Điểm lại hệ thống tiền tệ quốc tế trải qua các giai đoạn
cơ bản sau:
• Chế độ song bản vị ở Mỹ (1792-1861)
• Chế độ bản vị vàng (1870-1914)
• Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới 1914-1944
• Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay:
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình hình thành đồng tiền chung SDR, EU, ACU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
ĐỒNG TIỀN CHUNG SDR, EU, ACU
GVHD: Lê Thị Diệu Thảo
Nhóm thực hiện:
1. HồMinh Sơn 6.Trần Xuân Tùng
2. Võ Thị Ngân Vang 7.Đặng Thị Hương
3. Tăng Hoang Bích Phương 8. Đoàn Thị Kiều Oanh
4. Nguyễn Hãi Sơn 9. Huỳnh Hoàng Quân
5. Huỳnh Nữ Qùnh 10. Lê Hoàng Sơn
2014-04-05 1
Người dẫn chương trình: MC HồMinh Sơn
Điểm lại hệ thống tiền tệ quốc tế trải qua các giai đoạn
cơ bản sau:
• Chế độ song bản vị ở Mỹ (1792-1861)
• Chế độ bản vị vàng (1870-1914)
• Hệ thống tiền tệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh
thế giới 1914-1944
• Hệ thống tiền tệ quốc tế ngày nay:
2014-04-05 2
PHẦN A: ĐỒNG TIỀN SDR
Quyền rút vốn đặc biệt
(SDR)
2014-04-05 3
Quá trình hình thành
Trong những năm 1960s,dự trữ quốc tế tăng
không kịp với tốc độ tăng trưởng thương mại
quốc tế làm nổi lên mối lo ngại tăng trưởng kinh
tế thương mại quốc tế & kinh tế thế giới bị kìm
hãm.
Cơ chế tạo dự trữ quốc tế theo BWS quá phụ
thuộc vào mức độ thâm hụt cán cân thanh toán
của Mỹ - chính là nguyên nhân của sự sụp đổ
BWS.
2014-04-05 4
Quá trình hình thành SDR
Do đó,các nước thành viên IMF họp nhóm
để thảo luận tìm ra giải pháp nhằm tăng bổ
sung nguồn dự trữ quốc tế cho các nước
thành viên.
1967 IMF thiết lập tài khoản rút vốn đặc
biệt để bổ sung vào hệ thống HMTD của
IMF có tên là “SDR”.
Cơ chế hoạt động
Mỗi thành viên IMF được phân bổ 1 số
lượng SDR nhất định & tỷ lệ thuận với
HMTD tại IMF. Giá trị ban đầu được xác
định: 1 SDR = 1$= 1/35 ounce vàng.
Trong HMTD được phân bổ, các quốc gia
có thể rút SDRs khi cán cân thanh toán gặp
khó khăn hoặc có nhu cầu bổ sung vào
nguồn dự trữ của mình.
Cơ chế hoạt động
Các nước rút SDRs có thể đổi lấy ngoại tệ
nước khác để tăng dự trữ.
Các thành viên IMF có trách nhiệm đổi
đồng bản tệ để lấy SDRs tối đa bằng 3lần
hạn mức được phân bổ.
Các nước rút SDRs phải trả lãi suất, các
nước nhận SDRs thì được nhận lãi suất.
Cơ chế hoạt động
Tháng 7/1976, giá trị SDRs được căn cứ
vào rổ tiền tệ của 16 đồng tiền mà mỗi loại
chiếm tỷ trọng từ 1% trong thương mại
quốc tế.
Tháng 1/1981: giá trị SDRs được xác định
lại bằng rổ tiền tệ của 5 đồng tiền chính:
USD,GBP,FRF,DEM,JPY
Cơ chế hoạt động
Từ 1999 đến nay,IMF đưa EUR vào rổ
tiền tệ,loại bỏ FRF,DEM ra khỏi rổ tiền
tệ
Sau khi áp dụng tỷ giá thả nổi,IMF
công bố hàng ngày TGHĐ của từng
đồng tiền quốc gia với SDRs.
Vai trò
Đánh dấu sự kiện thay đổi hệ thống TGHĐ
cố định sang TGHĐ linh hoạt.
Bổ sung vào qũy dự trữ tiền tệ thế giới giúp
hoạt động thanh toán quốc tế thông suốt
hơn,thị trường hối đoái ổn định hơn.
Giảm thiểu những hạn chế trong việc sử
dụng USD và vàng là công cụ thanh toán
quốc tế duy nhất
2014-04-05 11
PHẦN B: ĐỒNG TIỀN
EURO
2014-04-05 12
CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA ĐỜI
MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA
ĐỜI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
Bối cảnh ra đời đồng tiền chung
• Trên thế giới hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, đa
phương hoá diến ra sôi nổi thiếp lập các mối quan
hệ đa phương, song phương hình thành nên một số
liên kết như:
• Khu vực mậu dịch tự do (Free trade Area - FTA)
• Liên minh thuế quan (Custom Union)
• Thị trường chung (Common Market)
• Liên minh kinh tế (Economic Union)
• Liên minh tiền tệ (Monetary Union2014-04-05 13
2014-04-05 14
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA
ĐỜI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
1. Khái niệm chung
Khu vực tiền tệ: là một khu vực trong đó tỷ giá hối đoái
là cố định hoặc tồn tại một đồng tiền chung.
Khu vực tiền tệ tối ưu: là một khu vực "tối ưu" về mặt
địa lý trong đó phương tiện thanh toán là một đồng tiền
chung hoặc là một số đồng tiền mà giá trị trao đổi của
chúng được neo cố định với nhau với khả năng chuyển
đổi vô hạn cho cả các giao dịch vãng lai và các giao dịch
về vốn, nhưng tỷ giá hối đoái của chúng lại biến động
một cách hài hoà với các nước khác trên thế giới.
2014-04-05 15
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA
ĐỜI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
2. Điều kiện hình thành một liên minh tiền tệ
Hình thành một thị trường thống nhất về hàng hoá, vốn
và sức lao động. Mà ở đó bao gồm thương mại tự do,
liên minh thuế quan, thị trường chung.
Điều chỉnh kinh tế của các nước thành viên để hội nhập
theo các tiêu chí thống nhất: lạm phát, lãi suất, thâm hụt
ngân sách, tỷ lệ nợ/GDP
Thiết lập một cơ chế liên kết tỷ giá
Tạo lập một đồng tiền khu vực và hình thành một ngân
hàng trung ương độc lập với chính sách tiền tệ thống
nhất
2014-04-05 16
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA
ĐỜI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
3. Lợi ích của việc hình thành đồng tiền chung
3.1 Lợi ích ngăn ngừa, kiểm soát khủng hoảng của
khu vực
Khi khủng hoảng xảy ra, các nước trong khu vực
không thể thờ ơ vì những hậu quả có thể lan từ
nước này sang nước khác.
Nhu cầu tiếp cận nguồn vốn của các nước trong
khu vực khi có các cuộc tấn công đầu cơ vào
đồng tiền 1 nước thành viên.
2014-04-05 17
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC RA
ĐỜI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG (EURO)
3. Lợi ích của việc hình thành đồng tiền chung
3.2 Lợi ích ổn định tỷ giá hối đoái:
Có khả năng ổn định tỷ giá giữa các đồng tiền dự
trữ chủ yếu
Khắc phục được những hạn chế của cơ chế thả
nổi và neo giá cố định.
2014-04-05 18
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
I. Quá trình hình thành đồng tiền Châu âu Euro
Giai đoạn 1: từ 01.07.1990 đến 31.12.1993
Tăng cường phối hợp các chính sách giữa các
nước thành viên;
Tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung
ương các nước thành viên, hoàn thành thị trường
chung Châu Âu;
Tự do hoá hoàn toàn lưu thông vốn trong các
nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu.
2014-04-05 19
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
I. Quá trình hình thành đồng tiền Châu Âu Euro TT
Giai đoạn 2: từ 01.01.1994 đến 31.12.1998
Tăng cường triển khai chiến lược phối hợp và hợp
tác các chính sách kinh tế - tiền tệ giữa các nước
thành viên trên cơ sở Hiệp ước Masstricht , bảo
đảm cho đồng EURO trở thành một đồng tiền mạnh
và ổn định;
Hoàn thành công việc chuẩn bị về mặt thể chế và kĩ
thuật cho đồng EURO ra đời. Xác định rõ tiêu thức
các nước tham gia đồng EURO
Viện tiền tệ Châu Âu - tiền thân của Ngân hàng
Trung ương Châu Âu (ECB) hình thành
2014-04-05 20
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
I. Quá trình hình thành đồng tiền Châu âu Euro (TT)
Giai đoạn 3: từ 1.1.1999 - Đồng Euro đi vào lưu
thông
Giai đoạn đầu từ 1-1-1999 đến 1-1-2002 đồng
EURO chỉ lưu hành không bằng tiền mặt.
Từ 1-1-2002 đến tháng 7-2002 bắt đầu lưu hành
đồng EURO (1) bằng tiền giấy và tiền kim loại
song song với các đồng tiền bản địa,
Từ tháng 7-2002 các đồng tiền bản địa không còn
tồn tại.
2014-04-05 21
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
II. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU VÀ
THẾ GIỚI
1. Đối với các nước EU
Thuận lợi
Các nước EU sẽ trở thành một khối kinh tế vững
mạnh hơn, liên kết chặt chẽ hơn, và do đó địa vị
của EU sẽ được nâng cao, nhất là trong quan hệ
kinh tế với Mỹ.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước EU.
Đồng tiền chung ra đời sẽ góp phần hoàn thiện thị
trường chung châu Âu, tác động tích cực đến hoạt
động kinh tế, tài chính, đầu tư, tiết kiệm chi phí
hành chính.
2014-04-05 22
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
II. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU VÀ
THẾ GIỚI
1. Đối với các nước EU
Thuận lợi (TT)
Sự ra đời của đồng EURO sẽ giúp cho các nước thành viên
tránh được sức ép của việc phá giá đột ngột các đồng tiền
quốc gia.
Việc ra đời của đồng EURO với NHTW độc lập - ECB -
thay thế các NHTW các nước thành viên, với mục tiêu
thực hiện một CSTT theo hướng giữ ổn định sẽ tạo cơ sở
cho kinh tế phát triển không còn lạm phát, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hoạch định một chính sách tài chính vĩ
mô cho liên minh, là một bảo đảm giữ cho nền kinh tế ở
khu vực này ổn định và phát triển hơn trước
2014-04-05 23
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
II. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU VÀ
THẾ GIỚI
1. Đối với các nước EU
Khó khăn
Trong việc phối hợp chính sách kinh tế tiền tệ; Việc ngân
hàng Trung ương châu Âu đảm nhiệm chức năng điều
hành chính sách tiền tệ của cả khối sẽ làm cho các nước
tham gia EMU mất đi công cụ để điều tiết nền kinh tế và sẽ
rất khó khăn cho các nước này mỗi khi kinh tế gặp khủng
hoảng.
Để đảm bảo cho EMU vận hành tốt, các nước tham gia
phải tiếp tục phấn đấu đảm bảo các chỉ tiêu EMU áp đặt,
buộc chính phủ các nước này phải có những chính sách
ngặt nghèo trong ngân sách chi tiêu, chính sách thuế
2014-04-05 24
CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHÂU ÂU EURO – NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
II. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ CÁC NƯỚC EU VÀ
THẾ GIỚI
2. Đối với thế giới
Tạo sự thay đổi lớn trong hệ thống tiền tệ thế giới
Sự cạnh tranh về tiền tệ giữa đồng USD và đồng
EURO có thể sẽ gây ra một số rạn nứt trong quan hệ
giữa Mỹ và EU và thúc đẩy xu thế đa cực, đa trung
tâm trong quan hệ quốc tế phát triển
PHẦN C: TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP
ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á
2014-04-05 25
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 26
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại châu Á vào
năm 1997, châu Á đã bắt đầu tìm kiếm một cơ chế hợp tác
tiền tệ trong khu vực. Khi đó, một vài nước và khu vực đã
đưa ra sáng kiến cơ chế hợp tác tiền tệ khu vực châu Á, dự
định sẽ mô phỏng theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thành lập
“Quỹ tiền tệ châu Á”.
Vào năm 2000, phương án này đã "diễn biến" thành sáng
kiến Chiangmai - thỏa thuận hóa đổi tiền tệ giữa Trung –
Nhật – Hàn và 10 nước thành viên ASEAN. Giữa các
nước ký kết các thỏa thuận song phương cung cấp cho
nhau các khoản vay hỗ trợ trong thời gian ngắn, để hóa
giải những rủi ro về lưu động vốn.
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 27
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Trọng tâm của Sáng kiến Chiang Mai là thỏa thuận hỗ trợ tài chính
giữa 13 nước, mục đích là tăng cường cơ chế hỗ trợ trong khu vực
để đối phó với khủng hoảng tiền tệ. Thỏa thuận này được xây dựng
dựa trên Thoả thuận Swap ASEAN trước đây (ASA), nhằm bổ sung
cho cơ chế hợp tác tài chính quốc tế hiện nay và góp phần ổn định
tỷ giá trong khu vực.
Yếu tố quan trọng nhất đó là nó bao gồm các thỏa thuận hoán đổi và
thỏa thuận mua lại (repurchase) song phương giữa các nước
ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng giá trị theo
thỏa thuận ASA mới là 1 tỉ đôla. Tuy nhiên các cam kết của 3 nước
ngoài ASEAN đối với các thỏa thuận hoán đổi song phương có thể
lớn hơn nhiều
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 28
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Ngày 23/2/2009, Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính
của ASEAN + 3 (ASEAN và 3 nước Trung – Nhật
– Hàn) diễn ra tại Phuket (Thái Lan) đã quyết định
mở rộng thêm 50% quy mô của quỹ dự trữ ngoại tệ
trong khu vực, tức là khoảng 120 tỷ USD. Đối với
các nước châu Á, quỹ này sẽ duy trì sự ổn định
tiền tệ trong khu vực khi có khủng hoảng tài chính
xảy ra, giảm thiểu sự phụ thuộc vào IMF của các
nước trong khu vực.
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 29
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ tại châu Á vào
năm 1997, châu Á đã bắt đầu tìm kiếm một cơ chế hợp tác
tiền tệ trong khu vực. Khi đó, một vài nước và khu vực đã
đưa ra sáng kiến cơ chế hợp tác tiền tệ khu vực châu Á, dự
định sẽ mô phỏng theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thành lập
“Quỹ tiền tệ châu Á”.
Vào năm 2000, phương án này đã "diễn biến" thành sáng
kiến Chiangmai - thỏa thuận hóa đổi tiền tệ giữa Trung –
Nhật – Hàn và 10 nước thành viên ASEAN. Giữa các
nước ký kết các thỏa thuận song phương cung cấp cho
nhau các khoản vay hỗ trợ trong thời gian ngắn, để hóa
giải những rủi ro về lưu động vốn.
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 30
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Trọng tâm của Sáng kiến Chiang Mai là thỏa thuận hỗ trợ tài chính
giữa 13 nước, mục đích là tăng cường cơ chế hỗ trợ trong khu vực
để đối phó với khủng hoảng tiền tệ. Thỏa thuận này được xây dựng
dựa trên Thoả thuận Swap ASEAN trước đây (ASA), nhằm bổ sung
cho cơ chế hợp tác tài chính quốc tế hiện nay và góp phần ổn định
tỷ giá trong khu vực.
Yếu tố quan trọng nhất đó là nó bao gồm các thỏa thuận hoán đổi và
thỏa thuận mua lại (repurchase) song phương giữa các nước
ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tổng giá trị theo
thỏa thuận ASA mới là 1 tỉ đôla. Tuy nhiên các cam kết của 3 nước
ngoài ASEAN đối với các thỏa thuận hoán đổi song phương có thể
lớn hơn nhiều
2014-04-05 Hoạt động thị trường mở 31
Triển vọng thành lập đồng chung Châu Á ( ACU)
Ngày 23/2/2009, Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính
của ASEAN + 3 (ASEAN và 3 nước Trung – Nhật
– Hàn) diễn ra tại Phuket (Thái Lan) đã quyết định
mở rộng thêm 50% quy mô của quỹ dự trữ ngoại tệ
trong khu vực, tức là khoảng 120 tỷ USD. Đối với
các nước châu Á, quỹ này sẽ duy trì sự ổn định
tiền tệ trong khu vực khi có khủng hoảng tài chính
xảy ra, giảm thiểu sự phụ thuộc vào IMF của các
nước trong khu vực.
CHÂN THÀNH CÁM ƠN SỰ LẮNG
NGHE VÀ THẢO LUẬN CỦA CÁC
BẠN ĐỂ ĐỀ TÀI NÀY MANG LẠI
NHỮNG KIẾN THỨC BỔ ÍCH!
2014-04-05 32