Trong quá trình phát hành thẻ có bốn chủ thể chính tham gia đó là:
- Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT): là một ngân hàng, một định chế tài chính hay một tổ chức phi tài chính gắn với một thương hiệu thẻ (ví dụ Visa international, Mastercard international ) trên cơ sở các thương hiệu thẻ đã có, các tổ chức này ủy quyền cho các ngân hàng đại lý hoặc tự mình phát hành thẻ.
- Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ, cấp thẻ cho các chủ thể sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ đó.
- Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó. Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
- Đại lý phát hành thẻ (ĐLPHT): là cá nhân, tổ chức được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền để thực hiện một số nghiệp vụ trực tiếp phát hành thẻ cho khách hàng thông qua hợp đồng đại lý phát hành thẻ.
Một số quan hệ pháp lý có thể phát sinh như:
- Quan hệ giữa TCPHT và chủ thẻ: quan hệ này phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng sử dụng thẻ. Trong quan hệ này, TCPHT có quyền:
+ Yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết nhằm làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được cung ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ;
+ Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ;
Đồng thời có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết khi có yêu cầu của chủ thẻ trong trường hợp thẻ bị hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc số dư của thẻ trả trước định danh chưa sử dụng và chủ thẻ yêu cầu hoàn trả lại tiền. Ngoài ra, TCPHT còn phải công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà chủ thẻ phải trả trước khi sử dụng thẻ (kể cả phí giao dịch thẻ khác hệ thống). Còn chủ thẻ có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thẻ và có nghĩa vụ cung cấp chính xác thông tin mà TCPHT yêu cầu.
- Quan hệ giữa chủ thẻ và ĐLPHT: quan hệ này phát sinh trong quá trình chủ thẻ thực hiện yêu cầu phát hành thẻ tại ĐLPHT. Trong mối quan hệ này, chủ thẻ đưa yêu cầu phát hành thẻ, cung cấp thông tin còn ĐLPHT tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện ĐLPHT chấp nhận yêu cầu và chuyển hồ sơ cho ĐLPHT, nhận thẻ từ TCPHT và chuyển cho chủ thẻ.
- Quan hệ giữa ĐLPHT và TCPHT: quan hệ này dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý được ký kết giữa ĐLPHT và TCPHT.
- Quan hệ giữa TCPHT và TCTQT: quan hệ này phát sinh khi TCPHT thực hiện phát hành các thẻ quốc tế như: Visa, JCB, Amex, Diner Club các TCPHT chỉ được phát hành loại thẻ này khi là thành viên của tổ chức thẻ đó thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý.
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2113 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quan hệ thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát sinh trên cơ sở hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ thanh toán giữa ngân hàng phát hành thẻ và người có đủ điều kiện thanh toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan hệ thanh toán bằng thẻ ngân hàng phát sinh trên cơ sở hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ thanh toán giữa tổ chức phát hành thẻ và người có đủ điểu kiện sử dụng thẻ thanh toán. Như vậy, các quan hệ pháp lý trong quan hệ thanh toán thông qua thẻ ngân hàng bao gồm:
1.Các quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình phát hành thẻ:
Trong quá trình phát hành thẻ có bốn chủ thể chính tham gia đó là:
- Tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT): là một ngân hàng, một định chế tài chính hay một tổ chức phi tài chính gắn với một thương hiệu thẻ (ví dụ Visa international, Mastercard international…) trên cơ sở các thương hiệu thẻ đã có, các tổ chức này ủy quyền cho các ngân hàng đại lý hoặc tự mình phát hành thẻ.
- Tổ chức phát hành thẻ (TCPHT): là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động phát hành thẻ, cấp thẻ cho các chủ thể sử dụng, chịu trách nhiệm thanh toán và cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ đó.
- Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó. Chủ thẻ phụ là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
- Đại lý phát hành thẻ (ĐLPHT): là cá nhân, tổ chức được ngân hàng phát hành thẻ ủy quyền để thực hiện một số nghiệp vụ trực tiếp phát hành thẻ cho khách hàng thông qua hợp đồng đại lý phát hành thẻ.
Một số quan hệ pháp lý có thể phát sinh như:
- Quan hệ giữa TCPHT và chủ thẻ: quan hệ này phát sinh dựa trên cơ sở hợp đồng sử dụng thẻ. Trong quan hệ này, TCPHT có quyền:
+ Yêu cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu cần thiết nhằm làm rõ các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng khi đề nghị được cung ứng thẻ và trong quá trình sử dụng thẻ;
+ Từ chối phát hành thẻ nếu khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ;
Đồng thời có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết khi có yêu cầu của chủ thẻ trong trường hợp thẻ bị hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc số dư của thẻ trả trước định danh chưa sử dụng và chủ thẻ yêu cầu hoàn trả lại tiền. Ngoài ra, TCPHT còn phải công bố đầy đủ thông tin cho chủ thẻ về các loại phí mà chủ thẻ phải trả trước khi sử dụng thẻ (kể cả phí giao dịch thẻ khác hệ thống). Còn chủ thẻ có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thẻ và có nghĩa vụ cung cấp chính xác thông tin mà TCPHT yêu cầu.
- Quan hệ giữa chủ thẻ và ĐLPHT: quan hệ này phát sinh trong quá trình chủ thẻ thực hiện yêu cầu phát hành thẻ tại ĐLPHT. Trong mối quan hệ này, chủ thẻ đưa yêu cầu phát hành thẻ, cung cấp thông tin còn ĐLPHT tiếp nhận và thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện ĐLPHT chấp nhận yêu cầu và chuyển hồ sơ cho ĐLPHT, nhận thẻ từ TCPHT và chuyển cho chủ thẻ.
- Quan hệ giữa ĐLPHT và TCPHT: quan hệ này dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý được ký kết giữa ĐLPHT và TCPHT.
- Quan hệ giữa TCPHT và TCTQT: quan hệ này phát sinh khi TCPHT thực hiện phát hành các thẻ quốc tế như: Visa, JCB, Amex, Diner Club…các TCPHT chỉ được phát hành loại thẻ này khi là thành viên của tổ chức thẻ đó thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý.
2.Các quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ:
Thẻ sau khi phát hành cho chủ thẻ sẽ được chủ thẻ sử dụng vào nhiều mục đích như: thanh toán hàng hóa, dịch vụ, rút tiền mặt, vấn tin tài khoản… Quan hệ phát sinh chủ yếu ở đây là quan hệ giữa chủ thẻ và TCPHT thông qua việc chủ thẻ sử dụng máy móc, thiết bị do TCPHT lắp đặt.
Thông qua các trang thiết bị này chủ thẻ thực hiện các yêu cầu thanh toán thông qua việc nhập các lệnh theo hướng dẫn tại thiết bị và các yêu cầu thanh toán này được chuyển về trung tâm xử lý thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT), hoặc TCPHT.
Trong quan hệ này, TCPHT có quyền:
+ Quyết định thu hồi thẻ trong quá trình sử dụng nếu chủ thẻ không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện hợp đồng trong hợp đồng sử dụng thẻ;
+ Tăng hoặc giảm hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng;
+ Quyết định thu hồi số tiền TCPHT cho chủ thẻ vay;
+ Quy định các hình thức đảm bảo an toàn cho việc sử dụng thẻ;
+ Quy định loại lãi, mức lãi cho vay đối với chủ thẻ không trái quy định pháp luật hiện hành.
Đồng thời TCPHT có nghĩa vụ:
+ Giải quyết hoặc trả lời khiếu nại, yêu cầu tra soát của chủ thẻ;
+ Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa rủi ro cho các giao dịch thẻ theo các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử;
+ Bảo mật thông tin liên quan đến hoạt động thẻ;
+ Bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng và phần mềm quản lý hoạt động phát hành, thanh toán thẻ hoạt động thông suốt và an toàn;
+ Hướng dẫn chủ thẻ thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho giao dịch thẻ.
Còn chủ thẻ có quyền:
+ Sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không bị phân biệt giá so với trường hợp thanh toán bằng tiền mặt;
+ Thỏa thuận với TCPHT về hạn mức thấu chi, hạn mức tín dụng và các thỏa thuận khác không trái pháp luật hiện hành;
+ Được TCPHT cung cấp thông tin định kỳ hoặc được cung cấp thông tin đột xuất về giao dịch thẻ và số dư, hạn mức liên quan đến việc sử dụng thẻ theo quy định của TCPHT;
+ Được TCPHT hoàn trả lại số tiền được nạp trên thẻ trả trước chưa sử dụng hết theo quy định pháp luật;
+ Có quyền khiếu nại, yêu cầu TCPHT tra soát trong những trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
Đồng thời chủ thẻ có nghĩa vụ:
+ Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu của TCPHT trong quá trình sử dụng thẻ;
+ Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản phí, tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo đúng thỏa thuận tại hợp đồng sử dụng thẻ;
+ Chủ thẻ chính, chủ thẻ phụ cùng chịu trách nhiệm chung và mỗi người chịu trách nhiệm riêng trong việc thực hiện các điều khoản và điều kiện sử dụng thẻ trong hợp đồng sử dụng thẻ giữa chủ thẻ và TCPHT. Chủ thẻ chính chịu trách nhiệm với TCPHT về việc sử dụng thẻ của chủ thẻ phụ, có trách nhiệm thanh toán cho TCPHT tất cả các giao dịch thẻ có chữ ký của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ trên hóa đơn cũng như có sử dụng số PIN. Trường hợp chủ thẻ chính bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi thì việc thanh toán cho TCPHT và việc thừa hưởng số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ chính hoặc số tiền còn lại trên thẻ trả trước định danh được thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Ngoài ra còn có các nghĩa vụ khác trong hợp đồng sử dụng thẻ.
3.Các quan hệ pháp lý phát sinh trong quá trình thanh toán thẻ:
Các chủ thể tham gia quan hệ này bao gồm:
- Tổ chức thanh toán thẻ (TCTTT): là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo hợp đồng hoặc là thành viên chính thức hoặc là thành viên liên kết của một tổ chức thẻ quốc tế thực hiện dịch vụ thanh toán theo thỏa ước ký kết với tổ chức đó. TCTTT sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng với các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) để tiếp nhận và xử lý các giao dịch tại các ĐVCNT, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, hướng dẫn các ĐVCNT nghiệp vụ để thực hiện xử lý, truyền tải thông tin cần thiết trong quá trình giao dịch. TCTTT có thể đồng thời là TCPHT.
- Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT): là đơn vị, tổ chức, cá nhân chấp nhận việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ theo hợp đồng ký kết với TCPHT hoặc TCTTT.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ: là tổ chức trung gian thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện tử hoặc bằng chứng từ và bù trừ các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.
Tổ chức chuyển mạch thẻ trong trường hợp thực hiện các dịch vụ quy định như trên cũng được coi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ là khối kết nối hệ thống thanh toán giữa các TCTTT khác nhau để các TCTTT có thể thực hiện được các giao dịch với nhau mặc dù mỗi hệ thống có một đặc thù riêng. Tổ chức này được hình thành nhằm kết nối giữa các ĐVCNT, các TCTTT, TCTQT thành một mạng lưới rộng khắp, giúp chủ thẻ có thể sử dụng thẻ trên phạm vi rộng hơn, không bị bó hẹp trong phạm vi ĐVCNT thuộc hệ thống thanh toán của mình.
Mối quan hệ giữa TCTTT với ĐVCNT được thể hiện như sau:
TCTTT có quyền:
+ Được ĐVCNT hoàn trả tiền đối với các giao dịch thẻ thực hiện không đúng hợp đồng thanh toán thẻ;
+ Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ tại ĐVCNT;
+ Được hưởng phí dịch vụ thẻ theo thỏa thuận giữa các bên.
Đồng thời, TCTTT có nghĩa vụ:
+ Yêu cầu ĐVCNT không được phân biệt giá trong thanh toán thẻ;
+ Hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh toán thẻ đối với ĐVCNT, TCTTT phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra do TCTTT không thực hiện đúng quy định này. Các TCTTT không được phép ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với bất kỳ ĐVCNT nào đã vi phạm việc phân biệt giá trong thanh toán thẻ trong thời hạn một năm; trường hợp ĐVCNT đó tái phạm thì thời hạn không được phép ký kết hợp đồng có thể từ ba đến năm năm; TCTTT nếu đã biết mà không tuân thủ cũng được xem là vi phạm điều kiện đối với việc thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
ĐVCNT có quyền được TCTTT thanh toán đầy đủ, kịp thời các giao dịch thẻ được thực hiện đúng hợp đồng và các quyền khác trong hợp đồng thanh toán thẻ. Đồng thời có nghĩa vụ chấp nhận thẻ trong thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ mà không được tăng giá hoặc áp dụng phân biệt giá cả hoặc yêu cầu chủ thẻ trả thêm phụ phí đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ so với thanh toán bằng tiền mặt. Trường hợp ĐVCNT vi phạm yêu cầu này, ĐVCNT không được phép ký kết hợp đồng thanh toán thẻ với bất kỳ TCTTT nào trong thời hạn một năm; trường hợp ĐVCNT đó tái phạm thì thời hạn không được phép ký kết hợp đồng có thể từ ba đến năm năm. ĐVCNT có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật nghiệp vụ liên quan đến các giao dịch thẻ của chủ thẻ được TCTTT hướng dẫn, phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại nếu ĐVCNT không thực hiện đúng các yêu cầu của TCTTT và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng thanh toán thẻ.