Đề tài Quá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ

Đầu tiên, lý do quan trọng và trực tiếp khiến tôi chọn “Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa –Văn học quốc ngữ”làm đề tài đó là, đề tài này sẽ giúp tôi rèn luyện khả năng viết tiểu luận và hoàn thành học phần “Thực tập viết tiểu luận”, mà tôi phải học trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường. Thứ đến, tìm hiểu đề tài Quá trình ra đời của chữ Quốc ngữ và Văn hóa –văn học quốc ngữ, giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và chính xác về giá trị của chữ Quốc ngữ và công lao những con người đã sáng tác ra nó. Nói như vậy, sở dĩ trong lịch sử nước ta, đã có thời lên án gay gắt, loại bỏ, bài bác chữ Quốc ngữ. Cho nó là thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược, của bọn thực dân. Nhìn lại quá khứ, nước Việt Nam chúng ta cũng đã sử dụng chữ Hán –thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược, cũng có thời, chúng ta đã loại bỏ chữ Nôm –ngôn ngữ được người Việt Nam chúng ta Việt hóa. Chữ Nôm bị loại bỏ vì trong hệ tư tưởng Nho giáo, nólà loại ngôn ngữ không chính thống, cùng với chữ Nôm, văn học viết bằng chữ Nôm cũng không được coi trọng. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời, bắt đầu cuộc đấu tranh với chữ Hán và chữ Nôm, khẳng định những ưu điểm tối ưu mà chữ Hán, chữ Nôm không có được. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã khẳng định dược chỗ đứng, và kể từ đó một nền văn hóa, văn học quốc ngữ thực sự đ ược mở ra tạo nên thời kỳ phát triển mới của văn học Việt Nam. Tóm lại, tìm hiểu về quá trình ra đời chữ quốc ngữ và nền văn hóa văn học quốc ngữ, nó có thể đáp ứng cho tôi yêu cầu hoàn thành học phần Thực tập viết tiểu luận, ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này còn cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ, lịch sử và về văn học –văn hóa.

pdf22 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình ra đời chữ quốc ngữ và văn hóa – văn học quốc ngữ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 0 - ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA NGỮ VĂN VÀ VĂN HÓA HỌC KẾT QUẢ THU HOẠCH HỌC PHẦN THỰC TẬP VIẾT TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CHỮ QUỐC NGỮ VÀ VĂN HÓA – VĂN HỌC QUỐC NGỮ Sinh viên thực hiện : Nguyễn văn Đạt MSSV : 0811717 Lớp : NV K32 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Hữu Biên Đà Lạt, tháng 12 năm 2010 - 1 - Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài Đầu tiên, lý do quan trọng và trực tiếp khiến tôi chọn “Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học quốc ngữ” làm đề tài đó là, đề tài này sẽ giúp tôi rèn luyện khả năng viết tiểu luận và hoàn thành học phần “Thực tập viết tiểu luận”, mà tôi phải học trong quá trình ngồi trên ghế giảng đường. Thứ đến, tìm hiểu đề tài Quá trình ra đời của chữ Quốc ngữ và Văn hóa – văn học quốc ngữ, giúp cho chúng ta có cái nhìn khách quan và chính xác về giá trị của chữ Quốc ngữ và công lao những con người đã sáng tác ra nó. Nói như vậy, sở dĩ trong lịch sử nước ta, đã có thời lên án gay gắt, loại bỏ, bài bác chữ Quốc ngữ. Cho nó là thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược, của bọn thực dân. Nhìn lại quá khứ, nước Việt Nam chúng ta cũng đã sử dụng chữ Hán – thứ ngôn ngữ của quân đi xâm lược, cũng có thời, chúng ta đã loại bỏ chữ Nôm – ngôn ngữ được người Việt Nam chúng ta Việt hóa. Chữ Nôm bị loại bỏ vì trong hệ tư tưởng Nho giáo, nó là loại ngôn ngữ không chính thống, cùng với chữ Nôm, văn học viết bằng chữ Nôm cũng không được coi trọng. Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, chữ Quốc ngữ ra đời, bắt đầu cuộc đấu tranh với chữ Hán và chữ Nôm, khẳng định những ưu điểm tối ưu mà chữ Hán, chữ Nôm không có được. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chữ quốc ngữ đã khẳng định dược chỗ đứng, và kể từ đó một nền văn hóa, văn học quốc ngữ thực sự được mở ra tạo nên thời kỳ phát triển mới của văn học Việt Nam. Tóm lại, tìm hiểu về quá trình ra đời chữ quốc ngữ và nền văn hóa văn học quốc ngữ, nó có thể đáp ứng cho tôi yêu cầu hoàn thành học phần Thực tập viết tiểu luận, ngoài ra, việc tìm hiểu đề tài này còn cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích về ngôn ngữ, lịch sử và về văn học – văn hóa. II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài, Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học quốc ngữ, là đề tài chứa đựng những tư liệu rộng lớn, những kiến thức của đề tài trên đã được hình thành tồn tại, phát triển qua thời gian dài và còn được phát triển mãi về sau. Vì thế, đối tượng nghiên cứu tìm hiểu của đề tài này là : ngôn ngữ, cụ thể là chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ. Về phạm vi nghiên cứu, như trên đã nói, đề tài được nghiên cứu bao hàm những vấn đề lớn mà với dung lượng của bài viết này thì không thể đáp ứng được một cách đầy đủ. Do đó, đề tài trên được giới hạn phạm vi nghiên cứu tìm hiểu trong giai đoạn sơ khai của đối tượng nghiên cứu. Tức là, giai đoạn mà những đối tượng nghiên cứu được hình thành và bắt đầu khẳng định được chỗ đứng. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 2 - III. Ý nghĩa đề tài Tìm hiểu nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ, cùng với hệ quả của nó là nền văn học – văn hóa quốc ngữ được khai sinh cho chúng ta những ý nghĩa bao quát về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn. Về ý nghĩa lý luận, nghiên cứu đề tài trên cho chúng ta những luận cứ, luận điểm khách quan về chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ. Những luận điểm luận cứ đó dựa trên những sự thực lịch sử đã được ghi chép của Việt Nam. Về ý nghĩa thực tiễn, nghiên cứu sự ra đời của chữ quốc ngữ và nền văn hóa – văn học quốc ngữ, cung cấp cho chúng ta những kiến thức bổ ích về nguồn gốc ra đời cùng sự phát triển qua các thời kỳ của tiếng Việt. Ngoài ra, nó còn cho chúng ta một cái nhìn khách quan về sự cống hiến vô vị lợi của các nhà truyền giáo khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Qua tìm hiểu đề tài trên, chúng ta còn biết được quá trình đặt nền móng và sự phát triển của nền văn học – văn hóa quốc ngữ. IV. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu nghiên cứu được đề tài này, tôi chủ yếu dựa vào các tác phẩm nghiên cứu về chữ quốc ngữ và nền văn học quốc ngữ. Ngoài những tác phẩm đó, tôi còn dựa vào những tư liệu lịch sử đã được ghi chép trong các sách sử học của Việt Nam. Ngoài ra, những kiến thức cá nhân tôi đã lĩnh hội được trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và cả những tri thức đã đọc được trên các trang báo. Những kiến thức đó, tôi đã tổng hợp, vận dụng để làm bài tiểu luận này. V. Lược sử vấn đề Theo giòng phát triển của tiếng Việt cũng như sự phát triển của văn học Việt Nam, chúng gặp thấy rất nhiều công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ và văn học quốc ngữ. Cụ thể như : Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn Học Sử giản ước tân biên, tập 3 Văn học hiện đại 1862-1945). Viện Văn học, Sơ Thảo Lịch Sử Văn Học Việt Nam 1930-1945, Thế Phong, Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam Trên đây là những công trình nghiên cứu tổng hợp của một số tác giả tiêu biểu. Từ những công trình nghiên cứu này, chúng ta có thể gặp thấy các vấn đề, đối tượng nghiên cứu của tập tiểu luận. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 3 - Nội dung chính của đề tài I. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ, loại ngôn ngữ được chế tác dựa trên các ký tự phiên âm Latinh, do các nhà truyền giáo từ châu Âu thực hiện. Theo truyền thống lịch sử, chúng ta thường quy kết công lao to lớn về cho Alexandre de Rhodes còn được gọi với cái tên Đắc Lộ (1591-1660) khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ, nhưng thực ra, chữ quốc ngữ được tạo ra không phải do một cá nhân nào mà là do một nhóm người. Cụ thể, nhóm người này là các nhà truyền giáo chủ yếu là người Bồ Đào Nha và một số người Pháp, các nhà truyền giáo đã tiếp nối nhau để hoàn thành quá trình chế tác ra chữ quốc ngữ, và đến Alexandre de Rhodes người đã đưa chữ quốc ngữ hoàn thiện giống tiếng Việt ngày nay. Ở tập tiểu luận này, tôi tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ chủ yếu dựa vào công trình nghiên cứu của Lm. (linh mục) Đỗ Quang Chính, đó là tác phẩm Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659. Để thực hiện được công trình nghiên cứu của mình, Đỗ Quang Chính đã phải cất công sang Roma – thủ đô của đạo Công giáo, ông đã tìm hiểu kỹ càng về các tài liệu về chữ quốc ngữ đã được lưu trữ trong văn khố của Tòa thánh Vaticano. Đây là một công trình nghiêm chỉnh về Lịch sử chữ quốc ngữ, cho chúng ta cái nhìn khách quan và chân thực về nguồn gốc chữ quốc ngữ. Mở đầu chương hai, khi bàn về nguồn gốc của chữ quốc ngữ, Đỗ Quang Chính đã có những nhận xét tổng quát như sau : Chữ Việt ngày nay là một thứ chữ đã được nhiều linh mục dòng Tên ở Việt Nam (với sự cộng tác âm thầm của một số Thầy giảng Việt Nam) vào thế kỷ 17 sáng tạo ra. Nói một cách tổng quát thì họ đã dùng mẫu tự La tinh, rồi dựa vào phần nào của chữ Bồ Đào Nha, Ý và mấy dấu Hy Lạp, để làm thành chữ mà chúng ta đang dùng . (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 19-76) Dựa vào công trình nghiên cứu của Đỗ Quang Chính, có thể chia quá trình ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ thành các phần như sau. I.1. Giai đoạn sơ khởi (1620 - 1626) Vào giữa thế kỷ XVI, các nhà truyền giáo châu Âu đã đặt chân lên đất Việt chúng ta. Đến đầu thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo dòng Tên gồm một số người Âu châu, Nhật Bản và Trung Quốc chính thức truyền đạo tại Việt Nam. Kể từ thế kỷ XVII trở đi, các nhà truyền giáo đã chính thức thay nhau đến truyền đạo ở nước ta. Công cuộc chế tác chữ quốc ngữ được khởi phát khi các nhà truyền giáo này không thu được kết quả cao trong hoạt động truyền giáo của họ, vì một lý do to lớn và trực tiếp là do không thông thảo tiếng bản địa. Theo suy luận của riêng tôi, đây là lý do trực tiếp khiến chữ quốc ngữ ra đời, vì thế có thể khẳng định, ban đầu mục đích của các nhà truyền giáo khi sáng tạo ra chữ quốc ngữ là để phục vụ cho công cuộc truyền đạo – mục đích tôn giáo. Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 4 - Theo Đỗ Quang Chính, ngày 06/01/1615, ba tu sĩ Dòng Tên là hai Lm. Francesco Buzomi (Ý), Diego Carvalho (Bồ Đào Nha) và thầy Antonio Dias (Bồ Đào Nha), đáp tầu buôn Bồ Đào Nha từ Áo Môn đi Đàng Trong, và tới Cửa Hàn ngày 18/01/1615. Sau đó mấy tháng các ông đến ở Hội An… Ba nhà truyền giáo mà chúng ta vừa nói, đến Hội An với mục đích đầu tiên là giúp đỡ giáo hữu Nhật về mặt tôn giáo, và nhờ người Nhật làm thông ngôn để tiếp xúc với người Việt Nam. Sau năm 1615, nhiều tu sĩ dòng Tên khác không những đến truyền giáo ở Đàng Trong mà cả Đàng Ngoài nữa, nhưng đa số là người Bồ Đào Nha. Các nhà truyền giáo tới Việt Nam thời ấy đều phải học tiếng Việt mới có thể tiếp xúc với người Việt Nam. Theo chúng tôi biết thì Lm Francisco de Pina là người Âu châu đầu tiên nói thảo tiếng Việt. Pina sinh năm 1585 ở Bồ Đào Nha, ông tới Đàng Trong năm 1617. Lúc đầu sống ở Hội An, sang năm 1618 ông ở tại Nước Mặn với Buzomi và Borri. Hai năm sau, ông trở lại Hội An, rồi năm 1623, Pina đến ở tại Thanh Chiêm, thủ phủ Quảng nam Dinh. Pina chết đuối ở bờ bể Quảng Nam ngày 15/12/1625. Nhờ biết tiếng Việt, nên ngay từ năm 1620, các tu sĩ dòng Tên tại Hội An đã soạn thảo một sách giáo lý bằng “chữ Đàng Trong”, tức là chữ Nôm. Cuốn sách này vì soạn bằng chữ Nôm, nên chắc chắn phải có sự cộng tác của người Việt. Nhưng chúng tôi thiết tưởng cuốn sách này cũng được viết bằng chữ Việt mới nữa (chữ quốc ngữ ngày nay), mà người có công soạn thảo là Lm. Francisco de Pina, ví lúc đó chỉ có ông là người Âu châu thảo tiếng Việt nhất. Theo sự nhận xét của chúng tôi thì vào năm 1620 dù Lm. Pina đã nói được tiếng Việt, nhưng khó lòng mà phân biệt được lối cách ngữ như chúng ta đang dùng ngày nay. Dựa vào những tài liệu viết tay năm 1621-1626, chúng tôi tôi biết được hầu hết các chữ còn viết liền và chưa thấy đánh dấu vào những chữ đó. Chính dựa theo hai đặc điểm này mà chúng tôi cho là giai đoạn sơ khởi chữ quốc ngữ. (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 20-24) Bảy tài liệu viết tay đã được trình bày. Đó là những tài liệu của: Joao Roiz năm 1621, Gaspar Luis năm 1521, Cristoforo Borri năm 1621, Đắc Lộ năm 1625, Gaspar Luis năm 1626, Antonio de Fontes năm 1626 và Francesco Buzomi năm 1626. Trong những tài liệu này, các chữ thường được viết liền và không có đánh dấu. Thí dụ: Annam = An Nam Unsai = Ông Sãi Ungue = Ông Nghè Bafu = Bà Phủ doij = đói scin mocaij = xin một cái Sayc Chiu = Sách chữ Tuijciam, Biet = Tôi chẳng biết Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 5 - Ở giai đoạn này, theo nhận xét của Lm. Đỗ Quang Chính, chữ quốc ngữ mang những đặc tính chung là : hầu hết các chữ còn viết liền và chưa thấy đánh dấu vào những chữ đó. I.2. Giai Ðoạn Hai (1631-1648) Sang giai đoạn thứ hai 1631 – 1648, mười một tài liệu viết tay đã được nhắc đến. Hai tài liệu được nhắc đến, nhưng không tìm được tài liệu lưu trữ. Đó là cuốn tự điển Việt - Bồ - La của linh mục Gaspar d’Amaral (Diccionário anamita - português - latim) và cuốn tự điển Bồ - Việt (Diccionário português-anamita) của linh mục Antonio Barbosa. Năm tài liệu của cha Đắc Lộ, viết vào tháng 1/1631, tháng 5/1631, năm 1636, năm 1644 và năm 1647. Hai tài liệu của Gaspar d’Amaral năm 1632 và năm 1637. Hai tài liệu về biên bản hội nghị viết tay năm 1645 của 35 linh mục Dòng Tên tại Macao để xác nhận mô thức rửa tội bằng tiếng Việt Nam : năm 1645 và 1648. Mười một tài liệu này cho thấy chiều hướng mới trong cách viết chữ Quốc Ngữ. Các chữ được viết cách ra và đã được bỏ dấu. Nhiều chữ nhìn tương tự như chữ quốc ngữ ngày nay, nhưng có lối đánh vần và bỏ dấu hơi khác. Thính hoa: Thanh Hóa Oũ bà phủ: Ông bà Phủ Hụyen: huyện Sãy: sãi Chuá thanh đô (Chúa Thanh đô, Thanh đô vương Trịnh Tráng) Chuá cả (Chúa Cả, tước hiệu dành cho Trịnh Tạc) Đức Chuá Blờy sinh ra chín đớng thiên thần la cuôn cuốc Đức Chuá Blờy (Đức Chúa Trời sinh ra chín đấng thiên thần là quân quốc Đức Chúa Trời) Nhiều chữ được viết như chữ quốc ngữ ngày nay. Thí dụ như: Nghệ An Bố Chính Kẻ chợ Đàng ngoài Một nam, một nữ (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 20-76) Ở giai đoạn hai, cũng theo nhận xét của Đỗ Quang Chính, những đặc tính chung của chữ quốc ngữ là chữ quốc ngữ đã được viết khá đúng về hai phương diện ; cách ngữ và dấu. Trên đây là hai giai đoạn cơ bản hình thành nên chữ quốc ngữ trước khi loại chữ này chính thức được khai sinh. Mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của chữ quốc ngữ bắt đầu từ khi Alexandre de Rhodes cho xuất bản hai cuốn, tự điển “Việt - Bồ - La” và cuốn giáo lý “Phép giảng tám ngày” . Hai tác phẩm này sẽ được bàn đến ở các mục sau. I.3. Cuốn tự điển Việt - Bồ - La, và cuốn Phép giảng tám ngày Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 6 - I.3.1. Cuốn tự điển Việt - Bồ - La Cuốn tự điển “Việt - Bồ - La”, có tên bằng tiếng Latinh là “Dictionarivm annamiticvm, lvsitanvm, et latinvm, ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lvcem editvm. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°” Trong lời mở đầu của cuốn tự điển, Alexandre de Rhodes cho biết ông soạn được cuốn tự điển này vì : thứ nhất ông đã lưu trú mười hai năm cả ở Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài. Thứ hai ông đã học tiếng Việt, nhất là về thanh và âm, với một cậu bé Việt Nam mười ba tuổi. Thứ ba ông cũng đã học tiếng Việt với cha Francois de Pina người Bồ, là người ngoại quốc thứ nhất rất thông thạo tiếng Đàng Trong, người thứ nhất giảng mà không cần thông dịch viên. Thứ bốn ông đã sử dụng tự điển Việt - Bồ của cha Gaspar d’Amaral và tự điển Bồ - Việt của cha Antonio Barbosa, cả hai đều là người Bồ. Trong, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Đỗ Quang Chính đã mô tả về cuốn tự điển như sau : Cuốn tự điển được soạn bằng ba thứ chữ Việt-Bồ-La (mà tên sách chỉ đề bằng chữ Latinh, rõ rệt hướng tới độc giả giáo sỹ truyền giáo Âu châu), với hai mục đích đã được tác giả ghi rõ ; thứ nhất, giúp các nhà truyền giáo học tiếng Việt, để có thể truyền giáo; thứ hai, chiều theo ý muốn của một số vị Hồng y ở La Mã, thêm chữ La tinh vào, để người Việt Nam có thể học thêm La ngữ. Cuốn tự điển gồm ba phần chính: Lingvae Anmiticae seu Tvnchinensis brevis declaratio, ba mươi mốt trang, từ trang 1 đến 31, được sắp lên đầu cuốn tự điển và được đánh số tách biệt với cuốn tự điển. Ðây là cuốn ngữ pháp Việt Nam, nhưng soạn thảo bằng La ngữ, với mục đích cho người Tây phương Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 7 - học. Tuy sách vắn, nhưng tác giả cũng chia ra 8 chương rõ rệt, không kể Lời Nói Ðầu: Chương I: Chữ và vần trong tiếng Việt (De literis et syllabis quibus haec lingua constat). Chương II: Dấu nhấn và các dấu (De Accentibus et aliis signis in vocalibus). Chương III: Danh Từ (De Pronominibus). Chương IV: Ðại danh từ (De Pronominibus). Chương V: Các đại danh từ khác (De aliis Pronominibus). Chương VI: Ðộng từ (De Verbis). Chương VII: Những phần bất biến (De reliquis orationis partibus indecli nabilibus). Chương VIII: Cú pháp (Praecepta quaedam ad syntaxim pertinentia). Dictionarivm Ananmiticvm seu Tunchinense cum Lusitana, et Latina declaratione. Phần này không đánh số trang nhưng ghi theo cột chữ (mỗi trang có hai cột chữ). Từ đầu đến cuối là 900 cột, từ mẫu tự nọ sang mẫu tự kia thường để cách một trang trắng, có khi hai trang trắng. Một điều khác đặc biệt với tự điển Việt Nam ngày này, Ðắc Lộ thêm mẫu tự /b sau mẫu tự b. Thực ra đó là một số chữ thuộc mẫu v bây giờ. Ví dụ : /bá (vá: vá áo), /bã (vã: vã nhau, tát nhau), /bạch (vạch: vạch tai ra mà nghe), /bậy (vậy: ấy vậy), /bán (ván: đỗ, đậu ván), /bỗ (vỗ: vỗ tay), /bỏ (vỏ: vỏ gươm), /bua (vua: vua chúa), /bú (vú). Mẫu tự /b này chiếm 10 cột, tức 5 trang giấy. Index Latini sermonis là phần thứ ba cuốn tự điển. Trong phần này, tác giả liệt kê chữ La tinh có ghi trong phần hai và bên cạnh mỗi chữ có đề số cột, với mục đích để người học tiếng Việt, nếu đã biết La tinh, thì dò theo phần này để tìm chữ Việt ở phần kia. Trong phần này không đánh số trang, cũng không ghi số cột (mỗi trang có hai cột chữ). Chúng tôi đếm được 350 cột tức 175 trang. (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 84-86) I.3.2. Cuốn Phép giảng tám ngày Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 8 - (Hình chụp sách chính bản, lưu trữ tại Thư Viện Á châu, Hội Thừa sai Hải Ngoại Paris) Cuốn giáo lý “Phép giảng tám ngày” có tên bằng tiếng Latinh và tiếng Việt như sau: “ Cathechismvs pro iis, qui volunt suscipere Baptismvm, in Octo dies diuisus. Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chiụ phép rứa tọi, ma /beào (8) đạo thánh đức Chúa blời. Ope Sacrae Congregationis de Propaganda Fide in lucem editus. Ab Alexandro de Rhodes è Societate Iesv, ejusdemque Sacrae Congregationis Missionario Apostolico, Roma, 1651, in-4°”. Ðây là một cuốn giáo lý mà tác giả muốn viết cho những người dạy giáo lý dùng. Cuốn sách được viết bằng hai thứ tiếng: La tinh và Việt Nam. Trên mỗi trang sách chia làm hai, có một gạch đôi từ trên xuống dưới: bên tay trái của người đọc sách là chữ La tinh (chữ xiên), bên tay phải là chữ Việt (chữ đứng). Ðể độc giả dễ dàng đối chiếu hai thứ chữ, Ðắc Lộ đặt ở đầu mỗi ý tưởng chính mẫu tự abc... cho hai phần La Việt, rồi chính giữa trang sách cũng đặt mẫu tự abc... cho hai phần La Việt song song. Cuốn sách có 319 trang, không đề Lời tựa. Sau trang bìa và trang ghi ngày được phép in sách, là đến phần chính ngay. Viết sách này, tác giả không chia ra từng chương, mà lại chia theo từng ngày học, có tính cách sư phạm, và như chúng ta đã biết là sách được chia ra Tám ngày. (Đỗ Quang Chính, 1972, tr. 86) Trên đây là tóm tắt quá trình hình thành chữ quốc ngữ, và lược qua những nội dung chính của hai tác phẩm có ý nghĩa đánh dấu sự khai sinh ra chữ quốc ngữ. Tiếp theo, tôi xin trình bày sơ lược cuộc đời của Alexandre de Rhodes, một số ý kiến xoay quanh vai trò của Alexandre de Rhodes về việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ. Ngoài ra, còn có một số ý kiến cho rằng chữ quốc ngữ có ý nghĩa chính trị, và việc khôi phục lại danh dự cho những con người có công chế tác ra chữ quốc ngữ - đặc biệt là Alexandre de Rhodes. I.4. Cuộc đời của Alexandre de Rhodes Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ) (15 tháng 3, 1591 – 5 tháng 11, 1660) nhưng một số tài liệu khác lại cho rằng ông sinh năm 1593 tại Avignon, Pháp. Gia đình Alexandre de Rhodes thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn dưới bóng Giáo Hoàng vì thời ấy Avignon là đất của Giáo Hoàng, nên tên ông là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ). Người Việt gọi Alexandre de Rhodes là Giáo sĩ Đắc Lộ. Ông đã gia nhập dòng Tên tại Roma ngày 24 tháng 4 năm 1612, đó là thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển. Ngày 4 tháng 4 năm 1619 Ông lên đường truyền giáo tại Nhật Bản, nhưng sau đó lại được Quá trình ra đời chữ Quốc ngữ và Văn hóa – Văn học Quốc ngữ Thực Tập Viết Tiểu Luận - 9 - chỉ định đi Trung Hoa. Đầu năm 1625 Ông đặt chân đến Việt Nam. Ở đây Ông đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại bằng mẫu tự La tinh. Trong 20 năm ở Việt Nam Ông bị trục suất đến 6 lần và ngày 5 tháng 11 năm 1660 Ông mất ở Ispahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam. Alexandre de Rhodes là một người cường tráng, vui vẻ và lạc quan, luôn nhìn khía cạnh tích cực của vấn đề. Ông thích nghi nhanh chóng với mọi môi trường sống và cư xử giản dị trong giao tế với người khác. Ông có một kiến thức sâu rộng về thiên văn học và toán học. Trước khi đến Việt Nam truyền đạo, Alexandre de Rhodes đã được Bề trên dòng Tên phái đi truyền giáo ở Nhật Bản, Trung Quốc và đến đầu năm 1625, Alexandre cùng với bốn linh mục dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản,
Luận văn liên quan