Đề tài Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai

Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đã không ngừng phát triển và là động lực để phát triển kinh tế xã hội; giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh quy mô, thích ứng nhanh với những yêu cầu của biến đổi nguồn nhân lực. Ngược lại, sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật cũng đã tác động trở lại để phát triển giáo dục. Hiện nay, các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển đều quan tâm cải cách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập hoá, quốc tế hoá. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt nam). Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục phát triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. Mặt khác, kinh tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu, định hướng đúng cho tương lai. Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định “ Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, chủ trương đó được tiếp tục nhấn mạnh trong những Nghị quyết Đại hội Đảng của các nhiệm kỳ tiếp theo, và cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI đều khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Như vậy, nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước ta là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, quản lý giáo dục chính là khâu then chốt, có vai trò đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường. Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động dạy học, hoạt động dạy học cùng với hoạt động giáo dục tạo nên quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường. Do đó, quản lý hoạt động dạy học là khâu then chốt trong quá trình quản lý giáo dục.

doc105 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4871 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đã không ngừng phát triển và là động lực để phát triển kinh tế xã hội; giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời điều chỉnh quy mô, thích ứng nhanh với những yêu cầu của biến đổi nguồn nhân lực. Ngược lại, sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật cũng đã tác động trở lại để phát triển giáo dục. Hiện nay, các nước phát triển, cũng như các nước đang phát triển đều quan tâm cải cách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập hoá, quốc tế hoá. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt nam). Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục phát triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. Mặt khác, kinh tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu, định hướng đúng cho tương lai. Nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Ngay từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước, tại Đại hội lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định “ Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”, chủ trương đó được tiếp tục nhấn mạnh trong những Nghị quyết Đại hội Đảng của các nhiệm kỳ tiếp theo, và cho đến Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và lần thứ XI đều khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Như vậy, nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước ta là con người, là nguồn nhân lực Việt Nam được phát triển cả về số lượng và chất lượng Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, quản lý giáo dục chính là khâu then chốt, có vai trò đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển của giáo dục. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được diễn ra chủ yếu ở các đơn vị nhà trường. Hoạt động chủ yếu trong các nhà trường là hoạt động dạy học, hoạt động dạy học cùng với hoạt động giáo dục tạo nên quá trình sư phạm tổng thể của nhà trường. Do đó, quản lý hoạt động dạy học là khâu then chốt trong quá trình quản lý giáo dục . Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên, nền tảng của giáo dục phổ thông, đặt cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho GDPT và cho toàn bộ hệ thống GDQD. Vì vậy, giáo dục tiểu học phải đảm bảo chất lượng như mục tiêu GDTH đề ra: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản…”. [32] Trong giáo dục tiểu học, Toán và Tiếng Việt là hai bộ môn công cụ cơ bản. Nhưng, nếu như Toán là một môn học đòi hỏi sự chính xác, rõ ràng, cụ thể với từng công thức, phép tính, thì Tiếng Việt lại còn đòi hỏi thêm về sự tìm tòi, chau chuốt ngôn ngữ, vốn liếng từ vựng và khả năng cảm thụ ngôn ngữ văn học của cả giáo viên và học sinh. Tiếng Việt ta giàu và đẹp, đa dạng, rất phong phú nhưng cũng rất phức tạp. Vì vậy, không chỉ học sinh, mà cả trong một bộ phận giáo viên vẫn còn tồn tại tâm lý ngại học tập, tìm tòi, đào sâu Tiếng Việt. Một bộ phận cán bộ quản lý cấp cơ sở chưa thực sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tiếng Việt. Bảo Yên là một huyện của tỉnh Lào Cai- một tỉnh miền núi biên giới phía phía bắc của Tổ quốc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 74,2% dân số của huyện. Điều kiện kinh tế của đồng bào DTTS nơi đây còn rất thấp, nhiều người dân thường xuyên phải đối mặt với cái đói, cái rét, với hậu quả của thiên tai…nên khó có thể quan tâm nhiều đến việc học hành của con em mình. Do đó, điều kiện học tập của trẻ em vùng DTTS còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Điều này đã gây thêm nhiều khó khăn, thách thức cho công tác phát triển giáo dục tại địa phương. Hơn thế nữa, đối với vùng đồng bào DTTS, học sinh tiểu học giao tiếp hàng ngày bằng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Khi đến trường, các em được giảng dạy bằng tiếng Việt, trong khi vốn tiếng Việt của các em hết sức ít ỏi, thậm chí có em chưa biết tiếng Việt trước khi đến trường, các em phải làm quen với cách phát âm cùng nhiều khái niệm, từ ngữ … còn khá xa lạ, phức tạp. Trong khi đó, hầu hết giáo viên lại không am hiểu về ngôn ngữ riêng của học sinh DTTS. Do vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho giáo dục miền núi nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tăng cường Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS đồng nghĩa với việc đảm bảo cho các em một điều kiện tiên quyết để có thể nắm bắt, tiếp thu các môn học khác đạt hiệu quả cao nhất, giúp các em phát triển nhân cách một cách toàn diện. Tuy nhiên, thực tế công tác dạy học và quản lý dạy học bộ môn Tiếng Việt, đặc biệt là Tiếng Việt cho học sinh DTTS tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai mặc dù đã được quan tâm và đã đạt được một số kết quả, nhưng còn có nhiều hạn chế, hiệu quả chưa thực sự cao. Từ các lý do trên, vấn đề “ Quản lý dạy học môn tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo yên, tỉnh lào Cai” được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này để góp phần thực hiện tốt hơn công tác phát triển giáo dục miền núi, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh các trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý dạy học tại các trường tiểu học vùng DTTS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Nội dung nghiên cứu: Biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai của Phòng GD&ĐT huyện Bảo Yên. 4.2. Địa bàn nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu tại 17 trường tiểu học thuộc 9 xã vùng DTTS của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 4.3. Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh thuộc 17 trường tiểu học vùng DTTS của huyện Bảo yên, tỉnh Lào Cai. 5. Giả thuyết khoa học Việc quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS thuộc huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai tuy đã được quan tâm và có những kết quả nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu đặt ra của mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS. Nếu có những biện pháp quản lý mới nhằm tăng cường tính đồng bộ của các chức năng quản lý, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt thì sẽ tăng cường được tiếng Việt cho học sinh các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo yên, tỉnh Lào Cai. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS. 6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. 6.3. Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh các trường tiểu học vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất. 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin khoa học, các tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, quản lý dạy học với đối tượng học sinh DTTS. Ở đề tài này sử dụng các phương pháp chủ yếu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Nhằm phân tích và tổng hợp các tài liệu khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: Nhằm sắp xếp các tài liệu khoa học, văn bản chỉ đạo thành hệ thống lý luận logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Sử dụng phương pháp này nhằm điều tra thực trạng công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường vùng DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Phương pháp phỏng vấn: Trưng cầu ý kiến của các nhà quản lý về các biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt vùng DTTS. - Phương pháp quan sát: Quan sát trực tiếp công tác quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng DTTS. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Đề tài sử dụng các công thức thống kê toán học (các công thức thống kê toán học như: trị số chi bình phương, trung bình cộng, hệ số tương quan...) để xử lý số liệu thu được, để định lượng kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các kết luận khoa học. 8. Những đóng góp mới của đề tài Phát hiện thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh DTTS huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai; đề xuất các biện pháp quản lý nhằm tăng cường Tiếng Việt, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học vùng DTTS tại địa phương. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nâng cao chất lượng giáo dục từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các nước trên thế giới, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Để nâng cao chất lượng giáo dục, vai trò quản lý giáo dục là hết sức quan trọng, đây là vấn đề luôn được các nhà khoa học giáo dục trong và ngoài nước quan tâm. Trong lịch sử giáo dục, ở mỗi thời kỳ phát triển, dưới những góc độ khác nhau, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra các biện pháp, giải pháp quản lý hữu hiệu để xây dựng được nền giáo dục có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của mỗi quốc gia và của thời đại. Trên cơ sở lý luận của triết học Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà khoa học giáo dục Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về lý luận quản lý giáo dục và quản lý dạy học trong nhà trường. Các tác giả tiêu biểu như: Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Ngữ, Nguyễn Ngọc Quang, Trần Kiểm, Phạm Viết Vượng... Về mặt phương pháp dạy học Tiếng Việt, có một số tài liệu, tác giả đề cập đến như: - Một số vấn đề cơ bản của chương trình giáo dục tiểu học mới- Đỗ Đình Hoan [17]. - Tài liệu tham khảo cho giáo viên và CBQL giáo dục tiểu học về dạy học và phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán, Tiếng Việt- Bộ GD&ĐT [5]. - Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt- Lê Phương Nga, Đỗ Xuân Thảo, Lê Hữu Tỉnh...[25]. Tuy nhiên, những tài liệu này chỉ đề cập đến đặc trưng bộ môn Tiếng Việt hoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt ở bậc tiểu học nói chung. Ngoài ra, cũng có một số luận văn thạc sỹ đề cập đến phương diện quản lý cấp cơ sở giáo dục quận, huyện như: - Các biện pháp chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Việt bậc tiểu học ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh – Trần Thị Sáu (2006) - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học đối với trường tiểu học của Phòng giáo dục quận 11 thành phố Hồ Chí Minh- Nguyễn Thanh Tịnh (2006) - Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiểu học của phòng GD&ĐT quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng- Đặng Minh Hằng (2009). Song, các đề tài trên chỉ đề cập đến mặt lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề dạy học chương trình tiểu học hoặc phương pháp dạy học Tiếng Việt nói chung. Như vậy, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của vùng DTTS, tuy nhiên, các nghiên cứu mà chúng tôi được biết về quản lý dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học DTTS hầu như không có, nhất là tại địa bàn một tỉnh miền núi biên giới như ở Lào Cai. Nhưng những công trình nghiên cứu được đề cập ở trên là những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội, nó xuất hiện rất sớm, ngay từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá thể đơn lẻ, đòi hỏi phải có tổ chức, phải có sự phân công và hợp tác trong lao động. Nó là một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu. Các Mác đã viết: “ Bất cứ một lao động xã hội nào hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần một chừng mực nhất định của sự quản lý. Quản lý xác nhập sự tương hợp giữa các công viêc cá thể nhằm hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động các bộ phận riêng rẽ của nó”.[22] Như vậy, bản chất của quản lý lao động là một loại lao động để điều khiển lao động. Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động càng phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng. Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý, theo những cách tiếp cận khác nhau. Từ đó dẫn đến sự phong phú về các quan niệm quản lý. Sau đây là một số khái niệm của các tác giả trong nước và nước ngoài: +Theo tác giả H.Koonts (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất”. [22] + Theo tác giả Fayon (Pháp): “ Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”. [13] + Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. [31] + Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt cho rằng: “Quản lý là môt quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”. [27] + Tác giả Trần Kiểm khẳng định: “Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội”. [21] Như vậy, tựu chung lại: Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích. Từ những các khái niệm về quản lý có thể rút ra một số dấu hiệu bản chất của quản lý như sau: - Quản lý là hoạt động bao trùm mọi mặt đời sống xã hội loài người, nó có vai trò điều khiển quá trình lao động và là phạm trù tồn tại khách quan, là tất yếu của lịch sử. - Quản lý là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu chung của một nhóm người, một tổ chức, một cơ quan hay nói rộng hơn là một nhà nước. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tốn tại, vận hành và phát triển. 1.2.1.2. Chức năng quản lý Quản lý một thuộc tính gắn liền với xã hội nên có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo thực hiện được hai chức năng này, hoạt động quản lý bao gồm bốn chức năng cụ thể: - Lập kế hoạch; - Tổ chức thực hiện kế hoạch; - Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; - Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Các chức năng này vừa mang tính độc lập tương đối, vừa liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một chu trình quản lý: Sơ đồ 1.1: Quan hệ của các chức năng quản lý: 1.2.1.3. Các yếu tố của quản lý Quản lý bao giờ cũng tồn tại với 3 yếu tố: - Chủ thể quản lý: là con người hoặc tổ chức do con người tạo nên, có nhiệm vụ sử dụng các công cụ và phương pháp, đề ra biện pháp quản lý, thực hiện mục tiêu quản lý. - Khách thể quản lý (đối tượng quản lý): Là cái mà chủ thể quản lý tác động vào (tập thể người, nhóm người..) để thực hiện mục tiêu quản lý. Ngoài ra, đối tượng quản lý còn có thể là các vật thể không phải là con người có sẵn trong tự nhiên hoặc do con mgười sáng tạo ra (cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng, máy móc...). - Mục tiêu quản lý: Chung cho cả đối tượng quản lý và chủ thể QL, là căn cứ để chủ thể QL tạo ra các tác động QL. Mục tiêu QL do chủ thể quản lý đặt ra hoặc yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội mà hình thành. Mục tiêu có thể định lượng, nhưng cũng có lúc nó mang tính định tính theo chuẩn mực nào đó. Mục tiêu của QL là tạo dựng một môi trường mà trong đó mỗi thành viên có thể hoàn thành được mục đích, nhiệm vụ của mình, của nhóm với các giới hạn về thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn của cá nhân ít nhất. Các yếu tố của quản lý có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau và đều nằm trong một môi trường kinh tế xã hội bao gồm mặt bằng dân trí, giáo dục, tâm lý xã hội, phong tục tập quán, văn hoá, luật pháp, các tác động quốc tế... Môi trường này là nguồn thông tin và cũng là cái quyết định trình độ hiệu quả của quản lý. Ta có thể nghiên cứu quá trình hoạt động quản lý thông qua sơ đồ: Sơ đồ 1.2: Quá trình hoạt động quản lý 1.2.1.4. Biện pháp quản lý a) Biện pháp: Theo từ điển tiếng Việt: “ Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể...”. b) Biện pháp quản lý: Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. BPQL là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm thực hiện những nhiệm vụ nhất định, để đạt mục đích đã đề ra. BPQL một mặt xuất phát từ các quy luật kinh tế, quy luật tâm lý xã hội, quy luật tổ chức... và các nguyên tắc quản lý chung, mặt khác, còn thể hiện rõ tính năng động của chủ thể quản lý trong việc lựa chọn và phối hợp đúng đắn các BPQL. Thông thường người ta căn cứ vào các nội dung quản lý để đề ra BPQL phù hợp. Các BPQL thường sử dụng là: - Biện pháp tâm lý: Là biện pháp tác động vào nhận thức con người, làm cho con người nhận thức đúng nhiệm vụ, tự nguyện thực hiện yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp. Đặc điểm của biện pháp này là dựa vào các quy luật tâm lý- xã hội để bồi dưỡng tình cảm, xây dựng lòng tin, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, trước uy tín của tổ chức. Nên dùng người có uy tín để thuyết phục đối tượng, quá trình thuyết phục phải tôn trọng danh dự và nhân cách người nghe. Điều rất quan trọng là phải lấy sự thay đổi hành vi cụ thể làm thước đo sự thay đổi nhận thức và phải kiên trì thuyết phục trước khi áp dụng biện pháp khác. Ngày nay, vai trò của biện pháp giáo dục, thuyết phục càng được coi trọng. - Biện pháp kinh tế: Là biện pháp tác động đến đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế. Mà cơ sở của nó là các quy luật kinh tế. Đặc trưng của biện pháp này là kích thích đối tượng quản lý phấn khởi, chủ động, sáng tạo hành động, thực hiện nhiệm vụ để đạt những lợi ích kinh tế nhất định. Đây là biện pháp hiện đại, tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong quản lý vì nó phát huy cao độ tính chủ động, tích cực, năng động, sáng tạo của đối tượng quản lý, hướng đến năng suất lao động tối đa. Biện pháp này không phụ thuộc nhiều vào các quan hệ tổ chức và hành chính, vì vậy cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý đều cảm thấy chủ động, thoải mái hơn, giảm bớt hoạt động có tính chất sự vụ của nhà quản lý. Thực hiện biện pháp kinh tế đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức và kinh nghiệm sâu rộng để có thể định hướng hành động cho đối tượng quản lý bằng các nhiệm vụ, kế hoạch, hợp đồng... với những chỉ tiêu số lượng, chất lượng rõ ràng, với những định mức cụ thể, chế độ thưởng phạt nghiêm minh, đảm bảo kỷ cương, theo pháp luật trong mọi trường hợp. - Biện pháp hành chính- tổ chức: Là biện pháp tác động đến đối tượng quản lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính trong hệ thống quản lý do nhà nước đặt ra. Đó là các mối quan hệ giữa cá nhân và tổ chức, giữa bộ phận và tập thể... Bất kỳ một bộ máy quản lý nào cũng được quy định tính chất các mối quan hệ đó. Đặc trưng của biện pháp này là sự cưỡng bức đơn phương