Đề tài Quản lý rác thải rắn y tế

Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV). Cùng với chất lượng đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày một tăng dẫn đến lượng rác thải y tế tăng cao. Hầu hết các bệnh viện ở nước ta đều xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Đề tài “Quản lý rác thải rắn y tế” được thực hiện nhằm bước đầu đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế, từ đó đề xuất ra biện pháp quản lý phù hợp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm.

pptx30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý rác thải rắn y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master title style Click to edit Master text styles Second level Third level Fourth level Fifth level 12/4/2013 ‹#› ĐỀ TÀI QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN Y TẾ Bộ môn: Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp Hiện nay, sự phát triển hơn nữa các loại hình công nghiệp, dịch vụ, gia tăng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ vật chất… đã làm gia tăng lượng lớn chất thải nguy hại được thải ra môi trường, đặc biệt là chất thải rắn y tế. Chất thải rắn y tế nguy hại tiềm ẩn cao hơn khả năng lây nhiễm, gây tổn thương hơn bất kỳ loại chất thải khác, có thể truyền các bệnh nguy hiểm cho những người phơi nhiễm (như HIV, HBV, HCV). Cùng với chất lượng đời sống được nâng lên thì nhu cầu về y tế của người dân cũng ngày một tăng dẫn đến lượng rác thải y tế tăng cao. Hầu hết các bệnh viện ở nước ta đều xây dựng từ lâu, trong quy hoạch không có hệ thống xử lý chất thải hoặc nếu có cũng không phù hợp và hoạt động kém hiệu quả. Các điểm tập trung chất thải đều nằm trong khuôn viên bệnh viện, không đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó nhận thức về thực hành xử lý chất thải trong các bộ y tế, nhân viên làm công tác xử lý chất thải và bệnh nhân còn chưa cao. Đề tài “Quản lý rác thải rắn y tế” được thực hiện nhằm bước đầu đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế, từ đó đề xuất ra biện pháp quản lý phù hợp, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các nguồn lây lan bệnh truyền nhiễm. ĐẶT VẤN ĐỀ KẾT LUẬN PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI Y TẾ THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI Y TẾ TỔNG QUAN RÁC THẢI RẮN Y TẾ A B C D 1. Định nghĩa chất thải rắn y tế Chất thải rắn y tế được định nghĩa trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT bao gồm tất cả chất thải rắn được thải ra từ các cơ sở y tế. Định nghĩa chất thải rắn y tế của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO thêm vào đó là bao gồm cả những chất thải có nguồn gốc từ các nguồn nhỏ hơn, như: khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo… A. TỔNG QUAN Chất thải rắn y tế (CTRYT) nguy hại là chất thải rắn (CTR) y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn. 2. Nguồn gốc phát sinh + Các phòng khám đa khoa. + Các cơ sở , phòng khám nha khoa. + Các phòng xét nghiệm, thí nghiệm. + Các trung tâm, viện nghiên cứu y tế. + Thực nghiệm trên động vật. + Ngân hàng máu. + Các khu điều dưỡng. + Nhà xác. + Trung tâm khám nghiệm tử thi. + Các cơ sở sản xuất dược phẩm Khoảng 75-90% chất thải bệnh viện là chất thải thông thường nó tương tự như chất thải sinh hoạt, không có nguy cơ gây hại. Chất thải rắn y tế nguy hại chiếm khoảng 10-25%. Bệnh viện theo tuyến và chuyên khoa Bệnh viện đa khoa trung ương Bệnh viên chuyên khoa trung ương Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh Bệnh viện huyện và ngành Khối lượng chất thải rắn nguy hại kg/giường/ngày 0,3 0,225 0,225 0.2 0,175 Bảng 1 :Mức độ phát sinh chất thải nguy hại trung bình năm 2007 3.Thành phần và tính chất a.Tính Chất - Là thông tin quan trọng đánh giá khả năng thu hồi phế liệu lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp. - Thành phần chất thải (rác sinh hoạt y tế): . Giấy và giấy thấm : 60% . Plastic : 20% .Thực phẩm thừa : 20% . Kim loại, thủy tinh, chất vô cơ : 7% . Các loại hỗn hợp khác : 3% . Giấy và quần áo : 50-70% . Chất dịch : 5-10% . Thủy tinh : 10-20% b. Phân loại chất thải y tế Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau: Nhóm A: Chất thải lây nhiễm (nhiễm khuẩn ) là chất thải chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây bệnh, bị bệnh khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm … bao gồm các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu… Nhóm B: Chất thải sắc nhọn là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế. Nhóm C: Chất thải hóa học là các chất phóng xạ và các kim loại nặng được thải ra từ các hoạt động chuẩn đoán, hóa trị liệu và nghiên cứu bao gồm: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị). Nhóm D: Chất thải dược phẩm là các loại dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ, không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào. Nhóm E: Chất thải giải phẫu bao gồm các mô, cơ quan người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai... Hiện nay, cả nước có 13.640 cơ sở y tế các loại, với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có khoảng 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại - Theo ước tính, trong một ngày đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải, trong đó từ 10% đến 15% là loại chất thải độc hại, dễ gây lây nhiễm. B. THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA RÁC THẢI Y TẾ 1. Thực trạng về chất thải y tế hiện nay - Theo Bộ Y tế, khoảng 2/3 bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ rác thải đảm bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. - Rác thải y tế ở một số địa phương hiện đang là một trong những vấn đề bức xúc bởi ngay cả ở các bệnh viện tuyến tỉnh, hiện nay nhiều địa phương vẫn chưa có lấy một nơi tập kết chất thải. - Chưa có sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo từ cơ quan quản lý như Bộ Y tế đến cơ sở khám chữa bệnh. - Một số quy định còn chung chung, thiếu thực tế dẫn đến việc tổ chức, phân công trách nhiệm và quản lý chất thải y tế nguy hại còn sai phạm, việc xử lý vi phạm lại chưa nghiêm túc. - Nhận thức của một số đơn vị và cá nhân còn yếu, thậm chí, lợi dụng công việc quản lý chất thải y tế để mưu lợi cho tập thể và cá nhân. Một số cơ sở khám chữa bệnh vì lợi nhuận đã cố tình lờ đi việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường - Việc đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải, lò đốt, thiết bị xử lý chất thải y tế nguy hại chưa đồng bộ; văn bản pháp luật quy định xử lý hành vi vi phạm còn thiếu chặt chẽ và thiếu tính khả thi. Nguyên nhân của tình trạng trên là do Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm tác nhân gây bệnh. Như vậy những vật sắc nhọn ở đây được coi là loại chất thải rất nguy hiểm bởi nó gây tổn thưởng kép (vừa gây tổn thường, vừa gây bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV...). Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. 2. Ảnh hưởng của rác thải Y tế a) Ảnh hưởng tới con người Các tác nhân này có thể thâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên, qua niêm mạc, qua đường hô hấp (do hít phải), qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải). Nước thải bệnh viện còn là nơi "cung cấp" các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống... b) Ảnh hưởng đến môi trường * Ảnh hưởng tới môi trường đất: Việc chôn lấp rác thải y tế vào trong đất làm ô nhiễm nặng nề môi trường đất, đặc biệt là các chất thải khó phân hủy như túi nilon... * Ảnh hưởng tới môi trường không khí - Không khí sẽ bị ô nhiễm một khi phần lớn chất thải nguy hại được thiêu đốt trong điều kiện không đảm bảo. Việc đốt chất thải y tế đựng trong túi nilon PVC, cùng với những loại dược phẩm, có thể tạo ra khí axit, thường là HCl và SO2. Trong quá trình đốt các dẫn xuất halogen (F, Cl,. Br, I..) ở nhiệt độ thấp, cũng sẽ tạo ra axit như hydrochloride (HCl). Điều đó dẫn đến nguy cơ tạo thành dioxins, furant.... các loại hóa chất vô cùng độc hại, ngay cả ở nồng độ thấp. Các kim loại nặng, như thủy ngân có thể phát thải theo khí lò đốt. Những nguy cơ này có thể tác động tới hệ sinh thái và sức khỏe con người trong dài hạn. C. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ 1. Quản lý chất thải y tế a) Giảm thiểu tại nguồn - Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lượng chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đặc biệt . - Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại. - Giảm thiểu chất thải nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy uế. b) Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện - Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại. - Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay tư khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy và thải bỏ. - Xử lý nghiêm khắc các hành vi buôn bán chất thải y tế không đúng quy định của pháp luật. c) Quản lý kho hóa chất, dược chất - Thường xuyên nhập hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hoặc quá hạn. - Sử dụng các lô hàng cũ trước, hàng mới dùng sau. Sử dụng toàn bộ thuốc, dược chất, vật tư, trong kiện rồi mới chuyển sang kiện mới. - Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng cuả các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng. d) Thu gom, phân loại và vận chuyển • Tách - phân loại : - Điểm mấu chốt của phương pháp này là phân loại và tách ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường. Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo như quá trình vận chuyển và lưu tại trạm hay nơi trung chuyển và quá trình vận chuyển tới nơi tiêu hủy hay quá trình tiêu hủy. - Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế đòi hỏi phải có thùng chứa, túi lót thùng chứa, dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn, yêu cầu thùng chứa phải có màu sắc thống nhất để dễ quản lý chất thải y tế được phân loại thu gom trong suốt quá trình lưu thông. • Thu gom tại phòng khoa: - Hộ lý và nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như thay băng, tiêm truyền. Hoạt động này phải duy trì thường xuyên và liên tục. - Nhân viên chuyên trách thu gom chất thải y tế từ các buồng chuyên môn tập trung về thùng lưu chứa trung chuyển, vận chuyển về khu lưu trung chuyển chất thải y tế nguy hại bệnh viện. • Thời gian lưu chứa: Tốt nhất là vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại đi xử lý ngay trong ngày. + Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 48h đối với mùa đông. + Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 24h đối với mùa hè. Túi phân loại chất thải y tế XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ B C D A THIÊU ĐỐT Ở NHIỆT ĐỘ CAO PHƯƠNG PHÁP CHÔN LẤP PHƯƠNG PHÁP KHỬ TRÙNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG RẮN 2. Xử lý chất thải y tế rắn c) Xử lý một số rác thải y tế Chất thải nhóm A - Thiêu đốt là phương pháp tốt nhất cho chất thải lây nhiễm nhưng khí thải phải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Chôn lấp hợp vệ sinh: phải chôn tại bãi chôn lấp riêng, có hệ thống chống thấm tốt và che phủ tức thời. - Khử trùng chất phải lây nhiễm: bằng xử lý nhiệt, vi sóng, hóa chất. Chất thải nhóm B - Không được đốt trong lò. - Nên đùng phương pháp chôn lấp. - Có thể thu hồi các phần kim loại sắc nhọn. - Đóng rắn. Chất thải nhóm C - Chất phóng xạ: Tất cả các công đoạn của quy trình quản lý phải tuân theo hướng dẫn về xử lý chất thải phóng xạ. - Xử lý chất hóa chất • Hóa chất không độc hại: có thể áp dụng một trong số hai phương pháp sau + Tái sử dụng. + Tiêu hủy như các chất thải sinh hoạt. • Hóa chất hóa học nguy hại: Nguyên tắc + Những hóa chất hóa học nguy hại có tính chất khác nhau không được chôn lẫn với nhau để tiêu hủy. + Không được đốt các chất thải có chứa Halogen vì có thể gây ô nhiễm không khí. + Không được chôn lấp với khối lượng lớn sẽ gây ô nhiễm tới nguồn nước ngầm. + Thiêu đốt. + Chôn lấp; trước khi chôn lấp phải trơ hóa, đóng rắn. Chất thải nhóm D - Thiêu đốt cùng với chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt. - Chôn lấp: trước khi đem chôn lấp phải đóng rắn chất thải. Chất thải nhóm E -Thiêu đốt cùng chất thải nhiễm khuẩn nếu có lò đốt. - Chôn lấp ở nghĩa địa hoặc nơi quy đinh. Tại một số địa phương, theo tập tục văn hóa người nhà bệnh nhân có thể tự mang nhau thai, bào thai, chi và các phần cắt bỏ của cơ thể đi chôn, với điều kiện các cơ sở y tế phải đảm bảo các chất thải được đựng trong các túi nilon và đóng gói, bao bọc cẩn thận trước khi giao cho người nhà bệnh nhân. D. KẾT LUẬN Rác thải, chất thải y tế nếu không có sự quản lý chặt chẽ sẽ rất nguy hại. - Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nhân viên y tế về mức độ nguy hại của nó. Việc quản lý chất thải, rác thải y tế phải được tổ chức tập huấn cho nhân viên trong các bệnh viện về phương pháp phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định. - Cần lập kế hoạch quản lý chất thải y tế, tổ chức huấn luyện cho cán bộ, công nhân viên hiểu rõ công tác quản lý cũng như xử lý chất thải y tế và tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ hay đột xuất  và đề xuất khen thưởng hoặc kỷ luật. Mọi chất thải phát sinh trong môi trường bệnh viện cần được quản lý theo đúng "Quy chế quản lý chất thải” do Bộ Y Tế ban hành nhằm làm giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm sang người bệnh, nhân viên y tế và ra ngoài cộng đồng từ các chất thải lây nhiễm trong bệnh viện. Người làm phát sinh chất thải phải tiến hành phân loại ngay, thu gom và thải bỏ vào đúng nơi, vào đúng các phương tiện đã quy định. Hệ thống quản lý hành chính trong công tác quản lý chất thải rắn tại bệnh viện bao gồm sự phối hợp của các phòng ban trong bệnh viện, gồm ban lãnh đạo bệnh viện, khoa Chống nhiễm khuẩn, phòng Quản trị, và tất cả các khoa phòng trong bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO https://www.google.com.vn/ ..v..v.. Và 1 số trang chia sẻ tài liệu: tailieu.vn, luanvan.co, doc.edu.vn,... Trong bài báo cáo, nhóm có sử dụng 1 số thông tin từ XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÔ CÙNG CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE
Luận văn liên quan