Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có nhiều ảnh hưởng và
vấn đề đối với Việt Nam nhất. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một mối quan
hệ đặc biệt, có bề dày lịch sử lâu đời trong quan hệ ngoại giao song phương c ủa
Việt Nam, vừa là quan hệ giữa hai nước láng giềng, vừa là quan hệ giữa hai nước
Xã hội chủ nghĩa, và vừa là quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn.
Do vị thế địa chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam cùng với sự tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc nên quan hệ giữa
hai nước có một vị trí quan trọng trong hoạt động đối ngoại của mỗi nước.
Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp không
những đáp ứng lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, mà còn phù hợp
với xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên trong lịch sử, không phải lúc nào m ối quan hệ giữa Việt Nam –
Trung Quốc cũng thuận lợi và tốt đẹp, không phải lúc nào cũng là “láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trên thực tế, hai nước đã từng trải qua thời
kì đối đầu và thù địch trong giai đoạn 1979 – 1989, đặc biệt là cuộc chiến tranh
biên giới 1979 đã đưa quan hệ hai nước lên tới đỉnh điểm của sự đối đầu; trong
giai đoạn 1989 – 1991 hai nước đã tiến tới bình thường hoá quan hệ và đến tháng
11 – 1991 tiến trình này mới được hoàn tất với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên.
Vậy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn
1979 – 1991 đã diễn ra như thế nào? Tại sao từ những năm 80, Việt Nam luôn
chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mà tới năm 1991 mới đạt
được? Bài tiểu luận này sẽ làm rõ những vấn đề trên.
14 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6093 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1979 – 1991, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
BỘ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Bài tập lớn
QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HOÁ
QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 1979 – 1991
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Cẩm Vân
Lớp: H-33
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2009
2
Mục lục
Trang
Lời mở đầu ………………………………………………………......... 3
Chương I: Nội dung chính
I. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau thế chiến thứ II ………………. 4
II. Tình hình Việt Nam sau năm 1975 ……………………………... 5
III. Quá trình bình thường hoá ……………………………………… 6
IV. Kết luận …………………………………………………………. 11
Chương II: Đánh giá …………………………………………………. 12
Danh mục tài liệu tham khảo ………………………………………... 13
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong lịch sử Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia có nhiều ảnh hưởng và
vấn đề đối với Việt Nam nhất. Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một mối quan
hệ đặc biệt, có bề dày lịch sử lâu đời trong quan hệ ngoại giao song phương của
Việt Nam, vừa là quan hệ giữa hai nước láng giềng, vừa là quan hệ giữa hai nước
Xã hội chủ nghĩa, và vừa là quan hệ giữa nước nhỏ với nước lớn.
Do vị thế địa chính trị, kinh tế, văn hoá của Việt Nam cùng với sự tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau về nhiều mặt giữa Việt Nam – Trung Quốc nên quan hệ giữa
hai nước có một vị trí quan trọng trong hoạt động đối ngoại của mỗi nước.
Có thể nói, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp không
những đáp ứng lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước, mà còn phù hợp
với xu thế hoà bình, hợp tác, phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên trong lịch sử, không phải lúc nào mối quan hệ giữa Việt Nam –
Trung Quốc cũng thuận lợi và tốt đẹp, không phải lúc nào cũng là “láng giềng tốt,
bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Trên thực tế, hai nước đã từng trải qua thời
kì đối đầu và thù địch trong giai đoạn 1979 – 1989, đặc biệt là cuộc chiến tranh
biên giới 1979 đã đưa quan hệ hai nước lên tới đỉnh điểm của sự đối đầu; trong
giai đoạn 1989 – 1991 hai nước đã tiến tới bình thường hoá quan hệ và đến tháng
11 – 1991 tiến trình này mới được hoàn tất với sự cố gắng nỗ lực của cả hai bên.
Vậy quá trình bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn
1979 – 1991 đã diễn ra như thế nào? Tại sao từ những năm 80, Việt Nam luôn
chủ trương bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mà tới năm 1991 mới đạt
được? Bài tiểu luận này sẽ làm rõ những vấn đề trên.
4
CHƯƠNG I - NỘI DUNG CHÍNH
I. BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC SAU THẾ CHIẾN THỨ II
Sau thế chiến thứ II, Thế giới chia làm hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bản
chủ nghĩa, trong đó Việt Nam và Trung Quốc cùng thuộc phe xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm 50 và 60, Việt Nam coi Liên Xô và Trung Quốc là hai nước
đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là “anh cả” và “anh hai”. Trung Quốc cũng công
nhận phe xã hội chủ nghĩa được lãnh đạo bởi Liên Xô nhưng họ muốn được độc
lập, không bị phụ thuộc vào “anh cả”. Vì thế mà Trung Quốc muốn Liên Xô chia
sẻ kỹ thuật làm bom nguyên tử, nhưng Liên Xô muốn các nước xã hội chủ nghĩa
phụ thuộc vào mình nên từ chối cho Trung Quốc công nghệ nguyên tử. Đây
chính là nguyên nhân sâu sa của sự “bất hoà” giữa hai nước trong những năm về
sau. Về phía Việt Nam, để phục vụ mục tiêu hoàn toàn giải phóng miền Nam, vì
vậy Việt Nam cần có mối quan hệ tốt đẹp với cả hai cường quốc xã hội chủ
nghĩa. Tuy nhiên, vào cuối những năm 60, đầu những năm 70, quan điểm và
đường lối đại chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu rời xa nhau. Bất
đồng sâu sắc với Liên Xô, không lôi kéo được các nước xã hội chủ nghĩa về phe
mình, Trung Quốc đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo các nước đang phát triển.
Cuối những năm 60, Liên Xô đưa ra mô hình “ba dòng thác cách mạng thế giới”
bao gồm chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân ở
các nước tư bản chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước đang
phát triển. Việt Nam đã nhanh chóng tiếp thu lý luận đó của Liên Xô, gắn vào đó
hình ảnh Việt Nam là “tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á” và
“mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới”.
5
II. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU NĂM 1975
Năm 1975, chiến tranh kết thúc, nước Việt Nam thống nhất, quan hệ Việt –
Trung đi vào một bối cảnh mới. Sự nghiệp giải phóng miền Nam đã hoàn tất,
Việt Nam đi vào thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả
nước mà nội dung chính là đưa Việt Nam tiến kịp các nước phát triển về kinh tế.
Trong năm 1977 – 1978, tình hình quan hệ ngoại giao của Việt Nam với
các nước bắt đầu căng thẳng: quan hệ Việt – Trung đổ vỡ, Mỹ cự tuyệt quan hệ
ngoại giao với Việt Nam, Campuchia gây hấn biên giới tây nam Việt Nam và
Việt Nam đưa quân vào thay đổi chính phủ của Campuchia.
Đầu năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam để “ dạy cho Việt Nam
một bài học” không thể quên. Lý do của cuộc xâm lược này là gì? Theo phía
Trung Quốc thì những lý do sau đã đưa Trung Quốc tới quyết định đó, đó là :
“giấc mộng đế quốc” bá quyền của Việt Nam tại Đông Nam Á; Việt Nam đã vi
phạm lãnh thổ Trung Quốc và tiếp tục xâm nhập nước này; Việt Nam đối xử
không tốt với Hoa kiều tại Việt Nam và Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với
Liên Xô - nước đang mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á. Những mục
tiêu “chân thực” của Trung Quốc là nhằm thu hút sức ép của quân sự Việt Nam
đang nhằm vào Campuchia và ràng buộc quân đội Việt Nam vào một mặt trận
thứ hai. Như vậy có thể thấy, nét đặc trưng của giai đoạn này là Campuchia trở
thành tiêu điểm của sự đối đầu giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Việt
Nam được Liên Xô ủng hộ. Sự đối đầu ấy trở thành một xung đột quân sự ngay
từ tháng 5/1975 và phát triển lên thành cuộc chiến tranh biên giới Tây – Nam
nước ta.
Như vậy, chỉ 4 năm sau khi giải phóng đất nước, ta lại bị xô đẩy vào cuộc
chiến tranh thảm khốc ở Campuchia, đối đầu với Trung Quốc – đồng minh của ta
trong 30 năm chiến đấu chống xâm lược phương tây. Chiến tranh chống Mỹ tuy
6
gian khổ khốc liệt, nhưng Việt Nam còn được nhân dân thế giới ủng hộ, còn
trong cuộc chiến đấu chống diệt chủng Polpot thì Việt Nam hầu như hoàn toàn
cô lập.
III. QUÁ TRÌNH BÌNH THƯỜNG HOÁ
Tháng 7 năm 1986, đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt
Nam lâm bệnh qua đời. Tháng 12 năm 1986, đồng chí Nguyễn Văn Linh được
bầu làm Tổng Bí Thư. Ông đã đề ra khẩu hiệu “ Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả các nước”, và ông cho rằng, đối với Việt Nam, vấn đề cấp bách hiện nay là
phải rút quân đội ra khỏi Campuchia và cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc.
Tháng 10 năm 1989, Kaysone Phomvihane, Tổng Bí Thư Đảng cách mạng
nhân dân Lào, kiêm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào đã thăm Trung Quốc và
hội kiến với Đặng Tiểu Bình. Kaysone đã nêu ra mục đích của chuyến thăm
Trung Quốc lần này là mong muốn bình thường hoá quan hệ giữa hai Đảng và
hai nhà nước. Đồng thời Kaysone còn chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí Thư
Nguyễn Văn Linh tới Đặng Tiểu Bình, nói Việt Nam đã có nhận thức mới đối
với Trung Quốc, và còn nói Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh hy vọng sẽ có
chuyến thăm Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình cũng nhờ Kaysone chuyển lời hỏi
thăm tới Nguyễn Văn Linh và có nói rằng, hy vọng trước khi ông nghỉ hưu hoặc
nghỉ hưu không lâu, vấn đề Campuchia có thể được giải quyết, quan hệ Trung -
Việt được khôi phục bình thường. Đặng Tiểu Bình đặc biệt nhấn mạnh, Việt
Nam phải rút hết, rút triệt để quân đội khỏi Campuchia. Kaysone đã chuyển
những lời đó tới Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh trên đường ông về nước và có
ghé qua Việt Nam.
Ngày 21/10/1989 Bộ Chính trị Việt Nam đã họp và đi đến kết luận: Trong
lúc Trung Quốc đang còn găng với Việt Nam, Việt Nam cần có thái độ kiên trì
và thích đáng, không cay cú, không chọc tức, nhưng cũng không tỏ ra nhún quá.
7
Ngày 6/11/1989 Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Cơ Thạch đã chuyển qua
đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh gửi
Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có sự bình thường hoá quan hệ ngoại giao
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.
Đến ngày 12/1/1990, phía Trung Quốc mới trả lời, vẫn đặt điều kiện cho
việc nối lại đàm phán với ta: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các nhà lãnh đạo
khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ
Trung - Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai
nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hai nước chưa
có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia…”
Ngày 5 tháng 6 năm 1990, dưới sự cố gắng của nhiều phía, Tổng Bí Thư
Nguyễn Văn Linh đã hội kiến Trương Đức Duy, Đại sứ Trung Quốc tại Việt
Nam, tại nhà khách Trung ương Đảng. Tại cuộc gặp, Tổng Bí Thư đã thừa nhận
quan hệ hai nước trong 10 năm qua đã có nhiều cái sai, và Tổng Bí Thư cũng thể
hiện mong muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ chủ
nghĩa xã hội: “Chúng tôi muốn cùng những người cộng sản chân chính bàn về
vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội… Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo
cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một
tiếng là tôi đi ngay…”. Về vấn đề Campuchia, Tổng Bí Thư gợi ý dùng “giải
pháp đỏ” để giải quyết.
Sau khi hội kiến, Trương Đức Duy đã báo cáo tỉ mỉ nội dung cuộc nói
chuyện về Trung Quốc, nhanh chóng nhận được trả lời, vẫn là yêu cầu Việt Nam
phải nhanh chóng rút quân khỏi Campuchia.
Tháng 8 năm 1990, tình hình quốc tế và vấn đề Campuchia tiếp tục diễn
biến phức tạp. Ngày 12/8/1990, Bộ Chính trị họp về đề án Campuchia của Bộ
8
Ngoại Giao, sau khi thảo luận, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh đã kết luận: “…
với Trung Quốc, ta nên nói là 2 nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Trung Quốc
nên hợp tác giải quyết vấn đề Campuchia để có một nước Campuchia hữu nghị
với các nước láng giềng, trước hết là Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Ta không nói
Việt Nam và Trung Quốc là 2 nước xã hội chủ nghĩa cần đoàn kết chống đế quốc,
bảo vệ chủ nghĩa xã hội.”
Ngày 29/8/1990, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp Tổng Bí Thư Nguyễn
Văn Linh và Thủ Tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của Tổng Bí Thư Giang
Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng mời Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, thủ
tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ
Xuyên, Trung Quốc, ngày 3/9/1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và
vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Trung Quốc còn lấy cớ ở Bắc Kinh
đang chuẩn bị tổ chức ASIAD (Á Vận Hội) nên không gặp cấp cao Việt Nam ở
thủ phủ Bắc Kinh được vì khó giữ được bí mật, mà phải gặp ở Thành Đô.
Ngày 30/8/1990, Bộ chính trị họp bàn về việc gặp lãnh đạo Trung Quốc.
Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh nêu ý kiến sẽ bàn hợp tác với Trung Quốc để
bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc và hợp tác giữa Phnôm-pênh và Khơ-me
đỏ để giải quyết vấn đề Campuchia.
Ngày 2/9/1990, ba đồng chí lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến Thành Đô
đúng hẹn. Tháp tùng có đồng chí Hồng Hà, chánh văn phòng Trung ương, đồng
chí Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại, và đồng chí Đinh Nho Liêm, thứ
trưởng ngoại giao.
Sau 2 ngày nói chuyện (3 – 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn
bản gọi là “Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, trong đó có tới 7 điểm nói về vấn đề
Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất là
chỉ nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia
9
với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong 7 điểm thì có
2 điểm về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia; và rút hết quân
Việt Nam ở Campuchia có kiểm chứng, còn lại 5 điểm thì hoàn toàn là đáp ứng
yêu cầu của Trung Quốc. Về sáng kiến “giải pháp đỏ” cho vấn đề Campuchia,
phía Trung Quốc đã bác bỏ, họ cho rằng ở Campuchia không chỉ có hai Đảng
cộng sản mà còn có các thế lực khác là lực lượng của Sihanouk và lực lượng của
Son San, do đó mà không thể đoàn kết Campuchia, và cần phải để hai bên kia
phát huy tác dụng ở Campuchia.
Sau cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô, yêu sách chính của Trung Quốc đối với
ta trong vấn đề Campuchia tập trung chủ yếu vào việc đòi ta thực hiện thoả thuận
Thành Đô, cụ thể là tác động với Phnôm-pênh nhận Sihanouk làm chủ tịch Hội
đồng dân tộc tối cao.
Từ tháng 3/1991, tại kì họp thứ 4 Quốc hội Trung Quốc khoá VII, Lý Bằng
tuyên bố “Quan hệ Việt – Trung đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo
hơn trong vấn đề Campuchia.
Từ ngày 17 đến ngày 27/6/1991, Đảng Cộng Sản Việt Nam họp Đại hội lần
thứ VII, đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng Bí Thư.
Ngày 9/7/1991, ngay sau khi được bầu làm Tổng Bí Thư, đồng chí Đỗ
Mười đã gặp đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy tỏ ý muốn cử đặc phái viên đi
Bắc Kinh để thông báo về Đại hội VII và trao đổi về quan hệ giữa hai nước.
Trước đó, vào ngày 11/6/1991, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã gặp đại sứ
Trung Quốc đề nghị mở lại đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước.
Ngày 17/7/1991, Trung Quốc đồng ý cuộc gặp cấp thứ trưởng từ ngày 5/8 đến
10/8. Ngày 19/7, Trung Quốc đồng ý việc Việt Nam cử đặc phái viên gặp lãnh
đạo Trung Quốc, nhưng lại xếp trước cuộc gặp thứ trưởng ngoại giao. Phía
10
Trung Quốc đã đề nghị thay “đặc phái viên” thành “đoàn Đại diện đặc biệt của
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam” .
Ngày 28/7/1991, đoàn đã đến Bắc Kinh, và trong những ngày sau đó đã
thông báo khá chi tiết về Đại hội VII. Phía Trung Quốc tỏ ý rất hài lòng, chủ tịch
Giang Trạch Dân đã nói “Từ đáy lòng mình, tôi hết sức hoan nghênh kết quả
Đại hội VII của các đồng chí Việt Nam”.
Ngày 10/8/1991, sau khi cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao kết thúc
với kết quả đúng như ý muốn của Trung Quốc, vào đúng ngày Quốc hội Việt
Nam thông qua việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Mạnh Cầm thay đồng chí
Nguyễn Cơ Thạch giữ chức bộ trưởng ngoại giao. Ngoại trưởng Trung Quốc ngỏ
lời mời ban ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm ngày 10/9/1991 thăm Trung Quốc
để chuẩn bị cho cuộc gặp cấp cao Trung - Việt ở Bắc Kinh.
Nhìn chung, từ sau Đại hội VII, tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt
Nam – Trung Quốc đã có nhiều tiến triển tốt đẹp. Ngày 5 đến ngày 10/11/1991,
sau khi Hiệp định về Campuchia được ký kết tại Paris, Tổng Bí Thư Đỗ Mười và
Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Cộng hoà nhân dân Trung Hoa để hoàn
thành việc bình thường hoá mối quan hệ giữa hai nước. Quan hệ Việt – Trung
tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không
xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Quan hệ
Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ những
năm 50 – 60 nữa mà đã xác định tinh thần “thân nhưng không gần, sơ nhưng
không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”.
11
IV. KẾT LUẬN
Từ năm 1980 đến năm 1988, Việt Nam đã gần hai mươi lần gửi thư hoặc
công hàm cho Trung Quốc đề nghị nối lại đàm phán về vấn đề bình thường hoá
quan hệ hai nước nhưng đều bị Trung Quốc bác bỏ với lý do này hoặc lý do
khác,mà chủ yếu là về vấn đề Campuchia. Phía Trung Quốc luôn luôn nâng cao
điều kiện nối lại đàm phán với Việt Nam :
- Từ năm 1980 đến tháng 9 năm 1985, Trung Quốc đòi Việt Nam rút hết
quân khỏi Campuchia thì Trung Quốc sẵn sàng nối lại đàm phán.
- Từ tháng 9 năm 1985 đến cuối năm 1985 khi Việt Nam tuyên bố sẽ rút
hết quân khỏi Campuchia trong năm 1990 thì Trung Quốc lại không nói
“sẵn sàng đàm phán” nữa mà chỉ nói sẽ nói chuyện qua đại sứ hai bên.
- Từ cuối năm 1985 đến tháng 3 năm 1986, Trung Quốc vẫn đòi Việt
Nam cam kết rút quân nhưng có thêm điều kiện nữa là nếu Việt Nam
không loại trừ lực lượng Polpot thì Trung Quốc sẽ đàm phán ngay với
Việt Nam.
- Từ tháng 3 năm 1986, Trung Quốc đòi Việt Nam rút quân hết nhưng
yêu cầu Việt Nam phải nói chuyện với “Chính phủ liên hiệp Campuchia
dân chủ” và với Sihanouk vì Trung Quốc không thể thay mặt
Campuchia bàn với Việt Nam về vấn đề Campuchia được. Còn Trung
Quốc chỉ đàm phán với Việt Nam sau khi vấn đề Campuchia được giải
quyết theo cách của Trung Quốc.
Trong khi thoái thác đàm phán với ta, Trung Quốc xúc tiến đàm phán bình
thường hoá quan hệ với Liên Xô và với Lào để cô lập và ép Việt Nam. Chỉ từ
sau cuộc gặp Thành Đô và Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì quan hệ
hai nước mới tiến triển và đi đến bình thường hoá quan hệ vào tháng 11/1991.
12
Đây là lý do tại sao từ những năm 80, Việt Nam luôn chủ trương bình
thường hoá quan hệ với Trung Quốc nhưng đến năm 1991 thì mới đạt được mục
đích đó.
CHƯƠNG II – ĐÁNH GIÁ
Nhìn lại, cuộc gặp Thành Đô hoàn toàn không phải là thành tựu đối ngoại
của ta. Thực tế, chúng ta đã phải nhún nhường trước Trung Quốc. Trung Quốc
nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình
thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn về vấn đề Campuchia, còn vấn đề
bình thường hoá quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là giải
quyết xong vấn đề Campuchia thì mới nói đến việc bình thường hoá quan hệ hai
nước.Tuy nhiên, mặc dù không phải là một thành tựu đối ngoại, nhưng cuộc gặp
Thành Đô đã góp phần đưa tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt Trung tiến
thêm một bước. Sau bao nhiêu nỗ lực muốn đàm phán và nối lại hoà bình của ta
nhưng đều bị Trung Quốc từ chối, thì cuộc gặp này là cơ hội cho ta thể hiện
thiện chí,mong muốn hoà bình hữu nghị của mình, với phương châm “ láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diên, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Có thể nói, bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc mang lại cho Việt
Nam những cơ hội thúc đẩy các mối quan hệ về nhiều mặt không chỉ với Trung
Quốc mà với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc bình thường hoá và
phát triển quan hê hữu nghị Việt – Trung là hoàn toàn phù hợp với chính sách
đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác
tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và
phát triển” (Đại hội IX). Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc phát triển tốt đẹp, vừa
đáp ứng được lợi ích cơ bản, lâu dài của nhân dân hai nước, lại phù hợp với xu
thế phát triển chung của thời đại, của khu vực và của thế giới.
13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quang Cơ, Hồi ức và suy nghĩ, Chương IV, IX, XIII, XIV.
2. Lịch sử quan hệ Việt – Trung nhìn từ góc độ đại chiến lược, Vũ Hồng
Lâm - Tạp chí nghiên cứu và thảo luận - Thời đại mới, số 2 tháng
7/2004.
3. Nhìn nhận lại cuộc chiến năm 1979 của Trung Quốc với Việt Nam,
Trương Tiểu Minh.
4. Khoá luận tốt nghiệp: “Quan hệ chính trị Việt Nam – Trung Quốc 1986
-1999: từ đối đầu đến khuôn khổ 16 chữ”, Trần Thị Minh Phương C31-
HVQHQT.
5. Vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam, Vũ
Dương Huân, Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II, HVQHQT.
6. Website : http:// www.tapchicongsan.org.vn
14