Đề tài Phương tiện truyền thông marketing

Truyền thông là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi thực hiện marketing mix để truyền tải thông tin đến với khách hàng tiềm năng. Không chỉ có thế, có một vấn đề cũng hết sức quan trọng, đó là doanh nghiệp phải biến thương hiệu của mình thành một thương hiệu được thị trường ưa chuộng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách hàng biết những tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì cũng cố mối quan hệ này. Vì những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông marketing. Có nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể truyền thông một cách trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, hoặc thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại, hoặc một cách gián tiếp, sử dụng quảng cáo, hoạt động thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử, hoặc là các vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng. Yếu tố chọn công cụ truyền thông marketing nên dựa trên nguyên tắc phương tiện nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả kinh tế nhất, cụ thể là phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất trên cùng một khoảng chi phí bỏ ra. Để làm được điều đó thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ về phương tiện đó và chọn lựa phương tiện tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Bài tiểu luận dưới đây nhằm góp phần tìm hiểu những nội dung đó, hi vọng với bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về một số phương tiện truyền thông mà các doanh nghiệp thường sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong marketing.

docx55 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4989 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương tiện truyền thông marketing, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luân văn Đề tài: Phương tiện truyền thông marketing MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Truyền thông là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp khi thực hiện marketing mix để truyền tải thông tin đến với khách hàng tiềm năng. Không chỉ có thế, có một vấn đề cũng hết sức quan trọng, đó là doanh nghiệp phải biến thương hiệu của mình thành một thương hiệu được thị trường ưa chuộng. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải truyền thông với thị trường để khách hàng biết những tính năng ứng dụng, tính ưu việt và lợi ích của sản phẩm mình. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng và duy trì cũng cố mối quan hệ này. Vì những yêu cầu trên, doanh nghiệp cần có một chiến lược truyền thông marketing. Có nhiều hình thức truyền thông marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể truyền thông một cách trực tiếp, mặt đối mặt, sử dụng đội ngũ bán hàng, hoặc thông qua trung tâm dịch vụ điện thoại, hoặc một cách gián tiếp, sử dụng quảng cáo, hoạt động thúc đẩy thương mại, truyền thông điện tử, hoặc là các vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng. Yếu tố chọn công cụ truyền thông marketing nên dựa trên nguyên tắc phương tiện nào giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả kinh tế nhất, cụ thể là phương tiện nào mang lại hiệu quả cao nhất trên cùng một khoảng chi phí bỏ ra. Để làm được điều đó thì điều cần thiết đầu tiên là phải hiểu rõ về phương tiện đó và chọn lựa phương tiện tốt nhất cho doanh nghiệp mình. Bài tiểu luận dưới đây nhằm góp phần tìm hiểu những nội dung đó, hi vọng với bài tiểu luận này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về một số phương tiện truyền thông mà các doanh nghiệp thường sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong marketing. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu rõ về những phương tiện truyền thông cũng như những ưu nhược điểm của chúng. So sánh các phương tiện truyền thông giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn đúng đắn phù hợp với tình hình phát triển của mình. Đối tượng nghiên cứu Các phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay. Vì sự hiểu biết và thời gian có hạn cho nên nội dung đề tài của chúng em không tránh khỏi những sai sót. Do vậy, chúng em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của giảng viên để cho đề tài này thêm hoàn thiện. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn cô đã giúp chúng em hoàn thành tốt đề tài này. PHẦN HAI: NỘI DUNG Truyền thông marketing Khái niệm Truyền thông marketing là những hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu được khách hàng ưa chuộng để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh trên thị trường bên cạnh việc có được một sản phẩm tốt và phù hợp với người tiêu dùng. Các hình thức truyền thông marketing Các hình thức truyền thông khác nhau. Trên thực tế doanh nghiệp có nhiều phương thức đa dạng trong việc truyền thông với khách hàng, nhưng vẫn có thể phân biệt được thành hai loại chính: Truyền thông phi cá thể: quảng cáo, vật dụng trưng bày tại điểm bán hàng, thúc đẩy bán hàng, truyền thông điện tử và quan hệ công đồng. Truyền thông cá thể (trực tiếp đối mặt), cụ thể là gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng, chẳng hạn như bán trực tiếp hoặc trung tâm dịch vụ điện thoại. Cho nên có thể nói có khá nhiều hình thức truyền thông để doanh nghiệp lựa chọn, họ có thể sử dụng đơn độc một loại, hoặc sử dụng một tập hợp nhiều kỹ thuật cùng một lúc, nếu cần thiết, để đạt được hiệu quả tối đa trong khả năng ngân sách hạn hẹp. Quảng cáo là một phương thức phổ biến về truyền thông phi cá thể, sử dụng những phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh, bảng quảng cáo, tờ poster v.v. Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề cần phải xem xét cẩn thận trước khi đưa ra quyết định chi tiêu cho việc quảng cáo. Chẳng hạn như có nhiều người cho rằng quảng cáo là lãng phí, chi phí tiêu dùng vào phương tiện truyền thông có thể mang lại hiệu quả hơn nếu dùng vào việc bán hàng thông qua tiếp xúc cá nhân. Do vậy, vấn đề là làm thế nào để xác định chiến lược truyền thông hỗn hợp thích hợp. Mục tiêu của truyền thông marketing Mục tiêu xây dựng sự nhận biết (awareness building) Làm cho khách hàng tiềm năng nhận biết sự có mặt của bạn và sản phẩm mà bạn cung cấp, mục đích nhằm khi mà khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp, ngay lập tức khách hàng nhớ ngay đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. Mục tiêu đưa tin (informational) Báo cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm mới, giới thiệu một sản phẩm mới vào thị trường Thông báo về việc thay đổi giá. Giới thiệu, mô tả về các dịch vụ sẵn sàng phục vụ. Uốn nắn những nhận thức sai lệch. Xây dựng một hình ảnh đặc biệt. Mục tiêu thuyết phục (persuasive) Thay đổi nhận thức về tính chất của sản phẩm. Điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng. Kích thích nhu cầu (thuyết phục khách hàng mua hàng ngay). Thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thêm thông tin. Tạo ra cơ hội dẫn đến việc mua hàng. Cung cấp thông tin theo yêu cầu. Mục tiêu nhắc nhở (remiding) Nhắc khách hàng rằng trong tương lai họ sẽ có thể cần đến sản phẩm/dịch vụ. Nhắc khách hàng sản phẩm được bán ở chỗ nào. Duy trì sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ ở mức độ cao nhất. Nằm trong nhóm sản phẩm/dịch vụ được cân nhắc, xem xét. Mục tiêu xây dựng thương hiệu (brand building) Trong những loại hình truyền thông nầy, thương hiệu hiện diện một cách rất rõ ràng và những gì mà người ta muốn nói lên thông qua thương hiệu cũng được thể hiện một cách rất rõ ràng. Và ngoài ra có thể không có chi tiết gì khác nữa (ví dụ như địa chỉ ...). Mục tiêu làm thay đổi nhận thức (change perception) Những loại hình truyền thông nầy có nhiệm vụ làm thay đổi nhận thức về doanh nghiệp từ như thế nầy sang như thế khác. Nếu thành công, bạn có thể nói: Khi tôi nghĩ về thương hiệu XXX tôi nghĩ ngay đến YYY. Họ truyền đi những thông điệp mạnh mẽ và những khẳng định về định vị. Mục tiêu bán hàng (sell a product) Thường có cái gì đó “ngay”. Nếu đáp lại thì sẽ có tưởng thưởng và sự đáp lại được tạo thuận lợi tối đa. Mục tiêu đánh vào đối thủ cạnh tranh (comparing competition) Được dùng rộng rãi trong quảng cáo xe, quảng cáo máy tính ... bất kỳ ngành nghề nào mà khách hàng dễ bị tác động bởi các điểm nổi bật của sản phẩm. Cần cẩn thận với loại hình truyền thông này vì dễ bị kiện là lừa dối khách hàng. Nhưng mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi thông qua một quy trình gồm những bước sau: Xây dựng sự nhận thức. Khách hàng sẽ không mua một sản phẩm hay dịch vụ nếu không có bất kỳ nhận thức nào về sản phẩm hay dịch vụ đó. Do đó, các công ty cần phải dành nhiều thời gian để xây dựng sự nhận thức này. Ví dụ: khi Amtrak mới khởi xướng dịch vụ đường sắt tốc hành Acela từ Boston đến New York, họ đã cho đăng đầy trên các loại báo của hai thành phố mẩu quảng cáo thông báo dịch vụ tốc hành mới này. Cung cấp kiến thức. Bước này liên quan đến việc cung cấp thông tin về các đặc tính của sản phẩm hay dịch vụ. Sản phẩm là gì? Sản phẩm đem lại những công dụng gì? Amtrak đã mô tả sự dễ chịu và lịch trình của Acela: các ổ cắm điện dành cho máy tính xách tay và đầu DVD, đèn có thể điều chỉnh độ sáng, bàn hội thảo và xe hơi câu lạc bộ. "Chuyến tàu khởi hành từ ga phía Nam của Boston vào lúc…" Tạo ấn tượng tích cực. Khách hàng không mua đặc tính sản phẩm mà mua lợi ích - những thứ làm cho cuộc sống của họ tốt hơn, giải quyết được một vấn đề rắc rối hay tiết kiệm tiền bạc cho họ. Acela giới thiệu khoe khoang hai lợi ích dành cho khách hàng: tàu sẽ đưa hành khách từ trung tâm thành phố này đến trung tâm thành phố khác một cách thoải mái và cho phép họ làm việc hiệu quả trong suốt chuyến đi. Đạt được vị thế thuận lợi trong tâm trí khách hàng. "Hãy đi trên chuyến tàu tốc hành Acela và bạn sẽ tránh được những rắc rối khi đi máy bay, những chỗ ngồi chật hẹp, dây an toàn, trì hoãn do thời tiết và hủy chuyến". Sự tiện lợi này được nhiều khách hàng đánh giá cao, nhất là những doanh nhân thường xuyên phải đi công tác. Tạo ra sự quan tâm mua hàng. Nếu công tác marketing đã làm tốt các bước đầu trong quy trình này, khách hàng sẽ quyết định mua hàng. "Tôi sẽ đi New York dự hội thảo vào tháng tới. Khi đó tôi sẽ thử Acela". Thực hiện giao dịch. Nếu tất cả các bước khác đã hoàn tất, khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng thực sự. Đây là những bước điển hình dẫn đến việc mua hàng. Một giải pháp thay thế khác là dùng nghiên cứu thị trường để phân loại các khách hàng mục tiêu theo trình tự sau: (1) không có ý thức về sản phẩm; (2) có ý thức về sản phẩm nhưng thấy nó tương tự với các sản phẩm khác đang được cân nhắc; (3) có xu hướng ủng hộ sản phẩm; (4) sẽ chọn sản phẩm nếu giao dịch mua hàng được thực hiện ngay hôm nay; và (5) mua sản phẩm. Dù bạn dùng tập hợp các bước nào đi nữa, thì công việc của truyền thông marketing tích hợp vẫn là đưa khách hàng mục tiêu đi đến hành động mua sản phẩm hay dịch vụ. Một số phương thức lựa chọn phương tiện truyền thông hiệu quả Trước hết, hãy tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của công ty đang ở quy trình mua hàng nào. Họ có ý thức về sản phẩm hay dịch vụ của công ty không? Khách hàng hiểu biết đến mức độ nào về các lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho họ? Nếu khách hàng biết rõ giá trị sản phẩm của công ty, vậy sản phẩm có được ưu tiên hay chỉ là chọn lựa thứ hai sau một đối thủ khác? Có khả năng công ty sẽ tìm thấy khách hàng tiềm năng ở từng bước của quy trình mua hàng. Việc hiểu được khách hàng đang ở đâu có thể giúp công ty đưa ra quyết định chính xác về các phương tiện truyền thông dùng để chuyển tải thông điệp của công ty. Ví dụ, nếu sản phẩm của công ty là dành cho người chơi gôn, công ty có thể xem xét quảng cáo trên kênh thể thao của truyền hình cáp hoặc trên tạp chí chơi gôn. Những phương tiện thông tin đại chúng này chính là cơ hội tăng nhận thức và xây dựng sự nhận biết thương hiệu. Nếu hầu hết khách hàng tiềm năng đều ở gần cuối quy trình mua hàng, thì việc bán hàng cá nhân thường là cách thức hiệu quả nhất để đưa họ tiến đến giao dịch. Ví dụ, giả sử một nhà sản xuất vòi phun nhiên liệu biết rằng sản phẩm của họ là một trong ba sản phẩm đang được trưởng phòng thu mua của một nhà sản xuất động cơ cân nhắc. Khi đó, một cuộc gặp mặt bán hàng cá nhân là phương pháp tốt nhất để có được đơn hàng. Thứ hai, hãy tận dụng các phương tiện nhắm đến khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của công ty không phải nhằm mục đích thu hút một lượng khách hàng đông đảo, nhiều thành phần, thì công ty hãy sử dụng các phương pháp giao tiếp một chiều hoặc hai chiều có thể điều chỉnh theo nhu cầu của khách hàng tương lai. Phương pháp này sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho công ty với một chi phí ở mức tối thiểu. Các công ty đều tập trung mọi nguồn lực vào những phương tiện truyền thông nhắm đến khách hàng mục tiêu. Các phương tiện truyền thông marketing Ti-vi Tìm hiểu về truyền thông bằng tivi: Theo nghiên cứu mới nhất của trường Đại học Ball State về thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông của người Mỹ, mặc dù Internet gia tăng dần trong dân số trong suốt vài năm gần đây, tivi vẫn giữ ưu thế bình quân trong các gia đình tại Hoa Kỳ. Trung bình, người dân nói chung dành hơn 4 giờ 30 phút mỗi ngày ngồi trước tivi, làm cho xem tivi trở thành thú vui giải trí hiện đại phổ biến nhất. Vậy liệu có phải quảng cáo trên truyền hình cũng là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất? Quảng cáo trên truyền hình cho phép bạn thể hiện và nói cho số lượng khán giả rộng lớn biết về công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Bạn có thể trình bày các sản phẩm hay dịch vụ của bạn hoạt động và quy trình sản xuất, từ đó các khách hàng tiềm năng biết phải tìm kiếm sản phẩm gì lúc mua hàng. Quảng cáo thường dùng nhiều điểm tiếp xúc nhằm gây ảnh hưởng một cách hiệu quả lên hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Quảng cáo truyền hình là phương tiện phổ biến dành cho những doanh nhân kể từ lần đầu tiên tivi có mặt trong phòng khách. Cùng với sự có mặt của truyền hình cáp, chi phí thấp hơn cho sản xuất và cơ hội tiếp cận các thị trường nhỏ hơn, nhiều chỉ tiêu hơn, làm cho việc quảng cáo trên tivi biến thành một lựa chọn khả thi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để tạo được một mẩu quảng cáo hiệu quả trên tivi, điều đầu tiên phải có kịch bản tốt nhấn mạnh vào sản phẩm hay dịch vụ. Quảng cáo cũng cần phải được làm hiệu quả, và vì lý do này, thường sẽ tốt hơn nếu tranh thủ các dịch vụ của một công ty quảng cáo, công ty này có thể giúp bạn thiết kế một chiến dịch hoàn chỉnh. Ưu điểm, khuyết điểm của truyền thông bằng tivi: Ưu điểm: Tivi có nhiều khán giả hơn báo chí và radio. Quảng cáo đến với khán giả khi họ đang tập trung nhất, tạo cảm giác gây sự chú ý Quảng cáo trên tivi giúp bạn chuyển tải thông điệp với ánh sáng, âm thanh và cảm xúc, hình ảnh và màu sắc, tiểu xảo,…có thể tạo sự tín nhiệm đối với công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn Quảng cáo cho bạn cơ hội sáng tạo và mang cá tính của bạn vào mẩu quảng cáo. Khuyết điểm: Chi phí cao (thuê người viết kịch bản, diễn viên, biên tập film, hoặc công ty quảng cáo, chi phí phát sóng và nghiên cứu sự hiệu quả của việc quảng cáo trên tivi) Khó khăn khi thay đổi như cập nhật kịch bản và quay lại toàn bộ mẩu quảng cáo. Khó khăn khi truyền thông tin phức tạp, có nhiều chi tiết Đối với những ai mới bắt đầu, hãy nghĩ đến đối tượng khách hàng của bạn là ai trước khi bạn xây dựng mẩu quảng cáo và lựa chọn giờ phát sóng. Có phải phần lớn đối tượng khách hàng của bạn nói tiếng Tây Ban Nha? Nếu phải, bạn nên tìm cách mua giờ phát sóng trên một kênh nói tiếng Tây Ban Nha như Telemundo. Và nếu bạn đang kinh doanh xe đẩy trẻ em thì bạn tốt hơn hết nên mua những giờ phát sóng trong ngày mà các bà mẹ nội trợ có thể xem mẩu quảng cáo của bạn. Biểu giá: Biểu giá Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ (Hình ảnh) Thời gian Thời điểm quảng cáo 15 GIÂY 20 GIÂY 30 GIÂY 45 GIÂY Buổi sáng Từ 5h - 10h - Ngoài phim và giải trí - Trong phim và giải trí 440.000đ 550.000đ 550.000đ 715.000đ 660.000đ 880.000đ 880.000đ 1.100.000đ Buổi trưa Từ 10h - 14h - Ngoài phim và giải trí - Trong phim và giải trí 660.000đ 800.000đ 800.000đ 1.000.000đ 1.100.000đ 1.500.000đ 1.500.000đ 2.200.000đ Buổi chiều Từ 14h - 18h45' - Ngoài phim và giải trí - Trong phim và giải trí 800.000đ 1.000.000đ 1.000.000đ 1.200.000đ 1.200.000đ 2.000.000đ 2.000.000đ 2.500.000đ Buổi tối Từ 18h45' - 23h - Ngoài phim và giải trí - Trong phim và giải trí 1.600.000đ 2.000.000đ 2.000.000đ 2.500.000đ 2.500.000đ 3.800.000đ 3.300.000đ 4.800.000đ Buổi đêm Từ 23h - 5h - Trong các chương trình thể thao và giải trí phát sóng trực tiếp 600.000đ 800.000đ 1.500.000đ 2.000.000đ         * Nội dung quảng cáo có thời lượng vượt quá thời lượng quy định trong bảng giá thì cứ tăng 5 giây cộng thêm 20 % giá trị của 01 lần phát sóng. Quảng cáo thời lượng 5 giây hoặc 10 giây tính 20% giá trị của 1 lần phát sóng 30 giây. Biểu giá tự giới thiệu (Hình ảnh): Thời lượng từ 1 phút trở lên.         Băng đã được làm sẵn để giới thiệu sản phẩm mới, công nghệ, truyền thống hoặc tự giới thiệu về đơn vị, doanh nghiệp... THỜI GIAN MỨC GIÁ - Từ 18h45' - 22h30' 1.500.000đ/phút - Các thời điểm khác 800.000đ/phút        - Sản xuất băng tư liệu theo yêu cầu của khách hàng, giá thoả thuận giữa hai bên. Các thể loại thông tin quảng cáo khác (Bằng chữ):        a/ Các loại thông tin nhân đạo và xã hội (Miễn phí không quá 02 lần):         Thông tin về tìm tung tích nạn nhân, truy tìm tội phạm, thông báo tin buồn, lời cảm tạ về người mất là Mẹ Việt Nam anh hùng, lão thành Cách mạng, cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Trưởng ban thường vụ, các phó chủ tịch HĐND, UBND Tỉnh không phải là uỷ viên thường vụ, chuyên trách đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, Tứ thân phụ mẫu, anh, chị, em ruột của cán bộ viên chức Đài tỉnh, Tứ thân phụ mẫu giám đốc, các phó giám đốc Đài huyện, thành phố, cán bộ viên chức Đài tỉnh và  một số mối quan hệ khác…        b/ Thông tin cổ động, thông báo rơi giấy tờ, lời cảm ơn... 250.000đ/lần cho 30 giây. Từ giây thứ 31 trở lên cộng thêm 3000đ/giây.        c/ Các thông tin quảng cáo khác có tính thương mại và thông tin xã hội khác (bằng chữ):        * Thời gian từ 5h - trước 18h:  300.000đ/30 giây        * Thời gian từ sau 18h - 23h:        + Ngoài phim và giải trí:  350.000đ/30 giây        + Trong phim và giải trí:  400.000đ/30 giây        (Từ 31 giây trở lên cộng thêm 3.000đ/giây) Mức độ sử dụng quảng cáo trên tivi: Trong nước: Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hình thức quảng cáo trên tivi đều thông qua các kênh của Đài truyền hình Việt Nam (VTV/ VCTV). Truyền hình kỹ thuật số cũng là các kênh truyền thông khá mới mẻ ở nước ta nhưng cũng đã có đến 54,8% các doanh nghiệp lựa chọn kênh truyền thông này để đăng tải các chương trình quảng cáo. Khi quảng cáo trên tivi, thời lượng quảng cáo thường là 30 giây chiếm 50%. Các thời lượng 20 giây, 45 giây và 60 giây cũng thường xuyên được lựa chọn khoảng 30%. Thời lượng ít hơn hoặc nhiều hơn ít được các doanh nghiệp lựa chọn để đăng tải quảng cáo (chỉ dưới 10%). Thời điểm các quảng cáo xuất hiện nhiều nhất là trong các chuyên mục quảng cáo chiếm 93,5%. Kế đến là các bộ phim truyện hoặc phim truyền hình khoảng 70%. Khoảng 50% các doanh nghiệp lựa chọn thời điểm xuất hiện quảng cáo của doanh nghiệp mình trong các chương trình có nội dung về thời sự, chính trị, văn hóa xã hội, các gameshow, các talkshow, diễn đàn trao đổi, hỏi đáp. Khoảng 35,5% các quảng cáo của các doanh nghiệp được đưa vào trong các chương trình ca nhạc, nghệ thuật, sân khấu. Thời điểm xuất hiện quảng cáo thường vào trước hoặc phần đầu các chương trình. 80% các doanh nghiệp có quảng cáo xuất hiện trong các chuyên mục quảng cáo, gắn quảng cáo của doanh nghiệp mình vào phần đầu của chương trình này, đối với các gameshow là 68,8% và các talkshow hoặc diễn đàn trao đổi, hỏi đáp là 66,7%. Đối với các bộ phim truyện hoặc phim truyền hình, thời điểm các xuất hiện quảng cáo thường được lồng vào trong hoặc phần giữa (81%). Hơn 30% các chương trình quảng cáo gắn vào sau hoặc phần cuối của các talkshow, diễn đàn trao đổi, hỏi đáp, các bộ phim truyện, phim truyền hình và các chuyên mục quảng cáo. 41,7% các doanh nghiệp có các chương trình quảng cáo gắn với các chương trình ca nhạc, nghệ thuật, sân khấu, lồng chương trình quảng cáo của mình xuyên suốt chương trình. Ở các chương trình khác, chỉ khoảng 10% các quảng cáo xuyên suốt toàn bộ chương trình. Quảng cáo qua tivi là một hình thức quảng cáo vô cùng phổ biến. Có tới 4/5 mẫu nghiên cứu sử dụng hình thức quảng cáo này ở mức độ nhiều lần và thường xuyên. Hầu hết các doanh nghiệp (93,5%) lựa chọn các kênh của Đài truyền hình Việt Nam (VTV/VCTV) để phát các chương trình quảng cáo của mình. Cũng có tới 54,8% doanh nghiệp có các quảng cáo xuất hiện trên các kênh của Đài truyền hình kỹ thuật số (VTC), mặc dù đây là kênh truyền thông khá mới mẻ ở nước ta. Một nửa số doanh nghiệp được hỏi có thời lượng quảng cáo trên truyền hình vào khoảng 30 giây. Các doanh nghiệp có quảng cáo mà thời lượng phát sóng trên 90 giây rất thấp, chỉ chiếm 6,6% mẫu điều tra. Tỷ lệ các doanh nghiệp dự định sẽ sử dụng hình thức quảng cáo này vẫn rất cao (77,4%), mặc dù đã giảm đôi chút so với hiện tại (80,6%). Trên thế giới: Tại Mỹ, quảng cáo truyền hình được coi là hình thức quảng cáo tiếp thị đại chúng hiệu quả nhất, và điều này kéo theo sự gia tăng nhanh chóng thời lượng quảng cáo chèn vào những chương trình phổ biến trên sóng các mạng lưới truyền hình. Giải trò chơi về bóng đá Super Bowl nổi tiếng vì chính bản thân chương trình cũng như thời lượng các quảng cáo, và chi phí trung bình cho mỗi 30 giây quảng cáo trên truyền hình trong suốt trò chơi (thu hút 90 triệu khán giả) đã lên tới 2,7 triệu USD (vào tháng 2/2008). Vì một chương trình quảng cáo có thể được phát sóng lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian hàng tuần, hàng tháng, thậm chí là hàng năm (công ty Tootsie Roll đã tung ra một quảng cáo nổi tiếng có câu hỏi: "How many licks does it take to get to the tootsie center of a Tootsie Pop?" – mất bao nhiêu
Luận văn liên quan