1. Lời mở đầu
Ngày nay tin học ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều trong thực tế cuộc sống, từ các lĩnh vực khoa học xã hội, các ngành quản lý cho đến các hoạt động xã hội hàng ngày. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước thì việc buôn bán, giao dịch ngày càng khó khăn và phức tạp .Nó đòi hỏi sự quản lý chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
Việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào các lĩnh vực làm sao để đạt đuợc một cách có hiệu quả. Sự lựa chọn và vận dụng những phần mềm sao cho phù hợp và đạt được kết quả tốt. Nhằm giúp người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm bớt các chi phí vận hành và các thao tác thủ công của nhân viên, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích về kinh tế.
Để lựa chọn một phần mềm phù hợp bao giờ cũng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngày nay các phần mềm cơ bản đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi trong hầu hết mọi doanh nghiệp. Thế nhưng yêu cầu của người sử dụng phần mềm ngày càng đa dạng và nhiều tính năng hơn. Do đó yêu cầu người làm phần mềm phải đáp ứng được yêu cầu trên.
Đối với việc xây dựng một nhà sách quy mô lớn, tin học hóa việc quản lý là điều không thể thiếu. Công tác chủ yếu của nhà sách là quản lý các vấn đề như nhân sự, hoạt động mua bán hàng, thống kê lợi nhuận v.v. Sau đây em xin giới thiệu đề tài “Quản lý mua bán hàng trong nhà sách của công ty cổ phần sách và văn hoá tổng hợp Thừa Thiên Huế - 55 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế” được ứng dụng công nghệ UML mà em đang tìm hiểu, nghiên cứu.
* Nội dung sơ lược của đề tài như sau:
1. Phát biểu bài toán
2. Biểu đồ các trường hợp sử dụng
3. Biểu đồ trình tự
4. Biểu đồ cộng tác
5. Biểu đồ trạng thái
6. Biểu đồ hoạt động
7. Mô hình lớp
8. Thiết kế cơ sỡ dữ liệu
9. Biểu đồ triển khai
2. Phạm vi đề tài
Hệ thống được xây dựng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quản lý bán hàng
3. Yêu cầu hệ thống
Máy tính, máy in, máy đọc mã vạch, mạng Lan, nhân viên có trình độ căn bản về tin học.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4043 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý mua bán hàng trong nhà sách của công ty văn hóa tổng hợp Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lời mở đầu
Ngày nay tin học ngày càng phát triển và được ứng dụng nhiều trong thực tế cuộc sống, từ các lĩnh vực khoa học xã hội, các ngành quản lý cho đến các hoạt động xã hội hàng ngày. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước thì việc buôn bán, giao dịch ngày càng khó khăn và phức tạp .Nó đòi hỏi sự quản lý chính xác, nhanh chóng và kịp thời.
Việc ứng dụng Công Nghệ Thông Tin vào các lĩnh vực làm sao để đạt đuợc một cách có hiệu quả. Sự lựa chọn và vận dụng những phần mềm sao cho phù hợp và đạt được kết quả tốt. Nhằm giúp người quản lý có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm bớt các chi phí vận hành và các thao tác thủ công của nhân viên, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích về kinh tế.
Để lựa chọn một phần mềm phù hợp bao giờ cũng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Ngày nay các phần mềm cơ bản đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi trong hầu hết mọi doanh nghiệp. Thế nhưng yêu cầu của người sử dụng phần mềm ngày càng đa dạng và nhiều tính năng hơn. Do đó yêu cầu người làm phần mềm phải đáp ứng được yêu cầu trên.
Đối với việc xây dựng một nhà sách quy mô lớn, tin học hóa việc quản lý là điều không thể thiếu. Công tác chủ yếu của nhà sách là quản lý các vấn đề như nhân sự, hoạt động mua bán hàng, thống kê lợi nhuận v.v.. Sau đây em xin giới thiệu đề tài “Quản lý mua bán hàng trong nhà sách của công ty cổ phần sách và văn hoá tổng hợp Thừa Thiên Huế - 55 Trần Hưng Đạo, Thành phố Huế” được ứng dụng công nghệ UML mà em đang tìm hiểu, nghiên cứu.
* Nội dung sơ lược của đề tài như sau:
1. Phát biểu bài toán
2. Biểu đồ các trường hợp sử dụng
3. Biểu đồ trình tự
4. Biểu đồ cộng tác
5. Biểu đồ trạng thái
6. Biểu đồ hoạt động
7. Mô hình lớp
8. Thiết kế cơ sỡ dữ liệu
9. Biểu đồ triển khai
2. Phạm vi đề tài
Hệ thống được xây dựng trong phạm vi nghiên cứu của đề tài: Quản lý bán hàng
3. Yêu cầu hệ thống
Máy tính, máy in, máy đọc mã vạch, mạng Lan, nhân viên có trình độ căn bản về tin học.
PHẦN II
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Phát biểu bài toán
Nhà sách kinh doanh các mặt hàng: sách, thiết bị văn phòng phẩm, hàng lưu niệm, băng đĩa, v.v... Các mặt hàng được lưu trữ ở 2 nơi : gian hàng và kho hàng. Những mặt hàng đặt ở gian hàng sẽ được phân chia theo từng loại, mỗi loại được đặt ở một vị trí nhất định (theo kệ). Mỗi mặt hàng được quản lý với các thông tin sau: Mã hàng, loại hàng (nhóm hàng), tên hàng, nhà sản xuất/nhà xuất bản, đơn vị tính, giá thành, số lượng được trưng bày trên gian hàng, số lượng còn lại trong kho, (khi thống kê số lượng sách hiện có trong nhà sách sẽ là tổng số lượng trên gian hàng và trong kho)...
Ngoài ra hệ thống cũng lưu trữ thông tin khách hàng và nhà cung cấp. Trong đó:
+ Khách hàng mua sản phẩm từ nhà sách. Nhà sách chỉ quản lý những khách hàng mua hàng có định kỳ với số lượng lớn (khách hàng mua hàng theo đơn đặt hàng). Không quản lý những khách hàng mua hàng với số lượng nhỏ (khách hàng mua hàng trực tiếp). Thông tin quản lý khách hàng bao gồm : Tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại,…
+ Những nhà cung cấp cung cấp các mặt hàng cho nhà sách. Thông tin quản lý các nhà cung cấp bao gồm: Tên nhà cung cấp, địa chỉ, …
* Công việc bán hàng của nhà sách bao gồm bán hàng trực tiếp và bán hàng gián tiếp
Khách hàng chỉ cần vào cửa hàng, chọn các mặt hàng mình cần và thanh toán tại quầy giao dịch của nhà sách. Sau khi thanh toán, khách hàng sẽ nhận được phiếu thanh toán.
Việc thanh toán tại quầy giao dịch sẽ do nhân viên bán hàng phụ trách. Nhân viên dùng máy đọc mã vạch để đọc mã hàng của tất cả hàng khách chọn, từ đó hệ thống có thể truy cập cơ sở dữ liệu để thu được các thông tin tên hàng, giá hàng của từng mặt hàng, tổng tiền khách cần trả. Cuối mỗi lượt thanh toán hàng, hệ thống tự động cập nhật lại dữ liệu.
Khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn, mua nhiều loại hàng khác nhau thì khách hàng phải làm đơn đặt hàng theo mẫu có sẵn, bao gồm các thông tin: thông tin của khách hàng, danh sách hàng cần mua, số lượng, ngày đặt hàng, ngày giao hàng.
Bộ phận quản lý sẽ xem xét đơn đặt hàng,nếu có thể cung cấp được ngay thì nhà sách sẽ giao hàng cho khách và lập hóa đơn bán hàng (theo mẫu). Ngược lại, bộ phận quản lý sẽ hẹn khách hàng đến lấy hàng vào một ngày khác đã được giao ước giữa 2 bên và điều chỉnh lại đơn đặt hàng. Khách hàng có thể chọn 2 hình thức thanh toán là đặt cọc 1 phần hoặc thanh toán đầy đủ.
Đến thời điểm giao hàng, nếu nhà sách không có đủ hàng để cung cấp cho khách thì sẽ thực hiện thương lượng với khách hàng về thời gian giao hàng hoặc trả lại tiền đặt cọc cho khách hàng. Quy trình này đòi hỏi bộ phận quản lý phải lưu lại thông tin của khách hàng đã đặt hàng.
Quá trình xuất hàng: bộ phận quản lý sẽ yêu cầu kho xuất hàng. Khi có yêu cầu xuất hàng, thủ kho tiến hành các thủ tục xuất hàng và lập 2 phiếu xuất, 1 bản lưu lại trong kho và 1 bản gởi cho bộ phận quản lý
Trong quá trình cập nhật lại dữ liệu, nếu thấy số lượng hàng trên gian hàng thấp hơn mức quy định, hệ thống sẽ đưa ra thông báo cho ban quản lý để ban quản lý yêu cầu kho xuất hàng lên gian hàng, khi xuất, thủ kho cũng lập phiếu xuất kho. Nếu thấy số lượng hàng trong kho thấp hơn mức quy định, hệ thống sẽ đưa ra thông báo cho ban quản lý để có thể đưa ra các quyết định nhập thêm hàng/ không cần nhập thêm. Việc nhập hàng sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
* Nhà sách tiến hành nhập hàng khi có yêu cầu. Quá trình nhập hàng phân thành các trường hợp như sau :
- Nhập hàng theo định kỳ : Sau mỗi đợt thống kê theo định kỳ (tháng, quý, năm), trên cơ sở các mặt hàng bán chạy hay đã bán hết,… bộ phận quản lý sẽ thực hiện thủ tục nhập các mặt hàng cần thiết.
- Nhập hàng theo yêu cầu khách hàng: khi có khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhưng số hàng trong kho không thể đáp ứng được yêu cầu thì bộ phận quản lý sẽ yêu cầu nhập hàng từ nhà cung cấp cho các mặt hàng này để có thể kịp thời đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Nếu trên thị trường có những mặt hàng mới thì bộ phận quản lý sẽ báo cáo lên ban giám đốc yêu cầu nhập những mặt hàng mới này. Sau khi được sự cho phép của ban giám đốc thì bộ phận quản lý bắt đầu thực hiện nhập hàng.
Trong cả 3 quá trình thì việc nhập hàng đều được thực hiện như sau: bộ phận quản lý sẽ đặt hàng với nhà cung cấp thông qua đơn đặt hàng. Sau khi nhà cung cấp đưa hàng đến kho thì bộ phận quản lý và thủ kho sẽ trực tiếp kiểm tra số lượng hàng nhập. Nếu số lượng và chất lượng hàng phù hợp thì tiến hành nhập kho. Thủ kho sẽ lập 2 phiếu nhập hàng, 1 phiếu lưu lại kho và 1 phiếu sẽ gởi lên bộ phận quản lý. Sau đó bộ phận quản lý chuyển về cho kế toán để cập nhật hàng hoá vào hệ thống.
Bộ phận kế toán theo dõi việc nhập hàng, và lập phiếu thanh toán gồm: Số phiếu chi, ngày lập, đơn vị, số hợp đồng, diễn giải, số tiền thanh toán.
Định kỳ bộ phận quản lý sẽ thống kê lại các phiếu hàng nhập, xuất và so sánh với thực tế. Từ đó tổng kết doanh thu, lỗ, lãi trong kỳ để báo cáo lên ban giám đốc.
2. Phân tích hệ thống
2.1 Các tác nhân của hệ thống
* Ban giám đốc: Quản lý, điều hành và ra các quyết định
* Bộ phận quản lý(QUANLY):
Có nhiệm vụ bán hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Quản lý các hoạt động mua bán, lập báo cáo doanh thu, lãi, lỗ, đặt hàng, nhập hàng.
* Nhân viên bán hàng (NVBH):
Người dùng đăng nhập chương trình thuộc nhóm này chỉ có thể thấy và truy xuất được chức năng sau:
Hệ thống: Đổi mật mã của mình.
Thanh toán: Chứng từ thu chi, In chứng từ, Tổng hợp chứng từ.
Kế toán (KETOAN):
Theo dõi và cập nhật việc nhập hàng và thống kê hàng nhập, lập các phiếu thanh toán.
Cơ sỡ dữ liệu hệ thống (CSDL): Nơi lưu trữ và xử lý các thông tin về hàng hoá, nhà cung cấp, khách hàng và thông tin của từng nhân viên trong công ty.
2.2 Các trường hợp sử dụng
01. Đăng nhập: Mỗi một nhà quản lý, nhân viên bán hàng hay bộ phận kế toán đều phải đăng nhập để vào được hệ thống.
02. Đổi password: Cho phép nhân viên trong công ty thay đổi mật khẩu truy cập của mình.
03. Đổi người dùng: Đây là quyền của Ban giám đốc cho phép bộ phận này có thể thêm/ sữa/ xoá hoặc thay đổi quyền của người dùng.
04. Đặt hàng: Bộ phận quản lý sẽ tiến hành đặt hàng khi cần thiết thông qua đơn đặt hàng.
05. Nhập hàng: Sau khi nhận phiếu nhập hàng từ bộ phận quản lý đưa về, kế toán sẽ tiến hành cập nhật, sữa, xoá hàng hoá.
06. Xuất hàng: Xuất từ kho hàng lên quầy hàng hoặc xuất bán theo đơn đặt hàng theo lệnh của bộ phận quản lý .
07. Bán hàng: Nhân viên bán hàng phụ trách bán cho những khách hàng lẽ hoặc bán theo đơn đặt hàng của khách hàng.
08.Thống kê: Bộ phận quản lý thống kê sô lượng bán được, số lượng tồn kho, các mặt hàng bán chạy, bán ế, doanh thu, lãi, lỗ theo định kỳ.
09. Cập nhật khách hàng: bộ phận quản lý lưu lại thông tin của khách hàng khi có khách hàng mua hàng với số lượng lớn hoặc những khách hàng quen.
10. Cập nhật nhà cung cấp: Bộ phận quản lý sẽ cập nhật thông tin nhà cung cấp để tiện cho việc liên lạc mua hàng.
2.3 Mô tả các trường hợp sử dụng
a. Trường hợp sử dụng “ Đăng nhập” THSD 01
- Mô tả: Mỗi một nhà quản lý, nhân viên bán hàng hay bộ phận kế toán đề phải đăng nhập để vào được hệ thống.
- Tác nhân kích hoạt: Ban giám đốc, nhân viên bán hàng, kế toán, bộ phận quản lý.
- Luồng sự kiện: + Người dùng khởi động chương trình
+ Người dùng nhập tên và password, kích hoạt đăng nhập
+ Hệ thống sẽ đăng nhập vào chương trình
- Luồng cơ sỡ: Không
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Không
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng này kết thúc khi người dùng đăng nhập thành công vào hệ thống.
b.Trường hợp sử dụng “ Đổi password” THSD 02
- Mô tả: Cho phép nhân viên trong công ty thay đổi mật khẩu truy cập của mình.
- Tác nhân kích hoạt: Ban giám đốc, nhân viên bán hàng, kế toán, bộ phận quản lý.
- Luồng sự kiện: + Người dùng khởi động chương trình
+ Người dùng nhập tên và password cũ, kích hoạt đổi pass word, nhập password mới.
+ Hệ thống sẽ đổi password cho người dùng.
- Luồng cơ sỡ: Không
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi người dùng đồng ý đổi password.
c.Trường hợp sử dụng “ Đổi người dùng” THSD 03
- Mô tả: Ban giám đốc có thể đổi quyền sử dụng của người nhân viên nào đó khi có nhu cầu.
- Tác nhân kích hoạt: Ban giám đốc
- Luồng sự kiện: + Ban giám đốc khởi động chương trình
+ Nhập tên và password để đăng nhập vào hệ thống. +Chọn chức năng thêm, sữa, xoá người dùng.
+ Thực hiện thay đổi, thêm, sữa, xoá thông tin người dùng.
- Luồng cơ sỡ: Trong trường hợp chưa có thông tin người dùng, Ban giám đốc thực hiện thêm thông tin người dùng.
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi Ban giám đốc hoàn thành việc thêm, sữa, xoá người dùng và gởi đến CSDL hệ thống.
d. Trựờng hợp sử dụng “ Đặt hàng” THSD 04
- Mô tả: Bộ phận quản lý sẽ tiến hành đặt hàng khi cần thiết thông qua đơn đặt hàng.
- Tác nhân kích hoạt: Bộ phận quản lý
- Luồng sự kiện: + Bộ phận quản lý đăng nhập vào hệ thống
+ Chọn chức năng đặt hàng, sau đó nhập chi tiết đơn đặt hàng cần thiết.
+ Hệ thống lưu và in đơn đặt hàng nếu được yêu cầu.
- Luồng cơ sỡ: Hệ thống sẽ đưa ra thông báo nếu số hoá đơn trùng với số hoá đơn đã có trước đó.
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi hoàn thành chi tiết đơn đặt hàng và in ra.
e.Trường hợp sử dụng “Nhập hàng ” THSD 05
- Mô tả: Sau khi nhận phiếu nhập hàng từ bộ phận quản lý đưa về, kế toán sẽ tiến hành cập nhật hàng hoá.
- Tác nhân kích hoạt: Kế toán
- Luồng sự kiện: + Kế toán khởi động chương trình
+ Nhập tên và password để đăng nhập vào hệ thống. +Chọn chức năng nhập hàng, sau đó nhập thêm, sữa, xoá thông tin chi tiết hàng hoá, nhà cung cấp.
+Hệ thống lưu thông tin hàng hoá và nhà cung cấp.
- Luồng cơ sỡ: Không
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi kế toán nhập hàng hoàn thành và kích hoạt đến CSDL hệ thống.
f. Trường hợp sử dụng “Xuất hàng” THSD 06
- Mô tả: Xuất từ kho hàng lên quầy hàng hoặc xuất bán theo đơn đặt hàng dưới sự chỉ đạo của bộ phận quản lý.
- Tác nhân kích hoạt: Bộ phận quản lý và nhân viên bán hàng
- Luồng sự kiện: + Người dùng đăng nhập vào hệ thống
+ Chọn chức năng xuất hàng, nhập mã hàng hoá cần xuất.
- Luồng cơ sỡ: (không)
- Luồng lỗi: . Trông trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
. Nếu hàng hoá đó trong kho đã hết thì hệ thống sẽ thông báo cho người sử dụng.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi người dùng thoát khỏi chức năng xuất hàng.
g. Trường hợp sử dụng “Bán hàng” THSD 07
- Mô tả: Nhân viên bán hàng phụ trách bán cho những khách hàng lẽ hoặc bán theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Tác nhân kích hoạt: Nhân viên bán hàng
- Luồng sự kiện: + Người dùng đăng nhập vào hệ thống
+ Chọn chức năng bán hàng, nhập mã hàng hoá cần bán hoặc dùng máy đọc mã vạch của hàng hoá cần bán.
+ Hệ thống lưu lại thông tin hàng hoá đã bán và yêu cầu thanh toán.
- Luồng cơ sỡ:( không)
- Luồng lỗi: Hệ thống thông báo không có loại hàng đó khi người dùng nhập mã hàng sai.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Kết thúc trường hợp sử dụng khi người dùng thoát khỏi chức năng bán hàng.
h. Trường hợp sử dụng “Thống kê” THSD 08
- Mô tả: Bộ phận quản lý thống kê số lượng bán được, số lượng tồn kho, các mặt hàng bán chạy, bán ế, thống kê doanh thu, lãi, lỗ theo định kỳ.
- Tác nhân kích hoạt: Bộ phận quản lý
- Luồng sự kiện: + Người dùng đăng nhập vào hệ thống
+ Chọn chức năng thống kê, yêu cầu hệ thống thống kê theo mục đích của người sử dụng.
+ Hệ thống đưa kết quả và có thể in nếu cần.
- Luồng cơ sỡ: ( Không)
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Người dùng thoát khỏi chức năng thống kê trường hợp sử dụng kết thúc.
k. Trường hợp sử dụng “Cập nhật khách hàng ” THSD 09
- Mô tả: Công việc của bộ phận quản lý và nhân viên bán hàng khi có khách hàng đến mua hàng với số lượng lớn.
- Tác nhân kích hoạt: Bộ phận quản lý, nhân viên bán hàng
- Luồng sự kiện: + Người dùng khởi động chương trình
+ Nhập tên và password để đăng nhập vào hệ thống. +Chọn chức năng cập nhật khách hàng, sửa,xoá khách hàng.
+Thực hiện cập nhật, sữa xoá khách hàng
- Luồng cơ sỡ: Không
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi người dùng đăng nhập được vào hệ thống và kích hoạt đến CSDL hệ thống.
l. Trường hợp sử dụng “Cập nhật nhà cung cấp” THSD 10
- Mô tả: Bộ phận quản lý sẽ cập nhật thông tin nhà cung cấp để tiện cho việc liên lạc mua hàng.
- Tác nhân kích hoạt: Bộ phận quản lý
- Luồng sự kiện: + Bộ phận quản lý khởi động chương trình
+ Nhập tên và password để đăng nhập vào hệ thống. +Chọn chức năng cập nhật, sửa, xoá nhà cung cấp.
+Thực hiện cập nhật, sữa xoá nhà cung cấp
- Luồng cơ sỡ: Không
- Luồng lỗi: Trong trường hợp người dùng nhập tên và password sai, hệ thống sẽ thông báo đăng nhập lại.
- Điều kiện trước: Người dùng phải đăng nhập thành công vào hệ thống.
- Điều kiện sau: Trường hợp sử dụng kết thúc khi người dùng đăng nhập được vào hệ thống và kích hoạt đến CSDL hệ thống.
Ðat hàng
Nhâp hàng
Kê toán
Thông kê
Nhân viên bán hàng
Bán hàng
Bô phân quan lý
2.4 Biên của hệ thống
Ðat hàng
Ðôi nguoi dùng
Ðang nhâp
Kê toán
Ban giám dôc
Ðôi password
Nhân viên bán hàng
Câp nhât KH
Bô phân quan lý
Câp nhât NCC
Thông kê
CSDL hê thông
>
>
>
Them nhâp hàng
Sua nhâp hàng
Xoá nhâp hàng
Nhâp hàng
Xuât hàng
Bán hàng
Xac nhân nguoi dùng
>
>
Sua dat hàng
Huy dat hàng
Them dat hang
>
>
>
Thay dôi quyên
Huy nguoi dung
Thêm nguoi dùng
>
>
>
3. Biểu đồ trường hợp sử dụng
Biểu đồ 3.1: Biều đồ trường hợp sử dụng cho hệ thống quản lý bán hàng
4. Biểu đồ trình tự
4..1 Đăng nhập
Mô tả: Tác nhân kích hoạt “ Đăng nhập”, hệ thống sẽ kiểm tra và cho phép đăng nhập. Nếu nhập tên và mật khẩu đúng thì người dùng hệ thống thông báo “đăng nhập thành công”, ngược lại người dùng hệ thống thông báo đăng nhập lại sau khi kiểm tra.
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Đăng nhập”
4..2 Đổi password
Mô tả:Tác nhân sau khi đăng nhập thành công. Kích hoạt “đổi password”, hệ thống kiểm tra và yêu cầu nhập lại mật khẩu cũ sau đó nhập mật khẩu mới. Hệ thống đưa ra thông báo nếu đồng ý kích “Yes”, kết quả “ Đổi mật khẩu thành công”. Người dùng đã có mật khẩu mới
Biểu đồ 4.2: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Đổi password”
4.3 Đổi người dùng
Mô tả: Chỉ có Ban giám đốc mới có thể thêm người dùng mới, huỷ hay thay đổi quyền của người dùng.
Biểu đồ 4.3: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Đổi người dùng”
4.4 Đặt hàng
Mô tả: Bộ phận quản lý đăng nhập vào hệ thống, Kích hoạt “ Đặt hàng’’ hệ thống kiểm tra và yêu cầu nhập chi tiết đơn đặt hàng.
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ trình tự của tiến trình “ Đặt hàng”
4.5 Nhập hàng
Mô tả: Sau nhận được phiếu nhập từ bộ phận quản lý, kế toán tiến hành nhập chi tiết hàng hoá vào CSDL hệ thống. Tuy nhiên kế toán có thể thêm, sửa, xóa chi tiết hàng hoá khi nhập. Có thể in ra danh sách các mặt hàng đã nhập để trình lên bộ phận quản lý.
Biểu đồ 4.5: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Nhập hàng”
4.6 Xuất hàng
Mô tả: Bộ phận quản lý yêu cầu thủ kho xuất hàng từ kho hàng lên quầy hàng hoặc nhân viên bán hàng xuất hàng từ quầy hàng để bán.
Biểu đồ 4.6: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Xuất hàng”
4.7 Bán hàng
Mô tả: Nhân viên bán hàng sau khi đăng nhập vào hệ thống, kích hoạt bán hàng, hệ thống yêu cầu nhập mã hàng cần bán, nhân viên có thể tự nhập hoặc nhờ máy đọc mã vạch. Hệ thống báo đơn giá của từng loại hàng và đề nghị thanh toán thông qua phiếu thanh toán.
Biểu đồ 4.7: Biểu đồ trình tự của tiến trình “ Bán hàng”
4.8 Thống kê
Mô tả: Bộ phận quản lý thống kê số lượng hàng bán chạy, ế, hàng tồn kho, doanh thu, lãi, lổ theo định kỳ có thể là ngày, tháng, quý… Sau đó in ra báo cáo lên Ban giám đốc về kết quả kinh doanh trong kỳ.
Biểu đồ 4.8: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Thống kê”
4.9 Cập nhật khách hàng
Mô tả: Sau mỗi lần có khách hàng mua hàng với số lượng lớn đòi hỏi bộ phận quản lý phải lưu giữ thông tin của khách hàng này nhằm mục đích cho việc hợp tác lần sau.
Biểu đồ 4.9: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Cập nhật khách hàng”
4.10 Cập nhật nhà cung cấp
Mô tả: Bộ phận quản lý lưu giữ thông tin của nhà cung cấp để tiện cho việc đặt hàng sau này.
Biểu đồ 4.10: Biểu đồ trình tự của tiến trình “Cập nhật nhà cung cấp”
5. Biểu đồ cộng tác
5.1 Đăng nhập
Biểu đồ 5.1: Biểu đồ công tác của tiến trình “Đăng nhập”
5.2 Đổi password
Biểu đồ5.2: Biểu đồ cộng tác của tiến trình “Đổi password”
5.3 Đổi người dùng
Biểu đồ 5.3: Biểu đồ cộng tác của tiến trình “Đổi người dùng”
5.4 Đặt hàng
Biểu đồ 5.4: Biểu đồ cộng tác của tiến trình “Đặt hàng”
5.5 Nhập hàng
Biểu đồ 5.5: Biểu đồ cộng tác của tiến trình “Nhập hàng”
5.6 Xuất hàng
Biểu đồ 5.6: Biểu đồ cộng tác của tiến tr