc học sinh ngồi sai lớp ". Từng bước nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường, xây dựng phong trào học tập của địa phương tiến bộ, đáp ứng nhu cầu học tập và đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy – học là một việc làm hết sức cần thiết và phải được triển khai, tiếp tục thực hiện trong từng nhà trường phổ thông cơ sở hiện nay. Nhằm góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học ấy tôi chọn “ phương pháp tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm “ làm đề tài nghiên cứu, để xây dựng quy trình, phân loại phương pháp hoạt động nhóm được áp dụng trong nhà trường phổ thông hiện nay.
B. NỘI DUNG I MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Mục đích: + Qua xây dựng cơ sở khoa học về tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm để phân loại, ưu điểm, nhược điểm, hình thức tổ chức, quy trình tổ chức dạy học theo nhóm trong nhà trường phổ thông nói chung và dạy học môn Hóa học ở bậc THCS nói riêng hiện nay. Từ đó xây dựng định hướng cho GV trong việc thực hiện tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm như thế nào là có tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm nhà trường, khắc phục một số hạn chế, khó khăn và lúng túng trong quá trình thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm. Nhằm góp phần vào tiến trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp hoạt động theo nhóm nói riêng, từng bước nâng dần chất lượng giáo dục của nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS Long Hiệp nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 1.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU + Qúa trình thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy mà cụ thể là phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm trong nhà trường THCS nói chung và môn Hóa học nói riêng 1.3. PHẠM VỊ ÁP DỤNG + Trường THCS Long Hiệp 2. TỔNG QUAN VỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 2.1 ) Một số khái niệm vê phương pháp dạy học 2.1.1) Đổi mới phương pháp dạy học: Là một quá trình thay đổi các thành tố trong phương pháp dạy học, đưa phương pháp dạy học mới vào nhà trường, trên cơ sở phát huy tính tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống để nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề trong học tập và cuộc sống. Đổi mới phương pháp dạy học không bó hẹp trong hoạt động của giáo viên và học sinh trên các giờ lên lớp mà còn bao hàm cả đổi mới phương pháp trình bày nội dung, tài liệu dạy học, đổi mới cách sắp xếp nội dung dạy học cụ thể nhằm tích cực hoá hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trình hoạt động dạy học. 2.1.2) Hoạt động dạy học theo hướng tích cực hoá
+ Dạy học tích cực hoá: Là dạy học nhằm tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác và được tự do, được tạo khả năng và điều kiện chủ động trong hoạt động đó. + Phương pháp dạy học tích cực hoá – lấy học sinh làm trung tâm Phương pháp dạy học tích cực hoá – lấy học sinh làm trung tâm. Đây là một hệ thống những phương pháp sau: - Phương pháp tích cực - Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề. - Phương pháp hợp tác. - Phương pháp kích thích tư duy. - Phương pháp Thí nghiệm nghiên cứu. - Phương pháp giao tiếp. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp trực quan. + Ngoài ra còn có một số phương pháp hiện đại khác, nói chung giúp học sinh chủ động sáng tạo trong học tập, giúp người học bộc lộ những tiềm năng vốn có và phát triển đầy nhân cách của mình. 2.2) MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 2.2.1) Quan điểm của khổng Tử: Theo Ông phương pháp dạy học là dạy từ dễ đến khó, dạy cho người học những điều có thể hiểu được, rồi dạy những điều cao xa. Người học trò phải tự tìm tòi học hỏi. " Bất viết; Như chi hà, như chi hà giả, ngô mạc như chi hà, chi hà giã dĩ hỉ " ( Người nào không nói rằng: " làm thế nào, làm thế nào thì ta cũng chẳng làm thế nào được " ). Ông cho rằng người học không có nổ lực, cố gắng là không có sự học. " Không có tức giận vì mình muốn biết thì không truyền mở cho, không tác giận vì nói không rõ ra được thì không bày vẽ cho ... ". 2.2.2) Quan điểm của John Dewey ( 1859 – 1952 ) + Chú trọng đến động lực thúc đẩy của tuổi trẻ khơi dậy cho trẻ những điều lợi ích thực tiễn. Với khẩu hiệu: " Trẻ phải hoạt động trước và trong khi hoạt động nó mới học tập " . Người thầy đóng vai trò là: ' Người điều hành, hướng dẫn ". 2.2.3) Ở Việt Nam. Những quan điểm giáo dục của những năm 60 như: + " Học với hành phải đi đôi , học mà không hành thì học cũng vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy ". ( Hồ Chí Minh ) + " Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mở kiến thức hỗn độn ... mà là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ ..., phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề " ( Phạm Văn Đồng ). Nghị quyết TW 2 khoá VIII khẳng định: " Phải đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tién và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh ... " Định hướng trên đã được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục, điều 24. 2 . " Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiển, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hướng thú học tập cho học sinh ". + Nghị quyết X của Đảng khẳng định: " Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu , chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được sự chuyển biến cơ bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; khắc phục một cách chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng quát, thiếu kế hoạch đồng bộ. Xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân, vì dân; bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời.
3.1. KHÁI NIỆM DẠY HỌC THEO NHÓM + Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. [4, tr 7] + Dạy học theo nhóm là phương pháp dạy học trong đó học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc cùng nhau trong những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra. [3, tr 3] + Vậy dạy học theo nhóm là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm. 3. 2. ĐẶC ĐIỂM DẠY HỌC THEO NHÓM Dạy học theo nhóm có một số đặc điểm sau - Hoạt động dạy học vẫn được tiến hành trên quy mô cả lớp, như mô hình giờ học truyền thống. Việc phân chia nhóm học sinh vừa tuân theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi - nhận thức của học sinh, vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập học sinh cần phải giải quyết. - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên, phải cùng hợp tác, trao đổi giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. - Học sinh phải trực tiếp tham gia các hoạt động, giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra cho mỗi nhóm. - Giáo viên là người thiết kế các nhiệm vụ học tập và đưa ra các hoạt động cụ thể cho từng nhóm. Giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn chứ không phải là người đưa ra kiến thức, tìm ra kiến thức. - Học sinh là chủ thể tích cực chủ động sáng tạo của hoạt động học tập. Dạy học theo nhóm là sự tác động trực tiếp giữa học sinh với nhau, cùng nhau thảo luận và cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập. Mỗi cá nhân phải có ý thức tự hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thành công của cá nhân là thành công chung của cả nhóm. - Giáo viên là người thức tỉnh tổ chức và đạo diễn. Trong giờ học theo nhóm, giáo viên dẫn dắt học sinh khám phá, lĩnh hội kiến thức qua từng bước. Các nhóm học sinh tự tiến hành các hoạt động, qua đó có thể rút ra các tri thức, kiến thức cần thiết cho mình. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi kiến thức 3. 3. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỌC TẬP THEO NHÓM + Ưu điểm : - Học tập theo nhóm tạo môi trường thuận lợi giúp cho học sinh có cơ hội phát biểu, trao đổi và học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm hiểu, phát hiện kiến thức mới. Những học sinh yếu kém nay có cơ hội được học tập ở những bạn giỏi hơn và những học sinh khá, giỏi không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn phải giúp đỡ các bạn yếu hơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hình thành cho các em tinh thần tự chủ, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ nhau trong học tập và hoạt động - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực xã hội. Giúp học sinh phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thảo luận, kỹ năng bảo vệ ý kiến, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn ...v..v.. Học tập theo nhóm giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể. - Học tập theo nhóm giúp học sinh phát triển năng lực hoạt động. Học sinh có cơ hội phát huy kỹ năng sáng tạo, đánh giá, tổng hợp, phân tích, so sánh... Học sinh biết giải quyết các vấn để và tình huống, trong học tập một cách phù hợp, hiệu quả và sáng tạo và từ những vấn đề và tình huống đó học sinh sẽ rút ra được những kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân. + Nhược điểm : - Có một số thành viên ỷ lại không làm việc (hiện tượng ăn theo). Một số học sinh sẽ ỷ lại vào những người giỏi hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc được giao mà không tham gia hoạt động. - Có thể đi lệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện tượng chi phối, tách nhóm). - Có một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng thành viên trong nhóm. - Nếu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá đúng thực chất được sự nỗ lực của từng cá nhân trong nhóm. - Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên, thiếu sáng tạo của GV sẽ gây nhàm chán và giảm hiệu quả trong hoạt động học tập của các em. - Điều hành không tốt dễ dẫn đến mất trật tự trong học tập, tốn thời gian không cần thiết
3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM 3.1. CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM 3.1.1 Làm việc theo cặp 2 học sinh - Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo viên nêu ra. Trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. - Nhóm này thường được sử dụng khi giao cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa...). - Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau. 3.1.2. Làm việc theo nhóm nhiều học sinh - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra. - Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. * Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. * Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. - Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn. 3.1.3. Nhóm kim tự tháp - Đây là cách tổng hợp ý kiến tập thể của lớp học về một vấn đề của bài học. Đầu tiên giáo viên nêu một vấn đề cho các học sinh làm việc độc lập. Sau đó ghép 2 học sinh thành một cặp để các học sinh chia sẻ ý kiến của mình. Kế đến các cặp sẽ tập hợp thành nhóm 8, nhóm 16…Cuối cùng cả lớp sẽ có 1 bảng tổng kết các ý kiến hoặc một giải pháp tốt nhất để giải quyết một vấn đề. - Hình thức học tập này thể hiện tính dân chủ và dựa trên nguyên tắc tương hỗ, mô hình này phù hợp với các giờ ôn tập khi học sinh phải nhớ lại các định nghĩa, khái niệm, công thức…đã học trong một chương. 3.1.4. Hoạt động trà trộn - Trong hình thức này, tất cả các học sinh trong lớp phải đứng dậy và di chuyển trong lớp học để thu thập thông tin từ các thành viên khác. - Sự di chuyển khỏi chỗ ngồi cố định làm cho các học sinh cảm thấy thích thú, năng động hơn. - Đối với các học sinh yếu thì đây là cơ hội cho họ hỏi nhiều người khác nhau cùng một câu hỏi mà không cảm thấy xấu hổ. - Cũng bằng cách học này, họ sẽ thấy rằng có thể có nhiều câu trả lời đúng, nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau cho cùng một vấn đề. - Hoạt động này thường được dùng trong phần mở đầu của tiết học nhằm “khởi động” hoặc kích thích nhận thức của học sinh trước khi học bài mới. 3.1.5. Hoạt động nhóm theo cấu trúc Jigsaw - Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm hợp tác. Mỗi thành viên trong nhóm được phân công tìm hiểu một phần của bài học. - Các thành viên có cùng chủ đề thành lập nhóm chuyên gia, và cùng nhau thảo luận để hiểu rõ nội dung được phân công. - Các thành viên của nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác giảng lại cho cả nhóm về phần bài của mình, đảm bảo cho mọi thành viên trong nhóm nắm vững nội dung toàn bài học. - Các thành viên làm bài kiểm tra cá nhân với nội dung bao gồm tất cả các phần bài học. - Kết quả kiểm tra là kết quả cá nhân và tính điểm nhóm.
Bước làm việc
1.Phân công công việc
2.Nhóm chuyên gia
3.Nhóm hợp tác
4.Cá nhân làm bài kiểm tra
5.Điểm cá nhân - điểm nhóm
Thành viên trong nhóm
Chịu trách nhiệm
Thảo luận cùng chủ đề
Giảng bài cho nhau
Kiểm tra
Kết quả đạt được
Thành viên 1
Thành viên 2
Thành viên 3
Thành viên 4
Phần bài A
Phần bài B
Phần bài C
Phần bài D
Các thành viên cùng chủ đề của từng nhóm thảo luận
Thành viên nhóm chuyên gia trở về nhóm hợp tác và giảng bài cho nhau để từng thành viên hiểu hết các phần A,B,C,D của bài học
Cá nhân làm bài kiểm tra. Nội dung bài kiểm tra gồm tất cả các phần A,B,C,D của bài học
Từng thành viên không những hiểu kĩ phần bài của mình mà còn hiểu được toàn bộ bài học
Đánh giá kết quả cá nhân, nhóm - Chấm điểm bài kiểm tra cá nhân. - Tính điểm trung bình (điểm nền). - Tính điểm tiến bộ cá nhân : 0 : điểm kiểm tra thấp hơn điểm nền từ 3 điểm trở lên. 1 : điểm kiểm tra thấp hơn điểm nền 1-2 điểm. 2 : điểm kiểm tra bằng hoặc hơn điểm nền 1-2 điểm. 3 : điểm kiểm tra cao hơn điểm nền từ 3 điểm trở