Lý do chọn đề tài:
Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính. Thêm nhiều khắt khe từ các nước nhập khẩu Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam, được sự hướng dẫn tận tình của cô, chúng em xin chọn đề tài: "Rủi ro thông tin trong xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam".
Mục đích nghiên cứu:
Bài viết tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, các trường hợp rủi ro về thông tin ngành gặp phải. Qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong nước phòng tránh các tác động xấu do rủi ro thông tin mang lại, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Phạm vi nghiên cứu :
Giới hạn nghiên cứu về rủi ro thông tin cho ngành thủy hải sản Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được trên các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, các bài nghiên cứu cùng nội dung
Kết cấu của đề tài:
Bài viết được chia thành 3 phần rõ rệt để người đọc dễ dàng theo dõi. Nội dung từng phần được cụ thể như sau:
Phần 1: Lời mở đầu.
• Đặt vấn đề
• Mục đích nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Kết cấu của đề tài
Phần 2: Nội dung.
• Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
• Rủi ro ngành gặp phải
• Các phương án quản trị rủi ro
Phần 3: Kết luận
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3575 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
/
TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢN TRỊ RỦI RO THÔNG TIN TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN CỦA VIỆT NAM
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: CÔ NGUYỄN THỊ HỒNG THU
NHÓM THỰC HIỆN:
Phan Bá Long ( NT2)
Võ Đoàn Xuân Trường (NT2)
Trần Thị Kim Oanh (NT3)
Trần Thị Quỳnh Nga (NT3)
Phùng Thị Thảo (NT3)
Trần Thị Phương Thảo (NT3)
Huỳnh Đỗ Anh Thư (NT4)
Lê Thị Trà (NT4)
Bùi Lê Anh Tuấn (NT4)
Nguyễn Thị Thanh Tuyền (NT4)
GIẢNG ĐƯỜNG NGOẠI THƯƠNG II – KHÓA 33
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN:
PHAN BÁ LONG NT2
VÕ ĐOÀN XUÂN TRƯỜNG NT2
TRẦN THỊ KIM OANH NT3
TRẦN THỊ QUỲNH NGA NT3
PHÙNG THỊ THẢO NT3
TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO NT4
HUỲNH ĐỖ ANH THƯ NT4
LÊ THỊ TRÀ NT4
BÙI LÊ ANH TUẤN NT4
NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN NT4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 2: NỘI DUNG 7
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM 7
1.1. Tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam trong những năm gần đây 7
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính 9
1.3. Các thuận lợi và khó khăn trong trong quá trình xuất khẩu thủy hãi sản qua các nước khác 12
1.3.1. Thuận lợi 12
1.3.2. Khó khăn 12
1.4. Định hướng phát triển ngành 14
II. CÁC RỦI RO VỀ THÔNG TIN TRONG XUẦT KHẨU THỦY HẢI SẢN 15
2.1 Đối tác đưa tin không chính xác về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam 15
2.2 Thiếu thông tin về nguồn gốc thủy hải sản 16
2.3 Rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi 17
III. CÁC PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO THÔNG TIN CHO XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM 19
3.1 Biện pháp phòng tránh rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi 19
3.2 Tránh rủi ro do tin đồn sai lệch 22
3.3. Giải pháp tránh rủi ro do thiếu thông tin về nguồn gốc thủy hải sản 22
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 24
PHẦN 3: KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính. Thêm nhiều khắt khe từ các nước nhập khẩu Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam, được sự hướng dẫn tận tình của cô, chúng em xin chọn đề tài: "Rủi ro thông tin trong xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam".
Mục đích nghiên cứu:
Bài viết tiến hành nghiên cứu và phân tích thực trạng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam, các trường hợp rủi ro về thông tin ngành gặp phải. Qua đó đưa ra các giải pháp phù hợp giúp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong nước phòng tránh các tác động xấu do rủi ro thông tin mang lại, nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài.
Phạm vi nghiên cứu :
Giới hạn nghiên cứu về rủi ro thông tin cho ngành thủy hải sản Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu.
Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với các thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được trên các phương tiện truyền thông như báo chí, internet, các bài nghiên cứu cùng nội dung…
Kết cấu của đề tài:
Bài viết được chia thành 3 phần rõ rệt để người đọc dễ dàng theo dõi. Nội dung từng phần được cụ thể như sau:
Phần 1: Lời mở đầu.
Đặt vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu của đề tài
Phần 2: Nội dung.
Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam
Rủi ro ngành gặp phải
Các phương án quản trị rủi ro
Phần 3: Kết luận
PHẦN 2: NỘI DUNG
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM.
1.1. Tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong nhiều thập kỷ qua, nhờ sự phấn đấu nỗ lực của toàn ngành thủy sản, đặc biệt là các thế hệ lao động nghề cá (bao gồm ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, công nhân chế biến), ngành thủy sản Việt Nam đã không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Năm 2009, sản lượng đã đạt trên 4,8 triệu tấn (gấp hơn 6 lần năm 1986), nuôi trồng tăng mạnh, đạt gần 2,6 triệu tấn (gấp hơn 20 lần năm 1986, tăng bình quân 14%/năm trong 24 năm qua), không những cung cấp khối lượng thực phẩm lớn, có giá trị dinh dưỡng cao cho nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, mà còn đẩy mạnh chế biến xuất khẩu. Với sự năng động sáng tạo của hàng trăm doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam đã có mặt ở 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 4,2 tỷ USD (gấp 40 lần so năm 1986, tăng bình quân 17%/năm, 24 năm qua, nước ta đã xuất khẩu được 35 tỷ USD), trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của nước ta , đưa Việt Nam trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Tình hình chung về tình hình xuất khẩu thủy sản trong vòng 3 năm 2007 – 2009 được thể hiện chi tiết ở bảng tổng hợp sau:
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng ( triệu tấn)
Trị giá (tỷ USD)
Số lượng (triệu tấn)
Trị giá (tỷ USD)
Số lượng (triệu tấn)
Trị giá (tỷ USD)
Tổng lượng xuất khẩu thủy sản
0,925
3,752
1,236
4,509
1,216
4,25
Tốc độ tăng trưởng
12%
12%
33,7%
19,8%
Giảm 1,6%
Giảm 5,7%
Tỉ trọng so với cả nước
7,76%
6,67%
7,21%
(Nguồn: Nhóm tự tổng hợp từ các nguồn khác nhau)
Nhìn vào bảng tổng hợp, ta có thể thấy rằng trong giai đoạn từ 2007 đến 2009, tổng lượng xuất khẩu thủy hải sản của nước ta có xu hướng giảm, điều này thể hiện sự khắc nghiệt và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước xuất khẩu thủy sản cũng như tính xâm nhập vào thị trường nước ngoài ngày một khó khăn do những tiêu chuẩn ngày một khắc khe. Chính tổng sản lượng xuất khẩu giảm cũng đã kéo theo tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng giảm theo, thế nhưng nhìn chung, tỉ lệ giảm cũng không đạt mức báo động.
Trong sáu tháng đầu năm 2009, tình hình xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam cũng khá lạc quan với những con số không ngừng gia tăng:
Bảng: Tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2009
Đến hết tháng 10-2009, xuất khẩu thủy sản đạt 995,5 tấn, trị giá 3.487,5 triệu USD (giảm 5,6% về lượng và giảm 8,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008). Đến tháng 11-2009 đạt 400 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đạt 3,838 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản tháng 3/2010 đạt 354,5 triệu USD, tăng 55,32% so tháng 2/2010 và tăng 16,65% so với tháng 3 năm 2009. Tính chung cả quí I/2010 xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 895,3 triệu USD, tăng 19,66% so cùng kỳ năm 2009.
Trong các mặt hàng xuất khẩu hiện nay, cá tra đã vượt qua tôm trở thành mặt hàng xuất khẩu “số 1” của Việt Nam với khối lượng đạt 76 nghìn tấn, trị giá trên 184 triệu USD (số liệu tháng 2 năm 2010). Tiếp đến là tôm với 171 triệu USD; Cá các loại (trừ cá tra & cá ngừ): 56,7 triệu USD; Cá ngừ: 53,7 triệu USD.
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính.
Việt Nam XK thủy sản sang trên 160 thị trường với trên 70 loại sản phẩm khác nhau (, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất, cá tra, mực, bạch tuộc, cá ngừ, hàng khô, cá biển và các loại hải sản khác).
Chủ yếu là thị trường:
Liên minh Châu Âu (EU): giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam ( 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ), việc xuất khẩu thủy hải sản từ Việt Nam qua thị trường này chiếm 23,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tiếp đến là Mỹ với 17,4% và Nhật Bản: 16,6%.
Điểm qua tình hình xuất khẩu đầu năm 2010, sau gần 2 tháng đầu năm, quy chế chứng nhận hải sản khai thác xuất khẩu vào thị trường EU của Bộ NN&PTNT có hiệu lực, nhiều vấn đề bất cập đã nảy sinh trong quá trình xác nhận Giấy Chứng nhận khai thác (CC) cho lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU trong tháng 2/2010 chỉ đạt trên 55,8 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 2/2009. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 2 tháng đầu năm 2010 vẫn tăng 4,5% do xuất khẩu trong tháng 1/2010 tăng mạnh (23,1% về lượng và 17% về giá trị). 2 tháng đầu năm 2010, EU đã nhập 44,4 nghìn tấn thủy sản từ Việt Nam, đạt giá trị 128,3 triệu USD.
Nhật Bản: là thị trường lớn thứ hai, 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2009 nhờ những ưu đãi về thuế thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VIEPA). Trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ vượt qua EU và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ: là nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần phục hồi đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đơn đặt hàng cũng như giá nhập khẩu từ thị trường này đang bắt đầu tăng trở lại. 2 tháng đầu năm 2010, Mỹ đã nhập 16,5 nghìn tấn thủy sản của Việt Nam, trị giá gần 94 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và 35,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tỏ ra lo ngại về mức tăng trưởng của thị trường này trong thời gian tới khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill). Trong đó, có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra Việt Nam vào danh sách quản lý của USDA thay vì Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US FDA) như hiện nay. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá mà Mỹ đang áp cho một số công ty tôm và cá tra,basa của Việt Nam vẫn ở mức cao.
Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta.
Trung Quốc và Mêhicô : Ngoài EU, Mỹ và các nước nói trên, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Mêhicô cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 23% về lượng và 28,1% về giá trị, sang Mêhicô tăng 67,5% về lượng và 54,4% về giá trị. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các nước ASEAN, Ôxtrâylia và Ucraina lại lần lượt giảm 9,2%, 3,7% và 13,4%.
Theo số liệu tổng hợp gần đây nhất của tổng cục hải quan thì tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang các thị trường trong quý I năm 2010 có xu hướng gia tăng so với cùng kì. Thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, với mức trên 100 triệu USD: Nhật Bản đạt 155,13 triệu USD, chiếm 17,33% tổng kim ngạch, tăng 12,62% so với cùng kỳ năm 2009; Hoa Kỳ đạt 143,2 triệu USD, chiếm 16% tổng kim ngạch, tăng 28,51% so cùng kỳ…
ĐVT: USD
Thị trường
Tháng 3/2010
3Tháng
Tăng, giảm T3/2010 so T2/2010(%)
Tăng, giảm T3/2010 so T3/2009(%)
Tăng, giảm 3T/2010 so 3T/2009(%)
Tổng cộng
354.511.367
895.256.195
+55,32
+16,65
+19,66
Nhật Bản
66.950.698
155.125.720
+69,01
+15,62
+12,62
Hoa Kỳ
55.035.754
143.222.601
+17,87
+28,18
+28,51
Hàn Quốc
27.816.151
67.059.970
+102,41
+31,14
+24,35
Đức
16.025.281
41.754.205
+56,3
-0,53
-6,79
Tây Ban Nha
15.591.998
35.385.560
+69,2
-0,63
-5,45
Trung Quốc
8.731.821
29.104.956
+49,36
+31,96
+45,38
Australia
11.648.367
28.393.233
+59,66
+52,42
+16,48
Hà Lan
10.256.036
24.306.566
+107,44
+64,14
+33,44
Bỉ
9.880.908
21.723.850
+102,28
+48,7
+21,16
Italia
10.328.040
21.693.694
+71,1
+2,45
-7,9
Mexico
7.659.632
20.476.711
+70,99
+76,17
+64,1
Bảng: Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản cính của Việt Nam - quí I/2010
1.3. Các thuận lợi và khó khăn trong trong quá trình xuất khẩu thủy hãi sản qua các nước khác.
1.3.1. Thuận lợi.
Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có một điều kiện tự nhiên, địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển thủy sản của nước ta ( đóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% kim ngạch xuất khẩu), Đánh giá cho thấy tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác hải sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thủy sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng này.
Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao…
Một thuận lợi khác là thủy sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng.
1.3.2. Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên vả dễ dàng nhận thấy là tình hình sản xuất và kinh doanh thủy sản của Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, yếu kém như: Nghề khai thác nhìn chung vẫn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tầu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức...
Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc chứng nhận Công ty Intertek VN: thị trường EU vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi… Tiêu chuẩn Global GAP và quy định IUU (illegal unreported and unregulated fishing) đối với mặt hàng hải sản khai thác là một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra với hàng nhập khẩu từ các nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, VN chỉ mới có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Một số thị trường khác như Nga và Mỹ cũng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây. Mặc dù vậy hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này.
Ta có thể nhận thấy rằng xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần phát triển thị trường tiêu thụ ở các nước mới nổi như Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi - những thị trường tiềm năng có nền kinh tế phục hồi nhanh.
Một vấn đề nữa là năm 2010, các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản và chi phí xăng dầu đang còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%.
Đây qủa thật là một bài toán lớn mà những người thực hiện chính sách Việt Nam cần giải quyết.
1.4. Định hướng phát triển ngành:
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản đang là một trong những mặt hàng mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành thủy sản nước ta sẽ phấn đấu hướng tới mục tiêu đạt tổng sản phẩm 4,8 triệu tấn thủy sản, trong đó khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 2,6 triệu tấn. Theo ước tính, xuất khẩu thủy sản năm 2010 sẽ đạt khoảng 4,5 tỉ USD, tăng khoảng 7,1% so với năm 2009. Để đạt được những mục tiêu này và đáp ứng tốt đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, phía doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, xây dựng thương hiệu. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu trên môi trường Internet cần phải được tăng cường, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao... nhằm đáp ứng mọi quy định ngày càng cao của các thị trường. ngoài ra tăng cường công tác tìm kiếm các thị trường tiềm năng, không nên phụ thuộc vào mọt thị trường để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Trong bức tranh xuất khẩu thủy sản “ảm đạm” của Việt Nam thời gian qua, thị trường Trung Quốc vẫn được coi là “điểm sáng” do liên tục giữ được mức tăng trưởng hai, ba con số. Mặc dù thị trường này chỉ chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng cũng được coi là cứu cánh cho không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chín tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị.
Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu thuỷ sản sang các nước và khu vực lân cận như Hàn Quốc, Asean, Úc và Canađa cũng đang có dấu hiệu khả quan. Trong tháng 9, xuất khẩu sang những thị trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số về cả khối lượng và giá trị (tăng từ 16% - 31% về giá trị). Đây cũng là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Bắt đầu từ 1/1/2010, quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (Quy định IUU) của EC sẽ có hiệu lực. Theo đó, đối mỗi lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong tự nhiên khi xuất khẩu sang EU đều phải có bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu). Nhưng, tới thời điểm này, dự thảo về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vẫn chưa được cơ quan chức năng hoàn tất.
II. CÁC RỦI RO VỀ THÔNG TIN TRONG XUẦT KHẨU THỦY HẢI SẢN.
Trên thực tế, ngành xuất khẩu thủy hải sản của nước ta gặp rất nhiều khó khăn và trờ ngại trong việc vận chuyển và lưu thông hàng sang các nước khác, đặc biệt là các nước có những yêu cầu, tiêu chuẩn khó khăn như Mỹ, Nhật Bản, EU, trong đó có thể nói rủi ro thông tin là một dạng rủi ro mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong nước thường gặp phải. Sau đây là một số dạng rủi ro về thông tin mà ta đã đối mặt.
Đối tác đưa tin không chính xác về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam
Thông tin không chính xác về sản phẩm nhằm đánh tụt uy tín của đối thủ là một “đòn” đang được sử dụng khá phổ biến. Với phương thức dùng các kênh không chính