Đề tài Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam năm 2009-2010

Việt Nam trong thời kỳ trước với nền cơ chế hành chính bao cấp, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp được phân bổ theo kế hoạch từ trên xuống, không tuân theo nguyên tắc cung cầu và thị trường thì được phân chia rõ ràng, không có yếu tố cạnh tranh. Nhưng những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN cả trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là những công ty, tập đoàn nước ngoài đã có hàng chục năm kinh nghiệm với nền kinh tế thị trường, nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là các khái niệm kinh doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi. Có biết bao vấn đề luôn xãy đến với các doanh nghiệp, vì vậy mà các tổ chức cần phải ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước những thách thức nảy sinh, gồm cả những khó khăn và cơ hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược nào và thực hiện các chiến lược đó ra sao cho đúng và phù hợp với điều kiện hiện tại của từng doanh nghiệp cũng như từng thời kì kinh tế là một vấn đề không phải dễ. Vì vậy mà quản trị chiến lược ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi tổ chức. Quản trị chiến lược có vai trò hợp tác và hội nhập, tìm kiếm sự đồng thuận trong các chiến lược hỗ trợ và kinh doanh và đảm bảo tính đúng đắn của chiến lược. Beeline - một thành viên mới của giới viễn thông di động Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải thực hiện những công tác này, đặc biệt là một tân binh mới trong thị trường viễn thông gần như bão hòa này. Sau đây là đề tài nghiên cứu về những chiến lược của Beeline khi bước vào thị trường Việt Nam, “Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010” Đề tài gồm ba phần: Phần A: Cơ sở lý luận Phần B: Hiện trạng quản trị chiến lược của Beeline trong 2 năm 2009- 2010 Phần C: Biện pháp hoàn thiện quản trị chiến lược của Beeline

pdf38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3526 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam năm 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------- ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TẠI CÔNG TY BEELINE VIỆT NAM NĂM 2009-2010 GVHD: TS Hoàng Lâm Tịnh HVTH: Nhóm 10 Lớp đêm 10 – Khóa 20 Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 02 năm 2011 Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 2 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam trong thời kỳ trước với nền cơ chế hành chính bao cấp, hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp được phân bổ theo kế hoạch từ trên xuống, không tuân theo nguyên tắc cung cầu và thị trường thì được phân chia rõ ràng, không có yếu tố cạnh tranh. Nhưng những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các DN cả trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là những công ty, tập đoàn nước ngoài đã có hàng chục năm kinh nghiệm với nền kinh tế thị trường, nguồn vốn dồi dào, dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, cùng với đó là các khái niệm kinh doanh mới không ngừng được hoàn thiện và luôn thay đổi. Có biết bao vấn đề luôn xãy đến với các doanh nghiệp, vì vậy mà các tổ chức cần phải ứng phó kịp thời và có hiệu quả trước những thách thức nảy sinh, gồm cả những khó khăn và cơ hội. Tuy nhiên, việc lựa chọn chiến lược nào và thực hiện các chiến lược đó ra sao cho đúng và phù hợp với điều kiện hiện tại của từng doanh nghiệp cũng như từng thời kì kinh tế là một vấn đề không phải dễ. Vì vậy mà quản trị chiến lược ngày càng có vai trò quan trọng trong mọi tổ chức. Quản trị chiến lược có vai trò hợp tác và hội nhập, tìm kiếm sự đồng thuận trong các chiến lược hỗ trợ và kinh doanh và đảm bảo tính đúng đắn của chiến lược. Beeline - một thành viên mới của giới viễn thông di động Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải thực hiện những công tác này, đặc biệt là một tân binh mới trong thị trường viễn thông gần như bão hòa này. Sau đây là đề tài nghiên cứu về những chiến lược của Beeline khi bước vào thị trường Việt Nam, “Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010” Đề tài gồm ba phần: Phần A: Cơ sở lý luận Phần B: Hiện trạng quản trị chiến lược của Beeline trong 2 năm 2009- 2010 Phần C: Biện pháp hoàn thiện quản trị chiến lược của Beeline Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG 4 A. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 1. Khái niệm quản trị chiến lược 4 2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị chiến lược 6 3. Các cấp độ trong quản trị chiến lược 7 4. Quá trình hoạch định chiến lược 8 5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược 10 6. Sự cần thiết phải thực hiện quản trị chiến lược 15 B. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA BEELINE: 16 I. Giới thiệu về Beeline 16 1. Sơ lược Beeline thế giới. 16 2. Sơ lược beeline việt nam. 16 3. Phân tích SWOT: 18 II. Hiện trạng quản trị chiến lược của Beeline trong 2 năm 2009- 2010 20 1. Tạo trào lưu mới trong giới trẻ. 20 2. Khuyến mãi nội mạng lên ngôi. 21 3. Tạo sự khác biệt trong hoạt động truyền thông. 21 4. Marketing hiện đại thông qua mô hình 7P. 22 5. Dịch vụ GPRS và Koolring. 24 6. Thực hiện mục tiêu xã hội hóa 25 7. Các gói cước khuyến mãi. 26 III. Những kết quả Beeline đã đạt được 29 IV. Hạn chế của các chiến lược 31 Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 4 C. BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CỦA BEELINE: 33 LỜI KẾT Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 5 NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 1. Khái niệm quản trị chiến lược: Hoạt động kinh doanh ngày nay được đặt trong những điều kiện mới – khác nhiều so với trước đây. Nó không chỉ là những điều kiện truyền thống ít biến động, mà còn có điều kiện thị trường và sự cung cấp sản phẩm mới của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đầy sống động. Sự hoạt động của doanh nghiệp gắn với toàn cục của nền kinh tế với sự hòa nhập khu vực và quốc tế bằng sự tìm kiếm và phát huy lợi thế so sánh, trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt và dữ dội. Trước những điều kiện ấy, những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp không có những kiến kiến thức về quản trị chiến lược hiện đại thì không thể nắm bắt và xử lý đúng những điều kiện trên. Do vậy câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao phải quản trị chiến lược?”. Để trả lời cho câu hỏi trên ta có những nguyên nhân sau: - Môi trường kinh doanh phức tạp và luôn biến động. - Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải thích ứng tốt với môi trường bên ngoài hơn là dựa vào nỗ lực nội tại. - Nhiệm vụ của nhà quản trị là nỗ lực phân tích môi trường và xây dựng nên một chiến lược tương thích với các điều kiện môi trường. - Quản trị chiến lược giúp cho sự vận hành của doanh nghiệp có tính hiệu quả và linh động cao đối với môi trường. - Không gì bi thảm hơn cho doanh nghiệp bằng việc xuôi tay trước những biến động của thị trường. - Quản trị chiến lược cung cấp một tầm nhìn dài hạn cho nhà lãnh đạo công ty, nhà quản lý doanh nghiệp về sự phát triển của công ty trong tương lai. Nếu chỉ chú trọng đối phó những áp lực ngắn hạn thì sẽ rất dễ gây ra sai lầm. Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 6 Để hoạch định chiến lược, các nhà quản trị phải tự trả lời 3 câu hỏi sau: - Chúng ta là ai? - Chúng ta nên làm gì? - Chúng ta sẽ ở đâu trong tương lai? Trả lời được những câu hỏi trên chính là các nhà quản trị đã vạch ra chiến lược phát triển cho công ty của mình. Hiện nay có rất nhiều khái niệm về quản trị chiến lược  Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp linh hoạt các chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực, lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương pháp xử lý.  Quản trị chiến lược là quá trình xác định các mục tiêu chiến lược của tổ chức, xây dựng các chính sách và kế hoạch để đạt được các mục tiêu và phân bổ các nguồn lực của tổ chức cho việc thực hiện các chính sách, kế hoạch này.  Quản trị chiến lược là tổng thể bị tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị và khách thể quản trị một cách thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng và xác định tầm nhìn mục tiêu mà doanh nghiệp cần hướng tới trên cỏ sở khai thác tiềm năng thế mạnh, hạn chế yếu kém, tranh thủ cơ hội, đẩy lùi nguy cơ, biến nỗ lực và ý chí của mỗi cá nhân thành ý chí và nỗ lực của các tổ chức quản trị  Quản trị chiến lược là khoa học và nghệ thuật về chiến lược nhằm xây dựng phương hướng và mục tiêu kinh doanh, triển khai, thực hiện kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trên cơ sở nguồn lực hiện có nhằm giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được các mục tiêu dài hạn của nó.  Quản trị chiến lược là tiến trình cùa việc xem xét môi trường hiện tại và tương lai, định dạng ra những nhiệm vụ, mục tiêu và thực thi, kiểm soát, đo lường những hoạt động nhằm đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp trong một môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động (Nguồn: Business strategy and police – Garry D.Smith; Danny R. Arnold, Bobby G. Bizzell)  Như vậy, dù được diễn đạt bằng những cách khác nhau nhưng nhiệm vụ quản trị Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 7 chiến lược luôn bao gồm bốn phần chính: Rà soát các yếu tố môi trường; xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược; đo lường và kiểm soát.  Chiến lược là gì? Nói đến quản trị chiến lược thì phải hiểu chiến lược là gì?. Có nhiều định nghĩa về chiến lược như sau: - Một cách đơn giản nhất , chiến lược được hiểu là những kế hoạch được thiết lập hoặc những hành động được thực hiện trong nỗ lực nhằm đạt tới các mục đích của tổ chức. - Chiến lược trong kinh doanh là một bản phác thảo tương lai bao gồm các mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được cũng như các phương tiện cần thiết để thực hiện các mục đó - Chiến lược trong kinh doanh là những biện pháp cạnh tranh và các phương pháp tiếp cận kinh doanh để làm hài lòng khách hàng và đạt mục tiêu kinh doanh. - Quan điểm của Micheal E. Porter: Phát triển chiến lực kinh doanh là phát triển vị thế cạnh tranh thông qua phát triển các lợi thế cạnh tranh.  Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với các nhà cạnh tranh.  Chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện.  Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng. (Nguồn: M.E. Porter. “What is Strategy”. Harvard Business Review, November – December, 1996) 2. Vai trò, ý nghĩa của quản trị chiến lược: 2.1 Vai trò của quản trị chiến lược là ở chỗ nó sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp:  Đạt đến những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 8  Quan tâm đến các nhân vật hữu quan một cách rộng lớn  Gắn sự phát triển ngắn hạn trong bối cảnh dài hạn  Tập trung sự quan tâm đến cả hiệu suất và hiệu quả. 2.2 Ý nghĩa:  Giúp tổ chức xác định rõ hướng đi của mình trong tương lai, giúp doanh nghiệp trả lời các câu hỏi cốt lõi: “Làm sản phẩm gì?”, “Bán cho thị trường nào?”, “Gia nhập chuỗi cung ứng nào và nhập vào vị trí nào trong chuỗi…?”  Giúp các nhà quản trị thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của tổ chức, giúp tổ chức luôn luôn ở thế chủ động, nắm bắt kịp thời các cơ hội, biến nguy cơ thành cơ hội, lật ngược tình thế, chiến thắng đối thủ cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả.  Giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn, các chiến lược kinh doanh tốt hơn  Giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả hơn, quản trị chiến lược giúp mọi thành viên thấy rõ tầm nhìn, sứ mạng, các mục tiêu cảu tổ chức, từ đó thu hút được mọi người ( quản trị viên, các cấp nhân viên) vào quá tình quản trị chiến lược, giúp thống nhất hành động, tập trung sứ mạng của tổ chức để thực hiện mục tiêu chung. 3. Các cấp độ trong quản trị chiến lược: Tùy theo mô hình của công ty, ta sẽ có các cấp độ quản trị khác nhau:  Chiến lược cấp công ty (Corporrate Strategy): Công ty cần xác định những vấn đề sau: - Doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sẽ kinh doanh cái gì? - Hình thái quản lý ra sao giữa các lĩnh vực kinh doanh (độc lập hay có kết hợp với các lĩnh vực kinh doanh khác) - Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp - Xây dựng những mục tiêu dài hạn và những chiến lược cơ bản.  Chiến lược cấp kinh doanh (Business strategy): - Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng lĩnh vực kinh doanh. Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 9 - Những đóng góp cụ thể cho chiến lược chung của công ty trong phạm vi giới hạn từng lĩnh vực hoạt động. - Xây dựng mục tiêu tương đối cụ thể và phải phù hợp với chiến lược công ty. - Chiến lược xây dựng ở cấp độ này nhằm đạt được những mục tiêu của công ty.  Chiến lược cấp bộ phận chức năng (Functional strategy): - Xác định ra chiến lược cụ thể cho mỗi bộ phận chức năng. - Nhiệm vụ và mục tiêu phải hỗ trợ cho việc đạt được những nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp công ty. - Được xây dựng với mức độ cụ thể, chi tiết cao và phải phù hợp và hỗ trợ cho những mục tiêu đã vạch ra ở cấp độ chiến lược kinh doanh. - Thường mang tính ngắn hạn. 4. Quá trình hoạch định chiến lược Quản trị chiến lược là một quy trình bao gồm các bước sau:  Phân tích môi trường (Cả bên ngoài và nội tại)  Xác định nhiệm vụ (mission) và những mục tiêu (Objectives)  Phân tích và lựa chọn chiến lược  Thực thi chiến lược  Đo lường và kiểm soát việc thực hiện chiến lược Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 10 Rà soát các yếu tố môi trường Xây dựng chiến lược Thực thi chiến lược Đo lường và kiểm soát Ngoại vi - Môi trường xã hội - Môi trường ngành Sứ mạng Mục tiêu Chiến lược Chương trình Ngân sách Qui trình Sự vận hành Nội tại - Cơ cấu - Văn hóa - Nguồn lực Lý do tồn tại Đạt được những kết quả nào, vào lúc nào Kế hoạch thực hiện sứ mạng và mục tiêu Các chương trình cần thiết để thực hiện kế hoạch Chi phí thực hiện các chương trình hành động Các bước thực hiện một hành động Kết quả thực tế các hành động  Phân tích môi trường  Rà soát và phân tích những thông tin liên quan đến môi trường bên ngoài và nội tại của doanh nghiệp  Vai trò của việc phân tích môi trường - Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập lên nhiệm vụ và những mục tiêu - Xác định những gì cần phải làm để hoàn thành nhiệm vụ và đạt được những mục tiêu  Xác định nhiệm vụ và những mục tiêu  Những mục tiêu mà doanh nghiệp phải đạt được được chia làm ba dạng: - Nhiệm vụ - sứ mạng (Mission): Là mục tiêu mang tính chất bao quát nhất, nêu ra lý do cơ bản nhất cho sự tồn tại của doanh nghiệp - Mục tiêu dài hạn (Long-run goals) và Mục tiêu ngắn hạn (Short-run goals): Hướng vào những mục tiêu cụ thể hơn  Phân tích và lựa chọn chiến lược Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 11  Chọn ra một sự kết hợp tương thích giữa chiến lược công ty (corporate), chiến lược kinh doanh (business) và chiến lược của các bộ phận chức năng (functional)  Những thủ thuật (procedure) bao gồm những phương pháp và kỹ thuật hành động, vạch ra những đường hướng cụ thể doanh nghiệp sẽ làm gì trong những tình huống cụ thể  Thực thi chiến lược  Thực hiện đúng những việc đã vạch ra theo đúng lịch trình nhằm đạt được những mục tiêu và hoàn thảnh nhiệm vụ của doanh nghiệp  Được phân bổ theo trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp nhằm đạt được từ những mục tiêu cụ thể nhất đến những mục tiêu bao quát nhất và cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ của doanh nghiệp  Việc thực thi chiến lược đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ và tương thích giữa các bộ phận với nhau và với những mục tiêu chung của doanh nghiệp  Đo lường và kiểm soát việc thực hiện chiến lược  Thu thập và phân tích những thông tin phản hồi về việc thưc thi chiến lược nhằm xác định những sai lệch trong quá trình thực hiện  Rà soát những thông tin biến động từ môi trường nhằm có những thay đổi chiến lược kịp thời tương thích với những biến động đó (thông thường doanh nghiệp sẽ xây dựng cho mình những kế hoạch dự phòng) 5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chiến lược: Trong quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp thì việc phần tích thông tin môi trường (bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp) là quá trình quan trọng nhất. Nó chính là cơ sở cho việc đưa ra và thực thi chiến lược như thế nào một cách tốt nhất. Nếu việc thu thập, xử lý và phân tích môi trường không tốt sẽ dẫn đến những thất bại không đáng có vì thông tin thu thập bị sai và nhiễu quá nhiều sẽ làm các quyết định quản trị chệch khỏi mục tiêu và dẫn đến thất bại. Do vậy đề tài sẽ tập trung phân tích thêm phần lý thuyết cơ sở về phân tích thông tin môi trường. 5.1 Môi trường bên ngoài Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 12  Môi trường vĩ mô Là môi trường bao trùm lên hoạt động của tất cả các doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động của tất cả các doanh nghiệp.Môi trường này được xác lập bởi các yếu tố vĩ mô,như: các điều kiện kinh tế, chính trị-pháp luật,văn hóa -xã hội, tự nhiên, nhân khẩu học, kỹ thuật-công thuật. a. Các môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế chỉ bản chất, mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế, trong đó doanh nghiệp hoạt động. Phân tích môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì nó bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng.Mà chiến lược của mọi doanh nghiệp đều liên quan đến đầu ra, đến thị trường. Thị trường cần đến sức mua và lẫn con người.Vì vậy, các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược của các doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng là các yếu tố sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái và tỉ lệ lạm phát. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế, biểu hiện qua xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), doanh nghiệp có thể dự đoán dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp. - Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế: những yếu tố này có ảnh hưởng đến xu thế của đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.Lãi suất ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. - Xu hướng của tỷ giá hối đoái: Yếu tố tỷ giá tạo ra những cơ hội và nguy cơ khác nhau đối với các doanh nghiệp khác nhau, đặc biệt nó có tác dụng điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. - Mức độ lạm phát: lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư các doanh nghiệp, sức mua của xa hội cũng bị giảm sút và nền kinh tế bị đình trệ.Trái lại, thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị đình trệ. b. Môi trường chính trị và hệ thống pháp luật: Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010 SVTH: Nhóm 10 – Cao học K20 Đêm 10 Page 13 Mọi quyết định của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các yếu tố của môi trường chính trị. Để hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp người ta không thể không phân tích môi trường này. c. Môi trường văn hoá -xã hội : Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực và các giá trị được chấp thuận và tôn trọng bởi một văn hóa hoặc một văn hóa cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: - Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp. - Những phong tục tập quán truyền thống - Những quan tâm và ưu tiên của xã hội - Trình độ nhận thức học vấn chung của xã hội … d. Môi trường dân số: Môi trường dân số bao gồm những yếu tố: quy mô dân số, mật độ dân số, tuổi tác, giới tính….Những thay đổi trong môi trường dân số sẽ tác động trực tiếp đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. e. Môi trường tự nhiên: Môi trường tự nhiên gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, song biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất…đảm bảo các yếu tố đầu vào cần thiết và môi trường hoạt động ccho cac doanh nghiệp. f. Môi trường công nghệ: Những yếu tố cần quan tâm khi nghiên cứu môi trường công nghệ: + Sự ra đời của công nghệ mới + Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới + Những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. + Áp lực và chi phí cho việc phát triển và chuyển giao công nghệ mới …. Tiểu luận quản trị học Quản trị chiến lược tại công ty Beeline Việt Nam 2009 - 2010
Luận văn liên quan