Đề tài Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình

1.1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích. Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Như vậy, di tích, cổ tích, hay gọi đầy đủ là di sản văn hóa, cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan bảo vệ vì nó là hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững, nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. 1.2. Quảng Bình là một tỉnh ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích khiêm tốn, song chính từ mảnh đất này chứa đựng nhiều giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng hết sức phong phú và đa dạng. Nơi đây là một trong những đầu mối giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa: Đông Sơn - Sa Huỳnh; Đại Việt - Chiêm Thành; Đàng Trong và Đàng Ngoài. Nơi đây còn có thể được xem là mảnh đất chứa đựng nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi gắn liền với các tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đặc biệt, Quảng Bình còn có Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Theo thống kê đến tháng 5 năm 2009, Quảng Bình có hơn 300 di tích và danh thắng, trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng. Tuy số lượng di tích và danh thắng không nhiều nhưng lại đầy đủ các loại hình, phân bố khá tập trung, ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa và truyền thống, di tích và danh thắng ở Quảng Bình có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. 1.3. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay. Điều dễ nhận ra là di tích và danh thắng gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên của du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ mối quan hệ mang tính biện chứng, hữu cơ thì nguồn "tài nguyên" ấy cũng đến lúc cạn kiệt; ngược lại, nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn "tài nguyên" ấy thì nó cũng trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gì vốn có từ giá trị của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị của di tích và danh thắng mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học, biện chứng. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Quảng Bình, tôi đã chọn đề tài "Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình" làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích và danh thắng nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên quê hương Quảng Bình.

doc142 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7208 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng và quan tâm đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo này, ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 23-11-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh bảo vệ cổ tích. Ngày nay, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 23-11 hàng năm là ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Như vậy, di tích, cổ tích, hay gọi đầy đủ là di sản văn hóa, cho dù ở hoàn cảnh lịch sử nào, giai đoạn cách mạng nào, Đảng ta luôn luôn đặc biệt quan bảo vệ vì nó là hồn của dân tộc, là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững, nhất là giai đoạn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay. 1.2. Quảng Bình là một tỉnh ở khu vực Bắc miền Trung, có diện tích khiêm tốn, song chính từ mảnh đất này chứa đựng nhiều giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng hết sức phong phú và đa dạng. Nơi đây là một trong những đầu mối giao thoa và tiếp biến của các nền văn hóa: Đông Sơn - Sa Huỳnh; Đại Việt - Chiêm Thành; Đàng Trong và Đàng Ngoài... Nơi đây còn có thể được xem là mảnh đất chứa đựng nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nơi gắn liền với các tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. Đặc biệt, Quảng Bình còn có Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Theo thống kê đến tháng 5 năm 2009, Quảng Bình có hơn 300 di tích và danh thắng, trong đó có 101 di tích đã được xếp hạng. Tuy số lượng di tích và danh thắng không nhiều nhưng lại đầy đủ các loại hình, phân bố khá tập trung, ngoài những giá trị về lịch sử, văn hóa và truyền thống, di tích và danh thắng ở Quảng Bình có tiềm năng lớn trong việc phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch. 1.3. Giá trị của di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng là vô cùng to lớn, song điều quan trọng hơn cả là việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó như thế nào để phát triển mang tính bền vững trong giai đoạn hiện nay mới chính là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm đúng mức của các ngành, các cấp, nhất là những người làm công tác quản lý văn hoá hiện nay. Điều dễ nhận ra là di tích và danh thắng gắn bó mật thiết với hoạt động du lịch, thậm chí nó còn được xem là tài nguyên của du lịch, chính vì lẽ đó nếu không nhận thức đầy đủ mối quan hệ mang tính biện chứng, hữu cơ thì nguồn "tài nguyên" ấy cũng đến lúc cạn kiệt; ngược lại, nếu không biết sử dụng một cách khoa học vốn "tài nguyên" ấy thì nó cũng trở thành lãng quên, khô cứng, uổng phí những gì vốn có từ giá trị của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để di sản văn hóa nói chung, di tích và danh thắng nói riêng phải trở thành bộ phận hợp thành nên nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần vào tăng trưởng kinh tế mang tính bền vững thông qua các hoạt động du lịch từ những giá trị của di tích và danh thắng mang lại, đó chính là vấn đề cần phải được giải quyết một cách khoa học, biện chứng. Nhận thức tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề nêu trên ở tỉnh Quảng Bình, tôi đã chọn đề tài "Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình" làm luận văn tốt nghiệp bậc cao học của mình, với hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý di tích và danh thắng nhằm bảo tồn và phát huy tác dụng của nó một cách bền vững trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên quê hương Quảng Bình. 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề bảo tồn di tích và danh thắng cũng như khai thác tiềm năng của di tích và danh thắng là vấn đề nhiều quốc gia, địa phương đã và đang triển khai thực hiện; do vậy đây không phải là vấn đề mới, nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã đề cập đến vấn đề nay. Tuy nhiên, để nghiên cứu một cách có hệ thống giữa công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững trong điều kiện chúng ta chưa có đủ các điều kiện để bảo tồn một cách nghiêm ngặt, khoa học và đồng bộ thì chưa có tác giả, nhóm tác giả nào nghiên cứu đề tài này ở Quảng Bình. Trong chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 - 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng chỉ ban hành quyết định mang tính tổng thể bao gồm nhiều loại hình du lịch, tour du lịch, dịch vụ và phát triển kinh tế từ du lịch là cơ bản. Đề án bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích, danh thắng ở Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2015 lại tập trung vào các giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo, phát huy tác dụng của di tích, danh thắng thông qua giáo dục truyền thống là chủ yếu, chưa đi sâu tìm giải pháp phát triển du lịch thông qua di tích, danh thắng. Một số công trình nghiên cứu văn hóa, địa chí về Quảng Bình cũng chỉ ghi chép, sưu tầm, nghiên cứu từng mảng nội dung theo tiêu chí của công trình nghiên cứu, biên soạn như: - Nguyễn Tú: Quảng Bình, nước non và lịch sử, xuất bản năm 1998. - Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình, Phong Nha Kẻ Bàng - Tư liệu tổng quan, xuất bản năm 2002. - Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Bình, Quảng Bình di tích và danh thắng, Tập 1 và 2, xuất bản năm 2002. - Nhiều tác giả: Thám hiểm du lịch Phong Nha, xuất bản năm 1998. ... Vì vậy, đề tài "Quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình" có thể được xem là đề tài đầu tiên ở Quảng Bình đi sâu nghiên cứu về một lĩnh vực mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sẽ tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của luận văn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, luận văn đi sâu phân tích thực trạng quản lý di tích và danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình hiện nay. Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu đổi mới công tác quản lý văn hóa và du lịch hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đáp ứng mục đích nghiên cứu, đề tài có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Một số vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển kinh tế du lịch. - Thực trạng công tác quản lý di tích, danh thắng ở Quảng Bình. - Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch một cách bền vững. 4. Đối tượng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống di tích lịch sử, và danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trọng tâm là hệ thống di tích khảo cổ, di tích đường Hồ Chí Minh và danh thắng Phong Nha - Kẻ Bàng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng quản lý di tích, danh thắng; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, quan điểm định hướng và giải pháp nhằm vừa bảo tồn, tôn tạo di tích, danh thắng vừa phát triển kinh tế du lịch bền vững từ việc khai thác có hiệu quả những giá trị của di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4.3. Thời gian nghiên cứu Tính từ năm thành lập Ban Quản lý Di tích - Danh thắng tỉnh Quảng Bình (tháng 4-1995) đến nay, trong đó trọng tâm là những số liệu để chứng minh được cập nhật từ năm 2002. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh, thống kê và tổng hợp. - Đặc biệt, luận văn chú trọng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: khoa học quản lý văn hóa, quản lý kinh tế, văn hóa học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học và chính trị học,... 6. Đóng góp của luận văn - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và sự phát triển kinh tế du lịch. - Đánh giá công tác quản lý và phát huy giá trị của hệ thống di tích và danh thắng trong giáo dục truyền thống, giữ gìn bản sắc cũng như góp phần phát triển kinh tế từ hoạt động du lịch thông qua hệ thống di tích và danh thắng tỉnh Quảng Bình. - Đưa ra quan điểm định hướng và đề xuất một số giải pháp, cơ chế chính sách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng, đồng thời khai thác và phát triển du lịch mang tính bền vững nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. - Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý văn hóa của giảng viên, sinh viên đại học văn hóa và cán bộ quản lý văn hóa. Nếu có thể, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình nâng thành một đề án trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 - 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích, danh thắng gắn với phát triển du lịch ở Quảng Bình thời gian qua. Chương 3: Quan điểm định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý di tích, danh thắng nhằm phát triển du lịch bền vững ở Quảng Bình. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH, DANH THẮNG GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Di sản văn hóa Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ đi trước để lại, có vai trò vô cùng quan trọng trong diễn trình văn hóa của một dân tộc nói riêng, và hiểu theo nghĩa rộng là của cả nhân loại nói chung. Phần mở đầu của Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam đã viết: "Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta" [24, tr. 5]. Để tìm hiểu khái niệm di sản văn hóa trước hết cần phải hiểu thế nào là văn hóa. Đa số học giả hiện nay cho rằng, văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Thống nhất với quan điểm ấy, có thể hiểu di sản văn hóa cũng chính là những sản phẩm sáng tạo đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ sản phẩm nào do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của mình cũng được xem là di sản văn hóa. Từ điển tiếng Việt định nghĩa một trong những khái niệm của di sản là "Giá trị tinh thần và vật chất của văn hóa thế giới hay một quốc gia một dân tộc để lại: di sản văn hóa" [52, tr. 254]; tuy nhiên phải những gì có giá trị mới được công nhận là di sản. Luật số 214 ngày 1/7/1975 của Nhật Bản về bảo vệ di sản văn hóa là một minh chứng. Khái niệm di sản văn hóa ở đây được hiểu là: Những nhà cửa, các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc, những tác phẩm nghệ thuật thực dụng, những công trình có khắc chữ, các pho sách cổ điển, những tài liệu cổ và những sản phẩm văn hóa vật thể khác, đều có một giá trị lịch sử và nghệ thuật cao của đất nước: bao gồm những khu vực đất đai và những vật liệu khác, gắn bó với nhau chặt chẽ và được đóng góp một giá trị tương đương, những mẫu vật khảo cổ và những hiện vật lịch sử khác có giá trị khoa học được gọi là di sản văn hóa vật chất. Nghệ thuật và kỹ thuật sử dụng trong sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật ứng dụng và những sản phẩm văn hóa phi vật chất khác, đều cho đất nước một giá trị lịch sử, nghệ thuật được gọi là di sản văn hóa phi vật chất. Những phong tục tập quán về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, những tín ngưỡng, lòng tin tôn giáo, hội hè..., những cuộc trình diễn dân gian, cùng y phục, dụng cụ, nhà ở và những đồ dùng khác, trong phạm vi này đều cần thiết cho việc tìm hiểu những thay đổi về đời sống của nhân dân Nhật, gọi là các di sản văn hóa dân gian. Những đồi mộ cổ vỏ sò, vỏ hến, những mộ cổ, những phong cảnh cung điện, những pháo đài, lâu đài, những ngôi nhà lớn và những cảnh quan khác, đều có một giá trị lịch sử khoa học lớn. Những vườn, cầu, cống, bãi biển, đồi núi và các cảnh quan đẹp khác; những động vật, những cây cỏ và những nguồn địa chất và mỏ đều có một giá trị cao về khoa học được gọi là những công trình lưu niệm [49, tr. 14]. Hay Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Conservation Concerning the protection of the World Cultural and Natural Heritage) của UNESCO năm 1972, những loại hình được coi như là "di sản văn hóa" và "di sản thiên nhiên" đều có đặc điểm chung là "có giá trị nổi tiếng toàn cầu" ("...which are of outstanding universal value") [62]. Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam tại Điều 1 đã nêu rõ di sản văn hóa "bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [23, tr. 6]. Đây có thể xem là khái niệm về di sản văn hóa được sử dụng chung nhất ở nước ta hiện nay, hoàn toàn tương tự như khái niệm về di sản văn hóa được sử dụng trên thế giới. Điều đó cũng có nghĩa di sản văn hóa cũng là của cải, là tài sản quốc gia và mọi công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn. Như vậy, di sản văn hóa tồn tại dưới hai dạng: di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. Theo Điều 4 chương I Luật Di sản Văn hóa Việt Nam: Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết và nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, sự phân định này thực ra cũng chỉ mang tính tương đối, nhằm để nghiên cứu những đặc tính riêng của từng di sản, còn trong thực tế yếu tố vật thể và phi vật thể gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng tồn tại để làm nên giá trị của một di sản. Khi đó, di sản văn hóa phi vật thể là linh hồn, là cốt lõi, là biểu hiện tinh thần của di sản văn hóa vật thể; còn cái hiện hữu, cái làm nên di sản văn hóa vật thể thì tồn tại như là biểu hiện vật chất của di sản văn hóa phi vật thể ấy. Cũng vì thế, người ta còn có cách phân loại thứ hai là căn cứ trên giá trị của di sản để phân chúng thành những nhóm di sản có giá trị đặc biệt quan trọng hay các di sản có mức độ quan trọng cấp quốc tế; nhóm di sản có tầm quan trọng cấp quốc gia và nhóm di sản có tầm quan trọng cấp địa phương: Những di sản có tầm quan trọng cấp quốc tế là những di sản văn hóa thế giới hoặc là những di sản được Nhà nước lập hồ sơ gửi UNESCO xem xét công nhận là di sản văn hóa thế giới; Nhóm các di sản thuộc cấp quốc gia bao gồm những di sản được xếp hạng di tích quốc gia quan trọng, một số làng nghề truyền thống nổi tiếng, những lễ hội lớn mà tầm ảnh hưởng của nó vượt khỏi phạm vi một tỉnh, hay một vùng; Nhóm các di sản thuộc cấp địa phương bao gồm những di tích văn hóa lịch sử được xếp hạng cấp địa phương mà tầm ảnh hưởng và thu hút của chúng không vượt ra khỏi giới hạn tỉnh hoặc huyện, thị xã. Dù phân loại thế nào chăng nữa, các di sản văn hóa vẫn có những đặc điểm chung, đó là: - Tính biểu trưng đại diện cho mỗi nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc; - Tính lịch sử với những đặc trưng của thời đại và đại diện cho thời đại sinh ra chúng, nền văn minh và kỹ thuật tái tạo chúng; - Tính truyền thống lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không chỉ bản thân di sản mà cả những giá trị phi vật thể đi cùng với chúng cũng được truyền sang thế hệ sau bằng mô phỏng, phát triển và sáng tạo mới trên nền của di sản cũ; - Tính nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng dưới các tác động khác nhau, dễ dàng bị hư hỏng, bị phá hủy và bị mai một đi do những tác động khác nhau của con người, của điều kiện thời tiết, các phản ứng hóa học… Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã sáng tạo và để lại hàng nghìn di tích có giá trị. Tuy nhiên, nhiều di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ mai một vì nhiều nguyên nhân như: sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, nhận thức chưa đầy đủ về giá trị của di tích... Vì vậy, vấn đề cấp thiết đang đặt ra là phải hoạch định chiến lược, nhanh chóng xây dựng các chính sách và giải pháp để bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng của di tích ở Việt Nam nói chung, Quảng Bình nói riêng trong giai đoạn phát triển mới của đất nước một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có hoạt động của ngành du lịch. 1.1.2. Khái niệm về di tích, danh thắng Di tích, danh thắng là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa. - Về di tích: Đại hội Quốc tế lần thứ hai các Kiến trúc sư và các Kỹ thuật gia chuyên về các di tích lịch sử, họp ở Venice từ ngày 25 -31/5/1964 đã thông qua Hiến chương Venice. Theo đó di tích "không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một sự tiến hóa có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử" [60]. Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, những loại hình được coi như "di sản văn hóa" là: Di tích kiến trúc: các công trình kiến trúc, các công trình điêu khắc và hội họa kiến trúc, các bộ phận hoặc kết cấu có tính chất khảo cổ học, các bi ký, các hang động cư trú và những bộ phận kết hợp, mà xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; Nhóm công trình xây dựng: các nhóm công trình riêng lẻ hoặc liên kết mà, do tính chất kiến trúc, tính chất đồng nhất hoặc vị thế của chúng trong cảnh quan xét theo quan điểm lịch sử, nghệ thuật hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu Các di chỉ: các công trình của con người hoặc công trình kết hợp giữa con người và thiên nhiên, cũng như các khu vực có các di chỉ khảo cổ học mà xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu [62]. Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Văn hóa đưa ra một khái niệm khoa học về di tích như sau: "Là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử; do tập thể hoặc cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại" [49, tr. 17]. Theo Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam, di tích lịch sử - văn hóa được qui định: "Là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học" [24, tr. 7]. Trong đó, Di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; Cổ vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên; Bảo vật quốc gia được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quí hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học. - Về di sản thiên nhiên (danh thắng): Theo Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của UNESCO năm 1972, những loại hình được xem là di sản thiên nhiên (danh thắng) đó là: Các cấu tạo tự nhiên: bao gồm các thành tạo vật lý hoặc sinh học hoặc các nhóm có thành tạo thuộc loại đó mà, xét theo quan điểm thẩm mỹ hoặc khoa học là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; Các thành tạo địa chất và địa văn và các khu vực được khoanh vùng chính xác làm nơi cư trú cho các loài động vật và thảo mộc bị đe dọa mà, xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn là có giá trị nổi tiếng toàn cầu; Các di chỉ tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên đã được khoanh vùng cụ thể mà, xét theo quan điểm khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên là có giá trị nổi tiếng toàn cầu [62]. Theo Luật Di sản Văn hóa của nước ta: Danh lam thắng cảnh được hiểu "là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học" [24, tr. 7]. Từ nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm về di tích, danh thắng như sau: Di tích, danh thắng là một
Luận văn liên quan