Đề tài Quản lý ngoại hối ở Việt Nam, thực trạng và một số giải pháp

Lịch sử phát triển ngày càng chứng minh và cho thấy rõ tiến trình hội nhập hợp tác kinh tế quốc tế đã tạo tiền đề to lớn đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia. Vì sao mọi nước tham gia kinh tế quốc tế đều có lợi? Các nhà kinh tế học đã chứng minh được rõ điều đó thông qua học thuyết kinh tế về lợi thế so sánh tương đối và lợi thế so sánh tuyệt đối. Và bánh xe của lịch sử đã biến các học thuyết đó trở thành chân lý. Do đó có thể khẳng định được rằng khi một nền kinh tế phát triển thì quan hệ kinh tế quốc tế phải ngày càng được mở rộng và không thể có một quốc gia nào phát triển một cách đơn độc, khép kín mà đòi hỏi phải ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế - Đó là một vấn đề mà không một quốc gia nào có thể vượt khỏi được quỹ đạo chung đó. Trong xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế, mọi hoạt động kinh doanh không chỉ gói gọn trong phạm vi địa bàn, một quốc gia mà có thể mở rộng ra phạm vi khu vực và thế giới. Chính vì vậy đối với các doanh nghiệp ít nhiều liên quan đến ngoại tệ và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất nhập khẩu thì nhu cầu dùng ngoại tệ với mục đích thanh toán, đầu tư ngày càng gia tăng. Đối với dân chúng với tiến trình hội nhập họ cũng có nhu cầu được đi du lịch khắp nơi, để đáp ứng cho các hoạt động đó họ cũng có nhu cầu ngoại tệ, vàng mang theo phục vụ mục đích của mình. Quá trình đó làm cho luồng ngoại tệ chu chuyển vào ra gây biến động về tỉ giá và gây xáo động trên thị trường ngoại hối. Quá trình biến động ảnh hưởng đến nền kinh tế rõ rệt do đó công tác quản lý ngoại hối được đánh giá là lĩnh vực nhậy cảm. Lĩnh vực này thu hút sự chú ý không chỉ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà đó còn là nhiệm vụ nặng nề của chính phủ của mỗi quốc gia. Đây cũng là những vấn đề dễ hiểu vì quản lý ngoại hối mà nội dung của nó gồm những chính sách liên quan đến ngoại tệ trong lĩnh vực tỉ giá, vay nợ nước ngoài, đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FPI) của nước ngoài, kiều hối, chuyển ngoại tệ cá nhân ra nước ngoài Đó cũng là những vấn đề liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của mỗi cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn mở cửa hội nhập, khi các mối quan hệ với nước ngoài đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong đời sống kinh tế – xã hội. Trong những năm qua, quá trình đổi mới về quản lý ngoại hối và điều hành tỉ giá hối đoái đã đạt được những kết quả nhất định góp phần ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Để đạt được kết quả trên, một loạt các chính sách, qui định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đến ngoại hối đã được ban hành và ngày càng hoàn thiện theo hướng tạo một cơ chế quản lý ngoại hối năng động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hỗ trợ thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành đồng Việt Nam và phấn đấu hướng tới mục tiêu đồng tiền Việt Nam có khả năng chuyển đổi. Việc điều hành tỷ giá cũng được thực hiện một cách ngày càng linh hoạt, góp phần thức đẩy xuất khẩu, thu hút vốn nước ngoài, hạn chế ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực. Mặc dù vậy quá trình quản lý ngoại hối ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc nhìn nhận lại, đánh giá và đưa ra những ý tưởng mới luôn được quan tâm. Chính vì lý do mà tôi mạnh dạn đưa ra đề tài “Quản lý ngoại hối ở Việt Nam, thực trạng và một số giải pháp”. Nội dung đề tài bao gồm 3 phần chính là: I. Lý luận chung về quản lý ngoại hối. II. Thực trạng quản lí ngoại hối ở Việt Nam. III. Một số giải pháp và kiến nghị.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2328 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý ngoại hối ở Việt Nam, thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan